Hôm nay,  

Phải Chăng Đồng Tính Là Tội Lỗi???

09/11/202220:38:00(Xem: 4046)
1946
1946 là một bộ phim tài liệu ghi lại việc sử dụng sai một từ đã thay đổi bước tiến của lịch sử hiện đại như thế nào.
Thánh Kinh nói thế. “Homosexuality is sin". “Đồng tính là tội lỗi.” Sự thật thì sao???

Lần đầu tiên từ “đồng tính" xuất hiện trong Thánh Kinh là năm 1946, khoảng một ngàn chín trăm mười năm sau khi chúa Jesus bị đóng đinh trên thập tự. Trong gần 80 năm qua, nó làm nền tảng cho không biết bao phân biệt đối xử, gây bao đau thương chết chóc cho những người đồng tính. Khoan nói chuyện Thiên Chúa giáo chỉ là một tôn giáo, có quyền dạy giáo điều riêng cho tín đồ của mình, chứ không thể áp đặt “chuẩn mực” của đạo cho xã hội thế tục. Sự tấn công đối với chính những giáo dân của mình dựa trên một “lời kinh” như thế đã đi ngược với cái gọi là “lòng bác ái” của “Đấng Cứu Rỗi". Đồng tính không phải là một chọn lựa, vậy nếu coi đó là “tội lỗi", phải chăng đó là tội lỗi của “Đấng Tạo Hóa", tức là “đức Chúa Cha”, theo cách nhìn nhận của người Thiên Chúa giáo!

Bản Kinh Thánh 1946 đó, hóa ra là một bản dịch, kết hợp từ các bản tiếng Hy lạp, tiếng Do Thái. Không lâu sau đó, khi truy cứu các nguyên bản, một  sinh viên chủng viện đã nhận ra lỗi biên dịch đầy tác hại kia và đã gửi thư đến nhóm biên dịch Thánh Kinh 1946 để thông báo việc họ chọn sai từ “homosexuality" cho những từ nguyên không dính dáng gì đến đồng tính. Nhóm biên dịch đã dự định sửa đổi, nhưng không thể vì … đã “quá muộn”. Bản Thánh Kinh kia đã trở nên quá phổ biến. Xu hướng chống đối người đồng tính đã có từ trước nay trở nên trào lưu nhờ bởi sự dự phần ồn ào của Thiên Chúa giáo, và đặt biệt khi tôn giáo lấn sân khá mạnh vào chính trị Hoa Kỳ vào thập niên 1970. Và rồi nạn dịch AIDS bùng nổ vào thập niên 1980 với sự lây lan mạnh trong cộng đồng đồng tính, một cộng đồng bên lề xã hội, khiến họ càng mất sự cảm thông của xã hội Mỹ. Lỗi phiên dịch khốc hại kia bị quên lãng hoặc bị cố tình bỏ qua, mặc cho bao nhiêu hệ luỵ nó để lại cho “con cái Chúa" và cho xã hội thế tục.

Trong một bộ phim tài liệu sắp được trình chiếu tại Liên Hoan Phim ngắn DOC NYC tại New York vào cuối tuần này, bộ phim 1946: Một Diễn Dịch Sai Đã Làm Dịch Chuyển Nền Văn Hoá (1946: The Mistranslation That Shifted Culture) sẽ bóc trần câu chuyện thâm cung bí sử này. Bộ phim được thực hiện bởi đạo diễn Sharon “Rocky” Roggio, người con gái đồng tính của một mục sư Truyền giáo Tin lành. Chuyện khởi đầu bằng việc bà đi tìm một lý giải cho mình, trong tinh thần mộ đạo, tại sao bà lại có thể phạm một “tội lỗi" như thế. Và rồi cái mà bà tìm ra lại là một sự thật của những người nhân danh Chúa, viết kinh Chúa, phạm những sai lầm tại hại, thừa quyền lực và thiếu can đảm nhìn nhận tội lỗi.

Người ta vẫn tin rằng tôn giáo dạy cho con người về giá trị nhân sinh, về chân thiện mỹ, giúp loài người thăng hoa trong hài hòa và giảm xung đột. Nhưng lịch sử cho thấy, tôn giáo đã bị nhân danh quá nhiều, để áp đặt những “chuẩn mực" do các chức sắc đầy quyền lực đặt ra. 

Gần 400 năm trước, chỉ vì không chấp nhận từ bỏ Lý thuyết Hệ Mặt trời để nói theo Giáo hội Công giáo rằng trái đất là trung tâm vũ trụ, Galileo Galilie đã bị Tòa án Dị giáo thời Đức Giáo Hoàng Urban VIII mang ra xét xử vào 1633 và kết tội dị giáo, bỏ tù và buộc ông đọc kinh sám hối liên tục trong ba năm. Chỉ đến khi ông tuyên bố “từ bỏ dị giáo,” ông được giảm án thành quản thúc tại gia cho đến lúc qua đời.

