Hôm nay,  

Trong Căn Phòng Rưỡi

04/02/200500:00:00(Xem: 18270)
Gửi L. K.
Joseph Brodsky
23
Nói cho cùng, đứa trẻ nào thì cũng cảm thấy tội lỗi đầy mình đối với bố mẹ, bởi vì, nó biết rằng, bố mẹ sẽ đi trước mình. Bởi vậy, tất cả những gì mà nó cần, để cho nhẹ tội, là cầu mong cha mẹ mình có được một cái chết tự nhiên: chết bịnh, chết già, hay là cả hai. Tuy nhiên, làm sao bạn có thể mong muốn điều này, tôi muốn nói, một cái chết tự nhiên, cho một kẻ nô lệ" Một kẻ mà, khi sinh ra tự do, nhưng sau đó, tự do của người đó bị… ngăn chặn"
Tôi thu hẹp định nghĩa, về một người nô lệ, như ở trên, không bởi vì những lý do hàn lâm, hay vì thiếu rộng lượng. Tôi thực sự muốn nuốt trôi quan điểm này, rằng một người sinh ra trong nô lệ, biết, rằng tự do là một điều hoặc mang tính di truyền - có ở trong máu - hoặc mang tính trí thức - người có học thì mới biết tự do nghĩa là gì: qua sự đọc, hoặc nghe người ta nói như vậy. Vâng, đúng như vậy, nhưng tôi muốn nói thêm một tị về vấn đề tự do có ở trong máu, là, như mọi thứ khắc họa, dù vào trong máu, tới một mức độ nào đó, nó có trục trặc, thí dụ như, bạn cảm thấy tự do ở trong máu, nhưng cái đầu, cái tay của bạn, chúng không cảm thấy như vậy. Do đó mà có sự độc ác, và hung bạo chẳng hề có mục đích, ở rất nhiều cuộc nổi dậy. Cũng do đó mà có những cuộc thất bại của những cuộc nổi dậy như thế, nói một cái khác, có độc tài. Chết, như thế, đối với một nô lệ, hay những bà con, hoá ra lại là một giải thoát, (câu nói nổi danh của Martin Luther King, Jr, “Tự do! Tự do! Tự do, sau cùng!” [Free! Free! Free at last!].
Nhưng, còn về một người nào sinh ra tự do, nhưng chết trong nô lệ, thì sao" Liệu ông, hay bà đó, cảm thấy đó, như là một điều dễ chịu – xin hãy gạt bỏ mọi quan niệm mang tính thiên chúa giáo ở đây. Có thể chứ, tại sao không, nhưng còn hơn thế nữa, ý tôi muốn nói, ông, hay bà đó sẽ cảm thấy đây là một điều sỉ nhục tối hậu, một sự ăn cắp tối hậu, tự do của họ. Đó là điều mà bà con họ hàng, hay con cái của họ, nghĩ, đó là điều mà nó là, đích thị như vậy. Sự ăn cắp sau cùng.
Tôi nhớ một lần, mẹ tôi đi mua vé xe lửa đi xuống miền nam, tới Viện Điều Dưỡng Nước Khoáng. Bà có hai muơi mốt ngày nghỉ sau hai năm làm việc tại cơ quan lo phát triển khu vực, và bà tới viện điều dưỡng đó là vì gan của bà có vấn đề gì đó, [bà không hề biết bà bị ung thư]. Tại văn phòng bán vé, sau khi đứng xếp hàng ba tiếng đồng hồ, bà khám phá ra rằng cái bóp của bà đã bị mất cắp, trong đó có bốn trăm rúp là tiền mua vé xe lửa. Bà không làm sao để tỏ ra là mình được an ủi. Bà đi về nhà và đứng trong căn bếp tập thế đó, và cứ thế khóc, và khóc, và khóc. Tôi đưa bà mẹ tôi về căn phòng rưỡi của chúng tôi; bà nằm trên giường, và tiếp tục khóc. Lý do tôi nhớ chuyện này, đó là, chẳng bao giờ bà khóc, ngoại trừ những lần đưa đám người thân.
