Hôm nay,  

Trí Thức Quốc Nội Phản Đối Việc Csvn Tịch Thu, Đốt Sách

23/01/200200:00:00(Xem: 4747)
HANOI (VB) - Việc công an bố ráp và đốt 7.6 tấn sách báo, trong đó có nhiều tác phẩm của các nhà bất đồng chính kiến đã gây phẩn nộ cho trí thức cả trong và ngoài nước. Dưới đây là bài viết nhan đề "Một việc làm vô văn hoá vi phạm hiến pháp và luật pháp của Bộ Văn hoá" của Nam Sơn, một cựu chiến binh cũng là một nhà đâú tranh dân chủ đa nguyên nổi tiếng ở Hà Nội. Toàn văn như sau.

Kính gửi:
Bộ Chính trị Đảng CSVN,
Quốc hội Nước CHXHCNVN,
Phủ thủ tướng Nước CHXHCNVN.
Báo Sài Gòn giải phóng ra ngày thứ ba 15-1-2002 số 8815 có đăng một mẩu tin trên trang 7 như sau:
"Thứ trưởng Bộ Văn hoá-Thông tin Phan Khắc Hải vừa ký Quyết định số 12/QĐ-BVHTT về việc thu hồi tiêu hủy một số cuốn sách xuất bản lưu hành trái pháp luật gồm: "Suy tư và ước vọng" của Nguyễn Thanh Giang; "Đối thoại năm 2000 - Đối thoại năm 2001" của Trần Khuê và Nguyễn Thị Thanh Xuân; "Gửi lại trước khi về cội" của Vũ Cao Quận; "Nhật ký rồng rắn" của Trần Độ. Đây là những cuốn sách đã vi phạm Điều 22 của Luật Xuất bản và Điều 7 Nghị định 79/CP. Tại Điều 2 của Quyết định còn nêu rõ: các cơ quan chức năng xem xét và xử lý đối với tác giả các cuốn sách theo quy định của pháp luật".
Năm trước đã tịch thu và tiêu hủy cuốn sách "Chuyện kể năm 2000" của Bùi Ngọc Tấn, dư luận còn chưa lắng dịu thì, năm nay sự việc được lặp lại ở mức độ cao hơn, nhiều hơn, lại còn đe doạ các cơ quan chức năng sẽ xem xét và xử lý các tác giả.
Vậy sang năm thì mức độ còn đến đâu nữa" Và với cứ đà này, thì sự vi phạm về tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, vi phạm những quyền cơ bản của con người ở nước ta sẽ đi tới đâu"
Bộ Văn hoá-Thông tin khi ký quyết định trên không biết có đọc luật pháp nước nhà" Không biết có đọc luật pháp quốc tế"
Xin được nhắc nhở quý vị:
- Điều 69 Hiến pháp nước CHXHCNVN ghi rằng: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; ......"
- Điều 19 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị của con người, mà nước ta đã tham gia ký kết từ 1982 ghi: "Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp vào. Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận; quyền này bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, thu nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý tưởng, không phân biệt ranh giới, hoặc bằng lời nói, hoặc bằng bản viết, bản in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất kỳ một phương tiện nào khác tùy sự lựa chọn của họ".
Về 4 cuốn sách trên ("Suy tư và ước vọng"; "Đối thoại năm 2000 và 2001"; "Gửi lại trước khi về cội"; "Nhật ký rồng rắn") chưa phải là xuất bản phẩm, không phải là sách xuất bản. Những tác giả ấy (Nguyễn Thanh Giang; Trần Khuê và Nguyễn Thị Thanh Xuân; Vũ Cao Quận; Trần Độ) không làm công việc xuất bản, nghĩa là không in ra để bán, không có nhà xuất bản đứng tên, không nộp lưu chiểu, không có số lượng in và không đề giá bán ở cuối sách. Thế thì việc dùng luật xuất bản vào đây là trật khớp, là vô nghĩa. Việc ký quyết định số 12/QĐ-BVHTT là trái với pháp luật.
Bộ Văn hoá-Thông tin kết tội những cuốn sách trên vi phạm Điều 22 của Luật Xuất bản và Điều 7 Nghị định 79/CP, là không có sở cứ.
