Hôm nay,  

Elizabeth Eckford: Cuộc Đời Sau Little Rock

28/02/202500:00:00(Xem: 826)
 
GettyImages-517322800
Cuộc khủng hoảng ở ittle Rock - Elizabeth Eckford phớt lờ những tiếng la hét và ánh nhìn thù địch của các bạn học vào ngày đầu tiên đi học, ngày khai trường 6 tháng 9 năm 1957. Cô là một trong chín học sinh người Mỹ gốc Phi nhận lệnh Tòa án Liên bang hòa nhập vào Trường Trung Học Central của Little Rock sau vụ kiện pháp lý của Hiệp hội Quốc gia vì sự tiến bộ của Người da màu (NAACP).
LTS: Elizabeth Eckford, một trong chín học sinh da đen tiên phong bước vào trường Trung học Little Rock Central năm 1957, đã trở thành biểu tượng của lòng dũng cảm trong cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc tại Hoa Kỳ. Kể từ ngày khai trường lịch sử ấy đến nay, cuộc đấu tranh chống kỳ thị chủng tộc ở Hoa Kỳ đã đạt nhiều tiến bộ đáng kể, cho đến gần đây, Donald Trump lên nắm quyền và ra lệnh xóa bỏ toàn bộ chính sách Đa dạng, Công bằng và Hòa nhập (DEI) trên khắp đất nước thúc đẩy sự gia tăng của các hành vi thù ghét trên toàn quốc, câu chuyện của Eckford càng trở nên cấp thiết.
Việt Báo đăng lại câu chuyện lịch sử này như lời nhắc nhở quyền bình đẳng không thể bị xem là điều hiển nhiên, và cuộc đấu tranh cho công lý, bình đẳng vào lúc này thực sự cần thiết.

***

Năm 1954, Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ tuyên bố việc duy trì chính sách phân biệt chủng tộc trong trường học là vi phạm pháp luật. Tuy nhiên, phải mất ba năm sau, thủ phủ Little Rock của tiểu bang Arkansas mới chính thức thực hiện phán quyết này.

THe Little Rock Nine on the set of a musical

Chín Học Sinh Little Rock trong vở nhạc kịch Jamaica, New York, NY, 1958

Dưới áp lực mạnh mẽ từ Hiệp hội Quốc gia vì Sự Tiến bộ của Người Da màu (NAACP) tại Little Rock, chính quyền địa phương đã đồng ý rằng vào tháng 9 năm 1957, chín học sinh da đen sẽ được phép ghi danh vào Trường Trung học Little Rock Central, vốn trước đó chỉ dành riêng cho học sinh da trắng.

Những học sinh này về sau được gọi là Little Rock Nine – chín thanh thiếu niên được chọn lựa cẩn thận vì trí tuệ và khát vọng học tập. Họ sắp sửa làm nên lịch sử, nhưng cũng phải chịu đựng những tổn thương khủng khiếp trong quá trình đó.

Trong số họ, có một người đã trở thành biểu tượng tức thời của phong trào dân quyền Hoa Kỳ.

Elizabeth Eckford – Biểu tượng bất đắc dĩ

Nếu bạn không biết tên Elizabeth Eckford, thì chắc chắn bạn đã từng nhìn thấy hình ảnh của cô:

Bức ảnh nổi tiếng năm 1957 ghi lại khoảnh khắc cô gái 15 tuổi Elizabeth Eckford đi vào trường Trung học Little Rock Central, đơn độc giữa một đám đông thù địch.

Sáng ngày 4 tháng 9 năm 1957, Elizabeth không hề biết rằng cuộc đời cô sắp rẽ sang một hướng đầy chông gai. Mối bận tâm lớn nhất của cô khi ấy chỉ là chọn trang phục cho ngày đầu tiên đến trường.

