Hôm nay,  

Các Cựu Bộ Đội Lão Thành Hỏi Tội Csvn Cắt Đất

06/03/200200:00:00(Xem: 3816)
HANOI (VB) - Trong bài viết "Ý kiến người dân: Yêu cầu Bộ Ngoại giao trả lời minh bạch trước Dân!" gửi ra hải ngoại, cựu đảng viên lãnh thành Vũ Cao Quận, và hiện nay là 1 trong những người đòi hỏi dân chủ đa nguyên, đã họi tội Đảng CSVN về tội cắt đất, dân biển cho đàn anh phương Bắc. Ông Vũ Cao Quận viết bài này còn là nhân danh nhiều cựu bộ đội lão thành.

Bài viết như sau.

Báo Hà Nội mới số 11855 ngày 6-2-2002 đăng trả lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao bà Phan Thúy Thanh về việc ký hiệp định biên giới Việt Nam-Trung Quốc là "thoả đáng và công bằng đối với cả hai bên".

Chúng tôi là những người dân, lấy quyền làm chủ đất nước theo quy định của Hiến pháp, xin được nêu thắc mắc và chất vấn Bộ Ngoại giao mấy việc sau:

1). Từ lịch sử lâu đời chúng ta vẫn thường nói và viết: "Nước Việt Nam liền một dải, từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu".

Ải Nam Quan là biên giới giữa ta và Trung Quốc. Nó có thể coi là một cột mốc khổng lồ phân định đất đai trong lịch sử giữa hai nước luôn luôn có những cuộc chiến tranh với nhau. Xa xưa nó có tên là Trấn Nam Quan, thời Mao Trạch Đông với cụ Hồ đổi là Mục Nam Quan cho có vẻ hoà mục thân ái giữa những người cộng sản. Rồi lại gọi là Hữu Nghị Quan cho ý nghĩa được rõ ràng hơn. Sau cuộc chiến biên giới năm 1979 các đồng chí cộng sản Trung Quốc "dạy cho Việt Nam một bài học" đến nay, không còn ai gọi Mục Nam Quan nữa mà trở lại tên trước đây là ải Nam Quan.

Ở đấy có câu chuyện Nguyễn Trãi tiễn Phi Khanh. Hai cha con ôm nhau khóc. Phi Khanh bảo con trở về rửa nhục cho nước. Nước mắt chảy thành một con suối nhỏ trên vạt đất lõm trước cửa ải.

Thời chống Mỹ giải phóng miền Nam ta có nhờ Trung Quốc sang giúp làm đường. Không biết thế nào mà cột mốc biên giới bị di chuyển, lấn sâu đến 5 kilômét về phía Đồng Đăng. Việc này làm xôn xao dư luận một thời. Đứng ở cái vạch trắng kẻ ngang đường của cây số 0 kilômét bây giờ, nhìn lên không thấy ải Nam Quan đâu cả. Nhà cửa Trung Quốc xây chắn mất. Vạt đất có suối Phi Khanh đã thuộc về Trung Quốc.

Để mất một khu vực mang tính lịch sử như vậy, mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao dám nói là "thoả đáng và công bằng" ư "

2). Thác Bản Giốc trên Cao Bằng là cảnh đẹp có tiếng của ta. Đã được chụp ảnh, vẽ tranh, triển lãm trong nước và trên thế giới. Cảnh đẹp Bản Giốc đã in sâu vào trong tâm khảm mọi người Việt Nam. Sao bây giờ lại để mất về bên Trung Quốc " Như thế thì "thoả đáng và công bằng" ở chỗ nào "

3). Hang Pắc Bó trước đây ở cách biên giới khá xa. Sao bây giờ lại bị sát vào biên giới " Đất đai bị mất như vậy mà gọi là "thoả đáng và công bằng" ư "

Tin dò rỉ từ bản hiệp định lộ ra, ta bị mất 720 kilômét vuông, một tin khác là 789 kilômét vuông. Rồi những lý do được tung ra nhằm xoa dịu: "Có chỗ họ lấn ta. Có chỗ ta lấn họ" hoặc "Ta yếu phải chịu lép với họ để đổi lấy hoà bình", "Nếu không thì đánh nhau ư " Ta không đủ sức." ....vv....

