Hôm nay,  

Được làm vua, thua làm giặc

14/11/202411:20:00(Xem: 675)
Hoàng Đế Caligula
Vị hoàng đế La Mã này được lịch sử ghi nhớ là một vua chúa tàn độc khát máu và có đời sống trụy lạc. Hoàng đế Caligula không chỉ giết hại dân thường, mà ông còn làm hại cả những người thân cận, bất kỳ ai mà ông coi là mối đe dọa.

 

 

Xưa kia, người đứng đầu cai trị nước gọi là vua, hay hoàng đế, nay kêu là quốc trưởng, hay tổng thống, hay chủ tịch nước.

 

Người đứng đầu một quốc gia, xưa và nay, đều có nhiều mưu sĩ ở bên cạnh để góp ý lo việc quốc gia đại sự, những mưu sĩ đó nay gọi là cố vấn, tham mưu.

 

Khi xưa thì gọi là quân sư, thí dụ đệ nhất quân sư thời Tam Quốc (ở Trung Hoa) là ông Gia cát Lượng, ông là quân sư của Lưu Bị.

 

Ông Gia Cát Lượng là người có tài quân sự, chính trị, kinh tế.

 

Ông cũng là người có đạo đức cao thượng trong sáng, có nhân cách và năng lực giúp vua, giúp đời, an dân hoàn hảo.

 

Những quân sư xa xưa đó thuộc nhiều thành phần có học có hiểu biết trong xã hội. Xã hội gọi họ là học sĩ, sách sĩ, hiệp sĩ… họ có lắm mưu nhiều trí và thỉnh thoảng may ra được một vị vua chiêu hiền đãi sĩ, mời đến góp ý bàn mưu để cai trị nước hay diệt giặc.

 

Các vua chúa, lúc xưa, tuy chiêu hiền đãi sĩ, nhưng họ đâu có thước đo tài, nên các học sĩ muôn làm quân sư cho một minh quân, phải có một vị tài trí uy tín tiến cử. Người giới thiệu phải trọng tài mến đức và không ghen với kẻ được giới thiệu.

 

Tuy may mà có người giới thiệu tiến cử, vẫn rất khó được vua để mắt tới, vì thời nào cũng vậy, là mật ít ruồi nhiều. Tô Tần vào yết kiến vua Tần, phải chầu chực đến nỗi rách cả áo quần, tiêu hết số tiền vàng phòng thân, phải dâng sớ 10 lần mà không có kết quả. Khi đã được thu dụng cũng hiếm khi được trọng dụng.

 

Ngày nay, những kẻ sĩ đi theo góp ý cho tổng thống gọi là những cố vấn hay nhiều cố vấn họp thành ban tham mưu, như ban tham mưu vận động tranh cử của cựu tổng thống Donald Trump, hay ban tham mưu vận động tranh cử của phó tổng thống Kamala Harris mới đây tháng 11 năm 2024.

 

Những nhân vật trong ban tham mưu cố vấn rất quan trọng, họ đánh dấu bước thành hay bại của nhân vật chủ chốt mà họ phục vụ.

 

Lý tưởng, tâm ý của họ dĩ nhiên đồng điệu với minh chủ. Khi xưa, có những bề tôi, những kẻ sĩ theo phò vua chúa của họ suốt đời, khi thành công cũng như khi thất bại.

 

Từ trước công nguyên 551 năm, thời Đông Chu, bên nước Trung , những kẻ sĩ không hẳn phải là những môn đệ của Khổng Tử. Từ trước công nguyên 551 năm, thời Đông Chu, bên nước Trung hoa, những kẻ sĩ không hẳn phải là những môn đệ của Khổng Tử. Nhiều người trong họ chỉ dùng quyền thuật hay tài riêng mà trị dân.

 

Nhưng từ đời Tấn đời Hán, về sau này, thì những kẻ sĩ tài ba này lại đưa chủ trương “tuyển hiền dữ năng“ của Khổng Tử vào xã hội, giúp cho vua tôi và xã hội Trung Hoa bớt đi sự bất bình đẳng, xã hội ôn hòa nhân ái hơn ở xã hội Âu Châu, vì xã hội Âu Châu lúc đó, chỉ có giai cấp quý tộc mới được nắm trọn quyền hành.