Cha của Elizabeth đi đi lại lại trong nhà, trong khi mẹ cô chăm chút tỉ mỉ mái tóc của con gái, sao cho thật phù hợp với chiếc váy trắng viền xanh navy mà Elizabeth đã chuẩn bị riêng cho dịp này.

Vì gia đình không có điện thoại, Elizabeth không nhận được thông báo rằng để đảm bảo an toàn, nhóm Little Rock Nine sẽ được hộ tống vào trường.

Do đó, khi những bạn cùng nhóm tập trung và di chuyển dưới sự bảo vệ của đoàn xe hộ tống, Elizabeth đơn giản chỉ cầm tiền ăn trưa, tạm biệt cha mẹ và lên xe buýt như bao học sinh trung học khác.

Chính vì vậy, cô bé 15 tuổi hoàn toàn không được chuẩn bị để đối mặt với những gì sắp xảy ra.

Đơn độc trước cơn cuồng nộ

Ngay khi đặt chân xuống trường, Elizabeth bị vây quanh bởi một đám đông cuồng nộ, những kẻ hét lên những lời miệt thị chủng tộc đầy căm ghét.

Từ giây phút đó, Elizabeth không còn chỉ là một trong Little Rock Nine, mà đã trở thành biểu tượng cho sự kinh hoàng của thời kỳ luật Jim Crow. Hình ảnh cô bé da đen cô độc, cương nghị giữa một biển người trắng đang sôi sục giận dữ đã khắc sâu vào lịch sử nước Mỹ.

Nhưng điều đó không có nghĩa là cô được bảo vệ khỏi những hành vi bạo lực tại trường.

Một năm chịu đựng khủng bố tinh thần và thể xác

Tài liệu từ trường Trung học Central ghi nhận rằng Elizabeth liên tục bị quấy rối và hành hung. Dưới đây là một số sự việc xảy ra trong học kỳ đầu tiên của cô tại trường:

  • Tháng 10: Elizabeth bị ném một loạt bút chì đã được gọt nhọn.
  • 28 tháng 10: Elizabeth bị xô ngã giữa hành lang.
  • 20 tháng 11: Elizabeth bị chen lấn trong lớp thể dục.
  • 21 tháng 11: Elizabeth bị bắn bằng dây thun chứa ghim giấy.
  • 10 tháng 12: Elizabeth bị đá vào chân.
  • 18 tháng 12: Elizabeth bị đấm vào lưng.

Để tự vệ, cô đã ghim những chiếc kim vào bìa tập vở của mình nhằm tạo ra một lớp chắn sắc nhọn. Nhưng điều đó không thể ngăn chặn dòng thác miệt thị và bạo lực.

Trong phòng thay đồ, Elizabeth thậm chí còn bị bạn học tạt nước nóng trong phòng tắm và để lại những mảnh kính vỡ trên sàn nhằm gây thương tích.
Trong một cuộc phỏng vấn năm 2018, Elizabeth nhớ lại:

"Chúng tôi bị xô ngã xuống cầu thang, bị đá, bị bỏng trong phòng tắm, bị đập mạnh vào tủ đồ. Ngày nào cũng bị hành hạ. Nó không bao giờ dừng lại."
Chưa đầy một năm sau khi Elizabeth bước vào trường Trung học Central, chính quyền Little Rock quyết định đóng cửa tất cả các trường công, thay vì chấp nhận tích hợp chủng tộc.

Gia đình Elizabeth rời khỏi Little Rock để tìm kiếm một cuộc sống mới tại St. Louis. Tại đây, cô lấy được bằng GED, theo học đại học và trở thành một trong những người Mỹ gốc Phi đầu tiên làm việc trong một ngân hàng ở vị trí không phải lao công.

Nhìn qua, có vẻ như Elizabeth đã có một tương lai đầy hứa hẹn. Nhưng thực tế, cô không thể trốn thoát khỏi những vết thương tâm lý.

