Hôm nay,  

Tro Cốt Của Chủ Nghĩa Toàn Trị (3, Kỳ Chót)

12/04/200100:00:00(Xem: 4635)
Elena Bonner

Cuộc chiến Chechnya lần thứ nhì, là do kẻ kế vị đệ nhất tổng thống Nga cần tới. Cuộc tấn công, không thể nào giải thích nổi, vào Dagestan của hai người cầm đầu du kích quân đặt bản doanh tại Chechnya, và quan trọng hơn, những vụ nổ nhà cửa, bin-đinh tại những đô thị Nga, gây thương tích cho hàng trăm người – những biến cố trên đã đưa đến chuyện cả nước hỗ trợ cuộc chiến, nâng cao thế giá cho Putin, và một cuộc bầu cử chắc ăn. (Tôi không hiểu trách nhiệm những vụ nổ là do ai, nhưng nói theo kiểu “suy bụng ta ra bụng người”, chúng giống vụ cháy toà nhà quốc hội Đức, Reichstag). Tới đây, cuộc chiến Chechnya có một cái tên gọi mới, nghe kêu bong bong: “cuộc chiến chống lại khủng bố quốc tế”. Những quốc gia Tây phương chấp nhận cái tên này (hoặc nói ra như vậy); họ cũng làm một cuộc trình diễn bảo vệ nhân quyền, bằng cách thông qua những giải pháp không ép buộc, phơi ra những sự độc ác tàn nhẫn xẩy ra ở Chechnya, tại Hội đồng Âu châu, hay ở những diễn đàn tương tự như vậy. Nhưng có vẻ họ đang chờ đợi, rằng một “giải pháp chót” sẽ xẩy ra!

Tôi nhận ra một điều, tôi đang nói bằng những từ ngữ nguy hiểm. Nhưng làm sao khác được hở Trời, làm sao không nhắc tới những vụ dội bom chết chóc, những vụ tiếp tục tàn sát người dân Chechnya, cũng như những trại giam, những con số không thể đếm được xác chết trẻ con, đàn bà, người già cả, hàng ngàn ngàn dân tị nạn giữa trời, trong những căn lều. Nếu đây không phải là diệt chủng, thì nó là cái gì" Nước Nga đã mất theo cùng với hai cuộc chiến, nền dân chủ sơ sinh của nó.

Trước hai cuộc chiến Chechnya, có cuộc chiến Afghanistan. Do Liên bang Xô viết phát động, và một khi rút ra khỏi, đã làm như chẳng mắc mớ gì tới nó. Nhưng cho tới bây giờ, những ngọn lửa do Liên bang Xô viết gây nên, vẫn bừng bừng cơn giận dữ ở đó. Cùng lúc, Liên bang Xô viết đã cho dựng cột đồng, đời đời ghi danh phần đóng góp của nó trong cuộc chiến này. Tất cả mọi người tại Nga, và tại những xứ sở thuộc cựu Liên Bang Xô viết, đã chiến đấu tại Afganistan, đều nhận được mề đay, trên khắc những dòng chữ: “Xin người chiến sĩ quốc tế nhận nơi đây lòng biết của nhân dân Afghanistan.” Lời dối trá ghi trên tấm huy chương là một sự sỉ nhục đối với một vùng đất bị xám đen vì lửa đạn, đối với một triệu rưỡi người tị nạn, và hàng trăm ngàn người đã chết. Biết ơn, vì cái gì cơ chứ"

Kể làm sao cho xiết, và làm sao có thể chịu đựng nổi, biết bao lời gạt gẫm, và giả trá, đã rót vào đầu óc nhân dân, trong những năm xẩy ra những cuộc chiến kể trên. Và cũng phải nhắc tới những tai họa khác (vụ nổ nhà máy nguyên tử Chernobyl, động đất ở Neftyugansk, vụ nổ tầu ngầm nguyên tử Kursk). Cùng lúc đó, chúng ta tiếp tục nghe những lời dối trá của nhà nước, và chúng làm nhớ tới những lời dối trá tại Liên bang Xô viết thời kỳ Stalin và hậu-Stalin. Sự thực làm sao có thể đối đầu với cả một khối sừng sững những dối trá như vậy" Một lần, có một bạn trẻ đã nói với tôi về Mùa Xuân Prague: “Đấy là do tụi Tiệp tấn công chúng mình!”

