Hôm nay,  

Cổ Phần Hóa: Lao Động Dư Dôi

10/25/200600:00:00(View: 24320)

Cổ Phần Hóa: Lao Động Dư Dôi

...doanh nghiệp nhà nước có từ một phần ba đến một nửa là những người bị coi là “dư dôi”...

Tiếp tục loạt bài về cải cách doanh nghiệp, Diễn đàn Kinh tế sẽ đề cập tới việc xử lý lực lượng lao động dư thừa có thể bị mất việc khi cổ phần hoá, trong kế hoạch tư nhân hoá các doanh nghiệp nhà nước. Cuộc trao đổi với kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa về đề tài này sẽ do Việt Long thực hiện.

- Hỏi: Qua hai kỳ trước, chúng ta đã có dịp trao đổi về một số vấn đề thường gặp trong việc cải cách doanh nghiệp của nhà nước, cụ thể là để cổ phần hoá rồi tư nhân hoá các cơ sở quốc doanh này, như Chính phủ tại Việt Nam vừa đề ra. 

Kỳ này, chúng ta sẽ đề cập tới một vấn đề thường làm công nhân viên các doanh nghiệp nhà nước quan tâm nhất, đó là công ăn việc làm của họ một khi các cơ sở này đổi chủ.

- Thưa vâng, đây là loại vấn đề phức tạp nhất và là lý do, đôi khi là lý cớ, để cản trở việc tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước. Tôi xin phép được giải thích.

Một trong những lập luận phổ biến nhất của chế độ kinh tế bao cấp chính là để bảo vệ quyền lợi của giới lao động và từ đó bảo vệ sự ổn định xã hội và chính trị. Cái giá phải trả cho việc bảo vệ ấy là kinh tế khủng hoảng và nhà nước phá sản, chế độ có thể tự sụp đổ như chúng ta đã thấy trong khối Xô viết 15 năm về trước.

- Hỏi: Còn tại Việt Nam và một số nước khác thì khi đổi mới, chế độ bao cấp chấm dứt, và công nhân được nuôi bằng các xí nghiệp quốc doanh sẽ mất việc" 

- Đúng vậy, việc từ bỏ chế độ bao cấp dẫn đến yêu cầu cải tổ rồi tư nhân hoá doanh nghiệp nhà nước. Khi ấy, kế hoạch cải tổ gặp trở ngại lớn nhất – và thật ra chính đáng – là số phận của lực lượng lao động xưa kia vẫn được bảo vệ, từ nay sẽ phải xoay trở lấy về mọi mặt. Cũng vì vậy mà việc cải cách doanh nghiệp không thể không dự trù giải pháp về lao động.

Điều ấy cần đặt ra vì một thuộc tính của chế độ bao cấp là có hiệu năng sản xuất kém, có quá nhiều thành phần ta gọi là “lao động dư dôi”, nghĩa là tiếng là có việc mà làm thì ít, và là thành phần đầu tiên có thể bị sa thải khi doanh nghiệp đổi chủ. Lúc ấy, họ sẽ đi đâu"

- Hỏi: Đó có phải là mối quan tâm chính, khiến nhiều người e ngại hoặc cản trở việc cải tổ các doanh nghiệp nhà nước" 

- Trong mọi việc cải tổ ở mọi thời mọi nơi, ta đều thấy cái lẽ được-thua xen kẽ với nhau. Ngay trước mắt, nếu có người được lợi thì cũng có người bị thiệt. Mọi quyết định kinh tế thuộc phạm vi quốc gia cũng gây chuyện được thua như thế và chuyển hoá thành vấn đề chính trị. Quy tắc giải quyết ở đây là lãnh đạo phải nhìn thấy cái lẽ lợi hại về lâu dài và cho một tập thể đông đảo là cả quốc dân.

Chuyện cải cách doanh nghiệp hay cải cách bất cứ một hệ thống kinh tế xã hội nào cũng gặp nan đề ấy. Chính quyền sáng suốt là chính quyền biết dự đoán hậu quả và trình bày sự thể một cách minh bạch cho mọi người cùng thấy chuyện lợi hại về lâu về dài.

- Hỏi: Trở lại khái niệm ông gọi là “lao động dư dôi” trong doanh nghiệp nhà nước, ông vui lòng giải thích thêm về hiện tượng đó. 