Cuộc chiến với bóng tối của chính mình

Những trải nghiệm tại Little Rock đã để lại cho Elizabeth chấn thương tinh thần nghiêm trọng. Cô phải chịu đựng cơn trầm cảm nặng nề, đến mức đã nhiều lần cố gắng tự kết liễu đời mình.

Năm 1967, cô gia nhập quân đội với hy vọng có thể xoá bỏ quá khứ. Trong suốt thời gian phục vụ, Elizabeth không nhắc đến sự kiện năm 1957 và tránh xa bất kỳ ấn phẩm nào có thể nhắc đến tên cô.

Năm 1974, Elizabeth quay trở lại Little Rock. Cô chia sẻ với Arkansas Democrat:

"Tôi quay về vì tôi cảm thấy mình đã bị xua đuổi. Tôi muốn chứng minh rằng tôi có thể sống ở đây. Tôi không để bản thân bị đẩy đi một lần nữa."

Cô làm việc tại Văn phòng Phúc lợi Xã hội, nuôi nấng hai người con trai Erin và Calvin, nhưng vẫn tiếp tục đấu tranh với căn bệnh trầm cảm.

Suốt gần hai thập kỷ, Elizabeth sống ẩn dật, tránh xa báo chí và từ chối tất cả những lời mời phỏng vấn về một con người mà cô không nhận ra – biểu tượng Elizabeth Eckford.

Sự hòa giải và nỗi đau không thể nguôi ngoai

Năm 1997, trong lễ kỷ niệm 40 năm sự kiện Little Rock, Elizabeth tái ngộ với Hazel Bryan – người từng la hét và nhục mạ cô vào năm 1957. Hazel đã xin lỗi và họ dần trở thành bạn bè.

Tuy nhiên, tình bạn này dần rạn nứt. Elizabeth nhận ra rằng Hazel mong cô có thể "vượt qua" quá khứ, để bản thân không còn cảm thấy tội lỗi. Nhưng đối với Elizabeth, sự thật vẫn không thể thay đổi.

Mất mát lớn nhất và sức mạnh vượt qua nghịch cảnh

Năm 2003, con trai của Elizabeth, Erin, bị cảnh sát bắn chết. Anh bị rối loạn tâm thần và có thể đã cố tình gây ra tình huống để cảnh sát nổ súng.

Sau cú sốc này, bạn bè lo sợ Elizabeth sẽ lại chìm vào vực thẳm trầm cảm. Nhưng lần này, cô đứng lên. Cô tiếp tục nói chuyện với học sinh, chia sẻ câu chuyện của mình, và xuất bản cuốn sách Ngày Đầu Tệ Nhất để giúp đỡ những đứa trẻ đang phải đối mặt với khó khăn.

Dù đã chịu đựng quá nhiều đau thương, Elizabeth Eckford vẫn kiên cường bước tiếp. Như cô từng nói:

"Bạn không biết mình có thể làm được gì cho đến khi bị thử thách."