Trong Đệ nhị Thế chiến, một khoa học gia điện toán người Anh tên Alan Turing đã góp phần không nhỏ cho chiến thắng của phe Đồng minh bằng việc giúp phá giải mật mã của Đức Quốc Xã mỗi ngày trong nhiều năm tháng. Ngày nay, một giải thưởng danh giá trong ngành điện toán mang tên giải Turing, tuy khiêm tốn hơn nhưng có giá trị tinh thần không thua kém giải Nobel cho các lĩnh vực khác. Năm 1952, tòa án Anh quốc xử ông tội quan hệ đồng tính, buộc ông chấp nhận chích hormone để “điều trị". Ông chết vì ngộ độc cyanide hai năm sau đó, với lý do tự sát được công bố, dù công luận vẫn còn đầy nghi vấn mãi đến ngày nay. Một mất mát lớn cho ngành khoa học điện toán đương thời.

Đó chỉ là đơn cử vài cá nhân nổi tiếng. Còn bao nhiêu người bình dân, đồng tính hay không đồng tính, là nạn nhân của những lý thuyết của những kẻ tự xưng là “có đạo." Hàng nghìn kẻ lợi dụng quyền uy chiếc áo linh mục để lạm dụng trẻ vị thành niên, trong khi họ thi nhau rao giảng đạo đức và muốn người khác hành xử theo “chuẩn mực” của họ.

Ngay tại Mỹ, nhiều tiểu bang vẫn xem quan hệ đồng tính là bất hợp pháp từ trăm năm trước, mãi cho cách nay chưa đầy 20 năm. Quan hệ đồng tính chỉ chính thức không còn bị xem là phạm pháp vào năm 2003, nhờ án lệ vụ Lawrence v. Texas từ Tối cao Pháp viện. Nhưng gần đây, khi án lệ Roe v. Wade về quyền phá phai vừa bị đập đổ, ông thẩm phán TCPV Thomas đã đòi xét lại quyền quan hệ đồng tính. Nước Mỹ đang có nguy cơ bị kéo lùi bởi những kẻ bảo thủ đang nắm quyền cao chức trọng trên xứ sở này.

Hơn 350 năm sau ngày kết tội Galileo, Đức Giáo Hoàng John Paul II  nhân danh Giáo Hội chính thức xin lỗi ông vào 1992. Gần 60 năm sau ngày kết tội Alan Turing, Thủ tướng Anh Gordon Brown nhân danh chính phủ Anh xin lỗi ông vào 2009, và Nữ Hoàng Elizabeth II chính thức xá tội cho ông vào 2013. Liệu một nước Mỹ văn minh sẽ đi theo trào lưu tiến bộ của văn minh nhân loại hay sẽ lui về với quá khứ trăm năm của nó.

Hôm nay, 8/11/2022, hàng triệu người Mỹ đang bầu cử bán kỳ, trong đó họ sẽ bầu chọn những người đại diện tại Quốc hội. Liệu họ sẽ bỏ phiếu cho những kẻ mị dân cho họ những cái bánh vẽ về “đạo đức" và những dọa dẫm về giá xăng, giá sữa hay về nạn di dân, tội phạm được thổi phồng? Liệu họ sẽ nhìn xa hơn để chọn những người thực sự bảo vệ quyền làm người của họ, bất kể màu da, sắc tộc, tôn giáo, giới tính hay khuynh hướng tình dục của họ?

Dân nào chính phủ nấy. Biết sao được!

Nguyễn Bình Phương

 

Hãy đón xem phim 1946: The Mistranslation That Shifted Culture.