- Trong chế độ bao cấp, mục tiêu của kế hoạch kinh tế là xã hội. Người ta cải tạo quan hệ sản xuất cũng để nhắm vào cải tạo xã hội. Chế độ ấy phá sản vì mục tiêu đó đi ngược với mục tiêu phát triển và thực sự dẫn đến hiện tượng “sản nhập” thay vì sản xuất vì tiêu thụ tài nguyên quốc gia nhiều hơn là sản lượng làm giàu thêm cho quốc gia.

Một hậu quả của chế độ bao cấp ấy là người ta tuyển dụng công nhân viên nhiều hơn mức đòi hỏi của sản xuất. Vì nhà nước ôm đồm bao biện và đòi cung cấp tất cả - từ hàng hoá, dịch vụ đến giáo dục đào tạo - cho xã hội nên đã sử dụng lực lượng lao động mà không cần tới hiệu năng. 

Hỏi: Dù sao, tình trạng ấy nay đã được nhìn ra và có giảm bớt chăng" 

Bây giờ, khi cải cách doanh nghiệp, người ta mới thấy ra là cơ sở quốc doanh này lỗ lã và tình trạng lao động giả hiệu hay thất nghiệp trá hình ấy phải chấm dứt. Lúc ấy mới thấy nói đến nạn lao động dư dôi nhàn rỗi của những người đáng lẽ có thể làm việc khác có lợi hơn cho gia đình và quốc gia. Cơ hội tìm ra việc khác thì nay đã có nhờ tư doanh được phép xuất hiện, nhưng nhiều người không có khả năng đó thì sao" Thì họ phải cố kéo dài hiện trạng để tồn tại và thấy rất bất an. Cải cách doanh nghiệp sẽ phải xử lý vấn đề này.

- Hỏi: Như vậy, ông có thể nói rõ hơn, là đến nay vấn đề này ở Việt Nam còn là trở ngại lớn hay không, nếu còn thì cần được giải quyết như thế nào" 

- Từ khi Việt Nam được quốc tế viện trợ để cải cách doanh nghiệp, người ta đã tìm hiểu về kích thước của vấn đề này nhưng chưa thể có một câu trả lời đơn giản. 

Về mặt kỹ thuật thì ta có rất nhiều lý luận của học phái kinh tế biên tế, dựa trên lợi ích hay phí tổn của đơn vị sản xuất sau cùng, gọi là biên tế, để tính ra là cơ sở kinh doanh cần tuyển dụng nhân viên đến người thứ mấy thì còn có lợi, thêm nữa là lỗ. Từ đó mà suy ngược về hiện trạng, là có quá nhiều nhân viên, thì có thể đoán ra, tôi nói là đoán ra chứ không hẳn là tính ra một cách chính xác, là có bao nhiêu người dư dôi.

Một cách tính nữa là so sánh với tình hình tại các nước khác, hoặc so sánh doanh nghiệp nhà nước với các cơ sở liên doanh có vốn đầu tư của nhà nước và nước ngoài, hoặc với các cơ sở tư doanh có cùng sản lượng trong cùng một thị trường. Nói chung, quốc doanh trên thế giới thường có tỷ lệ lao động dư dôi khoảng 30% cấp số nhân viên. Tại Việt Nam, tỷ lệ này có thể ở biên độ từ 30 đến 50%. Trong số hơn 20% dân số lao động toàn quốc làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước thì có đến từ một phần ba đến một nửa là những người được coi là “dư dôi”.

- Hỏi: Nghĩa là nếu các doanh nghiệp nhà nước được tư nhân hoá thì trong một trăm công nhân viên sẽ có từ 30 đến 50 người mất việc" Tỉ lệ ông đưa ra có lớn quá chăng" 

- Thưa, đấy là một cách trình bày vấn đề. Thực ra, rất nhiều người trong số này có thể đã “chân ngoài dài hơn chân trong”, là có tên trong sổ lương của nhà nước nhưng kiếm sống bằng cách khác. Nhưng khi họ còn đứng tên trong đó thì vẫn còn được hưởng phúc lợi như nhà cửa, y tế sức khoẻ, v.v... Tình trạng này sẽ không chấm dứt khi doanh nghiệp được bán cho tư nhân, mà phải được giải quyết sớm hơn. Không một nhà đầu tư tư nhân nào lại chịu mua doanh nghiệp với một lực lượng lao động dư thừa như vậy. 