 

Thời chiến quốc Trung Hoa, người bình dân có tài đức đã được trao cho những địa vị then chốt trong chính quyền, tới đời Hán thì có lệ dân cử người tài ra lo việc xã hội, rồi việc thi cử được tổ chức theo sau.

 

Nguyên tắc chung là như vậy, nhưng trong xã hội, luôn có những sự kiện cá biệt, có những minh chủ bầy tôi trung thành, mà cũng có những trung thần không được minh chúa ưu đãi, nghe lời; mà còn ám hại. Có những cặp vua tôi xứng đáng tài đức bên nhau, lo việc ích nước lợi dân ; cũng có chúatôi a dua nhau làm việc bất chánh, phản phúc… mà người đời xưa và nay gọi là : được làm vua, thua làm giặc.

 

Về đời Xuân Thu (722-479) chỉ vua Chu mới được gọi là vương, còn các chư hầu dù mạnh, dù làm minh chủ, cũng chỉ gọi được là bá, là công. Thí dụ : Trí Vương gọi là Trí Bá, Tề Hoàn Công, Tần Mục Công (công và bá này đều là vua) nhưng qua đời Chiến Quốc, tình hình chiến sự trở nên gay go hơn, nên vua nước chư hầu nào cũng xưng vương cả, như Hầu Huệ Vương, Tề Uyên Vương, Sở Hoài Vương…

 

Trí vương hay trí bá cũng là một vương chủ thời Chiến Quốc, thống lãnh cai trị Đông Tấn. Sau một thời gian việc binh đao dằng dai, nước Tấn đồng lòng chia thành ba nước: Triệu, Hàn và Ngụy.

 

Nhưng trí bá khởi binh đánh thắng hai họ Phạm và Trung

 

Mấy năm qua đi, Trí Bá sai vài người qua đất Hàn, kể công đòi đất. Vua Hàn là Hàn Khang Tử định không cho, nhưng quân sư Đoàn Quý khuyên vua rằng:

 

Không nên từ chối, vì Trí Bá là con người ham lợi và hung bạo. Hắn sai người vừa xin vừa đòi đất, mà mình không cho, tất hắn mang binh đánh mình. Nhà vua nên cho hắn, để hắn quen mùi, lại đi đòi đất của nước khác, nước khác không chịu, hắn tất đem binh đánh, vậy là nước Hàn tránh được nạn binh đao và đợi chờ xem sự thế biến chuyển ra sao. Hàn Khang Tử đáp:

 

Hay.

 

Rồi sai sứ giả nạp một ấp gồm một vạn nhà cho Trí Bá. Trí Bá mừng rỡ, lại sai người đi đòi đất của nước Ngụy, vua Ngụy là Ngụy Tuyên Tử định không cho, nhưng quân sư can rằng:

 

Hắn đã đòi đất của Hàn, Hàn đã cho, nay hắn đòi đất của Ngụy, mà Ngụy không cho, hắn cho là mình muốn chọc giận hắn, rồi Trí Bá tất đem quân sang đánh Ngụy. Chi bằng vua cho hắn đi.

 

Ngụy Tuyên Tử bằng lòng đáp:

 

Phải.

 

Rồi cũng sai người mang một ấp gồm một vạn nhà dâng cho Trí Bá. Trí Bá tiếp tục sai người qua nước Triệu đòi đất nữa. Vua Triệu là Triệu Tương Tử từ chối. Trí Bá liền liên minh với nước Hàn và nước Ngụy, rủ họ cùng đi đánh nước Triệu.

 

Vua Triệu vời quân sư Trương Mạnh Đàm vô cho hay:

 

Trí Bá là một con người tham lam, lá mặt lá trái, hắn nhiều lần sai sứ giả đi cắt đất. Hàn và Ngụy đã cho, mà quả nhân không cho, thế nào hắn cũng đem binh đánh nước Triệu, giờ mình phải đề phòng làm sao?

 

Quân sư họ Trương đồng ý với vua Triệu. Không cho Trí Bá một mảnh đất. Vua tôi ban hiệu lệnh chống cự Trí Bá. Họ truyền quân lính chuẩn bị các võ khí và ứng chiến.

