Hôm nay,  

Tin Văn: Những Điều Tuyệt Vời Về Walter Benjamin

20/02/200100:00:00(Xem: 7916)
“To great writers, finished works weigh lighter than those fragments on which they work throughout their lives.”
(“Với những đại văn gia, những tác phẩm hoàn tất nhẹ ký hơn, so với những mẩu đoạn mà họ quần quật với chúng suốt cả đời”).

Walter Benjamin (1892-1940)

Bây giờ, câu chuyện về ông được nhiều người biết cho nên cũng chẳng cần kể lại một cách chi tiết.

Nơi chốn: biên giới Pháp-Tây Ban Nha. Thời gian: 1940. Benjamin chạy trốn một nước Pháp bị chiếm đóng, tới gặp bà vợ một anh chàng Fittko nào đó, mà ông gặp gỡ ở trong trại tù. Theo ông, Frau Fittko có thể dẫn ông và những người cùng đi vượt dẫy núi Pyrenees tới xứ Tây Ban Nha trung lập. Dọc đường, thấy ông ì ạch với chiếc cà tạp nặng nề, bà ‘nữ giao liên’ hỏi: cái gì vậy, có cần thiết [mang theo nó] không" Trong đó là một bản thảo, ông trả lời. “Tôi không thể chịu rủi ro mất nó. Nó… ‘phải được’ gìn giữ. Nó còn quan trọng hơn cả tôi.”

Hôm sau, họ vượt dẫy núi. Đi được mươi phút là Benjamin phải ngưng để thở, do đau tim.
Tới biên giới, họ bị chặn lại. Giấy tờ không hợp lệ, cảnh sát Tây Ban Nha phán, phải trở về Pháp. Nản quá, trong đêm đó, Benjamin làm một liều morphine quá nặng tay. Cảnh sát làm biên bản những món đồ của người quá cố. Không có bản thảo nào hết trong biên bản đó.

Trong cà tạp có gì, và nó biến đi đâu, chúng ta chỉ phỏng đoán. Gershom Scholem, bạn của Benjamin, gợi ý: đó là bản sửa chữa lần chót (the last revi-sion) tác phẩm chưa hoàn tất, Passegen-Werk, được biết qua tiếng Anh bằng cái tên “Arcades Project”. Bằng một cố gắng mang chất hùng ca, nếu không muốn nói là vô vọng – làm sao cho lửa Nazi đừng thiêu đốt bản thảo, làm sao mang nó tới một vùng đất an toàn, trước tiên là Tây Ban Nha, sau đó là Mỹ quốc – chỉ với một cố gắng như vậy đủ khẳng định, đây chính là một huyền tượng trong giới học giả của thời đại chúng ta.

Một huyền tượng bi thảm, có thể nói như vậy. Theo Hannah Arendt, giá mà Walter Benjamin đừng quá thất vọng, “khoan” tự huỷ mình vào đúng ngày hôm đó, số phận có thể đã đổi khác, bởi vì ngày hôm sau, cảnh sát biên giới đã cho phép những bạn đồng hành của ông vượt biên giới tới Bồ Đào Nha. Nhưng có thể chính cái chết của ông đã làm họ động lòng.

Câu chuyện không đến nỗi quá bi đát, với đứa con tinh thần của ông, bởi vì một bản sao của Arcades không đi theo chủ nhân, ở lại Paris, và được bạn thân của Benjamin là Georges Bataille giấu giếm tại Thư viện Quốc gia. Sau chiến tranh, được xuất bản nguyên xi vào năm 1982, nghĩa là bằng một thứ tiếng Đức pha hổ lốn những mảng lớn tiếng Tây ở trong.

Bây giờ chúng ta có dịch bản tiếng Anh đại tác phẩm (magnum opus) của Benjamin. Dịch giả là Howard Eiland và Kevin McLaughlin, và bây giờ, sau cùng, chúng ta có thể đặt câu hỏi: Tại sao lại [có người] quan tâm tới mức như thế, về mỗi một chuyện đi mua sắm (shopping), ở nước Pháp thế kỷ 19"


Vào năm 1924 Benjamin viếng Capri, vào lúc đó, là trung tâm nghỉ mát được giới trí thức Đức ưa thích. Ông gặp Asja Lacis, nữ giám đốc kịch viện ở Latvia, và là một Cộng Sản thuận thành. Cuộc gặp gỡ đúng là định mệnh, “mỗi lần tôi đụng vô một mối tình lớn, là mỗi lần hoá thân”, ông sửng sốt về mình, khi ngoái lại. “Một tình yêu thứ thiệt biến tôi thành người đàn bà mà tôi yêu”. Với người tình này, còn kéo thêm sự thay đổi về đường hướng chính trị. “Với những người tiến bộ, nếu tuân theo cảm quan đúng đắn của mình, con đường suy tưởng của họ sẽ dẫn tới Moscow chứ không phải tới Palestine”, nàng nói một cách thật nghiêm nghị với chàng. Thế là vất bỏ hết mọi suy tư, mọi lý tưởng khác. Ông bạn tâm phúc Scholem đã di cư qua Palestine, mong Benjamin đi theo. Ông nại cớ này cớ nọ, và cứ thế chần chờ cho tới chót.

