Hôm nay,  

Chấm Dứt Chương Trình Miễn Về Nước Với Chiếu Khán J-1

04/05/200200:00:00(Xem: 4103)
Mục di trú và bảo lãnh hàng tuần do Văn Phòng thInternational đảm trách, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý vị nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495

CHẤM DỨT CHƯƠNG TRÌNH MIỄN TRỞ VỀ NƯỚC NHÀ ĐỐI VỚI CHIẾU KHÁN J-1

NGÀY đáo hạn chiếu khán di dân tháng 05-2002

Chương trình miễn trở về nước nhà sau khi mãn khóa học ở Hoa Kỳ thường được áp dụng đối với diện bác sĩ y khoa ngoại quốc đến Hoa Kỳ bằng chiếu khán J-1 để tu nghiệp hoặc thụ huấn y khoa và sau khi học xong đáng lẻ phải trở về nước nhà, đương sự có thể tiếp tục ở lại Hoa Kỳ để làm việc trong thời hạn từ 3 năm trở lên.

Thông thường nếu đương sự đi du học theo chiếu khán J-1 Hoa Kỳ theo chiếu khán J-1 thì sau khi mản khóa phải trở về lưu trú ở nước nhà trong thờI gian 2 năm rồI sau đó mớI có thể xin đi du học nửa hoặc đi làm việc ở Hoa Kỳ được. Nhưng vì nhu cầu thiếu bác sĩ y khoa ở những vùng quê xa xôi nên Hoa Kỳ có cho áp dụng chương trình miển trở về nước để cho những bác sĩ y khoa ngoại quốc sau khi mản khóa tu nghiệp có thể xin ở lại làm việc tại các vùng quê nói trên.

Nếu không có chương trình miển trở về nước thì các bác sĩ này không thể xin chuyển diện ngay ở trên đất nước Hoa Kỳ, từ chiếu khán J-1 sang chiếu khán phi di dân ( non-immigrant ) diện công nhân viên hoặc chuyển sang quy chế thường trú nhân.

Tuy nhiên chương trình miển trở về nước này chỉ áp dụng cho các bác sĩ y khoa ngoại quốc tu nghiệp trong phạm vi liên hệ đến việc khám bệnh và điều trị bệnh nhân, còn nếu đến Hoa Kỳ với tính cách quan sát viên, cố vấn, sưu tầm hoặc giảng viên thì không được.

Để được hưởng chương trình miển trở về nước, ngoài điều kiện hành nghề khám bệnh và điều trị bệnh nhân, các bác sĩ này có thể căn cứ vào những điều kiện khác như chứng minh vợ con ở Hoa Kỳ sẽ lâm cảnh nguy khốn trầm trọng nếu đương sự phải trở về nước nhà, hoặc đương sự sẽ bị ngược đãi, kỳ thị vì lý do chủng tộc, tín ngưởng, quan điểm chính trị tại nước nhà.

Việc chứng minh các trường hợp nói trên thường rất khó thực hiện vì không phải chỉ kể lể suông mà phải có tài liệu cụ thể và chính xác. Ngoài ra nếu đương sự chỉ trình một văn thư từ chánh quyền ở nước nhà cho biết không phản đối việc đương sự ở lại Hoa Kỳ làm việc thì không có hiệu quả gì cả.

Không phải bất cứ tiểu bang nào của Hoa Kỳ cũng áp dụng chương trình miễn trở về nước nhà để tuyển dụng ngay tại chổ những bác sĩ ngoại quốc vừa mãn khóa tu nghiệp ở Hoa Kỳ, mà chỉ có những tiểu bang có nhu cầu phát triển mức sống cho dân cư thuộc vùng núi Appalachia và thành viên Ủy ban Vùng núi này mới có thể đưa đề nghị cho đương sự được hưởng chương trình miển trở về nước nhà.

Những tiểu bang này gồm có: Alabama, Georgia, Kentucky, Maryland, Mississippi, New York, North Carolina, Ohio, Pennsylvania, South Carolina, Tennessee, Virginia, và West Virginia.

