Hôm nay,  

Các Cựu Bộ Đội Lão Thành Hỏi Tội Csvn Cắt Đất

06/03/200200:00:00(Xem: 3817)
HANOI (VB) - Trong bài viết "Ý kiến người dân: Yêu cầu Bộ Ngoại giao trả lời minh bạch trước Dân!" gửi ra hải ngoại, cựu đảng viên lãnh thành Vũ Cao Quận, và hiện nay là 1 trong những người đòi hỏi dân chủ đa nguyên, đã họi tội Đảng CSVN về tội cắt đất, dân biển cho đàn anh phương Bắc. Ông Vũ Cao Quận viết bài này còn là nhân danh nhiều cựu bộ đội lão thành.

Bài viết như sau.

Báo Hà Nội mới số 11855 ngày 6-2-2002 đăng trả lời của người phát ngôn Bộ Ngoại giao bà Phan Thúy Thanh về việc ký hiệp định biên giới Việt Nam-Trung Quốc là "thoả đáng và công bằng đối với cả hai bên".

Chúng tôi là những người dân, lấy quyền làm chủ đất nước theo quy định của Hiến pháp, xin được nêu thắc mắc và chất vấn Bộ Ngoại giao mấy việc sau:

1). Từ lịch sử lâu đời chúng ta vẫn thường nói và viết: "Nước Việt Nam liền một dải, từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mâu".

Ải Nam Quan là biên giới giữa ta và Trung Quốc. Nó có thể coi là một cột mốc khổng lồ phân định đất đai trong lịch sử giữa hai nước luôn luôn có những cuộc chiến tranh với nhau. Xa xưa nó có tên là Trấn Nam Quan, thời Mao Trạch Đông với cụ Hồ đổi là Mục Nam Quan cho có vẻ hoà mục thân ái giữa những người cộng sản. Rồi lại gọi là Hữu Nghị Quan cho ý nghĩa được rõ ràng hơn. Sau cuộc chiến biên giới năm 1979 các đồng chí cộng sản Trung Quốc "dạy cho Việt Nam một bài học" đến nay, không còn ai gọi Mục Nam Quan nữa mà trở lại tên trước đây là ải Nam Quan.

Ở đấy có câu chuyện Nguyễn Trãi tiễn Phi Khanh. Hai cha con ôm nhau khóc. Phi Khanh bảo con trở về rửa nhục cho nước. Nước mắt chảy thành một con suối nhỏ trên vạt đất lõm trước cửa ải.

Thời chống Mỹ giải phóng miền Nam ta có nhờ Trung Quốc sang giúp làm đường. Không biết thế nào mà cột mốc biên giới bị di chuyển, lấn sâu đến 5 kilômét về phía Đồng Đăng. Việc này làm xôn xao dư luận một thời. Đứng ở cái vạch trắng kẻ ngang đường của cây số 0 kilômét bây giờ, nhìn lên không thấy ải Nam Quan đâu cả. Nhà cửa Trung Quốc xây chắn mất. Vạt đất có suối Phi Khanh đã thuộc về Trung Quốc.

Để mất một khu vực mang tính lịch sử như vậy, mà người phát ngôn Bộ Ngoại giao dám nói là "thoả đáng và công bằng" ư "

2). Thác Bản Giốc trên Cao Bằng là cảnh đẹp có tiếng của ta. Đã được chụp ảnh, vẽ tranh, triển lãm trong nước và trên thế giới. Cảnh đẹp Bản Giốc đã in sâu vào trong tâm khảm mọi người Việt Nam. Sao bây giờ lại để mất về bên Trung Quốc " Như thế thì "thoả đáng và công bằng" ở chỗ nào "

3). Hang Pắc Bó trước đây ở cách biên giới khá xa. Sao bây giờ lại bị sát vào biên giới " Đất đai bị mất như vậy mà gọi là "thoả đáng và công bằng" ư "

Tin dò rỉ từ bản hiệp định lộ ra, ta bị mất 720 kilômét vuông, một tin khác là 789 kilômét vuông. Rồi những lý do được tung ra nhằm xoa dịu: "Có chỗ họ lấn ta. Có chỗ ta lấn họ" hoặc "Ta yếu phải chịu lép với họ để đổi lấy hoà bình", "Nếu không thì đánh nhau ư " Ta không đủ sức." ....vv....