Cung Đô biên dịch
Nguồn: trang mạng F Yeah History

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trong bài diễn văn thông điệp liên bang trước Quốc Hội vừa qua, tổng thống Donald Trump tuyên bố nước Mỹ sẽ “will be woke no longer” – khẳng định quan điểm chống lại cái mà ông ta coi là sự thái quá của văn hóa “woke.” Tuyên bố này phản ánh lập trường của phe bảo thủ, những người cho rằng “wokeness” (sự thức tỉnh) là sự lệch lạc khỏi các giá trị truyền thống và nguyên tắc dựa trên năng lực. Tuy nhiên, điều quan trọng là cần hiểu đúng về bối cảnh lịch sử của thuật ngữ “woke” để không có những sai lầm khi gán cho nó ý nghĩa tiêu cực hoặc suy đồi.
Chỉ với 28 từ, một câu duy nhất trong Tu Chính Án 19 (19th Amendment) đã mở ra kỷ nguyên mới cho phụ nữ Hoa Kỳ. Được thông qua vào năm 1920, tu chính án này đã mang lại quyền bầu cử cho phụ nữ sau hơn một thế kỷ đấu tranh không ngừng. Trong Hiến pháp Hoa Kỳ, Điều I của Tu Chính Án 19 quy định: “Chính phủ liên bang và tiểu bang không được phép từ chối hay ngăn cản quyền bầu cử của công dân Hoa Kỳ vì lý do giới tính.” (Nguyên văn là “The right of citizens of the United States to vote shall not be denied or abridged by the United States or by any State on account of sex.”)
Trong bối cảnh chính quyền Trump đẩy mạnh chiến dịch loại bỏ các chương trình Đa dạng, Bình đẳng và Hòa nhập (DEI), vai trò của phụ nữ trong lịch sử không chỉ là một chủ đề cần được khai thác mà còn là một chiến trường tranh đấu cho công lý và sự công nhận. Bất chấp sự ghi nhận hạn chế và thường xuyên bị lu mờ trong các tài liệu lịch sử, phụ nữ đã và đang đóng góp không thể phủ nhận vào dòng chảy của lịch sử thế giới. Các nhà sử học nữ, dẫu số lượng không nhiều và thường bị đánh giá thấp trong giới học thuật truyền thống, đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu và đưa ra ánh sáng những câu chuyện về phụ nữ, từ đó mở rộng khung nhìn lịch sử và khẳng định vai trò của mình trong xã hội. Tháng Lịch sử Phụ nữ diễn ra vào tháng Ba hàng năm, đây không chỉ là dịp để tôn vinh những thành tựu của phụ nữ mà còn là lúc để xem xét và đánh giá những thách thức, cũng như cơ hội mà lịch sử đã và đang mở ra cho nửa thế giới này.
Theo báo điện tử vnexpress.net, từ ngày USAID tái hoạt động tại Việt Nam, Mỹ đã hợp tác với Việt Nam để giải quyết các hậu quả do chiến tranh gây ra, bao gồm việc rà phá bom mìn, xử lý vật liệu nổ, tìm kiếm binh sĩ mất tích và xử lý chất độc da cam/dioxin. Từ năm 2019, USAID đã hợp tác với Bộ Quốc phòng Việt Nam để xử lý khoảng 500.000 mét khối đất nhiễm dioxin tại căn cứ Không quân Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Vào tháng Giêng năm 2024, Hoa Kỳ cam kết bổ sung thêm 130 triệu Mỹ kim, nâng tổng kinh phí cho việc làm sạch dioxin lên 430 triệu. Không rõ bây giờ USAID bị đóng băng, số bổ sung cam kết ấy có còn. Ngoài việc giúp giải quyết các hậu quả chiến tranh, USAID đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam, đặc biệt là việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO) và Hiệp định song phương Việt Nam-Hoa Kỳ.
