Hôm nay,  

Tin Văn: Diễn Đàn Talawas-forum, Bản Văn Đa Tầng

15/12/200100:00:00(Xem: 10254)
1. Chào mừng một diễn đàn bạn: Talawas-Forum.
Xin trân trọng giới thiệu độc gia VBOL mộät diễn đàn mới xuất hiện trên internet, do Đặng Hoàng Giang, Lê Trọng Phương, Phạm Thị Hoài, Patrick Raszelenberg, và Trương Hồng Quang chủ trương, địa chỉ:
http://members.tripod.de/talawas

Nguyễn Quốc Trụ, một thân hữu và cũng là cộng tác viên thường trực của VBOL đã hân hoan đóng góp cho chủ đề dịch thuật trên diễn đàn bạn, bằng bài viết dưới đây.

2.Dịch là cướp.
Theo tôi, dịch là cướp. Nếu không cướp được thì ăn cắp, như trường hợp một ông trạng đi xứ nhét hột ngô Tầu vào chỗ kín, khi qua ải Nam Quan, đem về Việt Nam làm giống.

Vào cái thời chủ nghĩa thực dân đang cực thịnh, chuyện học tiếng Tây tiếng U chỉ là để "tồn tại", theo nghĩa của câu "bây giờ ông đổi lông ra sắt, cách kiếm ăn đời có nhọn không"" Nhìn rộng ra, cả một nền văn chương dịch thuật, hoặc "bảnh" hơn, viết văn bằng tiếng Tây tiếng U, trước đây, đều qui vào chuyện "cách kiếm ăn đời có nhọn không". Thời Tây thuộc còn khá, vì còn có những bậc tiền bối dám mầy mò tới cõi văn Tây. Thời Mỹ thuộc thì thật quá tệ. Nhưng đây là do quan thầy chứ không phải do đầy tớ: Người Mẽo chỉ muốn có những thằng đầy tớ biết nghe răm rắp lời của chủ: tao là thằng chi tiền! Tây thì còn muốn "làm bạn" với một tên cô lô nhần nào sáng sủa một chút.

Ngay cả những bậc tiền bối viết văn bằng tiếng Tây đúng mẹo văn phạm hơn cả Phú Lãng Sa, dưới mắt một độc giả mẫu quốc, những tác phẩm như "Chuyện cổ tích của những miền đất trong sáng" ["Les légendes de terres sereines" ("), của nhà văn Phạm Duy Khiêm] cũng chỉ được coi như là một thứ hương xa cỏ lạ.

Hiện hữu có trước yếu tính. Tồn tại trước đã, kỳ dư là văn chương (tout le reste est littérature), như người Tây nói. Thành thử công đầu lại vẫn ở những bậc tiền bối như Trương Vĩnh Ký, hay những thầy thông, vào cái thời chữ Nho mới là chữ của nước. Vả chăng, quyền uy của chủ nghĩa thực dân lúc đó ghê gớm quá, dễ gì mà làm một thằng ăn cướp!

Phải đợi đến những nhà văn di dân thời kỳ hậu thuộc địa, người ta mới hiểu được, chuyện viết văn bằng tiếng nước ngoài, không phải là mất gốc, mà là ngược lại: nói rõ hơn, muốn không mất gốc, là phải viết văn bằng tiếng nước ngoài! Theo nghĩa đó, Kazuo Ishiguro, nhà văn gốc Nhật viết văn bằng tiếng Anh, tác giả Tàn Ngày (The remains of the day), được coi là "một người Anh hơn cả người Anh", un Anglais plus british que les autres, theo Sean James Rose, tác giả một bài viết trên tờ báo Pháp, Đọc (Lire), số tháng Chín 2001.

Salman Rushdie, một trong những đứa con của giờ Tý thì cho rằng, muốn giải phóng ra khỏi giấc mơ (muội) vong thân trong ngôn ngữ là phải viết văn bằng tiếng Anh. Trong bài viết "Quê hương tưởng tượng", ông khẳng định: Chinh phục tiếng Anh có lẽ là hoàn tất tiến trình giải phóng của chúng ta.