Chao ôi! Người cộng sản chúng ta lâu nay vẫn giương cao ngọn cờ độc lập dân tộc, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, mà đến bây giờ lại để mất đất đai cho ngoại bang. Thế là chúng ta có tội với tổ tiên. Có tội với lịch sử. Có tội với hàng triệu triệu liệt sĩ đã ngã xuống cho công cuộc giải phóng tổ quốc bảo vệ non sông. Thế mà lại còn dám nói là "thoả đáng và công bằng" ư " Thử hỏi, trong lịch sử Việt Nam, có triều đại nào để mất đất đai như chúng ta không"

Ý kiến của người dân chúng tôi là:

a). Yêu cầu Bộ Ngoại giao cho công bố nội dung hiệp định biên giới Việt Nam -Trung Quốc, kèm sơ đồ cụ thể trên thông tin báo chí cho toàn dân được biết (cả sơ đồ biên giới đã ký trước đây giữa Pháp và Mãn Thanh năm 1887 và 1895). Đây không phải là điều gì bí mật quốc gia mà phải giấu giấu giếm giếm. Đất đai của tổ quốc cần được công khai. Mọi người cần phải được biết.

b). Việc ký kết hiệp định biên giới Việt Nam -Trung Quốc là việc quan trọng, cần phải được Quốc hội bàn bạc và thảo luận, nếu cần thì trưng cầu dân ý. Hiệp định thương mại Việt - Mỹ còn đưa ra Quốc hội bàn bạc, thảo luận và bỏ phiếu thông qua, thì hiệp định biên giới Việt Nam -Trung Quốc không thể chỉ có Thường vụ Quốc hội thông qua là được. Làm ăn kiểu đi đêm lén lút như thế thật đáng chê trách.

Chiểu theo các điều 12, 13, 14 về nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội đã được ghi nhận trong Hiến pháp "phê chuẩn hoặc bãi bỏ các điều ước quốc tế đã ký", người dân chúng tôi yêu cầu Quốc hội hãy thực thi nhiệm vụ và quyền hạn của mình. Cho ngừng việc đóng cột mốc biên giới, buộc phải đưa hiệp định ra Quốc hội thảo luận và cần nữa thì trưng cầu ý kiến của toàn dân.

c). Việc ký hiệp định về biển với Trung Quốc, nghe nói bên ta để thiệt 10% diện tích biển so với hiệp định Pháp đã ký với Mãn Thanh (trước kia ta 64%, Trung Quốc 36% ; bây giờ ta 53%, Trung Quốc 47%). Việc thực hư như thế nào, yêu cầu phải công bố trên thông tin đại chúng cho toàn dân biết. Quốc hội phải được bàn bạc, thảo luận và bỏ phiếu về việc này.

Vua Lê Thánh tông nói: "Để mất một tấc đất là có trọng tội với tổ tiên". Rất mong những người cộng sản cầm quyền ngày nay hãy noi gương các triều đại trước, không thể để mất đất như thế được.

Ai phải chịu trách nhiệm về việc mất đất này" Tất nhiên người ký là ông chủ tịch nước Trần Đức Lương, cùng ông cựu tổng bí thư Lê Khả Phiêu người đã chỉ đạo việc ký kết trong cuộc đi lén sang Trung Quốc gặp Giang Trạch Dân do Tổng cục II bố trí mà Bộ Chính trị không được biết. Ông Phiêu đã bị mắc mỹ nhân kế Trung Quốc, vì ông này vốn tính đa dâm. Thật đáng buồn cho đất nước! Nhưng hai người nữa cũng phải chịu trách nhiệm về việc này, là ông Đỗ Mười tổng bí thư khoá VII và nửa nhiệm kỳ khoá VIII, cùng ông Lê Đức Anh chủ tịch nước phụ trách quốc phòng an ninh đầy quyền lực trước đây. Ông Anh bị ốm sắp chết, bệnh viện 108 đã chịu bó tay, Trung Quốc cử chuyên gia sang cứu chữa, giữ lại mạng sống cho ông Lê Đức Anh. Ơn cao tày núi như vậy thì ông Lê Đức Anh phải tìm cách báo đền. Hai ông này đã chỉ đạo vấn đề biên giới và là hai nhân vật phải chịu trách nhiệm về khâu thứ nhất của cái hiệp định mất đất đai đáng nhục nhã hổ thẹn này.

Lịch sử rất công minh. Lịch sử sẽ phán xét. Ai vì dân vì nước, ai chỉ vì nồi cơm và chiếc ghế của mình. Ca dao cũ có câu:

Yêu dân, dân lập đền thờ
Hại dân, dân đái ngập mồ thối thây.