24
Sau cùng, cha tôi, mẹ tôi, và mẹ tôi, chúng tôi cũng thu xếp xong xuối vấn đề tiển bạc, và bà đi viện điều dưỡng.
Tuy nhiên, không phải vì mất tiền mà bà khóc… Nước mắt là của hiếm, trong gia đình chúng tôi; điều này một cách nào đó, được nâng lên tới mức độ toàn nuớc Nga. “Hãy để dành, khi nào cần”, bà mẹ tôi vẫn thường nói với tôi như vậy, khi tôi còn nhỏ, và tôi sợ rằng, tôi thực hiện điều này, quá cả sự đòi hỏi của mẹ tôi.
Tôi còn nghĩ, bà chẳng muốn tôi viết về chuyện này. Cha tôi, thì cũng vậy. Ông là một người đàn ông kiêu hãnh. Khi đụng chuyện phải khiển trách, hoặc ghê sợ, mặt ông tỏ ra chua chát, cay đắng, nhưng cùng lúc, còn mang vẻ thách đố. Như thể ông muốn nói, “Muốn thử ta hả, thì thử đi!”, như thể, ông đã từng trải qua những điều còn quá thế nữa, thứ này nhằm nhò gì! “Bạn trông mong gì, ở ba thứ đó"”, sẽ là nhận xét của ông trong những tình huống như vậy. Một nhận xét khiến ông nhẫn nại, chịu đựng.
Không phải thứ chủ nghĩa vị kỷ ở đây. Làm gì có chỗ cho một thế cách ở đời, hay một triết học sống, cho dù thu nhỏ tới cỡ nào, trong những ngày tháng đó. Thời kỳ mà con người đành phải làm hòa với mọi thứ tội, nhân nhượng với mọi thứ phạm, với mọi hình thái, biểu hiện của sự ngần ngại, làm sao cho hoàn toàn khuất phục so với phía đối nghịch. (Chỉ có những người đã không trở về từ những trại tù, chỉ có họ, mới có thể vỗ ngực tự hào, rằng, ta đã ỉa vào mặt chế độ; còn những người từ đó trở về, thì cũng như cả lũ chúng mình mà thôi). Tuy nhiên đừng nghĩ là tôi giở trò đểu giả, xi níc ở đây. Đó chỉ là một cách, làm sao cho lưng của mình đừng có cụp xuống, trong những trường hợp chẳng còn một chút danh dự, chẳng có một chút gì đáng tự hào, nghĩa là cố làm sao mở mắt ra. Đó là lý do, nước mắt hả, hãy đi chỗ khác chơi.
25

Đàn ông thế hệ đó thì… cũng vẫn là đàn ông. Với con cái của họ - rất rành rọt trong vấn đề hiểu và làm theo ý ông bố [điều này có ích vộ cùng] - những ông bố này có vẻ như những hình nộm, những cả quỷnh. Như tôi đã nói, họ không tự ý thức về mình một cách khủng khiếp đâu. Chúng tôi, những con cái của họ, được nuôi nấng – hay đúng hơn, tự lo thân, tự xoay sở lấy mình - để tin tưởng về sự đa dạng của thế giới, về nói một đằng nghĩ một nẻo, dzậy mà không phải dzậy, về chuyện gợi ý, về những vùng xam xám, những sắc thái tâm lý của cái này, hay cái nọ. Bây giờ, tới tuổi họ, vào thời kỳ đó, có bộ dạng như họ, ăn mặc quần áo cùng một số như họ, chúng tôi nhìn sự vật thì cũng vẫn như họ, tức cũng vẫn cùng một nguyên lý dạ không/dạ có [yes/no principle]. Chúng tôi phải mất gần cả cuộc đời để hiểu được cái điều mà họ chỉ cần con ruồi bay qua là đã biết đực hay cái, tức cái kiểu biết ngay từ đầu: rằng thế giới là một nơi chốn rất ư là như thế đấy, cái thế giới trần trụi đó cũng chẳng thể nào xứng đáng hơn, như là nó là. Rằng hai tiếng dạ được/dạ không đủ ôm trọn cả thế giới, chẳng bỏ cái chi, tất cả cái đa dạng của cuộc đời, như chúng ta đã từng và đang từng khám phá, ve vuốt, hít hà, hơn thế nữa, lại còn muốn tái sắp xếp… chúng làm mất tiêu gần như tất cả sức lực của chúng ta

26
Nếu như họ tìm một phương châm để diễn tả cuộc đời của họ, thì có ngay đây, mấy dòng, từ bài thơ “Northern Elegies” [Bi Khúc Bắc Phương], của Akhmatova:
Just like a river,
I was deflected by my stalwart era.