Vào năm 1926, Benjamin tới Moscow vì có hẹn với nàng. Lacis coi bộ không hoan hỉ đón tiếp (nàng lúc này có bồ khác). Ghi nhận về chuyến đi cho thấy Benjamin không được thoải mái cái đầu cho lắm, có cả nỗi băn khoăn có nên gia nhập Đảng Cộng Sản hay là chỉ đứng chầu rìa vỗ tay [nghĩa là đi theo đường lối Mác xít mà không cần phải trở thành đảng viên]. Hai năm sau đó, chàng và nàng lại có dịp tái hợp, tuy ngắn ngủi, tại Berlin; họ sống bên nhau, tay trong tay cùng tham dự những cuộc họp của Liên minh những Nhà văn Cách mạng Vô sản. Cuộc tình làm cho vụ li dị vợ nhanh chóng thêm.

Benjamin có ghi nhật ký chuyến đi Moscow, và sau đó sửa lại và cho xuất bản. Ông không nói được tiếng Nga, nhưng thay vì nhờ mấy thầy thông, ông cố gắng đọc Moscow từ phía bên ngoài (read Moscow from outside), và ông gọi đây là thuật xem tướng mặt, chắc là theo kiểu người Việt mình nói, “trông mặt mà bắt hình dong, con lợn có béo thì [bộ] lòng mới ngon!”. Ông giải thích thêm về phương pháp của mình: khoan trừu tượng hóa, khoan phê phán… hãy trình bầy thành phố [Moscow], theo kiểu như thế này: cái gọi là sự kiện, thì đã là lý thuyết (all factuality is already theory; câu này của Goethe, theo Coetzer).

Những khẳng định của Benjamin về kinh nghiệm “mang tính lịch sử về thế giới”, như ông nhìn thấy xẩy ra ở Liên bang Xô viết, bây giờ có vẻ ngây thơ; tuy nhiên con mắt của ông thật là sắc bén. Rất nhiều cư dân mới của Moscow vẫn giữ nguyên bộ vó dân quê, sống cuộc sống làng mạc, theo nhịp sống làng mạc; sự phân biệt giai cấp có thể đã bị bãi bỏ, nhưng bên trong Đảng, một hệ thống đẳng cấp mới đang thành hình. Một cảnh tượng nơi chợ trời đập vào mắt ông: một tượng Chúa được kèm bởi những bức chân dung của Lênin, “như một tù nhân giữa hai tay công an”.

Mặc dù sự hiện diện của nàng, Asja Lacis, tạo cái nền thường trực của những trang nhật ký lần thăm viếng (Moscow Diary), và tuy chàng, như nhận ra, cuộc tình chăn gối của đôi ta không ổn, chúng ta chẳng biết gì về một toà thiên nhiên, của nàng. Là nhà văn, nhưng chàng không có tài làm cho những người khác sống dậy, qua những miêu tả của mình. Trái ngược hẳn với nàng; trong những bản viết của riêng Lacis, chúng ta có một hình ảnh sống động hơn, về Benjamin: đôi kính như hai điểm sáng nho nhỏ, ôi đôi bàn tay của “ảnh” mới vụng về làm sao!