Bộ Ngoại giao hãy trả lời minh bạch trước dân, hãy trung thực với sự thật, đừng có chơi trò chữ nghĩa xảo ngôn lừa bịp mọi người rằng: "Hiệp định biên giới Việt Nam -Trung Quốc là công bằng và thoả đáng đối với cả hai bên". Ca dao mới đã lưu truyền câu:

Hoan hô cộng sản Việt Nam
Cuối đời bán cả giang san nước nhà !

Những người Việt Nam có lương tri không chua xót sao! Không phẫn nộ sao!

Hà Nội ngày 20 tháng 2 năm 2002
Đoàn Nam Hải (thay mặt một số các lão thành cách mạng, các cựu chiến binh của TW và Hà Nội).

Nơi gửi:
- Các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước,
- Bộ ngoại giao,
- Các cơ quan truyền thông và báo chí

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Gần đây, nhiều hình ảnh và video lan truyền trên mạng xã hội đã khiến dư luận quốc tế kinh hoàng: hàng loạt sà lan quân sự khổng lồ của TQ – loại phương tiện chuyên dụng cho các chiến dịch đổ bộ từ đất liền ra biển – lần đầu tiên lộ diện. Ngay sau đó, vào ngày 1 tháng 4 năm 2025, Bắc Kinh tiến hành cuộc tập trận quân sự kéo dài hai ngày ở eo biển Đài Loan. Điều này càng làm dấy lên lo ngại: Liệu TQ có đang chuẩn bị một cuộc xâm lược kiểu D-Day vào Đài Loan?
Khi nhìn lại nửa thế kỷ Phật giáo Việt Nam hiện diện trên miền đất hứa, Hoa Kỳ, ta thấy con đường chánh niệm tỉnh thức không khởi nguồn từ một dự tính định sẵn, mà từ sự kết tinh của hoàn cảnh, của tâm nguyện và của những bước chân tìm về cõi an trú giữa bao biến động. Bởi nó như một dòng suối len lỏi qua những biến động của thời cuộc, chảy về một phương trời xa lạ, rồi hòa vào biển lớn. Từ những hạt giống gieo xuống trong lặng lẽ, rồi một ngày trổ hoa giữa lòng những đô thị phương Tây, nơi mà có lúc tưởng chừng như chỉ dành cho lý trí và khoa học, cho tốc độ và tiêu thụ, cho những bộ óc không còn kiên nhẫn với những điều mơ hồ. Nhưng rồi, giữa cái đa đoan của thế giới ấy, những lời dạy về chánh niệm, về thở và cười, về sự trở về với chính mình đã nảy mầm và lan rộng như một cơn mưa đầu hạ, làm dịu đi những khô cằn của tâm hồn.
Kể từ ngày biến cố lịch sử 30/4/75, 50 năm trôi qua, đã có không biết bao nhiêu sách vở nói về cái ngày bi thương đó của dân tộc Việt Nam, nhưng có lẽ không gì trung thực và sống động cho bằng chính những bản tường trình trên báo chí vào đúng thời điểm đó từ những phóng viên chiến trường tận mắt chứng kiến thảm cảnh chưa từng có bao giờ của hàng trăm ngàn người, dân cũng như quân, liều mình xông vào cõi chết để tìm cái sống. Năm 2025, đánh dấu 50 năm biến động lịch sử đó, Việt Báo hân hạnh được đăng tải loạt bài viết của ký giả Đinh Từ Thức ghi lại chi tiết từng ngày, đôi khi từng giờ, những điều xảy ra trong mấy tuần lễ trước và sau ngày 30/4/75 để chúng ta có cơ hội cùng sống lại những giờ khắc bi thảm và kinh hoàng ấy đã xảy ra như thế nào.
Năm Carlton Terry 12 tuổi, hệ thống trường học tại Quận Prince Edward, bang Virginia, bất ngờ đóng cửa đối với tất cả trẻ em người da đen. Nhớ lại năm đầu tiên ấy, ông kể: “Tất cả những gì tôi biết là tôi không được đến trường, và tôi biết lý do tại sao. Tôi nhận ra rằng hệ thống pháp luật được tạo ra không phải để bảo vệ tôi. Tôi nhớ những ngày ngồi nhà, sững sờ trước màn hình TV, xem chương trình Amos ’n’ Andy. Mỗi ngày, tôi đọc báo để xem liệu có gì thay đổi hay không.”
