Hôm nay,  

Trong Căn Phòng Rưỡi

16/12/200400:00:00(Xem: 15137)
Gửi L. K.
Joseph Brodsky
Căn Phòng Rưỡi (không hiểu một không gian như vậy có ý nghĩa gì không, ở trong tiếng Anh), trong đó, gia đình chúng tôi gồm ba người sống, có một cái sàn bằng gỗ, và mẹ tôi không chịu cho bất cứ người đàn ông nào trong gia đình, đặc biệt là tôi, đi lại trong phòng mà lại mang vớ ở chân. Bà nhắc nhở chúng tôi, hãy luôn luôn mang giầy, hoặc dép. Nếu phải phiền trách, bà nhắc tới dị đoan của ông già bà già Nga, mang vớ như thế là xui xẻo, trong nhà sẽ có người chết.
Lẽ dĩ nhiên, việc mang vớ đi trong phòng như thế, đối với bà, giản dị chỉ là một thói xấu, thiếu văn hoá. Chân đàn ông vốn có mùi, và căn phòng đâu phải là nơi chứa chấp những mùi vị như vậy. Tuy nhiên, tôi cho rằng, sự thực là, nếu mang vớ, có thể té ngã, nhất là thứ vớ len, dạ. Và nếu một người già cả, lụm cụm, té như thế có khi mang họa. Sự gần gụi của cái sàn với gỗ, với đất…. trong trí tưởng của tôi cứ thế được mở rộng ra, tới bất cứ mặt đất nào mà chân cẳng bà con, gần hoặc xa, sống trong cùng một thành phố, dẫm lên trên. Chẳng cần khoảng cách xa hay gần, vẫn là chung mặt đất. Ngay cả chuyện nếu sống ở phía bên kia con sông, nơi tôi sau này sẽ muớn một căn hộ, hoặc một căn buồng riêng cho mình, cũng không thể khác đi, bởi vì trong thành phố này, có nhiều sông và kênh rạch. Và, mặc dù những con sông, một số khá sâu đủ cho tầu biển đi lại, thần chết, theo tôi nghĩ, vẫn coi là nông, theo cái tiêu chuẩn cõi âm phủ của nó, và sẽ bò qua, ở dưới đáy của chúng.
Bây giờ, bà cụ và ông cụ thân sinh ra tôi đều đã mất. Tôi đứng ở bờ biển Thái Bình Dương: bao la là nước biển chia cách tôi với hai bà cô và anh em cô bác: Sự cách ngăn mới lớn lao, mới thật thiệt làm sao. Đến thần chết cũng còn lầm, không biết ai là kẻ tới số. Bây giờ, tôi có thể thoải mái mang đôi vớ ở chân, đi đi lại lại, bởi vì tôi đâu còn thân nhân ở lục địa bên này. Cái chết độc nhất trong gia đình, là cái chết của chính tôi, chắc hẳn thế, mặc dù giả dụ như thế là lầm lộn máy phát tin với máy nhận tin, theo nghĩa, người mang vớ là tôi, còn người nhận cái xui xẻo phải là người khác. Sự may rủi ở trong trường hợp này thì quá nhỏ, và đây là điều phân biệt giữa máy móc điện tử, với mê tín, dị đoan. Tuy nhiên, nếu tôi không dẫm lên hai tấm ván sàn có hình lá phong Gia Nã Đại ở trên những tấm vớ của tôi, thì điều này không phải vì tin vào khoa học, hay là vì mê tín dị đoan, giống như một thứ bản năng sợ chết, lúc nào cũng chăm chăm lo bảo tồn mạng sống của mình, nhưng mà là do mẹ tôi sẽ không chấp nhận chuyện đó. Tôi nghi là tôi vẫn cố tình giữ làm sao cho mọi chuyện vẫn y nguyên như ngày xưa trong gia đình của chúng tôi, cho dù bây giờ chỉ còn tôi trơ cu lơ ở trên cõi đời này.
2
Có ba chúng tôi trong căn phòng rưỡi của chúng tôi đó: cha tôi, mẹ tôi, và tôi. Một gia đình, theo đúng kiểu Nga, vào thời kỳ đó. Thời đó, là thời kỳ sau chiến tranh, và rất ít gia đình chịu nổi, ngay chỉ ý nghĩ ngông cuồng này: hay là tụi mình có thêm một đứa con nữa" Một số gia đình còn không thể chịu nổi, chuyện, ông già của mình vưỡn còn sống, hoặc là sờ sờ ra đó: Khủng Bố Lớn và chiến tranh đã thu gom gần như hết giống đàn ông Nga, ở trong những thành phố lớn, nhứt là thành phố quê hương của tôi. Vì vậy, kể như gia đình tôi là may mắn, nhứt là còn sự kiện này nữa: chúng tôi là dân Do Thái. Tất cả ba chúng tôi sống sót cuộc chiến (tôi nói, cả ba, bởi vì tôi cũng ra đời trước cuộc chiến, vào năm 1940); cha mẹ tôi, tuy nhiên, còn sống sót những năm 1930.

