Hôm nay,  

"Left" có phải là cộng sản? "Liberal" có gì sai?

24/09/202218:07:00(Xem: 4015)

liberal

Quan điểm chính trị thường đươc chia làm hai phe: bảo thủ và cấp tiến. Người bảo thủ có nhiều quan điểm trái ngược với người cấp tiến. Người cấp tiến còn gọi là "khuynh tả", có khi được cho là "thân cộng". Chữ "liberal" được dùng với hàm ý miệt thị. Thật ra thì không đơn giản như vậy. Xin đọc tiếp.

Sự phân biện "tả", "hữu" và từ đó "khuynh tả", "khuynh hữu" xuất phát từ cuộc cách mạng Pháp năm 1789 khi các thành viên Quốc Hội chia thành những người ủng hộ nhà vua bên phải tổng thống và những người ủng hộ cuộc cách mạng ở bên trái. Cách sắp đặt này được xoá đi và lập lại nhiều lần. Cho đến năm 1814 đa số những người theo chủ nghĩa cực đoan đã chọn ngồi bên phải. Những người ủng hộ hiến pháp ngồi ở giữa trong khi các thành viên độc lập ngồi bên trái. Các thuật ngữ "cực hữu" và "cực tả" được sử dụng để mô tả các hệ tư tưởng khác nhau của hội đồng.

Bắt đầu từ đầu thế kỷ 20, các thuật ngữ "tả" và "hữu" gắn liền với các hệ tư tưởng chính trị và được sử dụng để mô tả niềm tin chính trị của công dân, dần dần thay thế các thuật ngữ "đỏ" và "phản động". Từ "tả" và "hữu" cũng được dùng như những lời miệt thị để công kích nhau.
Theo Hans Jurgen Eysenck, các hệ tư tưởng chính trị được sắp xếp trong một biểu đồ như sau:

Trục ngang chia hai thái cực về quan niệm phân chia của cải trong xã hội. Bên trái là quan niệm mọi người trong xã hội nên chung sức với nhau để được hưởng đồng đều. Đây là quan niệm "làm theo năng xuất, hưởng theo nhu cầu", gần với thuyết cộng sản. Bên phải là quan niệm cơ hội được phân chia đồng đều. Người làm nhiều thì hưởng nhiều, làm ít hưởng ít. Đây là quan niệm kinh tế thị trường tự do, "có làm thì mới có ăn", gần với thuyết tư bản (capitalism).

Trục dọc chỉ mức độ can thiệp của chính phủ vào cuộc sống người dân. Ở trên cùng là chế độ độc tài, chính phủ kiểm soát và quyết định hành vi và lối sống của người dân. Tận cùng ở dưới là vô chính phủ, tự do tuyệt đối, người dân muốn làm gì thì làm.

308849419_10159452679034915_6985178251015834258_n

Tất cả mọi người đều có một quan điểm chính trị nằm ở giữa hai trục này. Các lãnh tụ độc tài Cộng Sản nằm ở khung bên trái phía trên. Các lãnh tụ phát-xit, như Hitler, cũng độc tài nhưng không cộng sản thì nằm phía trên bên phải.

Chữ "liberal" xuất phát từ chữ "libre" có nghĩa là "tự do". Ngày xưa có tiếng lóng "líp", như trong "ăn líp ba ga" là ăn thả cửa. Hay "Líp đi" là cứ tự nhiên. Trong quan điểm chính trị, "liberal" là người phóng khoáng, ủng hộ cải cách để thăng tiến con người.

Tất cả chúng ta đều là "liberal" vì cùng chung một quan điểm sinh ra là người tự do và có quyền sống tự do. Nếu chính phủ không ngăn cản thì với thị trường tự do chúng ta có thể làm nên của cải và có một cuộc sống sung túc. Đó là quan điểm tự do cổ điển (classic liberalism). Bắt đầu từ những năm 1860, 1870, các nhà trí thức phát hiện rằng trong một xã hội tự do, con người không có tự do. Bởi vì có những rào cản như sự nghèo khổ, thất học, bệnh dịch, v.v... mà nền kinh tế thị trường không giải quyết được. John Maynard Keyes cho rằng kinh tế thị trường không thể tự điều chỉnh để đối phó với suy trầm. Vì thế cần phải có sự giúp đỡ của chính phủ để người ta có thể vượt qua thất nghiệp, đói nghèo, bệnh tật, già nua, để có một cuộc sống hoàn toàn tự do. Từ đó hình thành một hệ tư tưởng gọi là tự do xã hội (social liberalism).

Người social liberal vẫn không muốn chính phủ có quá nhiều quyền hành hay quốc hữu hoá tất cả của cải. Nhưng chính phủ cần phải đầu tư vào xã hội, kích hoạt kinh tế để cuộc sống của người dân ngày càng tốt đẹp hơn.

