Hôm nay,  

Bài Học Từ Lịch Sử: Luật Cấm Báng Bổ Tôn Giáo Và Cuộc Đấu Tranh Cho Tự Do Tôn Giáo Ở Hoa Kỳ

01/11/202400:00:00(Xem: 638)

luat cam bang bo ton giao
Lịch sử các luật cấm báng bổ tôn giáo ở Hoa Kỳ phản ánh một cuộc đấu tranh phức tạp cho quyền tự do tôn giáo và tự do ngôn luận của đất nước. (Nguồn: pixabay.com)

Hiện nay, có khoảng 79 quốc gia trên thế giới vẫn đang thi hành các luật cấm báng bổ tôn giáo (blasphemy laws). Đặc biệt, ở một số quốc gia như Afghanistan, Brunei, Iran, Nigeria, Pakistan và Ả Rập Saudi, vi phạm các luật này có thể bị xử án tử hình.
 
Hoa Kỳ dù không thuộc nhóm các quốc gia này, nhưng cũng có một lịch sử dài về các luật cấm báng bổ tôn giáo. Nhiều thuộc địa của Hoa Kỳ đã ban hành những quy định cấm báng bổ tôn giáo, và về sau chúng trở thành luật của tiểu bang. Mãi đến năm 1952, Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ mới phán quyết rằng những lời lẽ xúc phạm, bất kính đối với một tôn giáo được coi là quyền tự do ngôn luận và được bảo vệ theo Hiến pháp. Tuy nhiên, quyền này không phải lúc nào cũng được bảo vệ một cách triệt để.
 
Là một học giả về tôn giáo và chính trị, Giảng sư Kristina Lee tại Đại học South Dakota tin rằng lịch sử các luật cấm báng bổ tôn giáo ở Hoa Kỳ phản ánh cuộc đấu tranh phức tạp cho quyền tự do tôn giáo và tự do ngôn luận.
 
Những luật cấm báng bổ tôn giáo đầu tiên ở Hoa Kỳ
 
Trong thời kỳ thuộc địa ở Hoa Kỳ, các thuộc địa thường ban hành luật bảo vệ người Kitô giáo trong việc theo đạo, tham gia các nghi lễ, hoạt động liên quan đến tôn giáo của mình. Tuy nhiên, những luật này lại không áp dụng cho những người không theo Kitô giáo.
 
Chẳng hạn, Đạo luật Khoan dung (Toleration Act) năm 1649 là văn bản pháp lý đầu tiên của Maryland đề cập đến “quyền tự do theo đạo,” được tạo ra để bảo vệ các tín đồ Kitô giáo khỏi bị đàn áp bởi chính quyền. Dù vậy, đạo luật này không áp dụng cho những người không phải Kitô hữu. Trái lại, luật còn quy định rằng bất kỳ ai xúc phạm Thượng Đế, bất kính với Ngài hoặc phủ nhận sự tồn tại của Chúa Giêsu, đều có thể bị kết án tử hình hoặc bị tịch thu tài sản.
 
Năm 1811, Hoa Kỳ chứng kiến một trong những vụ xét xử tội báng bổ tôn giáo nổi tiếng nhất, vụ People v. Ruggles, tại Tòa án cao nhất bang New York. John Ruggles, một cư dân New York, bị kết án 3 tháng tù giam và phạt 500 MK (khoảng 12,000 MK theo giá trị hiện tại) vì đã công khai miệt thị Chúa Giêsu và Đức Mẹ với những lời lẽ xúc phạm.
 
Chánh án James Kent khẳng định rằng mọi người có quyền tự do bày tỏ quan điểm tôn giáo, nhưng nếu đó là những quan điểm ác ý đối với Kitô giáo, thì sẽ bị coi là lạm dụng quyền này. Kent còn nhấn mạnh rằng những lời công kích tương tự đối với các tôn giáo khác như Hồi giáo hay Phật giáo sẽ không bị trừng phạt, vì theo ông, “chúng ta là những người theo Kitô giáo,” không dựa trên các giáo lý của “những kẻ mạo danh” từ các tôn giáo khác.
 