- Hỏi: Có phải vì thế mà việc cổ phần hoá được tiến hành quá chậm"

- Thưa đấy là một phần của vấn đề thôi vì sau đó, giới đầu tư cũng đòi hỏi là có quyền cải cách về quản lý, từ tổ chức quản trị ra ngân sách ra tới vấn đề lao động. Họ đầu tư vì doanh lợi và sẽ tăng lương cho người có khả năng nhưng sẽ sa thải thành phần dư dôi nhàn rỗi và không muốn nhà nước dùng lực lượng công đoàn của nhà nước xoi mói vào việc quản trị của họ. Lúc đó, luật lệ lao động, cụ thể là việc sa thải và tuyển dụng, hoặc tiêu chuẩn lương bổng và hoạt động công đoàn, sẽ như thế nào thì cũng phải thỏa đáng và rõ ràng. Giới đầu tư không muốn bước vào tiếp tục công tác xã hội của nhà nước bao cấp. 

- Hỏi: Và có lẽ câu hỏi chính của đề tài, là lúc đó nhà nước sẽ phải xử trí ra sao" 

- Tôi thiển nghĩ là ta có hai cách nhìn vào vấn đề này, từ giác độ kinh doanh tới giác độ kinh tế, với đòi hỏi quan trọng nhất cho mọi người là chuyển hướng ôn hoà.

Về mặt kinh doanh - tức là trong phạm vi một doanh nghiệp - người ta có cả chục giải pháp kỹ thuật để thành phần dư dôi có thể tự nguyện trước khi bị cưỡng bách nghỉ việc. Ta không quên là thời say men cách mạng, người ta hô hào công nhân góp phần xây dựng chủ nghĩa xã hội khi họ phục vụ cho nhà nước hay doanh nghiệp nhà nước, và vì phục vụ cách mạng, họ có rất nhiều quyền lợi, đa số là bất thành văn. Bây giờ, khi cho họ nghỉ hưu sớm hoặc đòi lại những phúc lợi đã hưởng thì cũng phải có sự đền bù và sự đền bù này phải được tính vào những tốn kém khi định giá doanh nghiệp mà ta đã nói đến kỳ trước. Nhà nước chứ không phải là tư doanh phải giải quyết vấn đề này trong giai đoạn cổ phần hoá.

- Hỏi: Đó là về quyết định trong phạm vi một xí nghiệp. Trong phạm vi kinh tế thì sao" 

- Đó là giác độ thứ hai của vấn đề và giải pháp. Nếu tiêu cực nhìn vào một người lao động như một miệng ăn và tranh cãi về việc thỏa mãn họ theo lý luận về giá trị lao động như thời của Marx thì mình chỉ gây tinh thần đấu tranh giai cấp nay đã lạc hậu. Nếu tích cực nhìn vào người lao động như đôi tay có thể đóng góp vào sự thịnh vượng của tập thể thì ta nên tự đặt câu hỏi là vì sao họ lại dư dôi, làm không hết sức" Giải đáp câu hỏi ấy thì sẽ góp phần giải quyết việc cải cách doanh nghiệp.

- Hỏi: Vậy những cách giải quyết cụ thể bài toán ấy là gì"

- Đấy là then chốt của cải cách doanh nghiệp. Ta cần làm cho vấn đề được sáng tỏ, tức là phải có thông tin và lý luận thay vì thông báo và nghị quyết.

Lực lượng lao động từ doanh nghiệp nhà nước có thể một bước đi vào doanh nghiệp tư được không nếu tư doanh chưa được tự do về kinh doanh và lao động" Việt Nam đã mở cho tư doanh được làm ăn dễ dàng hơn, họ càng phát triển thì càng góp phần giải quyết bài toán lao động của quốc doanh và giảm bớt sức ép về thất nghiệp và động loạn xã hội. Vì vậy, phải giải tỏa luật lệ cho tự do hơn để lao động dễ chuyển dần qua tư doanh.