Nếu chính phủ phải nhúng tay vào để giúp người nghèo thì người giàu không được hưởng gì trong những chương trình này và có phần thiệt thòi vì phải góp phần từ tiền thuế mà họ đã đóng. Có vẻ không công bằng vì giống như lấy của người giàu cho người nghèo như trong chuyện Robinhood. Thật ra thì, các khoảng đầu tư vào xã hội góp phần thúc đẩy kinh tế, và mọi người cùng được hưởng trong sự phát triển. Như các nhà kinh tế học đã chứng minh, kinh tế thị trường không hoàn hảo, nếu để tự do thì khoảng cách giàu nghèo càng ngày càng xa. Khi người nghèo quá nghèo thì họ không tiêu thụ, không góp phần cho kinh tế. Sự chênh lệch giàu nghèo dễ gây nên xung đột, tạo ra chiến tranh. Chi bằng tạo cơ hội cho những người không có điều kiện để mọi người cùng thăng tiến. Năm 1932, khi nước Mỹ trong cuộc đại suy trầm, còn gọi là "The Great Depression", tổng thống Franklin D. Roosevelt đã đề nghị "The New Deal", lập ra các chương trình xã hội như Social Security, Medicare, v.v... Tổng thống Roosevelt nói: "The test of our progress is not whether we add more to the abundance of those who have much; it is whether we provide enough for those who have too little." (tạm dịch, "Thành quả của chúng ta không phải là chúng ta có cho thêm vào sự dư dả của những người đã có nhiều; mà là liệu chúng ta có giúp đủ cho những người có quá ít."). "The New Deal" mở ra một kỷ nguyên mới cho nước Mỹ, giúp nước Mỹ phát triển mạnh, trở thành một cường quốc trên thế giới.

Khác với người cộng sản, người liberal không tin sở hữu toàn dân, không tin quốc hữu hoá doanh nghiệp. Người liberal ủng hộ tư hữu và tin rằng kinh tế thị trường sẽ tạo của cải và giúp cho mọi người có một cuộc sống sung túc. Doanh nghiệp do tư nhân làm chủ. Chính phủ giúp cạnh tranh công bằng và điều tiết nền kinh tế khi nó gặp khó khăn.

Người bảo thủ hay cấp tiến cùng có một niềm tin vào sự tự do của người dân. Người cấp tiến đặc biệt quan tâm hơn với lớp người thấp cổ bé miệng. Bill Gates và Warren Buffett cho rằng người cấp tiến không chống lại chủ nghĩa tư bản nhưng tin rằng luật thuế cần phải thay đổi để chính phủ có phương tiện xây dựng các chương trình y tế và xã hội hữu ích hơn cho người dân.