Tôi nghi, hai ông bà nghĩ rằng họ may mắn, mặc dù cả hai ít nói về chuyện này. Nói chung là, cả hai chẳng để ra sự thất thần, về chính họ, ngoại trừ ngày một thêm tuổi, và ba thứ bệnh lẩm cẩm bắt đầu ảnh hưởng tới họ. Ngay cả khi đó, họ cũng không nói về họ, và về cái chết theo cái kiểu làm kinh hoàng người nghe, hoặc khiến cho người nghe đâm ra cảm động, hoặc thương hại. Thường thì hai ông bà chỉ ca cẩm tí tí, về chứng đau lưng, nhức đầu, hoặc bàn bạc về ba thứ thuốc men này nọ. Cùng lắm, là bà cụ tôi có thể nói như vầy, khi chỉ bộ ấm chén trà Tầu: Cái đó sẽ là của con, khi có vợ… và tới đó, là bà ngưng. Tôi nhớ, có một lần, bà từ một ca bin điện thoại ở đường phố bước ra, trong khi tôi chờ bà ở bên ngoài, và tôi nhận ra có vẻ gì khác thường trong cái nhìn của bà, trong đôi mắt ẩn đằng sau cặp kính lão gọng đồi mồi của bà. Tôi cúi về phía mẹ, ấy là bởi vì khi đó tôi đã khá lớn, và cao hơn mẹ, và hỏi, bà bạn của mẹ đã nói gì, và mẹ tôi trả lời: “Bà bạn của mẹ biết bà ta sắp sửa chết, và khóc với mẹ trong điện thoại.”
Lẽ dĩ nhiên, ông già bà già của tôi hiểu thật rõ, trời cho chi thì nhận vậy. Và ông trời cho ông bà: hệ thống nhà nước [chết tiệt đó], sự bất lực, sự nghèo khổ đó, và đứa con trai độc nhất, cục cưng nối dõi tông đường đó. Họ chỉ cố, làm sao làm được điều tốt nhất, từ mọi thứ trời cho họ: làm sao có thức ăn bầy lên bàn - và cho dù là thức ăn chi chi, cũng cắt xén thành những miếng nhỏ, vừa miệng ăn; cố gắng trang trải mọi chuyện, theo kiểu cháo húp quanh, nợ trả dần – và, mặc dù gia đình chỉ trông vào đồng tiền kiếm được từng ngày, cố làm sao dành dụm vài đồng lẻ cho thằng bé đi coi phim, đi coi viện bảo tàng, mua sách vở, dăm ba cái bánh ngọt, hay vài cục kẹo. Đồ đạc, vật dụng trong nhà, bát dĩa, quần áo thay đổi hàng ngày… tất cả là cứ sạch sẽ ngăn nắp, phẳng phiu, bóng loáng. Ba cái tạp dề lúc nào cũng thơm phức, ba cái chao đèn không một hạt bụi, ôi, còn cái sàn gỗ thì khỏi nói, lúc nào cũng sạch như li như lai.
Điều ly kỳ nhất, là hai ông bà chẳng bao giờ tỏ ra buồn bực, chán nản, bored. Mệt mỏi có, nhưng chán nản, không bao giờ. Hầu hết thời gian ở trong nhà, ông bà đi đi lại lại, ít khi ngồi: nấu nướng, giặt giũ, hết việc trong bếp thì đi lên phòng trên, phòng của tôi, phòng của ông bà, thì cũng vẫn trong căn phòng rưỡi đó. Khi họ ngồi, ấy là ở bàn ăn, để dùng bữa, nhưng với bà cụ của tôi, khi bà ngồi, như tôi còn nhớ được, chủ yếu là ở bàn máy may, cặm cụi với cái máy hiệu Singer, nào là sửa chữa, may vá mấy bộ đồ, lộn cổ áo phía trong thành phía ngoài, nới rộng, hay cắt ngắn ba áo quần cũ. Còn với ông cụ, thời gian độc nhất ngồi trên ghế, là khi ông đọc báo, hay một cái gì đó, ở nơi bàn của ông. Thỉnh thoảng, vào buổi tối, họ ngồi coi phim, hoặc một buổi hòa nhạc, từ chiếc TV đời 1952. Rồi thì, ông bà cũng được an vị, trên ghế, trong căn phòng rưỡi của chúng tôi: một người láng giềng đã thấy ông cụ tôi mất, trong khi ngồi như thế, một năm trước đây.
[còn tiếp]
NQT dịch
tanvien.net

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thân phận thảm thương Á Căn Đình của tôi.
Giải thưởng văn chương Nobel năm nay đã được trao cho nhà văn Anh,
Thôi thì thôi nhé, Vẫn ngần ấy thôi. (Quand Même)
Tin Văn kỳ trước có trích dẫn một số câu trả lời phỏng vấn, từ cuốn “Partis Pris”, nguyên bản tiếng Anh “Strong Opinions”,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.