Một nhà phê bình văn học ngoại quốc đã nói đại ý: Nếu các nhà thơ hiện đại không có độc giả, họ có thể tạo ra độc giả. Đây thuộc vào phần lớn thi tài của nhà thơ. Để có được một bài thơ ra thơ, nghĩa là, được sinh ra từ cảm xúc thực, có sự mới lạ của chữ và nghĩa, và ít nhất là có nhạc thơ. Thơ hiện đại có khi nghiêng về lý sự mà coi nhẹ cảm xúc. Làm thế nào để một bài thơ triết lý, suy tư, gây được rung động Thơ nơi người đọc?
Thơ Nguyên Yên có một gợi mở như thế. Thơ của cô trầm tĩnh, đầy những suy tư triết lý, và táo bạo một cách sáng suốt để không phá đi thẩm mỹ từ của thi ngữ. Cô tôn trọng thi ngữ, cô triết lý bằng cảm xúc thơ (là khi trái tim phỉnh cái đầu… ), và vì vậy dòng thơ hiện đại của cô bật lên được nhạc chữ rất riêng của thơ tự do, đọc lên, có được cảm xúc đọc một bài thơ, cảm được cái mới lạ của chữ, nghĩa, hình ảnh. Suy tư mà vẫn ánh lên nét thơ mộng, lãng mạn, đặc biệt là những bất ngờ ở cuối bài thơ. Đó là những yếu tố mà thơ Nguyên Yên đã chinh phục được người đọc, để tạo ra một lớp độc giả cho mình. Một hình ảnh lãng mạn thơ ngây: miễn trái tim còn đập/ ngọn lửa còn âm ỉ/ chỉ cần lóe lên một tín hiệu/ người ta có thể chờ hàng thế kỷ.
Mời đọc một số bài thơ Nguyên Yên (lấy từ các trang web và blog):
khoảng trống
người ta không thể nhìn thấy nó không biết gì về hình dáng, thể chất của nó cũng không có khái niệm về độ sâu hay chiều cỡ của nó liệu nó phi hạn hay giới hạn
người ta chỉ biết mình có nhu cầu, chắc nịch như niềm tin tôn giáo như người đàn bà trong cơn lên đồng khăng khăng đòi lắp đầy thiếu vắng bằng tình yêu căng phồng.
cô độc
tôi không một mình thật ra có nhiều người quanh tôi thậm chí có người luôn bên cạnh săn sóc tôi nhưng tôi nghĩ đến anh, trong giấc mơ
và khi thức tỉnh mở mắt thấy mình như đứa trẻ thất lạc bị bỏ rơi mím môi dặn lòng từ nay nó sẽ chẳng bao giờ cho mình quyền nghĩ tới ai nữa.
an toàn
miễn biết tránh xa tiếng chim hót, bông hoa lạ miễn cứ đi đường thẳng không quay phải quay trái miễn đừng nghe cũng đừng có nhu cầu kể với ai chuyện gì đừng cười, đừng khóc, quan trọng nhất đừng mong chờ
không mở sẽ không đóng không nở sẽ không tàn cuộc đời như cơn đại dịch một khi có chủng ngừa, không cần sợ.
tin
là khi trái tim phỉnh cái đầu mở ra bầu trời mời gọi giấc mơ
là khi chênh vênh trên miệng vực ảo tưởng một bàn tay chìa ra hy vọng
là những phút giây hứng khởi bay ngực căng dưỡng khí no say sung mãn
là bước vào những mẩu đối thoại hai chiều mở cánh cửa ký ức nhìn thấy tương lai mặc kệ vết thương sâu hoắm
là đầu tư vào ngôi nhà có khu vườn đất màu cấy vào đó khát khao chờ phép lạ mọc
nhằm nhò gì những chương sách nhằm nhò gì những tiên đoán chiêm nghiệm chúng ta thừa khả năng viết lại câu chuyện giả tưởng nơi con người ai cũng tìm được đối tượng và một kết cục có hậu.