Thứ hai, lao động trong quốc doanh có vui lòng đi ra không" Ta có vấn đề thương thảo chuyện đền bù về lương lậu hưu bổng. Kinh nghiệm thế giới cho thấy là càng rộng rãi và dễ dãi giải quyết một cách thoả đáng thì doanh nghiệp nhà nước càng sớm được cải cách và việc tư nhân hoá càng mau hoàn tất. Gánh nặng kinh tế của việc đền bù ấy là vấn đề cấp quốc gia và sẽ ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước nhưng vẫn rẻ hơn chế độ bao cấp.

- Hỏi: Nhưng, ngoài việc làm trong doanh nghiệp nhà nước, công nhân viên còn được hưởng nhiều phúc lợi xã hội – như gia cư, hưu bổng, y tế. Nếu mất hệ thống yểm trợ ấy thì công nhân dư dôi sẽ không muốn đi. Hoặc khi bị sa thải thì gia đình họ đói khổ, bất mãn. Làm sao giải quyết bài toán ấy"

- Chính vì vậy mà cải cách doanh nghiệp cũng đòi hỏi phải cải cách chế độ an sinh xã hội để khỏi gây ra xáo trộn quá đáng cho đời sống của thành phần lao động sẽ bị chuyển dịch. Trung Quốc đang ngần ngại và có khi sẽ bị động loạn chính là vì không giải đáp được bài toán ấy. Hoàn cảnh Việt Nam chưa đến nỗi nguy ngập như vậy, nhưng việc một số đảng viên cán bộ cao cấp đã hưởng quá nhiều phúc lợi mờ ám nhờ doanh nghiệp nhà nước cũng đang gây bất mãn cho dân chúng nếu nhân viên cấp dưới phải trắng tay ra đi.

