Hôm nay,  

Christian Nationalism là gì?

15/09/202220:01:00(Xem: 2853)
christian nationalism

Trong cụm từ "Christian Nationalism", chữ "Nationalism" là chính, chữ "Christian" bổ nghĩa cho chữ "Nationalism". Nationalism là chủ nghĩa dân tộc. Christian Nationalism là chủ nghĩa dân tộc của một dân tộc Thiên Chúa giáo (hay Cơ-đốc giáo). Xin rút gọn lại là "Chủ nghĩa dân tộc Cơ-đốc".

Chủ nghĩa Dân Tộc Cơ-đốc tin rằng nước Mỹ được xác định bởi Cơ-đốc giáo, và chính phủ nên thực hiện các bước tích cực để giữ nó theo cách đó. Những người theo chủ nghĩa dân tộc Cơ-đốc khẳng định rằng nước Mỹ đang và vẫn phải là một “quốc gia Cơ-đốc giáo”, không chỉ đơn thuần là một quan sát về lịch sử, mà là một chương trình cho những gì nước Mỹ phải tiếp tục trong tương lai.

Các học giả như Samuel Huntington cũng đưa ra lập luận tương tự: rằng nước Mỹ được định nghĩa bởi quá khứ “Anglo-Protestant" (Tin lành Anh lê) và chúng ta sẽ đánh mất bản sắc và sự tự do của mình nếu chúng ta không giữ gìn di sản văn hóa đó.

Những người theo chủ nghĩa dân tộc Cơ-đốc giáo không bác bỏ Tu chính án thứ nhất và không ủng hộ chế độ thần quyền, nhưng họ tin rằng Cơ-đốc giáo nên được hưởng một vị trí đặc quyền trong quảng trường công cộng. Thuật ngữ “chủ nghĩa dân tộc Cơ-đốc” mô tả chính xác những người theo chủ nghĩa dân tộc Mỹ, những người tin rằng bản sắc Mỹ không thể tách rời khỏi Cơ-đốc giáo.

Theo nghiên cứu của Baptist Joint Committee Study, Christian Nationalism có 5 niềm tin căn bản:

1) Mỹ là một quốc gia được thượng đế chỉ định theo Cơ-đốc giáo.

2) Những vị khai quốc công thần của nước Mỹ đã lập ra một quốc gia dựa trên các nguyên tắc Cơ-đốc giáo với những người đàn ông da trắng làm lãnh đạo.

3) Những người khác (người thổ dân da đỏ, người nô lệ Phi châu, người nhập cư, v.v...) đã chấp nhận nước Mỹ là một quốc gia Cơ-đốc giáo, và chấp nhận sự lãnh đạo của người da trắng.

4) Nước Mỹ có một vị trí đặc biệt không chỉ trong lịch sử thế giới mà còn trong Kinh thánh, đặc biệt liên quan đến sự trở lại của Chúa Ki-tô.

5) Không có sự tách biệt giữa chính phủ và tôn giáo.

Chủ nghĩa dân tộc Cơ-đốc có xu hướng coi những người Mỹ khác là công dân hạng hai. Nếu được thực hiện đầy đủ, nó sẽ không tôn trọng quyền tự do tôn giáo của tất cả người Mỹ. Trao quyền cho nhà nước để kiểm soát hành vi đạo đức bằng pháp luật. Việc này có nguy cơ quá đà, tạo ra một thứ pháp luật được sử dụng để chống lại Ki-tô hữu. Ngoài ra, chủ nghĩa dân tộc Cơ-đốc giáo là một hệ tư tưởng được thống trị bởi người Mỹ da trắng, do đó nó có xu hướng làm trầm trọng thêm sự phân biệt chủng tộc.


Chẳng có nơi nào được thượng đế chỉ định là một quốc gia Cơ-đốc giáo. Cũng không có bằng chứng là các nhà lập quốc muốn nước Mỹ là một quốc gia Cơ đốc giáo. Trong hiến pháp Hoa Kỳ không nhắc tới Chúa, không nhắc tới thánh kinh, không khuyên 10 điều răn. Mặc dù đa số các nhà lập quốc theo đạo Cơ-đốc và ước mong rằng tôn giáo sẽ làm cho con người hướng thiện và làm những điều lành. Thomas Jefferson và James Madison ủng hộ tự do tín ngưỡng và chủ trương chính phủ và tôn giáo biệt lập. Trong bản tuyên ngôn Tripoli, năm 1797, các nhà lập pháp Hoa Kỳ đã tuyên bố: "The government of the United States of America is not, in any sense, founded on Christian religion." (tạm dịch: Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, trong bất kỳ danh nghĩa nào, không được thành lập dựa trên Cơ-đốc giáo.)