They swapped my life: into a different valley,
Past different landscapes, it went rolling on.
And I don’t know my banks or where they are.
[Như một dòng sông,
Tôi bị đổi dòng, bởi cái thời dũng mãnh của tôi.
Chúng xô đời tôi; vô một thung lũng khác,
Qua những cảnh khác, cứ thế trôi đi.
Tôi không biết đâu là bến bờ của tôi, đâu là chúng.
Họ, tôi muốn nói, ông cụ bà cụ của tôi, chẳng bao giờ nói cho thằng con trai của cụ, về tuổi thơ của họ, về gia đình họ, về ông cụ bà cụ, hay ông nội bà nội của họ. Tôi chỉ biết, ông ngoại tôi là một người bán máy may hiệu Singer, tại một tỉnh thuộc vùng Baltic cũng thuộc vào đế quốc [Lithuania, Latvia, Ba Lan] còn ông nội, chủ tiệm photo tại St. Petersburg. Sự kín tiếng không phải là do bịnh lãng trí, nhưng vào thời kỳ đó, người ta thường giấu nhẹm tông tích, lai lịch, như là một mánh lới để sống sót, thì cũng vẫn cái kiểu nín thở qua sông, mà lị. Ông cụ vừa mới tính mở màn, ông già tôi ngày ấy… là bị cặp mắt xám của bà cụ đưa ra một cái nhìn cảnh cáo, thế là ông cụ bèn chuyển hướng và nói về cái hồi còn mài đũng quần tại một trường trung học! Còn bà cụ, bà sẽ chẳng thèm nhỏng cái tai lên, khi nghe một người bộ hành kế bên xổ ra một câu tiếng Tây, trên đường từ nhà một người bạn của tôi trở về, mặc dù, có lần, tôi gặp bà mẹ của mình đang cầm bản dịch tiếng Tây một trong những tác phẩm của thằng con! Hai mẹ con nhìn nhau, thế rồi thì là bà mẹ tôi để lại bản dịch tiếng Phờ Lăng Xa vào kệ sách và rời “Không gian của thằng con”, My Lebensraum.
Một con sông bị đổi dòng, chảy qua miền xa lạ, rơi vào con nước lớn do con người tạo nên. Liệu có người nào mô tả, gán ghép con nước lớn nhân tạo đó, với một ngọn triều của sông, của biển" Nghĩa là do những nguyên nhân tự nhiên" Và nếu có một người nào đó, làm được điều này, xin hỏi, vậy thì cái dòng sông đó rồi sẽ vận hành ra sao, tiến trình như thế nào" Còn cái tiềm năng của con người, bị giản trừ, bị vận hành sái đi như thế, từ phía bên ngoài, thì nó sẽ ra sao" Liệu có ai ở đó, để mà tính toán cái thua cái được, do bị chuyển đổi dòng như thế đó" Và liệu có một người nào như thế" Và trong khi hỏi những câu hỏi như vậy, tôi không bỏ qua cho cái sự kiện là, cái cuộc đời bị lệch hướng, bị chỉ đạo trật như thế, nó có thể sản xuất ra một cuộc đời khác, như cuộc đời của tôi đây, vào lúc này, chẳng hạn, thế nhưng, liệu nó có thể có mà đếch cần những câu hỏi nhiêu khê cà chớn như trên, đếch thèm để ý gì đến những giản trừ, những hạn chế, những bị ngăn chặn khả năng, khả thể của nó" Không, tôi để ý đến luật xác xuất ở đây. Tôi không mong muốn cha mẹ tôi gặp phải những tình huống như vậy. Tôi đang hỏi những câu hỏi đó, bởi vì tôi là dòng sông bị đẩy ra khỏi dòng của nó. Sau hết, tôi tự nhủ, đây là tôi nói với chính tôi, theo kiểu nói chuyện với đầu gối.