Chao ôi! Người cộng sản chúng ta lâu nay vẫn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, mà đến bây giờ lại để mất đất đai cho ngoại bang. Thế là chúng ta có tội với tổ tiên. Có tội với lịch sử. Có tội với hàng triệu triệu liệt sĩ đã ngã xuống cho công cuộc giải phóng tổ quốc bảo vệ non sông. Thế mà lại còn dám nói là "thoả đáng và công bằng" ư " Thử hỏi, trong lịch sử Việt Nam, có triều đại nào để mất đất đai như chúng ta không"

Ý kiến của người dân chúng tôi là:

a). Yêu cầu Bộ Ngoại giao cho công bố nội dung hiệp định biên giới Việt Nam -Trung Quốc, kèm sơ đồ cụ thể trên thông tin báo chí cho toàn dân được biết (cả sơ đồ biên giới đã ký trước đây giữa Pháp và Mãn Thanh năm 1887 và 1895). Đây không phải là điều gì bí mật quốc gia mà phải giấu giấu giếm giếm. Đất đai của tổ quốc cần được công khai. Mọi người cần phải được biết.

b). Việc ký kết hiệp định biên giới Việt Nam -Trung Quốc là việc quan trọng, cần phải được Quốc hội bàn bạc và thảo luận, nếu cần thì trưng cầu dân ý. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ còn đưa ra Quốc hội bàn bạc, thảo luận và bỏ phiếu thông qua, thì hiệp định biên giới Việt Nam -Trung Quốc không thể chỉ có Thường vụ Quốc hội thông qua là được. Làm ăn kiểu đi đêm lén lút như thế thật đáng chê trách.

Chiểu theo các điều 12, 13, 14 về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội đã được ghi nhận trong Hiến pháp "phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế đã ký", người dân chúng tôi yêu cầu Quốc hội hãy thực thi nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Cho ngừng việc đóng cột mốc biên giới, buộc phải đưa hiệp định ra Quốc hội thảo luận và cần nữa thì trưng cầu ý kiến của toàn dân.

c). Việc ký hiệp định về biển với Trung Quốc, nghe nói bên ta để thiệt 10% diện tích biển so với hiệp định Pháp đã ký với Mãn Thanh (trước kia ta 64%, Trung Quốc 36% ; bây giờ ta 53%, Trung Quốc 47%). Việc thực hư như thế nào, yêu cầu phải công bố trên thông tin đại chúng cho toàn dân biết. Quốc hội phải được bàn bạc, thảo luận và bỏ phiếu về việc này.

Vua Lê Thánh tông nói: "Để mất một tấc đất là có trọng tội với tổ tiên". Rất mong những người cộng sản cầm quyền ngày nay hãy noi gương các triều đại trước, không thể để mất đất như thế được.

Ai phải chịu trách nhiệm về việc mất đất này" Tất nhiên người ký là ông chủ tịch nước Trần Đức Lương, cùng ông cựu tổng bí thư Lê Khả Phiêu người đã chỉ đạo việc ký kết trong cuộc đi lén sang Trung Quốc gặp Giang Trạch Dân do Tổng cục II bố trí mà Bộ Chính trị không được biết. Ông Phiêu đã bị mắc mỹ nhân kế Trung Quốc, vì ông này vốn tính đa dâm. Thật đáng buồn cho đất nước! Nhưng hai người nữa cũng phải chịu trách nhiệm về việc này, là ông Đỗ Mười tổng bí thư khoá VII và nửa nhiệm kỳ khoá VIII, cùng ông Lê Đức Anh chủ tịch nước phụ trách quốc phòng an ninh đầy quyền lực trước đây. Ông Anh bị ốm sắp chết, bệnh viện 108 đã chịu bó tay, Trung Quốc cử chuyên gia sang cứu chữa, giữ lại mạng sống cho ông Lê Đức Anh. Ơn cao tày núi như vậy thì ông Lê Đức Anh phải tìm cách báo đền. Hai ông này đã chỉ đạo vấn đề biên giới và là hai nhân vật phải chịu trách nhiệm về khâu thứ nhất của cái hiệp định mất đất đai đáng nhục nhã hổ thẹn này.

Lịch sử rất công minh. Lịch sử sẽ phán xét. Ai vì dân vì nước, ai chỉ vì nồi cơm và chiếc ghế của mình. Ca dao cũ có câu:

Yêu dân, dân lập đền thờ
Hại dân, dân đái ngập mồ thối thây.

Bộ Ngoại giao hãy trả lời minh bạch trước dân, hãy trung thực với sự thật, đừng có chơi trò chữ nghĩa xảo ngôn lừa bịp mọi người rằng: "Hiệp định biên giới Việt Nam -Trung Quốc là công bằng và thoả đáng đối với cả hai bên". Ca dao mới đã lưu truyền câu:

Hoan hô cộng sản Việt Nam
Cuối đời bán cả giang san nước nhà !

Những người Việt Nam có lương tri không chua xót sao! Không phẫn nộ sao!

Hà Nội ngày 20 tháng 2 năm 2002
Đoàn Nam Hải (thay mặt một số các lão thành cách mạng, các cựu chiến binh của TW và Hà Nội).

