Hôm nay,  

Trí Thức Quốc Nội Phản Đối Việc Csvn Tịch Thu, Đốt Sách

1/23/200200:00:00(View: 4737)
HANOI (VB) - Việc công an bố ráp và đốt 7.6 tấn sách báo, trong đó có nhiều tác phẩm của các nhà bất đồng chính kiến đã gây phẩn nộ cho trí thức cả trong và ngoài nước. Dưới đây là bài viết nhan đề "Một việc làm vô văn hoá vi phạm hiến pháp và luật pháp của Bộ Văn hoá" của Nam Sơn, một cựu chiến binh cũng là một nhà đâú tranh dân chủ đa nguyên nổi tiếng ở Hà Nội. Toàn văn như sau.

Kính gửi:
Bộ Chính trị Đảng CSVN,
Quốc hội Nước CHXHCNVN,
Phủ thủ tướng Nước CHXHCNVN.
Báo Sài Gòn giải phóng ra ngày thứ ba 15-1-2002 số 8815 có đăng một mẩu tin trên trang 7 như sau:
"Thứ trưởng Bộ Văn hoá-Thông tin Phan Khắc Hải vừa ký Quyết định số 12/QĐ-BVHTT về việc thu hồi tiêu hủy một số cuốn sách xuất bản lưu hành trái pháp luật gồm: "Suy tư và ước vọng" của Nguyễn Thanh Giang; "Đối thoại năm 2000 - Đối thoại năm 2001" của Trần Khuê và Nguyễn Thị Thanh Xuân; "Gửi lại trước khi về cội" của Vũ Cao Quận; "Nhật ký rồng rắn" của Trần Độ. Đây là những cuốn sách đã vi phạm Điều 22 của Luật Xuất bản và Điều 7 Nghị định 79/CP. Tại Điều 2 của Quyết định còn nêu rõ: các cơ quan chức năng xem xét và xử lý đối với tác giả các cuốn sách theo quy định của pháp luật".
Năm trước đã tịch thu và tiêu hủy cuốn sách "Chuyện kể năm 2000" của Bùi Ngọc Tấn, dư luận còn chưa lắng dịu thì, năm nay sự việc được lặp lại ở mức độ cao hơn, nhiều hơn, lại còn đe doạ các cơ quan chức năng sẽ xem xét và xử lý các tác giả.
Vậy sang năm thì mức độ còn đến đâu nữa" Và với cứ đà này, thì sự vi phạm về tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, vi phạm những quyền cơ bản của con người ở nước ta sẽ đi tới đâu"
Bộ Văn hoá-Thông tin khi ký quyết định trên không biết có đọc luật pháp nước nhà" Không biết có đọc luật pháp quốc tế"
Xin được nhắc nhở quý vị:
- Điều 69 Hiến pháp nước CHXHCNVN ghi rằng: "Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí; có quyền được thông tin; ......"
- Điều 19 Công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị của con người, mà nước ta đã tham gia ký kết từ 1982 ghi: "Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp vào. Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận; quyền này bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, thu nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý tưởng, không phân biệt ranh giới, hoặc bằng lời nói, hoặc bằng bản viết, bản in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua bất kỳ một phương tiện nào khác tùy sự lựa chọn của họ".
Về 4 cuốn sách trên ("Suy tư và ước vọng"; "Đối thoại năm 2000 và 2001"; "Gửi lại trước khi về cội"; "Nhật ký rồng rắn") chưa phải là xuất bản phẩm, không phải là sách xuất bản. Những tác giả ấy (Nguyễn Thanh Giang; Trần Khuê và Nguyễn Thị Thanh Xuân; Vũ Cao Quận; Trần Độ) không làm công việc xuất bản, nghĩa là không in ra để bán, không có nhà xuất bản đứng tên, không nộp lưu chiểu, không có số lượng in và không đề giá bán ở cuối sách. Thế thì việc dùng luật xuất bản vào đây là trật khớp, là vô nghĩa. Việc ký quyết định số 12/QĐ-BVHTT là trái với pháp luật.
Bộ Văn hoá-Thông tin kết tội những cuốn sách trên vi phạm Điều 22 của Luật Xuất bản và Điều 7 Nghị định 79/CP, là không có sở cứ.