 

Quân lính của Trí Bá vây hãm thành nước Triệu tới ba, bốn năm. Trong thành người dân phải làm ổ trên cây mà ngủ. Treo nồi lên cao mà đun nấu. Thức ăn dần cạn hết, dân và quân lính ốm đau. Vua Triệu buồn rầu bảo với quân sư:

 

Sức chống cự sắp hết, tôi muốn xin hàng đây, ông nghĩ sao?

 

Quân sư họ Trương trả lời:

 

Tôi nghe rồi, nước sắp mất mà không bảo toàn được, nước Triệu nguy mà không cứu được, thì còn quý kẻ trì trí mà làm gì? Tôi đi đây!

 

Ông đi đâu?

 

Tôi đi yết kiến hai vua Hàn và Ngụy. Nói họ cùng đoàn kết, tìm kế cứu khốn phò nguy cho cả ba nước chúng ta.

 

Nói rồi quân sư Trương tìm cách lén vô gặp hai vua Hàn và Ngụy:

 

Nay Trí Bá tấn công nước Triệu ròng rã mấy năm, thế nước tôi rất lâm nguy. Xin các ông giúp đỡ. Vì nếu nước Triệu tôi mất, sẽ tới lượt nước Hàn và Ngụy đấy.

 

Chúng tôi biết là như vậy, nhưng Trí Bá là con người hung bạo, nóng nảy, tham lam, ít lòng nhân ái.

 

Nếu mưu kế của chúng ta là hợp lại cả ba nước, đánh nhau với Trí Bá, sợ ý đó chưa thực hành được mà họa lớn xẩy đến với chúng tôi.

 

Không hiểu quân sư họ Trương thuyết phục sao đó mà sau Hàn và Ngụy đồng lòng liên kết với quân Triệu, mưu tấn công lại Trí Bá.

 

Trí Bá cũng có người anh em là Trí Quá, đi thăm dò tin tức và cho Trí Vương hay âm mưu của cả ba nước Hàn, Ngụy, Triệu lập một liên minh chống cự.

 

Nhưng Trí Vương không tin người anh em, sợ là sau cuộc chiến, không biết có phân thắng bại hay không, lại sợ rằng mình còn phải chia đất lần nữa cho Trí Quá.

 

Vì tham lam và hung dữ, Trí Vương quyết phá thành, tấn công tiêu diệt Triệu, nhằm mưu đồ thừa thắng lấy luôn hai nước Hàn và Ngụy sau đó.

 

Quân sư Trương Mạnh Đàm ra sức giúp nước Triệu, hiệp lực với quân Hàn và quân Ngụy chống trả Trí Bá. Ngay trong đêm khai chiến, họ Trương mua chuộc được tên quan coi đập nước vây thành, để tháo nước cho nước sông cái tràn vô chỗ quân Trí Vương đóng… nước sông này lúc trước là do Trí Vương sai quân lính đào để dẫn nước sông Tấn vào bao vây thành lũy của Triệu Tương Tử.

 

Khi nước sông Tấn là sông cái tràn vô ào ạt, quân và Trí Vương lo việc cứu thủy mà hỗn loạn rồi đại bại. Quân Hàn, quân Ngụy chia nhau đánh hai bên hông. Quân của Triệu Tương Tử trực chiến đối diện, phá tan tành quân của Trí Vương, Trí Bá, là Trí Vương bị bắt và bị cầm tù.

 

Sau này Trí Bá buồn khổ trong tù mà chết. Trí Bá mất, nước cũng mất, đất cũng bị chia. Thiên hạ cười chê Trí Bá tham lam vô độ, hung hăng ngược ngạo và toan tính ngược lòng trời, ý nói, “được làm vua thua làm giặc.“

 