Vả chăng, vẫn theo ông, những nhà văn Anh gốc Ấn khó mà từ bỏ tiếng Anh. Con cái của họ lại càng khó hơn nữa, vì đây là ngôn ngữ thứ nhất của chúng. Phải chấp nhận, đối với tất cả và chống với tất cả. Theo từ nguyên học, "dịch", traduire, là từ tiếng La tinh "traducere", "mener au de-là", mang (đi) đằng đó. Bị đá văng ra khỏi nơi chôn rau cắt rốn, chúng ta đều là những con người "bị dịch" (nous sommes des hommes "traduits"). Cho dù 'dịch là chết ở trong hồn một tí', ông vẫn khăng khăng với ý nghĩ, rằng có một chút chiến lợi phẩm, mỗi khi đi ăn hàng!

Chuyện cũng chẳng mới mẻ gì. Cổ đại La tinh đã coi dịch là cướp, giống như mấy trò chém giết (đàn ông), hãm hiếp (đàn bà), cướp bóc vàng bạc của cải, đất đai.

Nói ngắn gọn, đây chính là sự thành lập đế quốc.

Thành thử hủy diệt ngôn ngữ một đất nước đã bị xâm lăng, là nhiệm vụ hàng đầu của kẻ thắng trận, là vậy.

Talawas: ta là gì" Ta là thằng dịch thuật. Và dịch thuật với người Việt ở trong lẫn ở ngoài, là vấn đề sinh tử; nếu cần, hãy vờ đi chuyện sáng tác trong một thời gian; đổ công, đổ của, đổ sức vào việc dịch.

Nghĩa là cướp. Không cướp ngày thì cướp đêm. Thành thử những "nhà dịch thuật" chính là những tên biệt kích văn hóa, vậy.

(Kỳ tới: Kỹ thuật cướp)

3.Bản văn đa tầng (Hypertext).

Phụ trang văn học số "Chủ nhật" của tờ VHNT trên lưới do Phạm Chi Lan chủ biên (http://www.saomai.org), trong lời mở đầu, Đức Thuần cho biết hepertext "được đặt bởi Vannevar Bush và Theodore Nelson, ban đầu ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu quốc phòng của Hoa Kỳ vào thời Chiến Tranh Lạnh."

Tony Williams, trên tạp chí Văn Học Pháp, Magazine Littéraire, số đặc biệt về Flaubert, đã trình bầy tác phẩm "Giáo dục tình cảm" (L'éducation sentimentale) của Flaubert dưới dạng đa văn bản (en version hypertextuelle), hay đa tầng như thuật ngữ của nhóm Sao Mai.

Theo tác giả, những nhà phê bình đã chỉ trích, rằng lịch sử, như được trình bày trong tác phẩm nói trên của Flaubert, là bấp bênh và hụt hẫng (incertaine et lacunaire), và làm độc giả lạc đường, tương tự như những độc giả bây giờ, khi đọc một văn bản đa tầng. Nhưng Flaubert, như là một nhà văn hiện đại, đã đặt để tác phẩm của mình trên một nghiên cứu mang tính khoa học về lịch sử. Trong chương đầu của phần ba của Giáo dục tình cảm, tức chương dài nhất, Flaubert đã thêm vào dòng văn chương (cái nền giả tưởng: la trame de fiction) những qui chiếu về những cơn khủng hoảng lịch sử năm 1948. [Nhân vật] Frédéric phải có mặt ở trung tâm của cuộc cách mạng, mà không [được] tham dự một cách trực tiếp, và cũng không hiểu nhiều về nó. Số lượng khổng lồ những ghi chú hiện còn để tại Thư viện quốc Pháp cho thấy, nếu trình bầy chúng dưới dạng tiền văn bản (avant-texte) của chương sách nói trên nó sẽ làm hỏng cái nền của truyện. Cách tốt nhất là trình bày dưới dạng đa tầng, vì hai thuận lợi sau đây:

·Cho thấy đầy đủ trên màn hình tất cả những bản thảo, qua những hình ảnh được đánh số.

·Sử dụng thuận lợi những tài liệu mà không phải đưa ra một trật tự cứng ngắc.

Đây cũng là một thử nghiệm, như của nhóm Sao Mai, nhưng nhắm vào một tác phẩm cổ điển. Theo tác giả bài viết, không có kỹ thuật mới, chẳng thể nào mà đọc được như vậy.

