Hôm nay,  

Tin Văn: Ngài Henry Thân Mến (2)

15/05/200100:00:00(Xem: 7598)
Từ năm 1962, tại Chile - cũng như tại Ý và một số quốc gia khác - CIA đã tài trợ những đảng phái “ngoan ngoãn”. Tuy nhiên, trong cuộc bầu cử tổng thống vào tháng Chín 1970, ứng cử viên tả phái, Salvador Allende đã thắng thế. Chỉ nội tên Dr Salvador Allende không thôi, đã là một cái gai đối với những đảng phái cực hữu, những công ty đầy quyền lực như ITT, Pepsi-Cola, Ngân Hàng Chase Manhattan, và CIA.

Cái gai chẳng mấy chốc làm “nhức nhối” tổng thống Nixon, gì thì gì cũng còn chút ân tình với Donald Kendall, chủ tịch hãng Pepsi-Cola, thời gian Nixon không thành công trong chính trị, “đành” gia nhập một văn phòng luật nơi Phố Tường. Mười một ngày sau khi Allende chiến thắng bầu cử, một chuỗi hội họp đã diễn ra tại Washington, số mệnh của ngài tân tổng thống tả phái, và tương lai chính trị xứ Chile đã được quyết định. Sau khi bàn bạc với Kendall, với David Rockefeller (Ngân Hàng Chase Manhattan), và với Richard Helms, trùm CIA, Kissinger cùng Helms tới Văn Phòng Bầu Dục tại Bạch Cung. Qua những ghi chú của Helms, Nixon chẳng úp mở gì, cho biết ngay “ao ước” của ông: Allende không được rớ tới cái ghế tổng thống (Allende ne devait pas occuper ses fonctions électives). “Bất kể những rủi ro có thể xẩy ra. Không được để dính dáng tới tòa đại sứ. Trước hết là 100 ngàn đô la tiền mặt, sau cần nhiêu chi nhiêu. Làm việc ngày đêm. Chọn toàn dân xịn, thứ cừ nhất mà chúng ta có. Chương trình hành động: 48 giờ đồng hồ.”

Những tài liệu bây giờ cho thấy, Kissinger, Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, khi đó chẳng biết gì về Chile, một xứ sở mà ông ta mô tả, “mũi dao nhọn nhắm thẳng vào trái tim Nam Cực”. Nhưng gì thì gì, Sếp muốn là Trời muốn. Một nhóm người được triệu tập tại đại bản doanh CIA ở Langley, và một kế hoạch “đòn kép” được đề ra: một đòn “dương”, nghĩa là công khai, về mặt ngoại giao, và một đòn “âm”: đòn đánh lén. Bộ Ngoại Giao và Đại Sứ Hoa Kỳ tại Chile coi như không biết tới đòn này. Mục tiêu: tạo bất ổn định, bắt cóc, ám sát…. nhằm đưa tới một cú đảo chánh bằng quân sự.

Kế hoạch gặp một số trở ngại, ngắn và dài hạn, nhất là trước khi Allende làm lễ tuyên thệ nhậm chức tổng thống. Trở ngại dài hạn, là do truyền thống của đất nước Chile, quân đội vốn giữ vị trí trung lập, đối với quyền lực chính trị. Trở ngại ngắn hạn nhắm vào Tướng René Schneider. Với chức năng Tổng Tư Lệnh Quân Lực, ông công khai bầy tỏ sự chống đối, bất cứ một âm mưu dùng quân đội đảo ngược kết quả bầu cử. Chính vì vậy, sau một cuộc họp vào ngày 17 tháng Chín 1970, một quyết định được đề ra: phải cho ông Tướng đi chỗ khác chơi.

Kế hoạch “đốt nhà” được giao cho những sĩ quan cực đoan, rồi đổ tội cho những phần tử tả phái, ủng hộ Allende, là “đích danh thủ phạm”. Phải làm sao tạo được một sự hỗn loạn khiến quốc hội không chấp nhận Allende làm tổng thống. Tiền thưởng 50 ngàn đô sẽ chi cho một, hoặc một nhóm sĩ quan chịu chơi. Helms và viên phụ tá đặc trách chiến dịch đòn ngầm, Tomas Karamessines, giải thích cho Kissinger họ không được lạc quan về chiến dịch. Thành phần sĩ quan tỏ ra ngần ngại, hoặc chia rẽ, hoặc trung thành với Tướng Schneider và hiến pháp Chile. Như ghi chú của Helms cho thấy: “Chúng tôi cố gắng làm cho Kissinger hiểu chuyện thành công là rất mỏng manh”. Kissinger ra lệnh thật là minh bạch cho Heilms và Karamessines, tiếp tục chơi, với bất cứ giá nào.