Nơi gửi:
- Các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước,
- Bộ ngoại giao,
- Các cơ quan truyền thông và báo chí

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trang trí lễ giáng sinh hoàn tất - cây thông được cắt tỉa gọn gàng, những chiếc tất treo lủng lẳng trên bệ lò sưởi và—khoan đã, cái cây có quả màu trắng treo lủng lẳng trên trần kia là gì vậy? Tại sao mọi người lại trở nên tình tứ khi đứng dưới nó? Cây Mistletoe (hay cây tầm gửi), một loài cây ký sinh, thực sự đã quen với việc "lơ lửng" trên không trung vì trong tự nhiên, nó chỉ mọc trên các cành cây khác, hay lủng lẳng treo gửi thân mình cho cây khác. Loài cây này từ lâu đã gắn liền với sức mạnh huyền bí: Trong thần thoại Bắc Âu, thần Balder bị giết nhầm bởi một mũi tên làm từ tầm gửi—sau đó, loài cây này trở thành biểu tượng cho tình yêu bất diệt của người mẹ đau buồn.
Năm 2024 chào đón hàng loạt phát hiện thú vị trong nhiều lĩnh vực khoa học, không chỉ trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) và điện toán mà còn trong các lĩnh vực sinh học và y tế. Sau đây là bảy thành tựu y tế nổi bật trong năm nay, phản ánh những tiến bộ vượt bậc trong lĩnh vực y học, đem lại hy vọng cho hàng triệu người trên khắp thế giới.
Còn vài tuần nữa, chúng ta sẽ kết thúc năm dương lịch, 2024. Một năm đủ dài để chúng ta không thể nhớ nổi những chuyện quan trọng đã xảy ra hoặc nhớ một cách lẫn lộn, mơ hồ. “Hôm qua chỉ là ký ức của hôm nay, và ngày mai là giấc mơ.” Nhà thơ Khalil Gibran đã nói. 2024 trờ thành lý ức và 2025 tiến hành giấc mơ. Không có quá khứ thì không có tương lai, vì vậy, hãy sử dụng trải nghiệm những vui buồn năm 2024 để tạo thực tế hơn một giấc mơ 2025 phong phú. Trong lãnh vực cộng đồng, đối với người Việt tại Mỹ, có lẽ cuộc tranh cử tổng thống vừa qua là chuyện ảnh hưởng nhiều nhất. Cựu tổng thống Trump đắc cử, kéo theo bao nhiêu hân hoan, sung sướng của nhóm người Việt phò Trump, và tạo ảm đạm, buồn bã cho nhóm người Việt chống Trump. Một hậu quả rõ rệt là phò Trump, chống Trump đã gây xáo trộn tâm lý và tình cảm cho một số người quá khích. Giận nhau, ghét nhau, bỏ nhau, gạt chân, thúc cùi chỏ, vân vân, không chỉ người ngoài đường mà còn ra tay với người nhà, với bà con thân thuộc.
Nếu nghĩ về năm 2024 là một năm “rất thanh nhã, lịch lãm” quý vị không hề đơn độc. Dictionary.com vừa công bố từ “demure” là từ của năm (word of the year) 2024; sự lựa chọn này chủ yếu được ảnh hưởng từ một đoạn clip nổi tiếng trên mạng xã hội do người dùng TikTok ở Hoa Kỳ Jools Lebron tạo ra. Vào đầu tháng 8, Lebron, một phụ nữ chuyển giới và là nhà sáng tạo nội dung (content creator) đến từ Chicago, đăng tải một đoạn clip ngắn ghi lại cảnh cô ngồi trong xe và nói về cách trang điểm của mình trước khi đi làm. Trong clip, cô nói: “Quý vị thấy cách tôi trang điểm đi làm không? Rất từ tốn, rất đơn giản... Tôi không tô vẽ lòe loẹt. Không làm gì quá lố. Quý vị thấy tôi thanh nhã, lịch lãm không? Cách tôi đến buổi phỏng vấn cũng chính là cách tôi đi làm.”