4.V.S. Naipaul: Hai thế giới.

Diễn văn Nobel 2001 (ngày 7 tháng Chạp 2001).

Đây là một hoàn cảnh bất thường đối với tôi. Một con người vốn có đưa ra những bài đọc, nhưng chưa đưa ra những bài diễn thuyết. Tôi có nói với những ai muốn những bài diễn thuyết, là tôi không có. Thực tình là vậy. Chuyện có vẻ kỳ kỳ, đối với một người luôn loay hoay với những con chữ, những xúc động, và những ý nghĩ trong vòng gần năm chục năm, vậy mà gần như chẳng có chi để mà diễn thuyết, cứ nói như vậy. Nhưng tất cả những gì có chút giá trị về tôi, là ở trong những cuốn sách mà tôi đã viết ra. Giả sử có thêm, thì chưa hình thành một cách đầy đủ, như mơ mơ hồ hồ ở trong tôi, như chờ đợi cuốn sách tới, và, với một chút may mắn, nó sẽ tới với tôi trong lúc viết, thường bằng sự ngạc nhiên. Chính cái yếu tố ngạc nhiên đó, là điều tôi tìm kiếm trong khi viết. Đó là cách mà tôi đánh giá việc làm của tôi - vốn chẳng hề là một việc dễ làm.

Trong cuốn "Chống lại Sainte-Beuve", gồm những bài viết từ những đề tài sớm sủa trong đời, Proust thật thấu đáo, khi chỉ ra sự khác biệt giữa nhà văn như một người viết, và nhà văn như một con người ở trong xã hội.

Sainte-Beuve, một nhà phê bình người Pháp thế kỷ 19, tin tưởng rằng, muốn hiểu một nhà văn thì cần biết, càng nhiều càng tốt, về con người bên ngoài, những chi tiết về cuộc đời của nhà văn đó. Soi sáng tác phẩm bằng con người là một phương pháp quyến rũ, và có lẽ cũng khó mà phản bác. Tuy nhiên, Proust đã làm được điều này một cách thật là thuyết phục. "Phương pháp của Sainte-Beuve", Proust viết, "bỏ qua một điều mà chúng ta học được, mỗi lần đối diện với cái tôi sâu thẳm: rằng cuốn sách là một sản phẩm của một cái tôi khác với cái tôi mà chúng ta biểu tỏ qua thói quen, qua cuộc sống xã hội, thói hư tật xấu. Lục lọi cõi thâm sâu, cố tạo hình tạo dáng cái tôi đặc thù kia, biết đâu nên chuyện."

Đừng bỏ qua những lời của Proust, mỗi lần chúng ta đọc tiểu sử một nhà văn - hay tiểu sử bất cứ ai trông mong vào hứng khởi. Những chi tiết về cuộc đời, những trái tính trái nết, những bạn bè... ích chi đâu, bí ẩn trong cách viết của người đó vẫn còn nguyên. Biết bao tư liệu, lý thú biết là chừng nào, ích chi đâu. Tiểu sử một nhà văn - ngay cả tự thuật - luôn hụt hẫng như thế đó.

(còn tiếp)

Jennifer Tran chuyển ngữ.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
'Đó là một cuộc sinh mới. Tôi tự làm mới chính tôi. Tôi được mọi chuyện, thêm một lần nữa.'
Thi sĩ Joseph Brodsky, đứa con lạc loài của một thành phố mất tên, và trở thành "cố đô",
Di dân, kẻ lưu đầy, người xa xứ, gã tị nạn, tay suốt đời lang thang, người của mọi nơi...
Sinh tại Sri Lanka, Michael Ondaatje học tại Anh, hiện định cư tại Toronto, Canada, nơi ông dậy môn văn chương.
Nhà văn Thảo Trường có tham vọng, nhét cả một cuộc chiến vào trong một truyện ngắn.
'Ngày xưa có một ông thánh Garta...' truyền thuyết về Kafka hình như đã bắt đầu như vậy.
Bình Nguyên Lộc là nhà văn Miền Nam thân cận nhất đối với thằng bé di cư-tôi ngày nào.
Nhưng than ôi, có một mùa Thu lá Thu rơi...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.