Vậy thì khi nào, và ở đâu, tôi tự hỏi mình, một cuộc di chuyển, từ tự do thành nô nệ, nó có cái gọi là “thân phận của mày là như thế, không thể tránh được”, [the status of inevitability]" Khi nào thì chuyện đang tự do chuyển thành nô lệ có thể chấp nhận được, nhất là, đối với một người qua đường vô tội" Vào cái tuổi nào thì vô hại, nếu bị chuyển đổi, đang từ tự do, trở thành nô lệ" “Còn tuổi nào cho em”, ấy tôi muốn nói, vào tuổi nào, thì ký ức con người không bị ảnh hưởng, bởi cú đánh đó" Năm em mười lăm" Năm cháu lên mười" Lên năm" Hay còn ở trong bụng mẹ" Chỉ là những câu hỏi theo kiểu tu từ, phải vậy không" Chắc không hẳn như vậy. Một tay cách mạng, hay một tay chuyên môn đi chinh phục, chắc là có câu trả lời đúng, cho những câu hỏi như thế. Thành Cát Tư Hãn, thí dụ vậy, biết câu trả lời. Ông ta chỉ việc phạt một cú, đi một đường mã tấu, bất cứ kẻ nào mà đầu nhỉnh hơn cái trục bánh xe. Vậy là năm tuổi, cỡ đó. Nhưng vào ngày 25 tháng Mười 1917, [cuộc cách mạng vĩ đại của giai cấp vô sản bùng nổ ra ở Nga], cha tôi khi đó, may quá, đã mười bốn tuổi, má tôi, mười hai. Bà đã võ vẽ vài chữ Phá Lãng Xa; còn ông cụ, một tí tiếng La Tinh. Chính vì vậy mà tôi hỏi những câu hỏi này. Chính vì vậy mà tôi hỏi những câu hỏi đó, cho chính tôi.
[còn tiếp]
Nguyễn Quốc Trụ dịch
tanvien.net

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi đương ở trong phòng giải lao của trường thì có cảm giác là lạ: Thấy rờn rợn trên xương sống
Tóm lại, cần nhứt là cái tâm, tâm còn động, còn để buồn vui, tham giận mê hướng dẫn mình là điều nên tránh. Tâm phải tịnh
Một dấu hiệu chỉ ra sự khiếm khuyết của hồi ức, đó là nó nhớ ba chuyện lẩm cẩm.
Đồ đạc lớn nhất của chúng tôi – hay nói đúng ra, món đồ chiếm chỗ nhiều nhất – là cái giường của ba mẹ tôi.
Căn Phòng Rưỡi (không hiểu một không gian như vậy có ý nghĩa gì không, ở trong tiếng Anh),
Căn Phòng Rưỡi (không hiểu một không gian như vậy có ý nghĩa gì không, ở trong tiếng Anh),
"Ni héros ni traitres" là tên bài viết trên báo Pháp, Đọc (Lire), số tháng Năm 2002, về một cuốn sách mới ra lò:
Nguyễn Huy Thiệp: Đời viết văn cũng như đời người đàn bà.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.