Năm 1824, một thành viên của hội tranh luận ở Pennsylvania bị kết tội báng bổ tôn giáo sau khi tuyên bố rằng “Kinh Thánh chỉ là một câu chuyện hư cấu, đầy mâu thuẫn, có những điều tốt đẹp nhưng cũng đầy rẫy dối trá.” Trong vụ án Updegraph v. Commonwealth, Tòa án cao nhất Pennsylvania đã cho rằng đây là một tuyên bố “thô tục, gây sốc và xúc phạm,” và là tội ác nghiêm trọng, vi phạm đạo đức cộng đồng và gây xáo trộn trật tự xã hội.
 
Vào cuối thế kỷ 19, phong trào tư tưởng tự do (free thought) bắt đầu xuất hiện, thách thức những quan niệm truyền thống về tôn giáo và luật cấm xúc phạm, bất kính đối với tôn giáo. Các nhà lãnh đạo phong trào này công khai chỉ trích Kitô giáo và phản đối các luật thiên vị Kitô hữu. Họ cho rằng các luật cấm xúc phạm tôn giáo và việc bắt buộc đọc Kinh Thánh trong các trường công lập là vi phạm quyền tự do cá nhân.
 
Theo nhà sử học Leigh Eric Schmidt, các diễn giả và nhà văn trong phong trào này thường phải đối mặt với những đe dọa về việc bị buộc tội báng bổ tôn giáo. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, ngay cả trong những trường hợp đã bị kết án, các thẩm phán đã bắt đầu tỏ ra khoan dung hơn.
 
Vào năm 1887, C.B. Reynolds, một cựu mục sư trở thành diễn giả nổi tiếng của phong trào tư tưởng tự do, đã bị kết tội xúc phạm tôn giáo ở New Jersey sau khi công khai nghi ngờ sự tồn tại của Thượng Đế. Nhưng thẩm phán chỉ quyết định phạt ông 25 MK cùng với các loại án phí khác.
 
Lý do vì sao Reynolds được khoan hồng không được nêu rõ; nhà sử học Levy cho rằng có thể thẩm phán lúc bấy giờ không muốn biến Reynolds thành một biểu tượng ‘tử vì đạo’ khiến cho phong trào tư tưởng tự do bùng lên mạnh mẽ hơn.
 
Bất kính với một tôn giáo được coi như quyền tự do ngôn luận
 
Trong những năm 1900, phong trào đòi hỏi quyền bình đẳng tôn giáo và tự do ngôn luận ngày càng phát triển mạnh mẽ, ảnh hưởng đáng kể đến các vụ kiện cáo liên quan đến báng bổ tôn giáo.
 
Chẳng hạn như vào năm 1917, Michael X. Mockus, trước đó từng bị kết tội báng bổ tôn giáo ở Connecticut, đã được tuyên vô tội ở Illinois. Thẩm phán Perry L. Persons cho rằng nhiệm vụ của tòa án không phải là xác định tôn giáo nào là đúng, mà tất cả mọi người phải bình đẳng trước pháp luật, dù đó là “người theo đạo Tin lành, Công giáo, Mặc Môn, Mahammedan, Do Thái, người theo chủ nghĩa tự do, hay vô thần.
 
Năm 1952, khi xét xử vụ Joseph Burstyn, Inc. v. Wilson liên quan đến việc New York thu hồi giấy phép của bộ phim “The Miracle,” TCPV đã phán quyết rằng các tiểu bang không có quyền cấm những bộ phim bị coi là phạm thánh (sacrilegious). Tòa cho rằng điều này sẽ vi phạm nguyên tắc tách biệt Tôn giáo và Nhà nước, và cũng là vi phạm quyền tự do tôn giáo và tự do ngôn luận theo Hiến pháp.
 