Ngày 3 tháng 4, 2014 là ngày mất của nhà đấu tranh Ngô Văn Toại. Mời đọc lại bài phóng sự SV Ngô Vương Toại bị Việt Cộng bắn tại trường Văn Khoa SG hôm tổ chức đêm nhạc Trịnh Cộng Sơn - Khánh Ly tháng 12, năm 1967, Sài Gòn.
Theo thời gian, từ sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 đến nay, số lượng Tăng, Ni đến định cư ở Mỹ ngày càng đông, theo diện vượt biển và vượt biên tị nạn Cộng Sản (từ 1975 đến 1989), theo Chương Trình Ra Đi Trật Tự (Orderly Departure Program - ODP) và Chiến Dịch Nhân Đạo (The Humanitarian Operation - HO) (từ 1980 đến 1997), hay theo diện hỗ trợ sinh hoạt tôn giáo được các chùa, các tổ chức Phật Giáo ở Mỹ bảo lãnh kể từ đầu những năm đầu thiên niên kỷ thứ 3. Các vị Tăng, Ni này định cư ở Mỹ dù thuộc diện nào thì đều mang theo mình sứ mệnh hoằng dương Chánh Pháp của Đức Phật, duy trì và phát huy truyền thống văn hóa của Dân Tộc và Phật Giáo Việt Nam tại xứ người. Đây là động lực chính hình thành các cộng đồng Phật Giáo Việt Nam ở Mỹ trải dài nửa thế kỷ qua.
Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành tâm điểm trong lĩnh vực khoa học căn bản (basic science), góp phần định hình những bước tiến mới của nhân loại. Điều này càng được khẳng định rõ ràng hơn qua các Giải Nobel Hóa học và Vật lý năm 2024 khi cả năm người đoạt giải đều có điểm chung: có liên quan đến AI.
Trong ba chiến dịch tranh cử tổng thống, Donald Trump liên tục cam kết rằng ông sẽ điều hành chính phủ liên bang như một công ty. Giữ đúng lời hứa, ngay khi tái đắc cử, Trump đã bổ nhiệm tỷ phú công nghệ Elon Musk đứng đầu một cơ quan mới thuộc nhánh hành pháp mang tên Bộ Cải Tổ Chính Phủ (Department of Government Efficiency, DOGE). Sáng kiến của Musk nhanh chóng tạo ra làn sóng cải tổ mạnh mẽ. DOGE đã lột chức, sa thải hoặc cho nghỉ việc hàng chục ngàn nhân viên liên bang, đồng thời tuyên bố đã phát hiện những khoản chi tiêu ngân sách lãng phí hoặc có dấu hiệu gian lận. Nhưng ngay cả khi những tuyên bố của Musk đang được chứng minh sai sự thật, việc tiết kiệm được 65 tỷ MK vẫn chỉ là một con số chiếm chưa đến 1% trong tổng ngân sách 6.75 ngàn tỷ MK mà chính phủ Hoa Kỳ đã chi tiêu trong năm 2024, và là một phần vô cùng nhỏ nhoi nếu so với tổng nợ công 36 ngàn tỷ MK.
Trong bài diễn văn thông điệp liên bang trước Quốc Hội vừa qua, tổng thống Donald Trump tuyên bố nước Mỹ sẽ “will be woke no longer” – khẳng định quan điểm chống lại cái mà ông ta coi là sự thái quá của văn hóa “woke.” Tuyên bố này phản ánh lập trường của phe bảo thủ, những người cho rằng “wokeness” (sự thức tỉnh) là sự lệch lạc khỏi các giá trị truyền thống và nguyên tắc dựa trên năng lực. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần hiểu đúng về bối cảnh lịch sử của thuật ngữ “woke” để không có những sai lầm khi gán cho nó ý nghĩa tiêu cực hoặc suy đồi.
Chỉ với 28 từ, một câu duy nhất trong Tu Chính Án 19 (19th Amendment) đã mở ra kỷ nguyên mới cho phụ nữ Hoa Kỳ. Được thông qua vào năm 1920, tu chính án này đã mang lại quyền bầu cử cho phụ nữ sau hơn một thế kỷ đấu tranh không ngừng. Trong Hiến pháp Hoa Kỳ, Điều I của Tu Chính Án 19 quy định: “Chính phủ liên bang và tiểu bang không được phép từ chối hay ngăn cản quyền bầu cử của công dân Hoa Kỳ vì lý do giới tính.” (Nguyên văn là “The right of citizens of the United States to vote shall not be denied or abridged by the United States or by any State on account of sex.”)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.