Điều 22 Luật Xuất bản là nghiêm cấm các xuất bản phẩm có nội dung như sau:
1. Chống lại Nhà nước CHXHCNVN, phá hoại khối đoàn kết toàn dân.
2. Tuyên truyền bạo lực, chiến tranh xâm lược...lối sống dâm ô đồi trụy, mê tín dị đoan, phá hoại thuần phong mỹ tục.
3. Tiết lộ bí mật của Đảng, Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh... bí mật đời tư của công dân.
4. Xuyên tạc lịch sử, phủ nhận thành tựu cách mạng, xúc phạm vĩ nhân, anh hùng dân iộc... xúc phạm danh dự nhân phẩm công dân.
Mặc dù những điều nghiêm cấm đây còn nhiều chỗ mơ hồ, từ ngữ còn phải bàn cãi, định nghĩa còn phải xác lập, nhưng cứ chiểu theo nó đi, thì nội dung các cuốn sách kể trên xét ra không vi phạm gì điều 22 luật xuất bản cả. Những ai đã đọc các sách ấy thảy đều thấy rõ như ánh sáng giữa ban ngày vậy.
Tất cả đều là những suy nghĩ tâm huyết như máu nhỏ trên trang giấy của năm tác giả yêu nước trình bày trước hiện tình đất nước chậm phát triển nghèo khổ (Việt Nam là 1 trong 13 nước nghèo nhất hành tinh, bình quân trên dưới 300 đôla/ đầu người/ năm); nhiều tệ nạn xã hội nảy sinh (quan liêu, bè phái, cửa quyền, ma túy, mại dâm và nhất là nạn tham nhũng đã trở thành quốc nạn đang tàn phá đất nước vô phương cứu chữa); sự mất dân chủ trầm trọng trong sinh hoạt xã hội; sự coi thường rẻ rúng tầng lớp trí thức - những tinh hoa của dân tộc - làm nhiều người phải bỏ nước ra đi. Họ lên án những cái xấu, và đề cập, tìm kiếm, bàn bạc những phương thức phát triển đất nước sao cho kịp người và bằng người.
Thế mà những sách của họ bị tịch thu và tiêu hủy là nghĩa làm sao"


Điều 7 của Nghị định 79/CP gồm 5 khoản. Khoản nào cũng buộc phải có giấy phép, phải xin phép, thấp nhất là của Sở Văn hoá-Thông tin hoặc người đứng đầu các cơ quan chủ trì hội nghị, hội thảo, mới được in ấn; nghĩa là trái hẳn với tinh thần của Hiến pháp nước nhà (điều 69) và tinh thần của Công ước quốc tế về quyền con người (điều 19).
Luật con đã làm trái luật mẹ. Nghị định càng trái luật hơn nữa. Nay lại mang cái điều sai trái ấy ra hành tội người dân chân chính. Thế thì chẳng là cửa quyền, là hà hiếp, là cưỡng bức, là trà đạp lên luật pháp, để thế giới người ta kết tội Việt Nam không có nhân quyền, không có dân quyền, chẳng đúng thế sao"
Ông thứ trưởng Phan Khắc Hải, thừa lệnh ai không rõ, ký cái quyết định 12/QĐ-BVHTT, là làm ô nhục cho thanh danh ông ta, là chứng tỏ ông ta chưa hề đọc các cuốn sách đó hoặc đọc mà không hiểu gì cả, cứ nhắm mắt ký bừa vi phạm luật pháp và Hiến pháp, để cộng đồng thế giới lại có chứng cớ chỉ trích chúng ta xâm phạm quyền con người.
Đối thoại năm 2000 và 2001 là những bài viết của hai nhà nghiên cứu Trần Khuê và Nguyễn Thị Thanh Xuân về tình hình đất nước. Hai tác giả này đã chính thức gửi những bài viết của mình lên lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Và đã 2 lần có sự tiếp xúc trao đổi giữa hai tác giả với Ban Tư tưởng Văn hoá và Hội đồng lý luận Trung ương. Thế mà bây giờ lại có lệnh tịch thu là nghĩa làm sao"
Gửi lại trước khi về cội là những bài viết của cựu chiến binh chống Pháp và chống Mỹ Vũ Cao Quận đề cập vấn đề dân chủ gửi lãnh đạo Đảng và Nhà nước. Những bài viết ấy đã được nhiều nơi phôtô truyền tay nhau đọc. Cách đây hàng năm rồi, bây giờ bỗng có lệnh tịch thu.