Đề nghị miễn trở về nước để được thu dụng ngay phải được sự hổ trợ của Ủy Ban Vùng núi Appalachia và văn thư đề nghị của Thống Đốc Tiểu bang liên hệ. Nơi tuyển dụng để làm việc phải ở những nơi thiếu bác sĩ y khoa thuộc khu vực vùng núi này .
Bác sĩ được thu dụng phải cam kết làm việc trong thời gian ít nhất là 3 năm và mỗi tuần 40 giờ, và cũng không được giới hạn trong một số công tác nào đó của một bác sĩ. Đề nghị tuyển dụng bác sĩ ngoại quốc cũng phải kèm theo chứng minh của cơ quan y tế địa phương đã có thực hiện các biện pháp tuyển dụng các bác sĩ Hoa Kỳ trong 6 tháng vừa qua nhưng không có kết quả.

Các biện pháp tuyển dụng này tối thiểu phải gồm có việc đăng quảng cáo tuyển dụng người trên tạp chí y khoa quốc gia và trên thông cáo tuyển dụng nhân viên phổ biến tại các trường đại học y khoa thuộc tiểu bang liên hệ.

Bác sĩ xin ở lại làm việc phải có giấy phép hành nghề của tiểu bang thu dụng, phải hoàn tất chương trình nội trú về y khoa gia đình, nhi khoa tổng quát, nội khoa, sản khoa hoặc tâm thần.

Ngoài ra, cơ sở y khoa thu dụng đương sự phải là nơi chấp nhận các thành phần bệnh nhân nghèo, tức những người không đủ khả năng trả phí tổn điều trị hoặc những người trả phí tổn điều trị bằng trợ cấp y tế Medicare hoặc Medicaid.

NGÀY đáo hạn chiếu khán di dân tháng 05-2002.

A-Những diện luôn luôn có hiệu lực, gồm có : Diện IR-1 (Phối ngẫu)
IR-2 (Con độc thân dưới 21), IR-5 (Cha mẹ) của công dân Mỹ.
B- Ưu tiên F1-1: Xét đến ngày 01 tháng 03-1999
C- Ưu tiên 2A : Xét đến ngày 15 tháng 01-1997
D- Ưu tiên 2B : Xét đến ngày 01 tháng 09-1993
E- Ưu tiên F3 : Xét đến ngày 22 tháng 06-1996
F- Ưu tiên F4 : Xét đến ngày 15 tháng 03-1990
G- Diện tu sĩ tôn giáo : Diện SR : luôn luôn có hiệu lực .

PHẦN GIẢI ĐÁP CÁC THẮC MẮC:
Câu hỏi 1: Tôi có ước vọng đến Hoa Kỳ trong năm nay theo diện công nhân viên. Theo tôi biết thì chiếu khán công nhân viên có nhiều loại, nhưng khả năng của tôi chỉ có thể xin được chiếu khán công nhân viên loại H1do một công ty bảo trợ chớ không có chọn lựa nào khác. Hiện nay tôi được 29 tuổi và có 5 năm kinh nghiệm trong ngành graphic/web designer. Tôi đang làm việc về ngành chuyên môn này tại một hảng lớn ở Sydney, Úc Châu. Tôi có Chứng chỉ về Graphic Design & Advertising và Chứng chỉ về Fine Arts, nhưng chiếu khán H1 đòi hỏi phải có bằng BA hoặc bằng tương đương. Như vậy là tôi không có đủ điều kiện để xin chiếu khán H1 phải không" Quý văn phòng có đường lối nào khác để chỉ dẩn giúp tôi sang Hoa Kỳ làm việc không"

Đáp 1: Trong trường hợp của anh, Sở Di Trú Hoa Kỳ thường đòi hỏi phải có bằng BA, nếu không có bằng BA thì có thể thay thế bằng những năm kinh nghiệm làm việc, theo tỷ lệ cứ mổi ba năm kinh nghiệm thì bằng một năm học của chương trình BA. Như vậy thì anh phải có tổng số là 12 năm kinh nghiệm mới được xem là tương đương với bằng BA, và còn tùy theo sự đánh giá của một chuyên viên giáo dục về căn bản học vấn của anh nửa. Giá dụ như anh vượt qua được thử thách này thì việc xin sang Hoa Kỳ làm việc theo chiếu khán H-1B là phương cách tốt nhất.