Nguyên Mai


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Israel đang tập trung quân đội tại khu vực biên giới giáp với Dải Gaza dự kiến cho một cuộc tấn công trên bộ. Đồng thời, họ cũng đang gấp rút sơ tán các ngôi làng ở gần biên giới với Lebanon vì lo ngại mặt trận thứ hai mở ra ở phía bắc. Hizbullah, một nhóm chiến binh Shia được Iran hậu thuẫn có trụ sở tại Lebanon, từng đụng độ với Israel. Cả hai bên, một nhà báo và ít nhất hai thường dân Lebanon đã thiệt mạng. Iran cảnh báo lực lượng ủy nhiệm sắp tung ra “đòn phủ đầu” chống lại Israel. Trước đây, Hizbullah đã từng tham chiến để ủng hộ Hamas, nhóm chiến binh kiểm soát Gaza. Sự tham gia của họ vào cuộc xung đột hiện tại sẽ đẩy căng thẳng leo thang đáng kể. Vậy Hizbullah là gì và đáng gờm đến mức nào?
"Dự án Kênh Phù Nam tại Cam Bốt do Trung Quốc đỡ đầu, tuy nói là tuyến thủy vận thôi nhưng vẫn có thể là kênh dẫn thủy nhập điền. Trung Quốc có chiến lược khai thác mối hận thù giữa dân tộc Cam Bốt và Việt Nam để chia rẽ họ, đồng thời tài trợ hàng chục tỉ Mỹ kim mua chuộc Lào và Cam Bốt, ràng buộc họ thành con nợ, để cô lập Việt Nam. Bài tham luận này trình bày một chiến lược hoàn toàn mới cho Việt Nam và liên minh chiến lược cho Việt Nam và Cam Bốt để đối phó với Trung Quốc và Lào." Đó là lời Dẫn nhập bài biên khảo về dự án đào kênh Phù Nam của Cam Bốt, bài của kỹ sư Phạm Phan Long, một chuyên gia về Đồng bằng sông Cửu Long. Sau bài viết của nhà văn Ngô Thế Vinh, đây là tiếng chuông cảnh báo thứ hai về vấn đề này. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Trong công cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp để giành lại chủ quyền cho dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước Việt Nam, tiền nhân của chúng ta đã gian khổ cùng một lòng đánh đuổi bọn xâm lăng ra khỏi mảnh đất thân yêu mà Tổ tiên ta đã bao đời dầy công gầy dựng. Cho nên nhìn lại dòng lịch sử dân tộc từ Bắc vào Nam ở đâu và lúc nào cũng có những vị anh hùng dân tộc đứng lên liều mình cứu nước chống giặc ngoại xâm...
Dự án “Funan Techo Canal” nhằm phục hồi một hệ thống đường thủy đã được xây dựng và vận hành từ triều đại Đế chế Funan-Khmer [sic] có từ khoảng 500 năm trước Công Nguyên. Công trình này nhằm cải thiện giao thông đường thủy trong lãnh thổ Cam Bốt. Con kênh này có chiều dài 180 km, kết nối 4 tỉnh: Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Mục đích chính của dự án này như một kết nối lại với lịch sử và nhằm cải thiện giao thông đường thủy cho các cộng đồng cư dân địa phương. Triển khai dự án này phù hợp với cam kết của Cam Bốt theo điều khoản 1 và 2 của Hiệp Định Sông Mekong 1995, với sự bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng những quyền hạn và các lợi ích chính đáng..
Người nhập cư Việt Nam được biết đến với “đạo đức làm việc” mạnh mẽ của họ. Họ sẵn sàng bỏ ra nhiều giờ và hy sinh để đạt được mục tiêu của mình. Tính cần cù này đã giúp họ thành công trong nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh doanh, giáo dục và các ngành nghề khác...
Sau một vài năm ở Mỹ và đã quen hơn với vùng đất mới của họ, những người nhập cư Việt Nam đã chuyển đến các khu vực đô thị lớn để tạo ra các “biệt khu dân tộc” (ethnic enclaves) với những người Mỹ gốc Á khác...
Từ đợt đầu di tản sau biến cố 30/4/1975, chừng 125,000 người. Vào ngày 29 tháng 4 năm 1975, khi bộ đội miền Bắc tiến vào Sài Gòn, Hoa Kỳ đã ra lệnh sơ tán ngay lập tức nhân viên Hoa Kỳ và hàng nghìn quan chức quân sự và ngoại giao của miền Nam Việt Nam. Các kênh truyền hình tin tức Mỹ đã phát đi những hình ảnh đau lòng về cuộc không vận hỗn loạn, trong đó có đám đông công dân miền Nam Việt Nam tuyệt vọng tràn ngập ngoài cổng Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Làn sóng đầu tiên đến vào năm 1975 như một phần của 140.000 người của Đông Dương được sơ tán ban đầu qua lệnh của Tổng thống Gerald Ford. Những người tị nạn đó, hầu hết đều có trình độ học vấn và nói được một ít tiếng Anh, đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ công chúng Mỹ mong muốn được xóa bỏ ít nhiều mặc cảm tội lỗi về việc quân đội Mỹ đột ngột rời khỏi miền Nam Việt Nam. Đến năm 1978, kinh tế Mỹ bắt đầu suy thoái và sự chào đón nồng nhiệt này không còn nữa (1).
Giữa những hình ảnh cánh đồng hoa anh túc và những chiến hào sũng nước trong ký ức chung về Thế Chiến I, ít ai để ý đến sự hiện diện của các trại tù binh chiến tranh ở vùng đảo British Isles. Nhưng trong suốt cuộc chiến, Anh đã giam giữ gần 116,000 người trong các trại tù binh trên khắp đất nước, từ Cung điện Alexandra ở London đến một trang trại cũ trên Đảo Isle of Man. Trong số đó có một võ sĩ đấm bốc và nghệ sĩ biểu diễn xiếc người Đức tên là Joseph Pilates.
Cựu Trung tướng Phạm Quốc Thuần đã qua đời vào lúc 8 giờ sáng ngày Thứ Sáu 18-8-2023 tại Fountain Valley, California, hưởng thọ 98 tuổi. Ông sinh ngày 31-8-1926 tại Hà Đông. Trung tướng Phạm Quốc Thuần giữ chức vụ Chỉ huy trưởng trường Bộ Binh (Thủ Đức) ngày 20-8-1969...
Bát Nhã Tâm Kinh của Phật học có câu “Sắc tức thị không, không tức thị sắc”. Từ “sắc” trong câu kinh dùng để chỉ vật chất và những gì có hình tướng. Còn “không” là cái không bao giờ xẩy ra. Từ “không” được nhắc đến nhiều trong đạo Phật chính là “Chân Không Diệu Hữu”. Như vậy, “sắc tức thị không, không tức thị sắc” là nói đến “thật tướng” của vạn pháp và đấy chính là “vô tướng”, từ “cái không” do nhân duyên hợp lại thành “cái có”. Và, ngược lại, từ “cái có” tất yếu trở về “cái không”. Chu kỳ ấy là bất diệt, cứ tiếp nối nhau đến vô tận. Đó là cách tiếp cận theo triết học tôn giáo hay siêu hình học. Nhìn từ nhãn quan vật lý học, “cái có” có thể đến từ “cái không” được không? Theo thuyết Big Bang thì có vẻ là như thế. Vật chất tồn tại như ta nhìn thấy – hàng tỉ tỉ dải thiên hà, mỗi thiên hà có hàng tỉ tỉ ngôi sao, mỗi ngôi sao là một hệ thái dương có thể có nhiều hành tinh, mỗi hành tinh là một thế giới như quả đất chúng ta đang sinh sống – đến từ “cái không có gì”,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.