Nước Mỹ, còn gọi là Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ, là nơi hội tụ của nhiều sắc dân, nhiều tôn giáo. Người Mỹ yêu nước nhưng không trong khuôn khổ hẹp hỏi của một đảng phải, một sắc dân, hay một tín ngưỡng.

Chủ nghĩa dân tộc Cơ-đốc lấy tên của Đấng Cứu Thế cho một chương trình chính trị thế gian, tuyên bố rằng nó là chương trình chính trị cho mọi tín đồ chân chính. Điều đó là sai về nguyên tắc, bất kể chương trình nghị sự là gì, bởi vì chỉ có nhà thờ mới được phép công bố danh xưng của Chúa Giê-su và mang tiêu chuẩn của ngài vào thế giới.

Thậm chí nó còn tồi tệ hơn nếu chương trình chính trị ủng hộ một số sự bất công. Thí dụ như cấm ly dị hay cấm đồng tình luyến ái. Trong trường hợp đó, chủ nghĩa dân tộc Cơ đốc đang gọi cái ác là thiện và thiện là ác; nó đang lấy tên của Chúa Kitô như một chiếc lá vả để che đậy chương trình chính trị của mình, coi thông điệp của Chúa Giêsu như một công cụ tuyên truyền chính trị và nhà thờ như một người cổ vũ cho nhà nước.

Người Ki-tô hữu vẫn có thể là một người yêu nước và một tín đồ ngoan đạo. Họ làm việc để thúc đẩy các nguyên tắc của đạo Chúa, chứ không phải quyền lực hay văn hóa công giáo. Đó là điểm khác biệt chính giữa sự tham gia chính trị bình thường của người có đạo và chủ nghĩa dân tộc Cơ-đốc. Sự tham gia chính trị bình thường của Ki-tô hữu là khiêm tốn, yêu thương và hy sinh, bác bỏ định kiến ​​cho rằng họ được quyền ưu tiên hay có ưu thế lịch sử trong văn hóa Mỹ.