Suy tư và ước vọng là những bài viết của tiến sĩ địa-vật lý Nguyễn Thanh Giang đề cập đến nhiều vấn đề: kinh tế, giáo dục, văn hoá, công nghiệp, nông nghiệp, dân chủ...Nhiều người đã được đọc. Nay lên vi tính thành sách để lưu lại trong gia đình, tặng bạn bè. Sách làm xong đã lâu, bây giờ cũng bị tịch thu.
Nhật ký rồng rắn của nhà văn lão tướng Trần Độ thì còn ở dạng bản thảo. Việc công an thu giữ bản thảo của ông ở Sài Gòn, đã làm ông Độ uất khí phải đi cấp cứu bệnh viện hút chết. Giới văn nghệ sĩ phẫn nộ lên tiếng. Công an không trả lời được. Nay Bộ Văn hoá ra quyết dịnh tịch thu, tức là hợp pháp hoá một việc làm sai trái của công an. Bản thảo chưa trở thành sách xuất bản, giống như tiền còn trong rương trong hòm, không ai có quyền đụng chạm đến. Từ cổ chí kim chưa thấy một nhà nước nào cho phép tịch thu tiêu hủy bản thảo của nhà văn cả.
Quyền tự do về chính kiến và ngôn luận (Le droit à la liberté d'opinion et d'expression) là quyền cơ bản tối thượng của con người trên thế gian này, đã được Liên hiệp quốc long trọng ghi nhận trong bản Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền (Déclaration universelle des droits de l'homme) mà toàn nhân loại nô nức, hồ hởi, vỗ tay, đón nhận, tuân theo, cách đây hơn nửa thế kỷ (năm 1948).
Chúng ta là nước đã gia nhập tổ chức Liên hiệp quốc, đã ký vào các công ước quốc tế về quyền con người. Chúng ta phải có trách nhiệm tôn trọng những công ước đã ký kết. Nếu luật pháp nước ta có những điều nào, khoản nào, chưa phù hợp với công ước hoặc trái với công ước, thì ta phải sửa lại luật pháp của ta cho phù hợp với công ước đã ký kết. Đó là nguyên tắc buộc phải tuân theo.
Hãy biết sợ dư luận!
Hãy biết sợ bia miệng!
Hãy biết sợ lịch sử!
Lịch sử sẽ phán xét công bằng. Ai đã ra lệnh giết ông Phạm Quỳnh năm 1945 ở Huế" Việc này hồi ấy đã đến tai cụ Hồ. Hồ Chủ tịch đã cảm thương nói: "Kể ra không nên giết một học giả. Nhưng chót làm rồi thì thôi. Còn con cháu người ta, hãy tạo điều kiện để họ không chống lại cách mạng". (Theo tài liệu của nhà văn Sơn Tùng). Ai đã hành hạ anh em Nhân văn-Giai phẩm hồi năm 1957" Ai đã vu khống bỏ tù những đồng chí trung thực bị kết tội "Xét lại- Chống Đảng" năm 1967-1968" Vân vân...và... vân vân...
Đừng nghĩ rằng, đã nắm được quyền hành thì muốn làm gì cũng được. Cho sống được sống, bắt chết phải chết. Tịch thu sách. Tiêu hủy sách. Làn khói đen ngòm khét lẹt đốt sách cùng việc giết hại các nho sĩ thời Tần Thủy Hoàng còn bay mãi tới tận bây giờ.
Việc ký quyết định số 12/QĐ-BVHTT thu hồi và tiêu hủy 4 cuốn sách trên là một việc làm vô văn hóa của Bộ Văn hoá, lại vi phạm Hiến pháp và luật pháp trong bước cũng như luật pháp thế giới.
Đề nghị Bộ Chính trị, Quốc hội, Phủ thủ tướng xem xét lại quyết định thu hồi tiêu hủy sách của Bộ Văn hoá. Nó chỉ làm thành một vết nhơ trong công cuộc chuyển mình đổi mới của đất nước hiện nay. Nó là một chứng lý cho sự chuyên chế, thiếu dân chủ, chà đạp nhân quyền. Nói tóm lại, nó làm nước ta phải đỏ mặt hổ thẹn với các nước trong khu vực và trên trường quốc tế.
Chỉ còn một cách gỡ lại danh dự cho chế độ là, hãy thu hồi cái lệnh thu hồi tiêu hủy sách nhơ nhớp ấy đi. Muộn còn hơn không!