bất hạnh
giả sử hôm nay như mọi ngày
con chim cu vẫn đến gõ vào cửa kiếng căn phòng vừa sáng đủ để cặp mắt trong tối tìm ra điểm dừng
giả như bình minh vẫn mọc mỗi sớm mai mùi cà-phê điểm tâm vẫn khuấy lên thứ ma lực xỏ đôi chân vào thế giới mở – khua thức dục vọng
giả như cuộc sống vẫn tràn đầy mùi hoa nhài đầu ngọn gió vẫn tỏa hương nồi cơm sôi thơm ngát xới vun bát bên nhau xùm xụp húp chén say đầy mãn
giả như cuộc đời vẫn là những cuộc săn đuổi tất bật mắt mở say mê đầu hùng hục húc tim không sợ
giả sử niềm tin vẫn sáng soi xác tín như bàn thờ trang nghiêm trong nhà khói hương xì xụp vái cầu người đã bỏ ta đi đừng bỏ ta đi
giả như giấc mơ vẫn trở về người khách lạ hàng đêm vẫn ghé vào góc xó hiu quạnh của tâm hồn nỉ non âm điệu rù quến
giả như tình yêu không xảy ra mọi thứ chân xác còn nguyên vẹn như quê hương chưa từng chiến tranh lịch sử chưa tranh lấn chúng ta chưa hề khai quật
và con người lại được sinh ra tinh khiết như bản năng trí khôn nhắc trái tim tránh lập lại tai họa
phải làm thế nào người ta nói điều gì xảy ra sẽ phải xảy ra một ngàn đời nữa
bao giờ trần gian còn lỗi lầm con người còn bị trừng phạt mình còn phải gặp nhau.
Langston Hughes và Maya Angelou là hai tên tuổi lớn của nền thi ca da đen. Trang thơ xin bắt đầu với Langston Hughes. Ông sinh ở Joplin, Missouri, là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch. Thơ của ông kết hợp nhiều thể loại, mang đậm nét những bài hát dân gian da đen. Ông tôn vinh nền văn hóa người Mỹ gốc Phi châu trong thời kỳ được gọi là Thời kỳ Phục Hưng Harlem.
Là một nhà thơ, một nhà văn, và là một nhà báo. Hẳn là quá nhiều cho một đời người. Và rồi trở thành chiến binh, sau khi quân Nga tiến vào chiếm bán đảo Crimea và tấn công miền Đông Ukraine năm 2014: nhà thơ Borys Humenyuk đã tình nguyện ra trận chống quân Nga. Một số bài thơ của ông được dịch sang tiếng Anh trong tuyển tập Poems From The War, do hai dịch giả Oksana Maksymchuk và Max Rosochinsky thực hiện. Borys Humenyuk ra đời năm 1965 tại ngôi làng Ostriv, thị trấn Ternopil, miền tây Ukraine. Ông là một nhà thơ, nhà văn và nhà báo. Humenyuk đã tham gia tích cực vào những cuộc biểu tình cuối năm 2013 để dẫn tới Cách mạng Nhân phẩm (Revolution of Dignity) của Ukraine trong tháng 2/2014. Những câu chuyện về chiến tranh được kể trong thơ Borys Humenyuk là có thật, không hư cấu.
Chúng ta đều biết rằng Belarus là một nhà nước toàn trị, tuy mức độ cai trị không khắc nghiệt như ở Nga nhưng vẫn là độc tài hơn hầu hết các nước ở Châu Âu. Tuy nhiên văn học Belarus lại là một lĩnh vực không liên hệ bao nhiêu tới những cam kết chính trị của nhà nước Belarus trong nỗ lực hỗ trợ cuộc chiến của Putin tại Ukraine. Những bài thơ được dịch từ tiếng Belarus sang tiếng Anh đang phổ biến trên nhiều mạng trong học giới Hoa Kỳ cho thấy một khuôn mặt văn học Belarus rất mực thơ mộng của một dân tộc đang tìm tới chân, thiện, mỹ. Belarus có khoảng 9 triệu dân, thủ đô là Minsk, từng là một phần của Liên Xô cho tới năm 1991 tới tách ra, được cai trị bởi Tổng Thống Alexander Lukashenko từ năm 1994 (quá lâu, tới 28 năm nắm quyền tối cao). Biên giới Belarus vây quanh bởi Nga, Ukraine, Ba Lan, Lithuania và Latvia. Hơn 40% trong 207,600 cây số vuông (80,200 dặm vuông) là rừng. Belarus bị Thế Chiến 2 tàn phá, mất 1/3 dân số và hơn ½ tài nguyên kinh tế.