Câu hỏi 2: Tôi đến Hoa Kỳ theo diện công nhân viên H1 và làm việc được 3 năm trong chức vụ quản đốc (manager . Xin quý văn phòng cho biết là hảng của tôi có thể bảo trợ cho tôi để xin thẻ xanh mà không cần phải nộp Chứng chỉ của Bộ Lao Động có được không "

Đáp 2: Thông thường công nhân viên ở chức vụ quản đốc (manager) cần phải có Chứng chỉ của Bộ Lao Động. Cũng có một vài trường hợp ngoại lệ được miển nộp Chứng chỉ của Bộ Lao động, đó là trường hợp những quản đốc (manager) làm việc tại những cơ sở hải ngoại của một công ty Hoa Kỳ được thuyên chuyển về làm việc ở Hoa Kỳ và trường hợp những người có khả năng hiếm hoi đặc biệt mà công việc đóng góp vào lợi ích quốc gia.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM, thứ Ba và thứ Sáu từ 6:00PM, Chủ Nhật từ 11:30AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM, 1110AM và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 238-8830 , Sacramento
1-800-411-0495 hay qua Email: [email protected]

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Gần đây, nhiều hình ảnh và video lan truyền trên mạng xã hội đã khiến dư luận quốc tế kinh hoàng: hàng loạt sà lan quân sự khổng lồ của TQ – loại phương tiện chuyên dụng cho các chiến dịch đổ bộ từ đất liền ra biển – lần đầu tiên lộ diện. Ngay sau đó, vào ngày 1 tháng 4 năm 2025, Bắc Kinh tiến hành cuộc tập trận quân sự kéo dài hai ngày ở eo biển Đài Loan. Điều này càng làm dấy lên lo ngại: Liệu TQ có đang chuẩn bị một cuộc xâm lược kiểu D-Day vào Đài Loan?
Khi nhìn lại nửa thế kỷ Phật giáo Việt Nam hiện diện trên miền đất hứa, Hoa Kỳ, ta thấy con đường chánh niệm tỉnh thức không khởi nguồn từ một dự tính định sẵn, mà từ sự kết tinh của hoàn cảnh, của tâm nguyện và của những bước chân tìm về cõi an trú giữa bao biến động. Bởi nó như một dòng suối len lỏi qua những biến động của thời cuộc, chảy về một phương trời xa lạ, rồi hòa vào biển lớn. Từ những hạt giống gieo xuống trong lặng lẽ, rồi một ngày trổ hoa giữa lòng những đô thị phương Tây, nơi mà có lúc tưởng chừng như chỉ dành cho lý trí và khoa học, cho tốc độ và tiêu thụ, cho những bộ óc không còn kiên nhẫn với những điều mơ hồ. Nhưng rồi, giữa cái đa đoan của thế giới ấy, những lời dạy về chánh niệm, về thở và cười, về sự trở về với chính mình đã nảy mầm và lan rộng như một cơn mưa đầu hạ, làm dịu đi những khô cằn của tâm hồn.
Kể từ ngày biến cố lịch sử 30/4/75, 50 năm trôi qua, đã có không biết bao nhiêu sách vở nói về cái ngày bi thương đó của dân tộc Việt Nam, nhưng có lẽ không gì trung thực và sống động cho bằng chính những bản tường trình trên báo chí vào đúng thời điểm đó từ những phóng viên chiến trường tận mắt chứng kiến thảm cảnh chưa từng có bao giờ của hàng trăm ngàn người, dân cũng như quân, liều mình xông vào cõi chết để tìm cái sống. Năm 2025, đánh dấu 50 năm biến động lịch sử đó, Việt Báo hân hạnh được đăng tải loạt bài viết của ký giả Đinh Từ Thức ghi lại chi tiết từng ngày, đôi khi từng giờ, những điều xảy ra trong mấy tuần lễ trước và sau ngày 30/4/75 để chúng ta có cơ hội cùng sống lại những giờ khắc bi thảm và kinh hoàng ấy đã xảy ra như thế nào.
Năm Carlton Terry 12 tuổi, hệ thống trường học tại Quận Prince Edward, bang Virginia, bất ngờ đóng cửa đối với tất cả trẻ em người da đen. Nhớ lại năm đầu tiên ấy, ông kể: “Tất cả những gì tôi biết là tôi không được đến trường, và tôi biết lý do tại sao. Tôi nhận ra rằng hệ thống pháp luật được tạo ra không phải để bảo vệ tôi. Tôi nhớ những ngày ngồi nhà, sững sờ trước màn hình TV, xem chương trình Amos ’n’ Andy. Mỗi ngày, tôi đọc báo để xem liệu có gì thay đổi hay không.”
