Hôm nay,  

Vietbao.com Đạt Thêm Nhiều Kỷ Lục Mới

4/10/200000:00:00(View: 5291)
SANTA ANA (VB) - Trang nhà Vietbao Online - địa chỉ www.vietbao.com - hôm Thứ Sáu 7.4.2000 đã đạt tới con số kỷ lục 19,546 lượt người vào xem. Đây là con số lớn nhất trước giờ cho trang web của Việt Báo, và cũng có thể là kỷ lục đối với một trang web Việt Ngữ hải ngoại.
Con số đó cũng là một ngạc nhiên nếu bạn so sánh với hai ngày trước đó, hôm Thứ Tư 5.4.2000, khi có 12,212 lượt người vào xem. Nghĩa là trong hai ngày đã tăng thêm hơn 7,000 lượt người vào đọc Vietbao Online (VBOL). Con số trung bình vào đọc trong tháng 3.2000 là 11,000 tới 12,000 lượt người.
Tất cả những con số trên không kể tới số người vào các trang “Thảo Luận” (Message Board, hay Discussion Board).
Có nhiều lý do để giải thích hiện tượng này. Thứ nhất, VBOL trong tuần này vừa đưa phần I của tiểu thuyết “Chuyện Kể Năm 2000” lên Internet. Đây là một tác phẩm của Bùi Ngọc Tấn, một nhà văn Hải Phòng từng bị tù oan nhiều năm với quy chụp là ủng hộ phe xét lại Liên Xô. Ngay khi cuốn chuyện kể về mặt thật kinh hoàng của chế độ và nhà tù CSVN vừa được nhà xuất bản Thanh Niên, Hà Nội, in ra, công an đã lập tức tịch thu toàn bộ - và vài ngày sau mới có lệnh cấm phát hành cuốn này một cách chính thức từ Bộ Văn Hóa.
Thứ nhì, VBOL cũng vừa đưa lên lưới loạt bài “Phong Thủy” của nhà tử vi gia Thiên Đức nhận xét về các thế đất của Hà Nội, Huế, Sài Gòn - và kết luận rằng Việt Nam nếu muốn khá thì phải phá bỏ Lăng Hồ Chí Minh, nơi đã và đang tỏa ra âm khí ảm đạm cho cả nước.
Thứ ba, VBOL đã là nơi cung cấp tin tức cho độc giả toàn cầu - từ hơn 40 quốc gia - với những bản tin theo sát tình hình Việt Nam và thế giới. Đây cũng là trang web có tin nhanh nhất, chính xác nhất. Trong đêm trao giải điện ảnh Oscar, ngay khi buổi lễ vừa kết thúc được nửa giờ, VBOL đã có ngay bản tin Việt Ngữ về kết quả đại hội phim lớn nhất thế giới này. Phải tới một ngày hôm sau, các trang web Việt Ngữ khác mới có bản tin về Oscar.

Vietbao Online cũng đã trở thành nơi tụ hội của nhiều nhân sĩ, nhà văn quan tâm tới vấn đề Việt Nam. Phần “Diễn Đàn” của VBOL đăng tải nhiều tiếng nói, suy nghĩ của nhiều người Việt khắp nơi trên toàn cầu, từ bài viết của cựu Tướng Trần Độ gửi từ quốc nội cho tới nhà văn Tưởng Năng Tiến ở San Jose, cho tới các Tiến Sĩ Lâm Lễ Trinh từ Nam Cali và Ngô Văn Tuấn từ Âu Châu. Và nhiều vị khác. Tất cả đều cùng bày tỏ quan tâm về hướng đi cho một Việt Nam tương lai.
Trên VBOL còn có phần Nữ Công Gia Chánh do các chị cựu học sinh Sương Nguyệt Anh đảm trách. Nơi đây bạn có thể đọc về cách săn sóc da mặt, cách nấu hàng trăm món ăn Việt độc đáo.
Bạn cũng có thể hỏi các thắc mắc về luật pháp trên VBOL. Các tham khảo này đều miễn phí. Luật Sư Trương Phú Hòa, chuyên về các vấn đề luật kinh doanh giữa VN và Hoa Kỳ, sẽ trả lời rất chu đáo.
Những tham khảo về di trú sẽ được trả lời khi bạn vào nối kết với văn phòng Di Trú Robert Mullins, tham khảo về nhập tịch khi bạn vào trang của Tiến Sĩ Võ Thanh Thủy.
Với VBOL, bạn cũng có thể rao vặt miễn phí. Hãy hình dung rằng, quảng cáo của bạn sẽ được hàng chục ngàn người Việt toàn cầu đọc tới.
Đặc biệt, mục “Tìm Bạn” trên VBOL đã có hơn 4,200 người tham dự. Đây là nơi để tìm người đồng cảm một cách an toàn nhất, kín đáo nhất.
Ngoài ra, tất cả những dịch vụ về Internet cũng được cung ứng với giá rẻ nhất qua nhóm anh em Vnvn.net, nơi các kỹ sư kinh nghiệm và tận tâm đã gìn giữ VBOL mỗi ngày một mới.
Tất cả những thắc mắc về quảng cáo, dịch vụ, xin mời bạn liên lạc về địa chỉ email: [email protected].
Nhân đây, Việt Báo trân trọng cảm ơn các thân chủ quảng cáo, các nhà văn và các độc giả đã giúp VBOL ngày một lớn mạnh. Và xin kính gửi lời chúc “Vạn sự cát tường” tới tất cả.