Di sản nghệ thuật của nhạc sĩ Cung Tiến không nằm ở số lượng, mà đầy ở phẩm chất. Ngoài những ca khúc, tấu khúc thuần tuý giá trị về âm nhạc, ông còn để lại những bài viết, tiểu luận dưới nhiều đề tài văn học, kinh tế, và truyện dịch. Chúng ta đã đọc, đã nghe khá nhiều về tài hoa và khả năng sáng tác của Cung Tiến từ tuổi 15 cho đến những năm tháng sau cùng. Trong những quà tặng ông để lại tôi đặc biệt yêu thích nghệ thuật phổ thơ thành nhạc của ông, chẳng những cho chúng ta thưởng thức giai điệu bán cổ điển tây phương, ngủ âm đông phương, mà còn mang thơ Thanh Tâm Tuyền, một trong vài thi sĩ hàng đầu trong thời đại của ông đến giới thưởng ngoạn nhạc nghệ thuật và lưu trữ vào kho tàng âm nhạc Việt. Thơ Thanh Tâm Tuyền không dễ phổ thành nhạc.
Như những tiếng cầu xin cứu vớt linh hồn chúng tôi / ngoài khơi bí mật đến tự một con tàu biển; / qua những mảnh danh từ dệt nên hồn mầu nhiệm / em vẫn chỉ là tóc mây cổ nõn và môi./ Sau áo len danh từ là thế giới xa vời, / là đêm không trăng sao là trùng dương thăm thẳm; / qua những chuỗi ngọc cười, em vui nước mất đẫm / vai anh, em buồn. Đêm hồn anh dài không nguôi.
Một cõi mênh mông các cảnh giới. Cũng là một chiếc kén bé nhỏ gói bí ẩn về giấc mơ một ngày kia sẽ tung ra muôn trùng tơ quấn quít hiện thực. Một khung cửa khép với chờ đợi, với cô lẻ số phận. Một bầu trời cao rộng với những đường bay mạnh mẽ hoan lạc của cánh chim tự do. Một mặt biển bị xao động bởi những con sóng ngầm làm ngạc nhiên thinh lặng của vực sâu. Là cánh cửa được mở tung bởi ngôn ngữ như những tiếng gõ dồn dập. Là bức tường bức phá bởi sức mạnh của ý tưởng. Là con đường hiểm hóc hay mượt cỏ, những bước chân vẫn đi tới đi tới. Ở đó bạn nghe được khát vọng tìm hạnh phúc chân thực như trở về cội nguồn tâm sâu thẳm. Ở đó bạn sẽ thấy cảm xúc mình bung ra như sắc mầu của chiếc kính vạn hoa. Ở đó, những con chữ như nam châm hút cảm xúc người đọc. Ở đó, từ trường say đắm thơ mộng của Đinh Thị Như Thúy, Phạm Thị Ngọc Liên, Nguyễn Thùy Song Thanh, Vũ Quỳnh Hương.