Năm 1979, Steve cho xuất bản Indochina Newsletter là tài liệu liên quan đến các vi phạm nhân quyền tại Việt Nam sau ngày 30/4/1975, sau đổi tên thành Indochina Journal, rồi Vietnam Journal. Tôi và vài người Việt nữa đã cùng làm việc với Steve trong việc phối kiểm tin tức liên quan đến tù nhân lương tâm và dịch nhiều tài liệu của các phong trào đòi tự do dân chủ tại Việt Nam sang tiếng Anh, như Cao trào Nhân bản của Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Diễn đàn Tự do của Giáo sư Đoàn Viết Hoạt, các bài giảng về sám hối vào Mùa chay 1990 của linh mục Chân Tín, cũng như những tuyên cáo về tình trạng thiếu tự do tôn giáo của các Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Độ, Thượng tọa Thích Trí Siêu Lê Mạnh Thát; của Tổng Giám mục Nguyễn Kim Điền, Linh mục Nguyễn Văn Lý.
Mục tiêu ban đầu khi Tổng thống John F. Kennedy thành lập USAID trong cuộc chiến tranh lạnh với Nga vào năm 1961, nội các của ông không chỉ nhắm đến các viện trợ dân sự và nhân đạo mà còn mang mục đích sâu xa hơn: Đó là sự ổn định và phát triển của các quốc gia khác sẽ bảo vệ cho nền an ninh quốc gia Hoa Kỳ. Mục đích này vẫn không thay đổi sau hơn sáu thập niên hoạt động của USAID, qua nhiều đời tổng thống Mỹ. Bởi lợi ích của nước Mỹ nằm khắp thế giới, những sự giúp đỡ, viện trợ trước mắt mang lại lợi ích chiến lược lâu dài cho nước Mỹ. Các nghiên cứu về USAID cho thấy quyền lực mềm của nước Mỹ do USAID đã mang lại thiện cảm về nước Mỹ, giúp hàng hóa, sản phẩm Mỹ được ưa chuộng tại các thị trường nội địa và gián tiếp giúp cho các tập đoàn Mỹ nhận được các hợp đồng kinh tế to lớn so với các đối thủ. Ngược lại, khi thiện cảm này bị mất đi, hay thậm chí bị ghét bỏ, làn sóng tẩy chay hàng Mỹ là lẽ đương nhiên. Những chương trình giáo dục, huấn nghệ cho trẻ em các nước chiến tranh
Doanh nhân Donald Trump đã khởi xướng trào lưu dân tuý và hai lần thắng cử tổng thống. Ngay khi xuất hiện lần đầu tiên trên chính trường để vận động tranh cử năm 2016, Trump không có tham vọng thu tóm quyền lãnh đạo Đảng Cộng hoà trong ý tưởng thù địch, mặc dù thể hiện nhiều quan điểm chống đối gay gắt. Ngược lại, ngày nay, "chủ thuyết Trump" chế ngự toàn diện mọi sinh hoạt của đất nước. Thực ra, khi nhìn lại hoạt động của Đảng trong thời hiện đại, đây là kết quả của một tiến trình dài nhằm tái định hình chiến lược bảo thủ mà Đảng đã đề ra vào những năm 1960.
Một trong những sắc lệnh hành pháp đầu tiên của Tổng thống Donald Trump là một đòn tấn công trực diện vào nguyên tắc hiến pháp lâu đời về quyền có quốc tịch theo nơi sinh (birthright citizenship). Quyền này được quy định trong Tu Chính Án Thứ 14 của Hiến pháp Hoa Kỳ, ghi rõ rằng bất kỳ ai sinh ra trên lãnh thổ Hoa Kỳ đều đương nhiên trở thành công dân Hoa Kỳ, không phân biệt nguồn gốc hay tình trạng nhập cư của cha mẹ.
Trong hơn một thế kỷ qua, vị trí chiến lược và tài nguyên thiên nhiên phong phú của Greenland đã khiến hòn đảo này trở thành một trong những mục tiêu tham vọng của Hoa Kỳ, đặc biệt là trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh (Cold War). Nhưng các nhà lãnh đạo Greenland vẫn luôn kiên quyết từ chối những lời đề nghị này. Từ kế hoạch mua lại đất đến các cuộc đàm phán thiết lập căn cứ quân sự, Greenland đã trở thành một trong những hòn đảo được săn đón nhất trên thế giới.
Hơn năm thập niên đã trôi qua, tuần này hàng loạt các bài báo dòng chính Hoa Kỳ đã đưa ra nghi vấn Nick Út có thể không phải người chụp tấm ảnh biểu tượng cuộc chiến Việt Nam trên các tờ báo lớn Hoa Kỳ: Washington Post, Los Angeles Times, National Catholic Reporter, CBS News, BBC, Vanity Fair... Câu hỏi được chạy dòng tít lớn trên các báo là liệu Nick Út chụp tấm hình, hay một người khác tên là Nghệ Nguyen đã chụp tấm hình này?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.