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Thật vô cùng khó nói, khó giải thích và khó phán xét cho sự Giác Ngộ chân chính của mình và của người chỉ vì chúng ta đã hằng hà sa số kiếp sống trong Nhị Biên (có không, thật giả, sang hèn, cao thấp, sinh tử … cùng với những tập khí sâu dầy ích kỷ, ghét ghen, tranh chấp, ác độc, hận thù, bắt buông, tư lợi…v…v…) Cho nên
Xin Xin một bông hồng nhỏ Ép vào giữa trái tim Xin nụ cười rạng rỡ Cho anh và cho em Xin lung linh như nến Xin nồng nàn như đêm Xin mênh mông trời biển Cho anh và cho em.
Có lẽ chưa có một tác giả nào từ chối nửa triệu Mỹ kim bản quyền khi sách của họ được mua để làm phim. Thiền sư Nhất Hạnh là người thứ nhất, đã không nhận tiền bản quyền khi cho phép nhà tư bản Bhupendra Kumar Modi
Họ Đặng ở Hành Thiện là dòng họ danh gia khoa bảng miền Bắc. Một họ, hai nhánh Đặng Xuân và Đặng Vũ, đều có những nhân vật tiêu biểu trong suốt cuộc tương tranh giữa hai phe Quốc Cộng. Nhánh Đặng Xuân, có ông Trường Chinh Đặng Xuân Khu, tổng bí thư đầu tiên của Đảng Cộng Sản
Thời gian vừa qua trong những ngày cuối tháng 5-2006, dư luận trong và ngoài nước xôn xao trước sự bạch hoá của kỹ sư Bạch Ngọc Dương về việc bị công an mật vụ, an ninh nhà nước CSVN đàn áp qua các bài viết: "Bằng chứng về việc
Nước Việt Nam từng có bốn ngàn năm văn hiến rạng rỡ. Dân tộc Việt Nam luôn sống đoàn kết, thương yêu đùm bọc nhau bất kể thời thế thăng trầm. Người Việt từng được đánh giá là thông minh, cần mẫn, hiền hoà và hiếu khách. Non sông Việt nổi tiếng phong phú tài nguyên, có nhiều kỳ quan
Tôi từng có khá nhiều bạn bè, người thân, họ hàng quen biết trong ngành công an. Tôi hiểu rằng bộ máy công an đông đảo rộng khắp, trải khắp đất nước, với ngân sách cực lớn, với trang bị hiện đại đắt tiền. Nhiều anh chị em Công an ở cơ sở làm việc tận tụy, gần gũi yêu thương đồng bào
Nhà báo Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh, nguyên Tổng Thư Ký Việt Tấn Xã của Việt Nam Cộng Hoà trước 1975, kể về nữ phóng viên Đặng Tường Vi: “Năm 1967, Việt Tấn Xã có đợt thi tuyển nhân viên lớn. Sau đó, một cô vào văn phòng Tổng Thư Ký
Đặng Tường Vi là một nữ phóng viên hàng đầu của báo chí Saigon trước 1975, sinh ngày 23-11-1946, từ trần tại San Diego ngày 14-2-2006. “Di Cảo Thơ Đặng Tường Vi Yêu Thương” do Nguyễn Khắc Nhân và bằng hữu sưu tập
Tôi chào đời trong khói lửa chiến tranh, anh chị em tôi lớn lên trong cái nôi của cách mạng, những bàn tay kháng chiến đã ru ngủ, bảo bọc chúng tôi cho đến lúc thành người. Cha tôi là một nhà cách mạng, một người đàn ông lý tưởng, thơ mộng, yêu quê hương, yêu gia đình. Từ một thanh niên chống Pháp dành tự do độc lập
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.