Tuy nhiên, ngay cả sau khi TCPV đã ra phán quyết như vậy, nhiều người thỉnh thoảng vẫn bị vướng vào rắc rối pháp lý liên quan đến báng bổ tôn giáo. Nhưng các tòa án về sau đều bác bỏ những cáo buộc kiểu này.
 
Năm 1968, Irving West, một cựu chiến binh 20 tuổi, đã bị buộc tội gây rối trật tự công cộng và vi phạm luật cấm báng bổ tôn giáo của Maryland sau khi anh ta nói với một cảnh sát viên là “Bỏ cái tay trời đánh thánh đâm của ông ra khỏi người tôi” (Get your goddamn hands off me) sau một cuộc ẩu đả. West kháng cáo, và tòa án phán quyết rằng luật cấm báng bổ tôn giáo này vi phạm Tu chính án Thứ nhất (First Amendment) của Hiến pháp Hoa Kỳ.
 
Bất chấp những phán quyết như vậy, vào năm 1977, bang Pennsylvania vẫn ban hành một đạo luật cấm xúc phạm tôn giáo, cấm các công ty, cơ sở kinh doanh sử dụng những tên gọi có tính bất kính, xúc phạm tôn giáo. Mọi sự bắt đầu khi có một ông muốn đặt tên cửa hàng súng của mình là “The God Damn Gun Shop.” Đến năm 2010, Tòa án cao nhất Pennsylvania mới tuyên bố rằng đạo luật này là vi hiến.
 
Dấu hiệu của tự do dân chủ
 
Trong cuốn sách “The Myth of American Religious Freedom,” nhà sử học David Sehat đã nhấn mạnh rằng từ khi Hoa Kỳ lập quốc, đã có nhiều tranh cãi về hình thức và nội dung của quyền tự do tôn giáo. Các luật cấm báng bổ tôn giáo là một phần quan trọng trong những cuộc xung đột này.
 
Nhiều người từng xem các luật này là hợp lý. Một số người cho rằng Kitô giáo cần được bảo vệ và tôn trọng đặc biệt hơn so với các tôn giáo khác. Ngược lại, một số nhà lập quốc như John Adams và Thomas Jefferson lại xem các luật này là vi phạm quyền tự do ngôn luận và tự do tôn giáo được quy định trong Hiến pháp.
 
Gần đây, chủ nghĩa dân tộc Kitô giáo đang trỗi dậy và thu hút sự chú ý của mọi người với những cuộc tấn công vào quyền tự do ngôn luận, chẳng hạn như hàng loạt lệnh cấm sách và hạn chế các cuộc biểu tình. Nếu muốn tránh lặp lại những sai lầm trong quá khứ, người dân Hoa Kỳ cần phải cần rút ra những bài học từ lịch sử đấu tranh bảo vệ quyền tự do tôn giáo và tự do ngôn luận.
 