Ngày 19 tháng 11: - 1863: Diễn văn Gettysburg huyền thoại của Abraham Lincoln: “Lincoln đã làm cuộc Cách mạng, đem lại cho nhân dân một quá khứ mới để sống từ đó, và quá khứ này sẽ thay đổi tương lai một cách vĩnh cửu” như nhà sử học Garry Wills viết. Bài diễn văn có sức tái tạo lại đất nước sau cuộc nội chiến tàn phá nhất trong lịch sử Mỹ. Bài diễn văn toát lên tinh thần trách nhiệm cao cả nhất của tất cả những người còn sống đối với sự nghiệp tự do của dân tộc mà vì nó biết bao chiến sĩ đã ngã xuống; khẳng định lại lý tưởng tự do, bình đẳng đã được khắc ghi trong bản Tuyên Ngôn Độc lập của Hoa Kỳ, của tinh thần Jefferson, như những chân lý bất di bất dịch, và khẳng định tinh thần trách nhiệm của mọi công dân bảo vệ và vun đắp lý tưởng đó. - 1493: Cristoforo Colombo đổ bộ lên hòn đảo mà ông đặt tên là San Juan Bautista, ngày nay là Puerto Rico. - 1969: Những bản tin đầu tiên xuất hiện rằng quân đội Mỹ ở Việt Nam đã thảm sát thường dân ở Làng Mỹ Lai vào tháng 3 năm 1969.
Nếu bạn quan tâm về những gì mình viết trên facebook, blog, diễn đàn, trang nhà, email, vân vân, nên tự cảm nhận hiệu quả của viết lách và kể chuyện của bản thân như thế nào? Quá trình “Vận chuyển tường thuật” trong thế giới điện tử trực tuyến là một trong vấn đề xã hội và cá nhân đáng chú trọng.Kể chuyện thế kỷ 21 Những tiến bộ trong công nghệ đã giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận kiến thức gián tiếp mà chúng ta mong muốn về thế giới (Greenfield 2015; Harris và Sanborn 2013). Kể chuyện trong thế kỷ 21 đã phát triển khi mọi người tìm ra những cách mới để ghi lại, chia sẻ và tiêu thụ các câu chuyện: trò chơi, trải nghiệm cá nhân hoặc tin tức chỉ là một số ví dụ (Lundby 2008). Ngày nay, công nghệ hiện đại đã kết hợp hình ảnh với âm thanh và văn bản, đồng thời trao cho mọi người khả năng trở thành người kể chuyện cá nhân và sử dụng môi trường điện tử cho mục đích riêng (Greenfield 2015). Trong cuộc sống bão hòa công nghệ (Lenhart và cộng sự 2015), việc trao đổi câu chuyện thường diễn ra thô
Các nhà hoạt động đang bận rộn tổ chức các cuộc biểu tình và nhắc nhở chúng ta rằng quá trình chuyển đổi năng lượng đã và đang diễn ra tốt đẹp. Điều gì sẽ xảy ra? Đó là câu hỏi mà nhiều nhà lãnh đạo khí hậu, nhà vận động và những tiếng nói “xanh” đã bắt đầu đặt ra trong thời điểm được mô tả là ”thời điểm đau buồn”. Và từ những suy ngẫm này đã xuất hiện những lời kêu gọi tập hợp, đoàn kết và cam kết dấn thân.
Hôm Chủ nhật cuối tháng 10, hàng ngàn người đã đổ về Công viên Washington Square Park ở New York để tham gia và theo dõi cuộc thi “Tìm người giống Timothée Chalamet” (Timothée Chalamet Lookalike Contest). Bầu không khí của sự kiện trở nên sôi động hơn nhờ có cả sự xuất hiện của Timothée Chalamet thật và cảnh sát để duy trì trật tự; những hình ảnh từ cuộc thi nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội, làm dấy lên các tranh luận sôi nổi về việc ai mới là người giống Timothée nhất.
Xưa kia, người đứng đầu cai trị nước gọi là vua, hay hoàng đế, nay kêu là quốc trưởng, hay tổng thống, hay chủ tịch nước. Người đứng đầu một quốc gia, xưa và nay, đều có nhiều mưu sĩ ở bên cạnh để góp ý lo việc quốc gia đại sự, những mưu sĩ đó nay gọi là cố vấn, tham mưu. Khi xưa thì gọi là quân sư, thí dụ đệ nhất quân sư thời Tam Quốc (ở Trung Hoa) là ông Gia cát Lượng, ông là quân sư của Lưu Bị. Ông Gia Cát Lượng là người có tài quân sự, chính trị, kinh tế. Ông cũng là người có đạo đức cao thượng trong sáng, có nhân cách và năng lực giúp vua, giúp đời, an dân hoàn hảo.
Hôm đó là thứ Năm và là một đêm hè bình thường tại thị trấn Brownsville, Tennessee. Sau một ngày làm việc ở tiệm giặt đồ Sunshine Laundromat, Elbert Williams, thành viên sáng lập của chi nhánh NAACP, trở về nhà như mọi khi. Cả nhà Williams cùng nghe trận quyền anh hạng nặng giữa Joe Louis và Arturo Godoy. Gần 10 giờ tối, khi họ chuẩn bị đi ngủ, thì bỗng có tiếng gõ cửa.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.