Được nuôi dưỡng dậy dỗ bằng những lời dối trá như thế, làm sao một xã hội có thể trưởng thành và nắm lấy trách nhiệm của nó" Một xã hội non trẻ với tất cả những ngu ngơ dại khờ của nó - cần tới một người lãnh đạo, và những người làm theo gương người lãnh đạo - rất dễ nổi sùng, sẵn sàng “rửa nhục”, dối trá và tin tưởng cùng một lúc. Trong văn chương, [nhà văn người Anh, Nobel văn chương] William Golding đã diễn tả điều này ở trong cuốn “Lord of the Flies”. Những người cảm nhận ra sự giả trá trong xã hội Xô viết, do trực giác, họ đã chạy trốn những lời dối trá về nhân văn, bằng cách lựa chọn những nghề nghiệp cụ thể, thiết thực, trở thành kỹ sư, bác sĩ, nhạc sĩ. Và khi có dịp, rất nhiều người đã bỏ đi. Mẹ tôi, một công nhân chuyên môn ở trong Đảng, đã trở về vào năm 1933 để nghiên cứu về ngành kiến trúc. Vậy mà cũng không thoát được khủng bố. Bị bắt năm 1937, bà thiết kế công trình những trại giam, những hàng rào kẽm gai… và cùng với những bạn tù, họ đã xây dựng chúng.

Với sự sụp đổ của chế độ toàn trị – với cái chết của Stalin, bài diễn văn của Khrushchev, thời kỳ Băng Tan, và “shestidesyatniki”, những phong trào tự do thập niên 1960 – tới thời đại của những người ly khai. Trong số họ, có rất nhiều những nhà vật lý, toán học, kỹ sư, sinh hoá học, và hầu như không có những sử gia hay triết gia. Những những người ly khai chỉ là một dúm, chỉ vài trăm người trong một xứ sở mà dân số đã trên một phần sáu cư dân của trái đất. Thật khó mà nói, họ có được một quan điểm mang tính triết học rõ rệt; nhưng sự sáng suốt, nếu nói về viễn ảnh của họ, thật khác biệt, so với viễn ảnh của hàng triệu triệu con người khác. Điều này đem sức mạnh đến cho họ, để xổ toẹt những lời dối trá, gìn giữ lòng tự trọng, [bởi vì] nếu không có nó, sẽ chẳng thể nào có sự kính trọng tha nhân, và cuộc sống, và có thể, sau cùng, điều này sẽ đem đến cơ may hạnh phúc. Tại sao có quá ít những con người biết được hạnh phúc nghĩa là gì nhỉ" Người ta nói tới lương tâm. Nhưng [nếu như thế] lương tâm lại là một món gì cực kỳ cao giá, và chỉ dành riêng cho một ít người. Với hầu hết những con người còn lại, nó chỉ là cơn mộng cuồng, và như lịch sử cho thấy, nó rất dễ bị ném vào thùng rác.

Trong bản dự thảo hiến pháp Xô viết, Sakharov viết: “Mục đích của những dân tộc nằm trong Liên bang Xô viết và những chính quyền của họ, đó là một cuộc sống hạnh phúc, tràn đầy ý nghĩa, tự do về tinh thần và vật chất, khỏe mạnh, và bình an”. Tôi không biết mục đích của nhà cầm quyền Nga bây giờ. Nhưng trong những thập niên sau Sakharov, người dân Nga chẳng tăng thêm được một tí hạnh phúc nào, cho dù Sakharov đã làm đủ mọi điều mà ông có thể làm để hướng xứ sở về phía con đường đưa tới mục đích kể trên. Riêng ông, ông đã sống một cuộc đời đáng sống, và hạnh phúc.

Hannah Arendt đã may mắn sinh ra là một người Do Thái, điều này giúp bà có những chọn lựa đúng tại Đức vào thập niên 1920 và 1930. Bà có may mắn được biết tình yêu là gì, và làm luận án của bà về Thánh Augustine và về tình yêu. Trong nghiên cứu của bà về cuộc sống của nhà trí thức Do Thái thế kỷ 18, Rahel Varnhagen, bà có thể tìm ra những đồng điệu với cuộc sống của chính bà, và viết một cuốn sách đem đến ý nghĩa cho phụ nữ thời đại của chúng ta. Vào năm 1950, bà đã có can đảm viết về sự tương tự giữa hai chế độ giết người, trong khi hầu hết những trí thức Tây phương bưng chặt tai, khi thoáng nghe bất cứ ai nhắc tới sự khủng bố của Stalin. Như Orpheus xuống vương quốc của người chết, vì tình yêu Eurydice, Hannah Arendt đã lặn lội vào trong mớ tài liệu lịch sử và chính trị, làm bật ra nỗi kinh hoàng lớn lao, và để lại cho chúng ta cuốn sách của bà “Những nguồn gốc của chủ nghĩa toàn trị”: như là một bài học, và một lời cảnh cáo.