Sau cùng, cần nhìn lại hệ thống giáo dục và đào tạo để giải quyết một vấn đề trường kỳ, thường trực tức là bao trùm lên cả hồ sơ cải cách doanh nghiệp, đó là khả năng đào tạo, huấn nghệ và tái huấn luyện để người dân bắt kịp những đòi hỏi về năng lực lao động trong một môi trường sẽ thường xuyên đổi thay. Nhà nước phải ưu tiên giải quyết việc ấy, và chiều hướng chung của thế giới là phải để tư nhân góp phần giải quyết vấn đề ấy. Nếu có công đoàn tự do, chính các công đoàn này sẽ là lực lượng tái huấn luyện đáng kể.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
✱ HĐ Tham Mưu Trưởng LQ/JCS: Tổng thống Kennedy và Johnson đều không tin tưởng vào các cố vấn quân sự của họ, vì cho rằng các tướng lĩnh và đô đốc thiếu sự tinh tế về mặt chính trị - Giới quân sự bất bình vì "coi lực lượng quân sự là công cụ để thương lượng về mặt ngoại giao". ✱ McNamara: Một khi bổ sung quân số sẽ tăng thêm chi phí về nhân sự, về chính trị và kinh tế do cuộc chiến gây ra, làm suy giảm khả năng của quốc gia một khi cuộc chiến kéo dài. ✱ JCS: McNamara chủ trương tìm kiếm một giải pháp hòa đàm về cuộc chiến - thúc giục Hà Nội đi đến bàn đàm phán hòa bình...
Vậy “bánh Dày” phải có nghĩa là “bánh Trắng”, có lẽ dễ hiểu hơn là dày phản nghĩa với mỏng hay dày vò như vài người đã cắt nghĩa. Từ đây, phải chăng “Dày dày sẵn đúc một tòa thiên nhiên” của Nguyễn Du tả nét đẹp thân thể nàng Kiều cũng có nghĩa là trắng. Nét đẹp này hoàn toàn phù hợp thẩm mỹ quan của Việt Nam xưa nay. Người phụ nữ đẹp phải có nước da trắng. Nó vừa đẹp, vừa sang vì không phải lam lũ dưới mưa nắng...
Tết Nguyên Đán (Tết Cả) là lễ hội lớn nhất trong các lễ hội truyền thống Việt Nam từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới. Tết còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri tâm tổ tiên, nguồn cội; giao cảm nhân sinh trong quan hệ đạo lý (ăn quả nhờ kẻ trồng cây) và tình nghĩa xóm làng ...
Theo bản Hán dịch của ngài Cưu-ma-la-thập, Kinh Pháp Hoa có 7 quyển gồm 28 phẩm. Trong nội dung Kinh, Đức Phật dạy về mục tiêu xuất thế của Ngài là để “khai thị ngộ nhập Phật tri kiến” cho chúng sinh. Cho nên, việc Ngài nói pháp Ba Thừa (Thanh Văn, Duyên Giác và Bồ Tát Thừa) chỉ là phương tiện để dẫn dắt chúng sinh theo căn cơ nhưng mục tiêu tối hậu là Nhất Thừa, tức là thành Phật như Ngài...
Anderson tập trung vào cách các phương tiện truyền thông tạo ra cái gọi là “các cộng đồng tưởng tượng”, đặc biệt là sức mạnh của phương tiện in ấn trong việc định hình tâm lý xã hội của một cá nhân. Anderson phân tích chữ viết, một công cụ được sử dụng bởi các giáo hội, tác giả và các công ty truyền thông (đặc biệt là sách, báo và tạp chí), cũng như các công cụ của chính phủ như bản đồ, kiểm tra dân số (census) và viện bảo tàng. Tất cả các công cụ này đều được xây dựng để nhắm vào đại chúng thông qua những hình ảnh, hệ tư tưởng và ngôn ngữ đang chiếm giữ ưu thế. Ví dụ, Anderson phân tích một cách sâu sắc về nguồn gốc văn hóa và tôn giáo của một biểu tượng rất điển hình của chủ nghĩa dân tộc hiện đại: các đài chiến sĩ trận vong với người lính vô danh.
Thánh Kinh nói thế. “Homosexuality is sin". “Đồng tính là tội lỗi.” Sự thật thì sao??? Lần đầu tiên từ “đồng tính" xuất hiện trong Thánh Kinh là năm 1946, khoảng một ngàn chín trăm mười năm sau khi chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự. Trong gần 80 năm qua, nó làm nền tảng cho không biết bao phân biệt đối xử, gây bao đau thương chết chóc cho những người đồng tính.
Quan điểm chính trị thường đươc chia làm hai phe: bảo thủ và cấp tiến. Người bảo thủ có nhiều quan điểm trái ngược với người cấp tiến. Người cấp tiến còn gọi là "khuynh tả", có khi được cho là "thân cộng". Chữ "liberal" được dùng với hàm ý miệt thị. Thật ra thì không đơn giản như vậy. Xin đọc tiếp.
Một câu hỏi phức tạp, gây tranh luận sôi nổi và trở lại Tối Cao Pháp Viện (TCPV) vào mùa thu này: Điều gì sẽ xảy ra khi quyền tự do ngôn luận và quyền công dân xung đột với nhau?
Có một câu hỏi còn bỏ ngỏ cho các chuyên gia và các nghiên cứu gia: Có phải hiện nay có nhiều người Mỹ tin vào các thuyết âm mưu hơn bao giờ hết không? Tốt nghiệp xong bằng Tiến Sĩ Triết Học, Keith Raymond Harris thực hiện một cuộc nghiên cứu về các thuyết âm mưu chỉ ra mối lo ngại rằng việc tập trung vào tìm hiểu bao nhiêu người Mỹ tin tưởng các giả thuyết về âm mưu có thể khiến chúng ta lơ là quên đi những mầm hiểm họa tự các thuyết âm mưu này gieo rắc.
Lãi suất tăng đều đặn đã khiến người tiêu dùng và doanh nghiệp ngày càng tốn kém khi đi vay – để mua nhà, xe và các giao dịch hàng hóa khác. Và gần như chắc chắn sắp tới sẽ có thêm nhiều đợt tăng lãi suất nữa. Các viên chức FED được cho là sẽ phát tín hiệu lãi suất chuẩn có thể lên tới 4.5% vào đầu năm tới. Một chuỗi các đợt tăng lãi suất sẽ khiến nền kinh tế Mỹ có nguy cơ rơi vào suy thoái, đồng nghĩa với thất nghiệp, sa thải nhân viên và tạo áp lực lên giá chứng khoán. Bài này nêu lên những thắc mắc và trả lời thiết thực dành cho người tiêu dùng.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.