Điều 22 Luật Xuất bản là nghiêm cấm các xuất bản phẩm có nội dung như sau:
1. Chống lại Nhà nước CHXHCNVN, phá hoại khối đoàn kết toàn dân.
2. Tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược...lối sống dâm ô đồi trụy, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục.
3. Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh... bí mật đời tư của công dân.
4. Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân iộc... xúc phạm danh dự nhân phẩm công dân.
Mặc dù những điều nghiêm cấm đây còn nhiều chỗ mơ hồ, từ ngữ còn phải bàn cãi, định nghĩa còn phải xác lập, nhưng cứ chiểu theo nó đi, thì nội dung các cuốn sách kể trên xét ra không vi phạm gì điều 22 luật xuất bản cả. Những ai đã đọc các sách ấy thảy đều thấy rõ như ánh sáng giữa ban ngày vậy.
Tất cả đều là những suy nghĩ tâm huyết như máu nhỏ trên trang giấy của năm tác giả yêu nước trình bày trước hiện tình đất nước chậm phát triển nghèo khổ (Việt Nam là 1 trong 13 nước nghèo nhất hành tinh, bình quân trên dưới 300 đôla/ đầu người/ năm); nhiều tệ nạn xã hội nảy sinh (quan liêu, bè phái, cửa quyền, ma túy, mại dâm và nhất là nạn tham nhũng đã trở thành quốc nạn đang tàn phá đất nước vô phương cứu chữa); sự mất dân chủ trầm trọng trong sinh hoạt xã hội; sự coi thường rẻ rúng tầng lớp trí thức - những tinh hoa của dân tộc - làm nhiều người phải bỏ nước ra đi. Họ lên án những cái xấu, và đề cập, tìm kiếm, bàn bạc những phương thức phát triển đất nước sao cho kịp người và bằng người.
Thế mà những sách của họ bị tịch thu và tiêu hủy là nghĩa làm sao"


Điều 7 của Nghị định 79/CP gồm 5 khoản. Khoản nào cũng buộc phải có giấy phép, phải xin phép, thấp nhất là của Sở Văn hoá-Thông tin hoặc người đứng đầu các cơ quan chủ trì hội nghị, hội thảo, mới được in ấn; nghĩa là trái hẳn với tinh thần của Hiến pháp nước nhà (điều 69) và tinh thần của Công ước quốc tế về quyền con người (điều 19).
Luật con đã làm trái luật mẹ. Nghị định càng trái luật hơn nữa. Nay lại mang cái điều sai trái ấy ra hành tội người dân chân chính. Thế thì chẳng là cửa quyền, là hà hiếp, là cưỡng bức, là trà đạp lên luật pháp, để thế giới người ta kết tội Việt Nam không có nhân quyền, không có dân quyền, chẳng đúng thế sao"
Ông thứ trưởng Phan Khắc Hải, thừa lệnh ai không rõ, ký cái quyết định 12/QĐ-BVHTT, là làm ô nhục cho thanh danh ông ta, là chứng tỏ ông ta chưa hề đọc các cuốn sách đó hoặc đọc mà không hiểu gì cả, cứ nhắm mắt ký bừa vi phạm luật pháp và Hiến pháp, để cộng đồng thế giới lại có chứng cớ chỉ trích chúng ta xâm phạm quyền con người.
Đối thoại năm 2000 và 2001 là những bài viết của hai nhà nghiên cứu Trần Khuê và Nguyễn Thị Thanh Xuân về tình hình đất nước. Hai tác giả này đã chính thức gửi những bài viết của mình lên lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Và đã 2 lần có sự tiếp xúc trao đổi giữa hai tác giả với Ban Tư tưởng Văn hoá và Hội đồng lý luận Trung ương. Thế mà bây giờ lại có lệnh tịch thu là nghĩa làm sao"
Gửi lại trước khi về cội là những bài viết của cựu chiến binh chống Pháp và chống Mỹ Vũ Cao Quận đề cập vấn đề dân chủ gửi lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Những bài viết ấy đã được nhiều nơi phôtô truyền tay nhau đọc. Cách đây hàng năm rồi, bây giờ bỗng có lệnh tịch thu.