Nhân loại, ở bậc thềm thiên niên kỷ mới mẻ, sẽ lưu tâm tới lời cảnh cáo đó" Đây là một câu hỏi cho những ngày như thế này. Andrei Sakharov viết: “Tương lai có thể tuyệt vời, nhưng có thể cũng chẳng có tương lai gì ráo trọi. Điều này tuỳ thuộc vào chúng ta.”

Jennifer Tran chuyển ngữ

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tờ Tuần báo The Economist của Anh quốc xuất bản tại Luân Đôn số ngày 5-11/8/2006 có bài: “Vietnam: Good morning at last ” (tôi phóng dịch sau đây với nhan đề: Việt Nam trên đường phát triển) ghi nhận sự phát triển sáng sủa của nền kinh tế Việt Nam trên nhiều lĩnh vực. Bức tranh sáng chứng tỏ hai điều: Nói về đất nước
Tôi sinh truởng ở miền Nam lớn lên theo cuộc chiến, tôi biết Hà Nội qua sách vở, báo chí. Trong chiến tranh tôi nhìn về phương Bắc như một kẻ thù cần phải tiêu diệt, mộng ước của chúng tôi phải đặt chân lên Hà Nội bằng đôi giầy "sô". Nhưng những điều đó chỉ là một ảo tưởng. Kết thúc cuộc chiến 20 năm
Tháp Eiffel rất đẹp, rất đặc biệt, rất Paris. Tôi chỉ biết đồng ý với các bạn tôi từ Cali qua thăm viếng Paris. Viếng Paris hay viếng tháp Eiffel" Tôi nhìn cái tháp đen xì ấy đã hơn năm chục năm nay, nên không cò gì thương ghét đặc biệt. Có thể không có nó thì Paris rất thiếu thốn" Nhưng người dân
“Một vai cõng Mẹ, một vai cõng Cha, suốt trăm năm cũng không trả đủ ơn nghĩa sinh thành”. Câu này để nói lên ơn Cha Mẹ như trời biển. Nhưng dù có nói đến thế thì trăm năm cũng còn giới hạn thời gian, trời biển cũng còn giới hạn không gian
Ai cũng biết Bình Thuận-Phan Thiết từ ngày thành lập đến nay, phần lớn gắn liền với cuộc sống miền biển. Do trên khi những ngư dân đầu tiên đến lập nghiệp, dựng làng, đều không quên những vị tiên hiền, những người đã có công tạo lập và hình thành phát triển nơi dung thần mới. Ðình làng
Tôi ngồi một mình, ngoài vườn đêm. Trời không trăng, không sao. Không gian sẫm tối, im lìm và tĩnh lặng. Bỗng nhiên, tôi nghe thấy tiếng vỗ cánh vội vã của con chim lạc đàn, về muộn, tiếng dế hát bản nhạc buồn dưới bụi cỏ ẩm sương đêm. Chỉ có thế thôi nhưng cánh chim về muộn, tiếng dế hát bản nhạc buồn dưới bụi cỏ ẩm
Tôi trở về Phan Thiết sau ngày ngưng bắn. Tình ra đã xa quê hương hơn mười mấy năm trường, bởi kiếp lính nổi trôi vô định. Trong thời gian đó, thỉnh thoảng có quay về thăm quê nhưng cũng chẳng qua chỉ như một người khách lạ, vì dăm ba ngày phép, chỉ đủ vui say với đám bạn bè tuổi nhỏ
Cuộc chiến tranh Trung Đông bùng nổ trở lại ngày 12/7/2006 làm cho thế giới hết sức lo âu giữa một mùa hè nóng gắt chưa từng thấy. Nhiều người lo ngại cuộc tấn công của Do Thái vào nam Liban để dẹp đoàn dân quân Hezbollah sẽ kéo theo, trước hết các nước Trung Đông, sau đó là các
Trong xã hội văn minh, dân chủ, quyền mưu cầu hạnh phúc và quyền tự do đi lại là một trong nhiều quyền mà bất kỳ một chính phủ của đảng phái nào cũng phải thể hiện trong văn bản hiến pháp và tuyệt đối tôn trọng. Tại Việt Nam quyền ấy cũng đã có trong hiến pháp, nhưng không phải ai cũng hưởng được. Tôi là Phạm Bá Hải
Nếu nghe tiếng bom rơi đạn réo, người ta thấy như tình hình Trung Đông không có tiến triển, giao tranh vẫn tiếp tục và còn ác liệt hơn từng ngày. Nhưng nếu nghe lời phát biểu của những người trong cuộc, tình hình sẽ phải sớm có biến chuyển. Đầu tiên là Ngoại trưởng Hoa Kỳ Condoleezza Rice tuyên bố rằng Trung Đông
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.