Đoạn phim giới thiệu ở đây: https://www.youtube.com/watch?v=sjL_1TX71yo



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chương 2 sẽ phân tích chính sách kinh tế của Trung Quốc trải qua nhiều giai đoạn, mục đích nhằm giúp người đọc nhận thấy một chính sách kinh tế đôi khi mất nhiều thập niên mới thấy hết hậu quả...
Sách Khải Định chính yếu (ghi lại các sự kiện thời Khải Định) chép rằng tháng Giêng năm 1919, thể thức kỳ thi Hội với những thay đổi, vua Khải Định phê: “Lần này là khoa thi Hội cuối cùng của triều đình, nên trẫm muốn gia ân cho sinh viên sĩ tử khoa mục trong cả nước, hễ ai thông thạo hai thứ chữ Nho và chữ Pháp thì trình diện Bộ Học để xin vào ứng thí”...
Trung Hoa, với dân số đông đảo, với nhiều mặt hàng đa dạng sản xuất từ các địa phương có khí hậu thay đổi khác nhau, với hệ thống giao thương trên sông ngòi thuận tiện, hội đủ các điều kiện giúp cho thị trường trong nước tự túc và tự lực phân công sản xuất...
Trên Trái Đất, sự sống tồn tại trong mọi môi trường mà chúng ta có thể tưởng tượng ra, từ những đỉnh núi cao chót vót đến những hòn đảo xa xôi cách trở, từ những nơi ngập tràn ánh nắng trên mặt đất cho đến những khe vực tối tăm nhất của đại dương sâu thẳm. Tuy nhiên, tính đa dạng sinh học không đồng đều ở tất cả mọi nơi. Trong nhiều thế kỷ, các khoa học gia đã ngạc nhiên trước sự đa dạng đặc biệt của các loài sinh vật ở vùng nhiệt đới. Sự đa dạng sinh học ngoạn mục của rừng rậm nhiệt đới Amazon, sự phong phú trong hệ sinh thái độc đáo của Madagascar, những khu rừng mây mù ở Costa Rica với muôn trùng loài sinh vật. Vùng nhiệt đới thể hiện sự trù phú, phóng khoáng của mẹ thiên nhiên.
Thế giới đang ở trong những ngày cuối năm 2023. Vừa mới hát Silent Night để đón mừng Giáng Sinh, nay chuẩn bị tiễn năm cũ với ca khúc bất tử Auld Lang Syne. Năm 2023 khép lại với nhiều chuyện vui lẫn chuyện buồn. Ở một thế giới chia rẽ như hiện nay, niềm vui của người này có thể là nỗi buồn của người khác. Vui hay buồn còn tùy theo quan điểm của cá nhân. Chọn ra những sự kiện nào được xem là quan trọng đối với thế giới trong năm 2023 là khó, và cũng tùy thuộc vào quan điểm cá nhân. Hãy cùng điểm qua một số sự kiện đáng chú ý theo sự lựa chọn của hai trang mạng Council on Foreign Relations và Business Standard.
Như bài viết gần đây của ông về kênh đào Phù Nam của Cam Bốt, và đặc biệt như một tuyên bố gần đây nhất của Thủ tướng Cam Bốt Hun Manet: “Kênh đào Phù Nam không lấy nước từ sông Mekong mà chỉ lấy từ sông Bassac và sẽ dùng cho tưới tiêu, nông nghiệp”, xin ý kiến của ông về những vấn đề sau:
Ủy ban sông Mekong quốc gia Cam Bốt (CB) đã công bố kế hoạch đào kênh Phù Nam dưới tên Funan Techo Canal, đây là dự án đầu tiên trong lịch sử giao thông đường thủy của CB dài 180 km bắt đầu từ Prek Takeo của sông Mekong nối sang sông Bassac và qua tỉnh Kandal và Kep. Hội đồng Bộ trưởng Cam Bốt vào tháng Năm 2023 đã phê duyệt dự án $1,7 tỉ USD này dựa vào nghiên cứu do cố vấn Trung Quốc (TQ) bí mật biên soạn...
Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, chính phủ Hoa Kỳ đã luôn ủng hộ nỗ lực chiến tranh của Ukraine. Chính quyền Biden đã nhiều lần đưa ra các gói viện trợ khẩn cấp cho chính phủ và quân đội Ukraine. Tính đến nay, khoản viện trợ đó đã lên tới 113 tỷ MK. Tuy nhiên, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy sự ủng hộ của người Hoa Kỳ dành cho Ukraine đã suy giảm từ trước khi xảy ra vụ việc Hamas tấn công Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023.
Nhà văn Ngô Thế Vinh là nhà văn đầu tiên đã sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong. Anh đã viết hàng trăm bài khảo luận và hàng ngàn trang sách vạch ra những nguy cơ, thiệt hại vật chất, tinh thần và mối đe doạ diệt vong của các nền văn minh dân cư hạ nguồn. Tôi hân hạnh góp bài viết này về anh như một người đồng hành trên sông Mekong gần 30 năm, ôm mối quan tâm cho Đồng Bằng Sông Cửu Long [ĐBSCL] nằm ở cuối nguồn, sẽ phải hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất vì thủy điện mà không được hưởng chút lợi ích gì...
Trong bài phát biểu đầu tiên sau khi Hamas tấn công vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, Tổng thống Joe Biden khẳng định sự hỗ trợ của Hoa Kỳ dành cho Israel là “vững chắc và không lung lay, giống như những gì chúng tôi đã và đang làm kể từ thời điểm Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên công nhận Israel, chỉ 11 phút sau khi quốc gia này thành lập, cách đây 75 năm.” Israel đã tuyên bố quyết tâm tiêu diệt Hamas và phát động một cuộc chiến đẫm máu ở Gaza. Tính đến cuối tháng 11, đã có hơn 14,000 người Palestine thiệt mạng. Chiến tranh cũng đã phá hủy phần lớn Gaza và khiến khoảng 70% dân số ở đây phải sơ tán.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.