Suy tư và ước vọng là những bài viết của tiến sĩ địa-vật lý Nguyễn Thanh Giang đề cập đến nhiều vấn đề: kinh tế, giáo dục, văn hoá, công nghiệp, nông nghiệp, dân chủ...Nhiều người đã được đọc. Nay lên vi tính thành sách để lưu lại trong gia đình, tặng bạn bè. Sách làm xong đã lâu, bây giờ cũng bị tịch thu.
Nhật ký rồng rắn của nhà văn lão tướng Trần Độ thì còn ở dạng bản thảo. Việc công an thu giữ bản thảo của ông ở Sài Gòn, đã làm ông Độ uất khí phải đi cấp cứu bệnh viện hút chết. Giới văn nghệ sĩ phẫn nộ lên tiếng. Công an không trả lời được. Nay Bộ Văn hoá ra quyết dịnh tịch thu, tức là hợp pháp hoá một việc làm sai trái của công an. Bản thảo chưa trở thành sách xuất bản, giống như tiền còn trong rương trong hòm, không ai có quyền đụng chạm đến. Từ cổ chí kim chưa thấy một nhà nước nào cho phép tịch thu tiêu hủy bản thảo của nhà văn cả.
Quyền tự do về chính kiến và ngôn luận (Le droit à la liberté d'opinion et d'expression) là quyền cơ bản tối thượng của con người trên thế gian này, đã được Liên hiệp quốc long trọng ghi nhận trong bản Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (Déclaration universelle des droits de l'homme) mà toàn nhân loại nô nức, hồ hởi, vỗ tay, đón nhận, tuân theo, cách đây hơn nửa thế kỷ (năm 1948).
Chúng ta là nước đã gia nhập tổ chức Liên hiệp quốc, đã ký vào các công ước quốc tế về quyền con người. Chúng ta phải có trách nhiệm tôn trọng những công ước đã ký kết. Nếu luật pháp nước ta có những điều nào, khoản nào, chưa phù hợp với công ước hoặc trái với công ước, thì ta phải sửa lại luật pháp của ta cho phù hợp với công ước đã ký kết. Đó là nguyên tắc buộc phải tuân theo.
Hãy biết sợ dư luận!
Hãy biết sợ bia miệng!
Hãy biết sợ lịch sử!
Lịch sử sẽ phán xét công bằng. Ai đã ra lệnh giết ông Phạm Quỳnh năm 1945 ở Huế" Việc này hồi ấy đã đến tai cụ Hồ. Hồ Chủ tịch đã cảm thương nói: "Kể ra không nên giết một học giả. Nhưng chót làm rồi thì thôi. Còn con cháu người ta, hãy tạo điều kiện để họ không chống lại cách mạng". (Theo tài liệu của nhà văn Sơn Tùng). Ai đã hành hạ anh em Nhân văn-Giai phẩm hồi năm 1957" Ai đã vu khống bỏ tù những đồng chí trung thực bị kết tội "Xét lại- Chống Đảng" năm 1967-1968" Vân vân...và... vân vân...
Đừng nghĩ rằng, đã nắm được quyền hành thì muốn làm gì cũng được. Cho sống được sống, bắt chết phải chết. Tịch thu sách. Tiêu hủy sách. Làn khói đen ngòm khét lẹt đốt sách cùng việc giết hại các nho sĩ thời Tần Thủy Hoàng còn bay mãi tới tận bây giờ.
Việc ký quyết định số 12/QĐ-BVHTT thu hồi và tiêu hủy 4 cuốn sách trên là một việc làm vô văn hóa của Bộ Văn hoá, lại vi phạm Hiến pháp và luật pháp trong bước cũng như luật pháp thế giới.
Đề nghị Bộ Chính trị, Quốc hội, Phủ thủ tướng xem xét lại quyết định thu hồi tiêu hủy sách của Bộ Văn hoá. Nó chỉ làm thành một vết nhơ trong công cuộc chuyển mình đổi mới của đất nước hiện nay. Nó là một chứng lý cho sự chuyên chế, thiếu dân chủ, chà đạp nhân quyền. Nói tóm lại, nó làm nước ta phải đỏ mặt hổ thẹn với các nước trong khu vực và trên trường quốc tế.
