Hôm nay,  

Tin Văn: Dịch Là Chết Ở Trong Hồn Một Tí

19/12/200100:00:00(Xem: 7239)
Trong bài "Nhân Văn" ("Humane Literacy", trong "Ngôn ngữ và Câm lặng"), George Steiner viết:

"Đọc tới nơi tới chốn, là chấp nhận hiểm nguy. Điều gọi là căn cước, sự tự chủ của chúng ta có thể bị thương tổn. Trong những biểu hiện khởi đầu của chứng động kinh, có một giấc mơ thật đặc trưng; Dostoevsky nói về nó. Con người như bị nhấc bổng ra khỏi thân thể của mình; người đó nhìn ngoái lại và cảm thấy một nỗi sợ bất thần, khùng điên; một hiện hữu khác đang đi vô chính cái thân thể của mình đó, và chẳng còn đường nào để mà trở lại. Nỗi sợ khủng khiếp làm cho cái đầu cố bật dậy, tỉnh giấc. Cũng vậy, khi chúng ta cầm trong tay một tác phẩm lớn lao, văn chương hay triết học, tưởng tượng hay đề thuyết. Nó có thể hoàn toàn chiếm hữu chúng ta, khiến chúng ta [phải] bỏ đi lang thang, sợ hãi ngay chính mình, không còn nhận ra mình. Người nào đọc "Metamorphosis"("Hóa Thân") của Kafka, và nhìn vào gương không rùng mình, người đó có thể đọc bản in, theo nghĩa kỹ thuật của từ "đọc", nhưng thực sự là mù chữ, theo đúng nghĩa của việc đọc."

Đọc đã vậy, nhưng chưa nguy hiểm bằng dịch. Không chỉ chết ở trong hồn một tí, mà có khi còn mất tiêu luôn linh hồn. Theo nghĩa đó, ở một chỗ khác, George Steiner khẳng định, "Không thể có dịch thuật, ngoại trừ dưới điều kiện khủng hoảng tri thức luận." Một hiện hữu khác, một linh hồn khác đang dọn vô "căn nhà hữu thể" (ngôn ngữ), của mình.

Nhìn từ quan điểm đó, chúng ta có thể hiểu được tại sao người đọc thường mong ước có một bản dịch dễ đọc (không nguy hiểm). Họ có thể chịu đựng được sự xâm nhập của những từ, trước đây, như bóc ba ga, phanh, gác đờ bu, hay bây giờ, Vifon, Fahaxa... vậy mà vẫn "không chịu" những từ, thí dụ như Talawas.

Bởi vì, một cách nào đó, Talawas, là đụng tới khủng hoảng tri thức luận. Người đọc vẫn mong ước, sự ô nhiễm ngôn ngữ, nếu có, chỉ ở trên bình diện "thực dụng", do chuyện hàng ngày, do nhu cầu ăn ở sinh hoạt phải cần tới chúng.

Mô phỏng một câu của Hemingway, "Con người có thể bị hủy diệt, nhưng không thể bị khuất phục" (A man can be destroyed but not defeated): ngôn ngữ có thể bị hủy diệt nhưng không thể bị ô nhiễm. Và nếu nó bị ô nhiễm, thì cũng chỉ ở bên ngoài, chưa đụng tới phần cốt tủy của nó.

Một diễn đàn như Talawas, là đụng tới cốt tủy của ngôn ngữ tiếng Việt.

Nguyễn Quốc Trụ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tôi đương ở trong phòng giải lao của trường thì có cảm giác là lạ: Thấy rờn rợn trên xương sống
Tóm lại, cần nhứt là cái tâm, tâm còn động, còn để buồn vui, tham giận mê hướng dẫn mình là điều nên tránh. Tâm phải tịnh
Một dấu hiệu chỉ ra sự khiếm khuyết của hồi ức, đó là nó nhớ ba chuyện lẩm cẩm.
Nói cho cùng, đứa trẻ nào thì cũng cảm thấy tội lỗi đầy mình đối với bố mẹ, bởi vì, nó biết rằng,
Đồ đạc lớn nhất của chúng tôi – hay nói đúng ra, món đồ chiếm chỗ nhiều nhất – là cái giường của ba mẹ tôi.
Căn Phòng Rưỡi (không hiểu một không gian như vậy có ý nghĩa gì không, ở trong tiếng Anh),
Căn Phòng Rưỡi (không hiểu một không gian như vậy có ý nghĩa gì không, ở trong tiếng Anh),
"Ni héros ni traitres" là tên bài viết trên báo Pháp, Đọc (Lire), số tháng Năm 2002, về một cuốn sách mới ra lò:
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.