Ngày 15 tháng Chín 1970, Kissinger được thông báo, đã kiếm ra viên sĩ quan chịu chơi, tướng (général) Roberto Viaux; tay này có những liên lạc mật thiết với nhóm cực hữu Patria y Libertad, bản thân ông ta cũng là một tay cực hữu. Ông chấp nhận lấy 50 ngàn đô để trừ khử tướng Schneider. Danh từ được sử dụng để chỉ viên sĩ quan chịu chơi là “kẻ bắt cóc”, tuy nhiên lại có lệnh hãy cung cấp súng máy, và lựu đạn cay cho những cộng sự viên của Viaux, họ cũng chẳng hề hỏi lại đàn anh, sau khi bắt cóc tướng Schneider, thì phải cư xử ra sao với ông ta.
Sau đây là trích đoạn, một “thông điệp mật” của CIA, đề ngày 16 tháng Mười, sau cuộc họp mật cấp cao của viên chức Hoa Kỳ, vào ngày 15 tháng Mười, nhằm kiểm tra đánh giá những hoạt động của bọn chủ mưu. Thông điệp này được coi là “hướng dẫn chiến dịch”, gửi cho những nhân viên CIA ở Santiago:

… Allende phải bị lật đổ bằng một cú đảo chánh… Tốt nhất là trước ngày 24 tháng Mười (ngày tổng thống chính thức nắm quyền). Nhưng những cố gắng nhằm đạt được mục đích vẫn tiếp tục sau thời hạn trên. Chúng ta phải tạo áp lực tới mức tối đa, sử dụng mọi phương tiện thích ứng.. Bắt buộc phải hành động trong bóng tối, phải làm sao cho chính quyền Hoa Kỳ không bị mang tiếng…

[Viaux và đám đệ tử, theo như đánh giá sau đó, là không thể kiểm soát được, có thể gây phiền nhiễu cho CIA và Cố Vấn An Ninh Quốc Gia, cho nên bị loại bỏ, và kế hoạch Schneider được giao cho một bộ phận quân đội được kính trọng hơn, cầm đầu bởi tướng Camilo Valenzuela, sĩ quan trưởng đạo quân ở Santiago.]

Chiều ngày 19 tháng Mười 1970, nhóm Valenzuela, được tăng cường bởi vài người thuộc nhóm Viaux, với lựu đạn cay do CIA cung cấp, đã toan bắt cóc tướng Schneider khi ông rời một bữa ăn tối. Thất bại, do Schneider không dùng công xa như thường lệ, mà lại dùng xe riêng. Sau cú bắt cóc hụt này, CIA Washington ra lệnh phải khẩn cấp hành động, bởi vì phải trả lời cấp trên vào sáng ngày 20 tháng Mười, và hai phong bì, mỗi cái 50 ngàn đô, được trao cho Valenzuela, và phụ tá chính của ông, với điều kiện phải thực hiện bằng được mục tiêu. Cú thứ nhì diễn ra vào chiều ngày 20 tháng Mười, nhưng cũng thất bại. Ngày 22 tháng Mười, những khẩu súng máy “đã được sát rrùng” (có nghĩa là không thể nào tìm ra xuất xứ), được trao cho nhóm Valenzuela nhằm thực hiện cho được âm mưu kể trên, nhưng trong cùng ngày, tướng René Schneider đã bị nhóm Roberto Viaux ám sát.

Cuộc đảo chánh đẫm máu lật đổ tổng thống Salvador Allende xẩy ra vào ngày 11 tháng 9 năm 973, trong lúc Ngài Henry thân mến đang điều trần trước Thượng Viện, trước khi được phong chức Bộ Trưởng Ngoại Giao. Ông ta đã nói dối, khi quả quyết chính quyền Hoa Kỳ không có mắc mớ gì tới chuyện làm thịt tổng thống Allende. Những hồ sơ bây giờ được cho công chúng coi, cho thấy ngược lại. Trong số đó, có một, của tùy viên quân sự (thuỷ quân lục chiến) Hoa Kỳ, Patrick J. Ryan. Viên sĩ quan này đã ghi lại từng chi tiết, những liên hệ chặt chẽ giữa ông ta với những viên sĩ quan phản loạn dính lứu vào âm mưu lật đổ tổng thống Allende. Viên sĩ quan này đã coi ngày 11 tháng 9 năm 1973 là “Ngày J”, tương tự như ngày đổ bộ Normandie của quân đội Đồng Minh chống lại Quốc Xã, và nhận xét một cách hoàn toàn thỏa mãn, là “cú đảo chánh tại Chile gần như hoàn toàn” [“le coup d’Etat (sic) au Chli était presque parfait).

Jennifer Tran

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
John Cassidy, trong bài viết trên The New Yorker, số đặc biệt về "Next" (Oct 20/27, 97),
Những người từng ở Trại Cấm Sikiew, Thái Lan, chắc khó quên được Giáng Sinh 1991.
Trong những tác phẩm của Sơn Nam, có một, ít được nhắc tới, nhưng đối với cá nhân người viết,
Trước 1975, tôi làm ở… bên trong Bưu Điện. Sau 1975, tôi làm ở… bên ngoài
Tôi chẳng biết điều đó muốn nói gì Tôi thật quá buồn Một câu chuyện từ đời thuở nào Cứ ở mãi trong đầu tôi (nhạc phổ thông Đức)
Hiếm nhà văn được như Borges: ông đi vào truyền thuyết, ngay từ khi còn sống,
“Tình Trại” là một trong những cuộc phỏng vấn những kẻ sống sót từ trại tù Norilsk.
“Thời gian là nhân vật thực sự của tôi” Naguib Mahfouz
Tại sao thi sĩ, trong một thời đại khốn khổ như thế này"
Lò Thiêu Người, Holocaust, là một kinh nghiệm mang tính kỹ nghệ, thực dụng "siêu đẳng":
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.