Chỉ còn một cách gỡ lại danh dự cho chế độ là, hãy thu hồi cái lệnh thu hồi tiêu hủy sách nhơ nhớp ấy đi. Muộn còn hơn không!
Hà Nội ngày 20 tháng 1 năm 2002
Nam Sơn
Cựu chiến binh

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chương trình Triển Lãm Và Thảo Luận Cải Cách Ruộng Đất ở Bắc Việt & Cuộc Di Cư 1954 vừa chấm dứt. Việt Báo đăng lại toàn bài của giáo sự Trần Huy Bích chiều Chủ Nhật ngày 18 tháng 8 tại Bowers Museum kể lại câu chuyện di cư của Ông và bối cảnh Bắc Việt những ngày tháng 8, 1954.
John Andrew Jackson vừa chào đời đã mang phận nô lệ, và được định sẵn là sẽ dành trọn kiếp sống tủi nhục trên những cánh đồng bông vải ở Nam Carolina. Nhưng, không cúi đầu trước số phận, Jackson đã thoát khỏi cảnh nô dịch, trở thành một diễn giả và văn nhân có ảnh hưởng lớn đến phong trào bãi nô. Ông cũng là nguồn cảm hứng cho tác phẩm kinh điển Uncle Tom's Cabin (Túp Lều của Chú Tom) của Harriet Beecher Stowe, xuất bản năm 1852. Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng về chế độ nô lệ này được nhiều sử gia đánh giá là đã góp phần thúc đẩy cuộc Nội chiến của Hoa Kỳ.
(Little Saigon-VB) - Để đánh dấu 70 năm cuộc di cư Bắc Nam hậu Hội nghị Geneva; và cùng nhìn lại sự kiện Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam dưới thời VNDCCH với tác động, hệ lụy trên cả nước đối với quốc gia, dân tộc Việt, Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt, Trung Tâm Việt Nam ĐH Texas Tech, Trung Tâm Nghiên Cứu Việt-Mỹ ĐH Oregon phối hợp tổ chức Triển Lãm Thảo Luận Cải Cách Ruộng Đất ở Bắc Việt và Cuộc Di Cư 1954: Hai Biến Cố Thay Đổi Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại vào hai ngày: Thứ Bảy, ngày 17 tháng 8: Cải cách ruộng đất và đấu tranh giai cấp ở miền Bắc Việt Nam, 1953-1957; Chủ nhật, ngày 18 tháng 8: Cuộc di cư của gần 1 triệu người từ miền Bắc vào miền Nam năm 1954 tại Bowers Museum 2002 N. Main St, Santa Ana, CA 92706.
Ở Hy Lạp thời cổ đại, Thế vận hội Olympics không chỉ là sự kiện để các vận động viên thể hiện sức mạnh và tài năng, mà còn là dịp để những tâm hồn thi ca tỏa sáng – họ sẽ mang những vầng thơ của mình xướng lên trước đám đông khán giả đang háo hức. Và thời đó, các vận động viên cũng thường cậy nhờ những thi sĩ nổi tiếng sáng tác những bài thơ ca ngợi chiến thắng vinh quang của mình. Sau đó, những bài thơ này sẽ được các dàn hợp xướng biểu diễn trong các buổi lễ long trọng. Có một thời văn-võ đã song hành với nhau như thế.
Kể từ khi thượng nghị sĩ JD Vance được chỉ định làm ứng viên phó tổng thống của Donald Trump, các nhà bình luận đã xem xét lại cuốn hồi ký “Hillbilly Elegy” năm 2016 của Vance để tìm hiểu về bối cảnh chính trị hiện nay của Hoa Kỳ. Tám năm trước, Vance là người không bao giờ chấp nhận Trump (Never-Trumper), từng so sánh chủ nghĩa Trump (Trumpism) với “heroin văn hóa,” trong một bài viết trên tạp chí The Atlantic. Tuy nhiên, cuốn hồi ký của Vance là một tài liệu quan trọng để giải thích tại sao chính trị Hoa Kỳ ngày nay lại chuyển hướng ủng hộ Trump.