Gerald McCarthy vào Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ năm 17 tuổi, phục vụ tại Việt Nam trong hai năm 1966-1967, trong Tiểu Đoàn 1 Công Binh Chiến Đấu Hoa Kỳ (1st Combat Engineer Battalion) tại Chu Lai và rồi tại Đà Nẵng. Sau một nhiệm kỳ trong quân ngũ, McCarthy đào ngũ, bị bắt vào một nhà tù dân sự rồi chuyển vào quân lao. Những bài thơ đầu tiên của ông gom lại ấn hành trong thi tập War Story, ghi lại các suy nghĩ với kinh nghiệm tại Việt Nam. Sau đó, ông tham gia các hoạt động phản chiến và in nhiều thi tập khác. Nhà thơ D.F. Brown sinh năm 1948 tại Springfield, Missouri. Ông phục vụ trong Lục quân Hoa Kỳ từ 1968 tới 1977, trong đó từng giữ nhiệm vụ lính cứu thương trong tiểu đoàn Bravo, 1/14th Infantry tại chiến trường Việt Nam các năm 1969–70. Năm 1984, Brown in tập thơ đầu tay, nhan đề Returning Fire, trong đó, bài thơ ngắn nhất có nhan đề ghi bằng tiếng Pháp “L’Eclatante Victoire de Khe Sanh” (Chiến Thắng Huy Hoàng tại Khe Sanh).
Nhã Ca với tập thơ đầu tay Nhã Ca Mới, đoạt giải thưởng Văn Chương Toàn Quốc về thơ năm 1965. Giải Khăn Sô Cho Huế (1969) đoạt Giải Văn Chương Toàn Quốc về văn năm 1970, và Tuệ Mai đã đoạt giải Văn Chương Toàn Quốc về thơ năm 1966 với thi phẩm Không Bờ Bến. Thơ. Họ là cột mốc đánh dấu cho sự chuyển mình khai phá bứt ra khỏi phong cách thi ca tiền chiến. Thi ngữ, thi ảnh nơi họ khơi gợi ở người đọc cảm xúc mới mẻ, thi pháp tuy còn giữ nhiều về thể luật của các loại thơ vần điệu, nhưng được chở dưới nhạc điệu cấu tứ mới – kể cả lục bát – nên cũng có thể nói họ đã cách tân những thể loại thơ này vào thời đó, đặc biệt, ở thể loại tự do, với Nhã Ca, một luồng gió mạnh thổi bật gốc rễ của trói buộc ngôn từ, định kiến.
Tôi đã đọc thơ Nguyễn Quốc Thái từ hơn một thập niên. Và nhiều người đã đọc thơ anh hơn một nửa thế kỷ. Hình như, tôi chưa thấy dòng thơ nào vui của anh. Và ngay cả những dòng thơ có thể được suy đoán là vui, cũng vẫn có một nỗi buồn thần bí trong đó – nơi đây, đành nói là thần bí, vì không giải thích minh bạch được. Cũng có thể vì tôi thấy nét mặt anh lúc nào cũng buồn. Đó là những lần tôi được gặp anh, khi anh có dịp thăm Quận Cam. Cũng có thể vì Nguyễn Quốc Thái là một nhà thơ ra đời trước tôi khoảng một thập niên, thuộc một thế hệ có nhiều chia ly hơn là gặp gỡ, nhiều tan vỡ hơn là hàn gắn. Cũng có thể vì một vài câu thơ của Nguyễn Quốc Thái, tôi đã đọc qua, và chợt nhớ một vài ý trong đó. Như bài thơ có nhan đề Todo Passa. Anh làm bài thơ này từ Sài Gòn, vào tháng 12 năm 2017. Trích năm dòng đầu như sau. / Một mình tôi với những câu thơ đau đớn mới/ Lời vỗ về an ủi như tiếng gió lùa qua bến bờ lau sậy / Tôi ngã xuống như một hẹn ước dở dang ...
thở lên cầu lộng chân mây/ loa xa nhánh nữa cởi vai sông triền / từng say đắm rượu bách niên / cây nhân gian sẽ nhện phiền muộn giăng / bím thư sinh bới lọn mầm / lưới yêu mị chải lệch tâm lược ngà / nhá nhem đóm lội tịch tà / cái hôn ám cũ tách ra giữa vời
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.