Ngày 3 tháng 4, 2014 là ngày mất của nhà đấu tranh Ngô Văn Toại. Mời đọc lại bài phóng sự SV Ngô Vương Toại bị Việt Cộng bắn tại trường Văn Khoa SG hôm tổ chức đêm nhạc Trịnh Cộng Sơn - Khánh Ly tháng 12, năm 1967, Sài Gòn.
Theo thời gian, từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay, số lượng Tăng, Ni đến định cư ở Mỹ ngày càng đông, theo diện vượt biển và vượt biên tị nạn Cộng Sản (từ 1975 đến 1989), theo Chương Trình Ra Đi Trật Tự (Orderly Departure Program - ODP) và Chiến Dịch Nhân Đạo (The Humanitarian Operation - HO) (từ 1980 đến 1997), hay theo diện hỗ trợ sinh hoạt tôn giáo được các chùa, các tổ chức Phật Giáo ở Mỹ bảo lãnh kể từ đầu những năm đầu thiên niên kỷ thứ 3. Các vị Tăng, Ni này định cư ở Mỹ dù thuộc diện nào thì đều mang theo mình sứ mệnh hoằng dương Chánh Pháp của Đức Phật, duy trì và phát huy truyền thống văn hóa của Dân Tộc và Phật Giáo Việt Nam tại xứ người. Đây là động lực chính hình thành các cộng đồng Phật Giáo Việt Nam ở Mỹ trải dài nửa thế kỷ qua.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành tâm điểm trong lĩnh vực khoa học căn bản (basic science), góp phần định hình những bước tiến mới của nhân loại. Điều này càng được khẳng định rõ ràng hơn qua các Giải Nobel Hóa học và Vật lý năm 2024 khi cả năm người đoạt giải đều có điểm chung: có liên quan đến AI.
Trong ba chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump liên tục cam kết rằng ông sẽ điều hành chính phủ liên bang như một công ty. Giữ đúng lời hứa, ngay khi tái đắc cử, Trump đã bổ nhiệm tỷ phú công nghệ Elon Musk đứng đầu một cơ quan mới thuộc nhánh hành pháp mang tên Bộ Cải Tổ Chính Phủ (Department of Government Efficiency, DOGE). Sáng kiến của Musk nhanh chóng tạo ra làn sóng cải tổ mạnh mẽ. DOGE đã lột chức, sa thải hoặc cho nghỉ việc hàng chục ngàn nhân viên liên bang, đồng thời tuyên bố đã phát hiện những khoản chi tiêu ngân sách lãng phí hoặc có dấu hiệu gian lận. Nhưng ngay cả khi những tuyên bố của Musk đang được chứng minh sai sự thật, việc tiết kiệm được 65 tỷ MK vẫn chỉ là một con số chiếm chưa đến 1% trong tổng ngân sách 6.75 ngàn tỷ MK mà chính phủ Hoa Kỳ đã chi tiêu trong năm 2024, và là một phần vô cùng nhỏ nhoi nếu so với tổng nợ công 36 ngàn tỷ MK.
Trong bài diễn văn thông điệp liên bang trước Quốc Hội vừa qua, tổng thống Donald Trump tuyên bố nước Mỹ sẽ “will be woke no longer” – khẳng định quan điểm chống lại cái mà ông ta coi là sự thái quá của văn hóa “woke.” Tuyên bố này phản ánh lập trường của phe bảo thủ, những người cho rằng “wokeness” (sự thức tỉnh) là sự lệch lạc khỏi các giá trị truyền thống và nguyên tắc dựa trên năng lực. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần hiểu đúng về bối cảnh lịch sử của thuật ngữ “woke” để không có những sai lầm khi gán cho nó ý nghĩa tiêu cực hoặc suy đồi.
Chỉ với 28 từ, một câu duy nhất trong Tu Chính Án 19 (19th Amendment) đã mở ra kỷ nguyên mới cho phụ nữ Hoa Kỳ. Được thông qua vào năm 1920, tu chính án này đã mang lại quyền bầu cử cho phụ nữ sau hơn một thế kỷ đấu tranh không ngừng. Trong Hiến pháp Hoa Kỳ, Điều I của Tu Chính Án 19 quy định: “Chính phủ liên bang và tiểu bang không được phép từ chối hay ngăn cản quyền bầu cử của công dân Hoa Kỳ vì lý do giới tính.” (Nguyên văn là “The right of citizens of the United States to vote shall not be denied or abridged by the United States or by any State on account of sex.”)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.