VB biên dịch 
Nguồn: “What the history of blasphemy laws in the US and the fight for religious freedom can teach us today” được đăng trên trang TheConversation.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nếu nghĩ về năm 2024 là một năm “rất thanh nhã, lịch lãm” quý vị không hề đơn độc. Dictionary.com vừa công bố từ “demure” là từ của năm (word of the year) 2024; sự lựa chọn này chủ yếu được ảnh hưởng từ một đoạn clip nổi tiếng trên mạng xã hội do người dùng TikTok ở Hoa Kỳ Jools Lebron tạo ra. Vào đầu tháng 8, Lebron, một phụ nữ chuyển giới và là nhà sáng tạo nội dung (content creator) đến từ Chicago, đăng tải một đoạn clip ngắn ghi lại cảnh cô ngồi trong xe và nói về cách trang điểm của mình trước khi đi làm. Trong clip, cô nói: “Quý vị thấy cách tôi trang điểm đi làm không? Rất từ tốn, rất đơn giản... Tôi không tô vẽ lòe loẹt. Không làm gì quá lố. Quý vị thấy tôi thanh nhã, lịch lãm không? Cách tôi đến buổi phỏng vấn cũng chính là cách tôi đi làm.”
Ngày 19 tháng 11: - 1863: Diễn văn Gettysburg huyền thoại của Abraham Lincoln: “Lincoln đã làm cuộc Cách mạng, đem lại cho nhân dân một quá khứ mới để sống từ đó, và quá khứ này sẽ thay đổi tương lai một cách vĩnh cửu” như nhà sử học Garry Wills viết. Bài diễn văn có sức tái tạo lại đất nước sau cuộc nội chiến tàn phá nhất trong lịch sử Mỹ. Bài diễn văn toát lên tinh thần trách nhiệm cao cả nhất của tất cả những người còn sống đối với sự nghiệp tự do của dân tộc mà vì nó biết bao chiến sĩ đã ngã xuống; khẳng định lại lý tưởng tự do, bình đẳng đã được khắc ghi trong bản Tuyên Ngôn Độc lập của Hoa Kỳ, của tinh thần Jefferson, như những chân lý bất di bất dịch, và khẳng định tinh thần trách nhiệm của mọi công dân bảo vệ và vun đắp lý tưởng đó. - 1493: Cristoforo Colombo đổ bộ lên hòn đảo mà ông đặt tên là San Juan Bautista, ngày nay là Puerto Rico. - 1969: Những bản tin đầu tiên xuất hiện rằng quân đội Mỹ ở Việt Nam đã thảm sát thường dân ở Làng Mỹ Lai vào tháng 3 năm 1969.
Nếu bạn quan tâm về những gì mình viết trên facebook, blog, diễn đàn, trang nhà, email, vân vân, nên tự cảm nhận hiệu quả của viết lách và kể chuyện của bản thân như thế nào? Quá trình “Vận chuyển tường thuật” trong thế giới điện tử trực tuyến là một trong vấn đề xã hội và cá nhân đáng chú trọng.Kể chuyện thế kỷ 21 Những tiến bộ trong công nghệ đã giúp chúng ta dễ dàng tiếp cận kiến thức gián tiếp mà chúng ta mong muốn về thế giới (Greenfield 2015; Harris và Sanborn 2013). Kể chuyện trong thế kỷ 21 đã phát triển khi mọi người tìm ra những cách mới để ghi lại, chia sẻ và tiêu thụ các câu chuyện: trò chơi, trải nghiệm cá nhân hoặc tin tức chỉ là một số ví dụ (Lundby 2008). Ngày nay, công nghệ hiện đại đã kết hợp hình ảnh với âm thanh và văn bản, đồng thời trao cho mọi người khả năng trở thành người kể chuyện cá nhân và sử dụng môi trường điện tử cho mục đích riêng (Greenfield 2015). Trong cuộc sống bão hòa công nghệ (Lenhart và cộng sự 2015), việc trao đổi câu chuyện thường diễn ra thô
Các nhà hoạt động đang bận rộn tổ chức các cuộc biểu tình và nhắc nhở chúng ta rằng quá trình chuyển đổi năng lượng đã và đang diễn ra tốt đẹp. Điều gì sẽ xảy ra? Đó là câu hỏi mà nhiều nhà lãnh đạo khí hậu, nhà vận động và những tiếng nói “xanh” đã bắt đầu đặt ra trong thời điểm được mô tả là ”thời điểm đau buồn”. Và từ những suy ngẫm này đã xuất hiện những lời kêu gọi tập hợp, đoàn kết và cam kết dấn thân.