Hà Nội ngày 20 tháng 1 năm 2002
Nam Sơn
Cựu chiến binh

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nước ta có nhiều ngày Tết. Mỗi Tết có một ý nghĩa riêng, có đôi khi theo thói quen của Trung Hoa ngày xưa. Các lễ Tết gồm có: Tết Nguyên Đán ngày Mồng Một tháng Giêng, Tết Hàn Thực vào ngày 3 tháng 3 , Tết Đoan Ngọ ngày 5 tháng 5, Tết Trung Thu ngày 15 tháng 8 và Tết Song Thập ngày 10 tháng 10.
12:05 giờ đêm, từ buổi tiệc Giáng Sinh ở nhà cô bạn thân ra về, một cảm giác ứa nghẹn bất chợt trào lên. Trong khoảnh khắc, tôi thấy mình tắp xe vào bờ đường xa lộ, rồi không thể tự kiềm chế, từng cơn nấc ào đến, nước mắt ràn rụa, tôi khóc như thể vừa hay tin người thân yêu nhất mới qua đời. Cơn òa vỡ đầu tiên này xảy ra vào một đêm cuối tháng 12, khi tôi ở tuổi 46. Thật ra, nhiều ngày, tháng trước đó, mọi giác quan trong người đã phát ra nhiều tín hiệu cảnh báo về một cơn chấn động kéo theo những hoang mang, những trăn trở về ý nghĩa, lẽ sống… Nhưng bận rộn với việc chứng minh bản thân qua nhiều vai trò, trái tim tôi không có chỗ cho cảm xúc lạ, cái đầu coi thường khái niệm “midlife crisis”.
Từ thời xa xưa, con người đã ngước nhìn bầu trời đêm với sự ngưỡng mộ và tò mò. Những ánh sáng lấp lánh trên nền trời đen thẳm không chỉ đóng vai trò như la bàn và lịch, mà còn là nguồn cảm hứng cho thơ ca và nghệ thuật, cho những câu chuyện về các vị thần. Nhưng vào năm 1925, mối quan hệ của con người và những vì sao đã có một bước ngoặt lịch sử. Một nữ khoa học gia trẻ tuổi đã khám phá ra rằng các ngôi sao không phải là những vật thể giống Địa cầu, mà chủ yếu được cấu tạo từ hydro và heli, hai nguyên tố nhẹ và đơn giản nhất trong vũ trụ. Nữ khoa học gia tài năng này tên là Cecilia Payne, 24 tuổi. Phát hiện mới của bà đã đặt nền móng cho ngành vật lý thiên văn học về thiên thể và thay đổi hiểu biết của chúng ta về vũ trụ.
“Đó là sự thật, đó là sự thật”, tiếng kêu gào trong vụ “nhà thơ hiếp nhà thơ” ở Việt Nam, cơ hồ, cũng là tên của vở kịch It’s True, It’s True, It’s True tại Anh, là tiếng thét gào đau đớn của Artemisia Gentileschi trước tòa, trong vụ “họa sĩ hiếp họa sĩ” tại Ý vào thế kỷ 17. [1] Hai vụ, trên hai vùng đất và ở hai thời kỳ hoàn toàn khác nhau, cách xa hơn bốn thế kỷ, nhưng rất gần nhau ở thế cách xã hội đối xử với những nạn nhân mà, nói gọn, là “văn hóa hiếp dâm”: sau khi bị hãm hiếp về thể chất như một phụ nữ, nạn nhân còn tiếp tục bị hãm hiếp về mặt tinh thần như một công dân hay một thành viên của cộng đồng.
Tấm bảng treo trước cửa văn phòng số H-1127 trong tòa nhà Longworth House Office Building dành cho các dân biểu liên bang Quốc Hội khóa 119 vừa gắn tên một người gốc Việt, Derek T. Tran – California. Đó là kết quả của cuộc đua nghẹt thở giữa một cựu quân nhân, luật sư gốc Việt và một dân cử đương nhiệm của địa hạt 45, California. Luật sư Derek Trần đã kết thúc cuộc đua bằng buổi tuyên thệ tại Capitol Hill chiều Thứ Sáu 3/1/2025, cũng là ngày Quốc Hội bầu chủ tịch Hạ Viện mới.