Phỏng lược theo Chiến Quốc Sách
của các tác giả Giản Chi và Nguyễn Hiến Lê
 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu nghĩ về năm 2024 là một năm “rất thanh nhã, lịch lãm” quý vị không hề đơn độc. Dictionary.com vừa công bố từ “demure” là từ của năm (word of the year) 2024; sự lựa chọn này chủ yếu được ảnh hưởng từ một đoạn clip nổi tiếng trên mạng xã hội do người dùng TikTok ở Hoa Kỳ Jools Lebron tạo ra. Vào đầu tháng 8, Lebron, một phụ nữ chuyển giới và là nhà sáng tạo nội dung (content creator) đến từ Chicago, đăng tải một đoạn clip ngắn ghi lại cảnh cô ngồi trong xe và nói về cách trang điểm của mình trước khi đi làm. Trong clip, cô nói: “Quý vị thấy cách tôi trang điểm đi làm không? Rất từ tốn, rất đơn giản... Tôi không tô vẽ lòe loẹt. Không làm gì quá lố. Quý vị thấy tôi thanh nhã, lịch lãm không? Cách tôi đến buổi phỏng vấn cũng chính là cách tôi đi làm.”
Ngày 19 tháng 11: - 1863: Diễn văn Gettysburg huyền thoại của Abraham Lincoln: “Lincoln đã làm cuộc Cách mạng, đem lại cho nhân dân một quá khứ mới để sống từ đó, và quá khứ này sẽ thay đổi tương lai một cách vĩnh cửu” như nhà sử học Garry Wills viết. Bài diễn văn có sức tái tạo lại đất nước sau cuộc nội chiến tàn phá nhất trong lịch sử Mỹ. Bài diễn văn toát lên tinh thần trách nhiệm cao cả nhất của tất cả những người còn sống đối với sự nghiệp tự do của dân tộc mà vì nó biết bao chiến sĩ đã ngã xuống; khẳng định lại lý tưởng tự do, bình đẳng đã được khắc ghi trong bản Tuyên Ngôn Độc lập của Hoa Kỳ, của tinh thần Jefferson, như những chân lý bất di bất dịch, và khẳng định tinh thần trách nhiệm của mọi công dân bảo vệ và vun đắp lý tưởng đó. - 1493: Cristoforo Colombo đổ bộ lên hòn đảo mà ông đặt tên là San Juan Bautista, ngày nay là Puerto Rico. - 1969: Những bản tin đầu tiên xuất hiện rằng quân đội Mỹ ở Việt Nam đã thảm sát thường dân ở Làng Mỹ Lai vào tháng 3 năm 1969.
Nếu bạn quan tâm về những gì mình viết trên facebook, blog, diễn đàn, trang nhà, email, vân vân, nên tự cảm nhận hiệu quả của viết lách và kể chuyện của bản thân như thế nào? Quá trình “Vận chuyển tường thuật” trong thế giới điện tử trực tuyến là một trong vấn đề xã hội và cá nhân đáng chú trọng.Kể chuyện thế kỷ 21 Những tiến bộ trong công nghệ đã giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận kiến thức gián tiếp mà chúng ta mong muốn về thế giới (Greenfield 2015; Harris và Sanborn 2013). Kể chuyện trong thế kỷ 21 đã phát triển khi mọi người tìm ra những cách mới để ghi lại, chia sẻ và tiêu thụ các câu chuyện: trò chơi, trải nghiệm cá nhân hoặc tin tức chỉ là một số ví dụ (Lundby 2008). Ngày nay, công nghệ hiện đại đã kết hợp hình ảnh với âm thanh và văn bản, đồng thời trao cho mọi người khả năng trở thành người kể chuyện cá nhân và sử dụng môi trường điện tử cho mục đích riêng (Greenfield 2015). Trong cuộc sống bão hòa công nghệ (Lenhart và cộng sự 2015), việc trao đổi câu chuyện thường diễn ra thô
Các nhà hoạt động đang bận rộn tổ chức các cuộc biểu tình và nhắc nhở chúng ta rằng quá trình chuyển đổi năng lượng đã và đang diễn ra tốt đẹp. Điều gì sẽ xảy ra? Đó là câu hỏi mà nhiều nhà lãnh đạo khí hậu, nhà vận động và những tiếng nói “xanh” đã bắt đầu đặt ra trong thời điểm được mô tả là ”thời điểm đau buồn”. Và từ những suy ngẫm này đã xuất hiện những lời kêu gọi tập hợp, đoàn kết và cam kết dấn thân.