Từ khi Julius Caesar lìa đời với câu “Et tu, Brute?” (xin tạm dịch: “Cả ngươi nữa sao, Brutus?”), các vụ ám sát chính trị đã không phải là chuyện gì hiếm có. Nhưng liệu với sự phát triển của xã hội thời hiện đại, số lượng các vụ ám sát chính trị có giảm bớt hay không? Liệu vụ ám sát bất thành cựu Tổng thống Donald Trump có phải là một sự kiện ngoại lệ trong các nền dân chủ hiện đại?
Hình ảnh của súng trường bán tự động AR-15 xuất hiện khắp nơi trong đời sống công cộng của nước Mỹ: các nghị sĩ Cộng hòa đeo những chiếc huy hiệu hình AR-15. Cờ Liên minh bay với hình bóng của một khẩu AR-15 và dòng chữ "come and take it" bên ngoài Điện Capitol trong cuộc bạo loạn ngày 6 tháng 1. Chúng cũng được sử dụng để kêu gọi các biện pháp an toàn súng nghiêm ngặt hơn.Vào thứ Bảy vừa qua, khẩu AR-15 xuất hiện trên chính trường Mỹ theo một cách khác – là vũ khí được sử dụng trong vụ ám sát cựu tổng thống Donald Trump.
Campuchia có kế hoạch xây dựng kênh đào Funan Techo Canal (FTC) dài 180 km (110 dặm) từ thủ đô đến bờ biển trên Vịnh Thái Lan, một dự án trị giá 1,7 tỷ USD nhằm giảm sự phụ thuộc vào việc vận chuyển hàng hóa qua các cảng ở Việt Nam. Nhưng bài phân tích này kết luận rằng kế hoạch FTC không khả thi về mặt tài chính, sẽ có tác động môi trường nghiêm trọng và sẽ làm tình trạng khan hiếm nước ở hai nước hạ lưu thêm khắc nghiệt khi mực nước sông Mekong đã hạ xuống cực kỳ thấp dưới kỷ lục thấp nhiều năm liền rồi. Lập luận của chính phủ Campuchia rằng kênh đào sẽ làm cho vận tải hàng hóa rẻ hơn là điều không thế có, tính toán sơ bộ của tác giả cho thấy cước phí vận chuyển hàng hóa qua kênh này sẽ cao hơn so với qua các cảng ở Việt Nam để đến các nước có Mậu dịch nhiều nhất với Campuchia.
Vào ngày 4 tháng 2 năm 2022, ngay trước khi xâm chiếm Ukraine, Tổng thống Nga Vladimir Putin tới Bắc Kinh, nơi ông và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã ký một văn bản ca ngợi mối quan hệ đối tác “không giới hạn”. Hơn hai năm kể từ ngày đó, Trung Quốc đã từ chối lên án cuộc xâm lược và giúp Nga nhận được trang thiết bị, từ các động cơ máy cho đến máy bay không người lái, những thứ rất quan trọng cho nỗ lực chiến tranh.
Khi đọc truyện cổ thế giới, chúng ta thường gặp một số cổ tích, trong đó chim quạ cũng biết nói, cũng giao tiếp với người. Những chuyện như thế rất là bình thường trong quan điểm Phật giáo, đặc biệt là trong các truyện Bản sinh (Jātaka) ghi lại các kiếp tiền thân của Đức Phật. Tất cả chúng sanh được tin là những vị Phật và Bồ-tát sẽ thành. Nơi đó, chữ “chúng sinh” có nghĩa là người và thú, là chim, khỉ, ngựa, cá, voi, cọp… Quan niệm đó cũng là cội nguồn của hạnh ăn chay, tránh ăn thịt. Thực tế, Đức Phật cho ăn thịt với điều kiện là Tam tịnh nhục: Kinh Jivaka Sutta ghi rằng, “Thịt có ba trường hợp không nên dùng, khi nhìn thấy, nghe thấy hoặc khi nghi ngờ (có một con vật đã bị giết cho mình ăn)…” Về sau, Phật giáo Đại thừa đưa ra quan điểm ăn chay tuyệt đối. Nghĩa là, loài vật với người là bình đẳng, như là chúng sinh.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.