Mùa xuân mang lại nhiều thay đổi. Thay đổi của đất trời và của cả lòng người. Tuyết tan đi và mưa lũ ngừng rơi trên ngàn lá. Lộc non đâm chồi. Trăm sắc hoa đua nhau nở rộ. Chào đón tết. Tết không riêng ở sự thay đổi khí hậu. Tết đem mưa dịu, gió hòa mang hơi ấm mùa xuân. Mùa hy vọng trở về. Hy vọng một năm mới an vui hơn… theo sự tuần hoàn của vũ trụ, nghĩa là xuân đến, xuân lại về, xuân về theo lời mời gọi và chào đón của nhân sinh. Xuân về phơi phới, vui và hy vọng, kể từ đầu tháng chạp (12) tới đầu tháng giêng (1/2025) con rồng hình ảnh cao to, vĩ đại và mang nhiều biểu tượng thiêng liêng, tưởng tượng, mơ hồ đến có lúc như thần thoại mơ hồ, dị đoan.
Cựu Tổng thống Jimmy Carter vừa qua đời hôm 29/12/2024, hưởng thọ 100 tuổi. Hai năm qua ông trong tình trạng sức khoẻ yếu và được gia đình chăm sóc. Phu nhân của ông là bà Rosalyn Carter đã mất ngày 19/11/2023. Jimmy Carter là tổng thống thứ 39, lãnh đạo Hoa Kỳ từ 1977 đến 1981.
Từ thời xa xưa, con người đã tìm cách phát hiện sự gian dối thông qua các phản ứng sinh lý của cơ thể. Ở TQ cổ đại, nghi phạm sẽ bị ép ngậm một miệng đầy gạo sống trong khi thẩm vấn, sau đó phải há miệng để kiểm tra. Nếu gạo trong miệng vẫn còn khô, thì tức là do miệng của nghi phạm bị khô, có thể là do căng thẳng, lo sợ – một dấu hiệu của tội lỗi. Trong một số trường hợp, dấu hiệu này đủ để dẫn đến án tử hình. Quan niệm rằng việc nói dối có thể gây ra những phản ứng vật lý có thể quan sát được đã tồn tại trong suốt nhiều thế kỷ. Vào những năm 1920, khi Hoa Kỳ phải đối mặt với làn sóng tội phạm bùng nổ trong thời kỳ Cấm đoán (Prohibition). Trong thời kỳ này, các băng nhóm tội phạm buôn lậu rượu mọc lên như nấm sau mưa, chỉ riêng Chicago đã có 1,300 băng đảng. Một khoa học gia tin rằng mình đã tìm ra phương pháp khoa học để phát hiện kẻ nói dối
Vào tháng Tư năm nay, một nhóm các khoa học gia và kỹ sư đã thực hiện một chuyến bay trên vùng trời phía bắc Greenland để thử nghiệm tính năng của một thiết bị radar tiên tiến. Khi đang cách Căn cứ Không gian Pituffik khoảng 150 dặm về phía đông, Chad Greene, khoa học gia thuộc phòng thí nghiệm Jet Propulsion Laboratory (JPL) của NASA, đã chụp lại hình ảnh của vùng tuyết mênh mông, trắng xóa bên dưới. Cùng lúc đó, radar phát hiện điều bất thường ẩn bên dưới lớp băng: một căn cứ quân sự từ thời Chiến tranh Lạnh đã bị bỏ hoang, được gọi là Camp Century.
Ngày này năm 1943 - Tướng Dwight D. Eisenhower được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh Lực lượng viễn chinh Đồng minh chuẩn bị cho Ngày D-Day Chiến dịch Overlord, hay Cuộc tập trận Hornpipe, là mật danh của Trận Normandie, một chiến dịch quân sự quy mô lớn của quân đội Đồng Minh tại miền Bắc nước Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Overlord được mở màn vào ngày 6 tháng 6 năm 1944 bằng các cuộc đổ bộ lớn vào các bãi biển ở vùng Normandie, có mật danh là Chiến dịch Neptune (Ngày D). Đây là chiến dịch tấn công từ biển vào đất liền lớn nhất trong lịch sử, với sự góp mặt của hơn 1.200 máy bay, hơn 5.000 tàu chiến các loại và gần 160.000 binh lính Đồng Minh tham gia đổ bộ trong ngày đầu tiên, tức ngày 6 tháng 6 năm 1944, và có hơn 2.000.000 binh lính Đồng Minh đã có mặt tại Pháp tính đến thời điểm cuối tháng 8 năm 1944.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.