Hôm Chủ nhật cuối tháng 10, hàng ngàn người đã đổ về Công viên Washington Square Park ở New York để tham gia và theo dõi cuộc thi “Tìm người giống Timothée Chalamet” (Timothée Chalamet Lookalike Contest). Bầu không khí của sự kiện trở nên sôi động hơn nhờ có cả sự xuất hiện của Timothée Chalamet thật và cảnh sát để duy trì trật tự; những hình ảnh từ cuộc thi nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội, làm dấy lên các tranh luận sôi nổi về việc ai mới là người giống Timothée nhất.
Hôm đó là thứ Năm và là một đêm hè bình thường tại thị trấn Brownsville, Tennessee. Sau một ngày làm việc ở tiệm giặt đồ Sunshine Laundromat, Elbert Williams, thành viên sáng lập của chi nhánh NAACP, trở về nhà như mọi khi. Cả nhà Williams cùng nghe trận quyền anh hạng nặng giữa Joe Louis và Arturo Godoy. Gần 10 giờ tối, khi họ chuẩn bị đi ngủ, thì bỗng có tiếng gõ cửa.
Trong cuộc bầu cử năm nay, cả Kamala Harris và Donald Trump đều đề ra các kế hoạch lớn như cắt giảm hoặc tăng thuế, cung cấp nhiều gói hỗ trợ cho người dân, thúc đẩy các chính sách quan trọng liên quan đến những vấn đề như quyền phá thai, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường và viện trợ quân sự nước ngoài. Dù ai đắc cử, tất cả các kế hoạch này đều có một điểm chung: chỉ có thể thành hiện thực nếu được Quốc hội thông qua, bao gồm Thượng viện và Hạ viện.
Hiện nay, có khoảng 79 quốc gia trên thế giới vẫn đang thi hành các luật cấm báng bổ tôn giáo (blasphemy laws). Đặc biệt, ở một số quốc gia như Afghanistan, Brunei, Iran, Nigeria, Pakistan và Ả Rập Saudi, vi phạm các luật này có thể bị xử án tử hình. Hoa Kỳ dù không thuộc nhóm các quốc gia này, nhưng cũng có một lịch sử dài về các luật cấm báng bổ tôn giáo. Nhiều thuộc địa của Hoa Kỳ đã ban hành những quy định cấm báng bổ tôn giáo, và về sau chúng trở thành luật của tiểu bang. Mãi đến năm 1952, Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ mới phán quyết rằng những lời lẽ xúc phạm, bất kính đối với một tôn giáo được coi là quyền tự do ngôn luận và được bảo vệ theo Hiến pháp. Tuy nhiên, quyền này không phải lúc nào cũng được bảo vệ một cách triệt để.
Từ trên cao nguyên Tây Tạng con sông Cửu Long cuồn cuộn chảy như thác lũ xuống phía nam qua tỉnh Vân Nam, tới Lào, Thái Lan, Kampuchia, rồi Việt Nam trước khi ra Biển Đông. May cho Miền Nam là có hồ lớn Tonle Sap ở Campuchia hút đi một phần lớn lượng nước từ thượng nguồn cho nên từ đây dòng sông lại uốn khúc hiền hòa chảy vào Miền Nam. Tới gần biên giới thì con sông chia ra làm 8 nhánh. Nhưng con số 9 được coi là may mắn, vì vậy phải tìm ra cho được một nhánh nữa, tuy là rất nhỏ (dài khoảng 10 dậm) để cộng lại thành ra 9 nhánh, gọi là Cửu Long Giang. Dòng sông Chín Con Rồng uốn mình tưới nước cho vùng đồng bằng Nam Bộ mầu mỡ, phì nhiêu trở thành vựa lúa của cả nước. Người nông dân nơi đây chỉ cần trồng mỗi năm một vụ là cũng đủ ăn, lại còn dư thừa để tiếp tế ra Miền Bắc và xuất cảng
Đôi khi, nhiều người sẽ cảm thấy áp lực vì bị ép buộc phải chọn một căn tính, một bản dạng (identity) thay vì được sống với tất cả các bản sắc thuộc về bản thân. Kamala Harris là một thí dụ dễ hiểu cho tình cảnh phức tạp của những người mang dòng máu đa sắc tộc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.