Trong suốt quãng đời còn lại, Benjamin tự gọi mình, hoặc một tay Cộng sản, hoặc một gã ngao du. Chúng ta tự hỏi, cuộc tình giữa ông với chủ nghĩa Cộng sản say đắm, sâu xa tới mức nào"
Nhiều năm sau khi gặp gỡ Lacis, Benjamin có lẽ vẫn lập đi lập lại những ‘chân lý’ù Mác xít, mà chẳng cần đọc Marx, thí dụ như “giai cấp trưởng giả… bị kết án phải đi đoong, do những mâu thuẫn nội tại; theo với đà phát triển, chúng ngày một thêm tàn khốc”. “Trưởng giả” là một từ nguyền rủa đối với ông, và nó có nghĩa là chạy theo vật chất, hết thuốc chữa, ích kỷ, và trên tất cả, hoàn toàn tự mãn về mình – và ông tỏ ra rất thù nghịch, do bản năng. Tự coi mình là Cộng sản là một hành động chọn bên, vừa về mặt đạo đức vừa về mặt lịch sử, nhằm chống lại giai cấp trưởng giả và luôn cả dòng dõi trưởng giả của chính ông. “Một điều không thể tốt lành được, đó là lơ là cái chuyện bỏ chạy thật xa ông già bà già của mình”, ông viết như vậy trong “Đường Một Chiều”, một tuyển tập những mẩu nhật ký viết vội, những mơ màng ghi chép, những ẩn dụ, những tiểu luận bỏ túi (mini-essays), và những nhận xét chì chiết về nước Đức thời cộng hoà Weimar. Với chế độ đó, ông tự tuyên bố về mình, vào năm 1928: một tên trí thức “tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ” (tạm dịch từ freelance intellectual). Do chạy không sớm sủa cho lắm, ông bị kết án phải chạy xa Emil và Paula Benjamin trong suốt quãng đời còn lại: trong khi phản ứng ngược lại ý muốn của cha mẹ muốn hội nhập vào giai cấp trung lưu Đức, ông giống nhiều người Do thái nói tiếng Đức cùng thế hệ, kể luôn cả Kafka. Điều gây bối rối, ở nơi bè bạn của ông, về chủ nghĩa Marx của ông: hình như có một điều gì ép buộc ở đó, một điều chi giống như là cưỡng lại (reactive).

Những bài viết tả khuynh đầu tiên của Benjamin đọc thật nản. Người ta đành phải nói là “ngu đần”, khi đọc những dòng ông “thổi” (rhapsody) Lênin; (“những lá thư của Lênin mới hoành tráng ngọt ngào làm sao”, ông viết như vậy cho những biên tập viên của Harvard, nhưng [may mắn làm sao], mấy ông này vờ đi, not reprinted); hay là hùa theo giọng lưỡi hù dọa của Đảng: “Chủ nghĩa Cộng sản không mang tính triệt để. Do đó, nó không có ý định giản dị xoá bỏ mọi liên hệ gia đình. Nó chỉ thử nghiệm những liên hệ này, để kiểm tra khả năng của chúng, trước chuyển đổi. Nó tự hỏi chính nó: Liệu gia đình có thể vỡ ra, nhờ vậy mà những thành phần của nó có thể được tái phối trí –refunctioned- theo với xã hội"”

Những dòng trên đây, là từ một bài điểm một vở kịch của Bertolt Brecht. Ông gặp nhà soạn kịch người Đức này qua Lacis. “Kiểu suy tư thô, bạo” - chiết ra từ những lời đường mật của giai cấp trưởng giả – của Brecht, có một dạo, đã quyến rũ Benjamin. “Đường Một Chiều” được đề tặng người tình: “Con đường này mang tên em, vị kỹ sư đã phóng nó qua người anh.” (nguyên văn: “Con đường này mang tên Phố Asja Lacis, theo tên nàng, một người mà giống như một vị kỹ sư, đã cắt nó xuyên qua tác giả”). So sánh đấy, mà là khen ngợi đấy. Kỹ sư là một người, nam hay nữ, của tương lai; một người - bực bội với ba cái trò cù cưa, bắng nhắng; được trang bị bằng tri thức thực hành - hành động, và quyết tâm hành động nhằm thay đổi toàn cảnh. (Stalin cũng ái mộ những kỹ sư. Theo quan điểm của ông, nhà văn phải trở thành những vị kỹ sư của tâm hồn, theo nghĩa, họ phải coi đây là chức năng của mình: ‘tái phối trí” nhân loại, từ phía bên trong)

(còn tiếp)

(Jennifer Tran chuyển ngữ bài viết của Coetzer, The Marvels of Walter Benjamin, trên tờ Điểm sách New York, số đề ngày 11.1.2001)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Diễn văn Nobel văn chương 2001 (ngày 7 tháng Chạp 2001).
Diễn văn Nobel văn chương 2001 (ngày 7 tháng Chạp 2001).
Diễn văn Nobel văn chương 2001 (ngày 7 tháng Chạp 2001).
Diễn văn Nobel 2001 (ngày 7 tháng Chạp 2001).
Benjamin Markovits, trên tờ Điểm sách Luân Đôn, số đề ngày 18 tháng Mười 2001,
W. G. Sebald: Viết như chó chạy rông ở ngoài đồng.
W.G. Sebald, tiểu thuyết gia, nhà phê bình văn học gốc Đức, đã mất,
Em thương anh, như thương một ông trời bơ vơ... Thơ Bùi Giáng
Trong bài "Nhân Văn" ("Humane Literacy", trong "Ngôn ngữ và Câm lặng"), George Steiner viết:
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.