Hôm Chủ nhật cuối tháng 10, hàng ngàn người đã đổ về Công viên Washington Square Park ở New York để tham gia và theo dõi cuộc thi “Tìm người giống Timothée Chalamet” (Timothée Chalamet Lookalike Contest). Bầu không khí của sự kiện trở nên sôi động hơn nhờ có cả sự xuất hiện của Timothée Chalamet thật và cảnh sát để duy trì trật tự; những hình ảnh từ cuộc thi nhanh chóng được lan truyền trên mạng xã hội, làm dấy lên các tranh luận sôi nổi về việc ai mới là người giống Timothée nhất.
Xưa kia, người đứng đầu cai trị nước gọi là vua, hay hoàng đế, nay kêu là quốc trưởng, hay tổng thống, hay chủ tịch nước. Người đứng đầu một quốc gia, xưa và nay, đều có nhiều mưu sĩ ở bên cạnh để góp ý lo việc quốc gia đại sự, những mưu sĩ đó nay gọi là cố vấn, tham mưu. Khi xưa thì gọi là quân sư, thí dụ đệ nhất quân sư thời Tam Quốc (ở Trung Hoa) là ông Gia cát Lượng, ông là quân sư của Lưu Bị. Ông Gia Cát Lượng là người có tài quân sự, chính trị, kinh tế. Ông cũng là người có đạo đức cao thượng trong sáng, có nhân cách và năng lực giúp vua, giúp đời, an dân hoàn hảo.
Hôm đó là thứ Năm và là một đêm hè bình thường tại thị trấn Brownsville, Tennessee. Sau một ngày làm việc ở tiệm giặt đồ Sunshine Laundromat, Elbert Williams, thành viên sáng lập của chi nhánh NAACP, trở về nhà như mọi khi. Cả nhà Williams cùng nghe trận quyền anh hạng nặng giữa Joe Louis và Arturo Godoy. Gần 10 giờ tối, khi họ chuẩn bị đi ngủ, thì bỗng có tiếng gõ cửa.
Trong cuộc bầu cử năm nay, cả Kamala Harris và Donald Trump đều đề ra các kế hoạch lớn như cắt giảm hoặc tăng thuế, cung cấp nhiều gói hỗ trợ cho người dân, thúc đẩy các chính sách quan trọng liên quan đến những vấn đề như quyền phá thai, chăm sóc sức khỏe, bảo vệ môi trường và viện trợ quân sự nước ngoài. Dù ai đắc cử, tất cả các kế hoạch này đều có một điểm chung: chỉ có thể thành hiện thực nếu được Quốc hội thông qua, bao gồm Thượng viện và Hạ viện.
Từ trên cao nguyên Tây Tạng con sông Cửu Long cuồn cuộn chảy như thác lũ xuống phía nam qua tỉnh Vân Nam, tới Lào, Thái Lan, Kampuchia, rồi Việt Nam trước khi ra Biển Đông. May cho Miền Nam là có hồ lớn Tonle Sap ở Campuchia hút đi một phần lớn lượng nước từ thượng nguồn cho nên từ đây dòng sông lại uốn khúc hiền hòa chảy vào Miền Nam. Tới gần biên giới thì con sông chia ra làm 8 nhánh. Nhưng con số 9 được coi là may mắn, vì vậy phải tìm ra cho được một nhánh nữa, tuy là rất nhỏ (dài khoảng 10 dậm) để cộng lại thành ra 9 nhánh, gọi là Cửu Long Giang. Dòng sông Chín Con Rồng uốn mình tưới nước cho vùng đồng bằng Nam Bộ mầu mỡ, phì nhiêu trở thành vựa lúa của cả nước. Người nông dân nơi đây chỉ cần trồng mỗi năm một vụ là cũng đủ ăn, lại còn dư thừa để tiếp tế ra Miền Bắc và xuất cảng
Đôi khi, nhiều người sẽ cảm thấy áp lực vì bị ép buộc phải chọn một căn tính, một bản dạng (identity) thay vì được sống với tất cả các bản sắc thuộc về bản thân. Kamala Harris là một thí dụ dễ hiểu cho tình cảnh phức tạp của những người mang dòng máu đa sắc tộc.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.