Nguyên Mai

Tài liệu tham khảo:
1) "What Is Christian Nationalism?" by Paul D. Miller on Christianity Today.
2) "Baptist leader speaks out: 'Christian nationalism is not Christianity'" on CNN.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào mùa thu năm ngoái, một tòa án ở Đức đã xét xử một vụ án bất thường. Đó là một vụ kiện dân sự phát sinh từ đề tài trên Twitter về việc liệu những người chuyển giới có phải là nạn nhân của Holocaust hay không. Mặc dù không còn nhiều tranh luận về việc liệu những người đồng tính nam và đồng tính nữ có bị ngược đãi hay không, nhưng có rất ít nghiên cứu về người chuyển giới trong thời kỳ lịch sử tối đen này.
Mùa hè đến rồi! Mùa của những chuyến du lịch. Người Việt ở Mỹ mùa hè thường đi thăm danh lam thắng cảnh ở Mỹ, hoặc về Việt Nam, hoặc thực hiện những chuyến đi Châu Âu, đi thăm vùng đất của lịch sử, văn hóa Tây Phương. Đến Châu Âu, những quốc gia thường được khách du lịch nhắc đến nhiều nhất vẫn là Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha. Ngoài ra, Hòa Lan là một quốc gia nhỏ bé, hiền hòa, những cũng có nhiều thứ thu hút khách du lịch. Nói đến Hòa Lan là nói đến những cánh đồng hoa tulip đầy màu sắc; những chiếc cối xay gió soi bóng trên những dòng kênh xanh; hay thành phố Amsterdam tự do cấp tiến, có khu phố “Đèn Đỏ” với dịch vụ mãi dâm được chính thức và công khai hóa.
✱ BNG: “Chúng ta không thể tiếp tục chấp nhận một chính phủ trung ương có hai tổng thống” nên "thời điểm quyết định" nổ ra dẫn đến vụ “bắn lầm”? ✱ Secretary Clifford: Tổng thống nên cử một số quan chức Chính phủ đến dự lễ tang, để thể hiện sự quan tâm. Kỳ có thể không nghĩ đó là một tai nạn. ✱ CIA: Đại sứ Bùi Diễm, đặc phái viên của Sài Gòn tại Paris, nói với phía Hoa Kỳ rằng ông ta hy vọng qua trung gian Việt kiều (tại Pháp) sẽ giúp ông liên hệ với phía Bắc Việt. ✱ NARA: Số tiền “ The Five Million Piastres” đã chi ra để ủy lạo quân sĩ tham gia cuộc đảo chánh, và số tiền này “ the money was given to Don” (nhưng báo chí VN loan tải số tiền là 3 triệu). Ngoài ra, còn có số vàng lá 40 kí lô (forty kilograms of gold bars) tịch thu trong cuộc đảo chánh...
Những dòng chữ cổ (chữ hình nêm) này được khắc trên một phiến đất sét khoảng 4,000 năm tuổi, là một trong những mô tả đầu tiên về nụ hôn lãng mạn. Tuy nhiên, những gợi ý từ khảo cổ học và DNA cho thấy con người đã hôn nhau từ rất lâu, trước cả khi họ có khả năng ghi lại việc đó bằng văn bản. Hành động yêu thương này thậm chí có thể đã tồn tại ngay từ những ngày đầu xuất hiện giống loài của chúng ta.
✱ CIA: Đỗ Mậu sẽ trở thành thủ tướng trong vài ngày tới - Khiêm tuyên bố mọi việc đều nằm trong tầm kiểm soát - sẽ thực hiện các bước cần thiết để ngăn chặn không cho sự việc diễn ra. ✱ BNG: Phó thủ tướng Nguyễn Tôn Hoàn thì quả quyết kêu gọi các nhân viên chính phủ gia nhập Đảng Đại Việt - Ông Hoàn đã nạp đơn từ chức vào ngày 13 tháng 5, đã được thông qua nhưng giữ bí mật việc từ chức trong ít nhất 48 giờ. ✱ Ông Đỗ Mậu/VNMLQHT: Họ nghi ngờ tôi có thể dựa vào lực lượng sinh viên và Phật tử để chống đối lại Hiến chương Vũng Tàu - họ muốn lợi dụng tên tuổi và uy tín của tôi nhưng vẫn e ngại - Từ đó, tôi ở vào tình trạng "quản thúc vô hạn định" trên thành phố đìu hiu này. ✱ ĐS Lodge: Số tiền 1 triệu đô la “ mệnh giá lớn nhất” trong chiếc cặp da của Tổng Thống Diệm, Đại sứ Lodge yêu cầu giữ kín kẻo làm mất hòa khí.
Đọc lịch sử, ta thấy bất cứ dòng họ vua chúa nước nào cũng thường trải qua một thời hưng thịnh ban đầu rồi dần dần suy tàn, nhường chỗ cho một triều đại mới. Những kẻ cướp ngôi hầu hết đều thuộc hạng bề tôi đã gây được thế lực đủ mạnh để lấn lướt nhà vua...
Dọc đường tôi đi bộ bên bờ kênh Delaware và Raritan, khoảng cuối tháng Tư có loại hoa màu tím nhạt nở từng chùm treo lúc lỉu trên những cành cây; thấp thì sà xuống mặt nước, cao thì cách mặt đất chừng chục mét. Hoa thuộc loại dây leo, nở lâu sắp tàn thì màu tím nhạt dần rồi biến thành màu trắng; khi chưa nở, nụ hoa trông giống như những hạt đậu màu tím. Có lẽ vì thế người ta gọi là cây đậu tía. Hoa còn có tên khác, đẹp hơn. Hoa Tử Đằng. Có người giải thích, Tử là màu tím; Đằng là chữ dùng chung cho loại dây leo.
Đó là một buổi sáng thứ Hai băng giá ở Matxcơva. Bên trong Viện Văn hóa Nhà nước của thành phố, Yuri Kot quyết tâm khơi ngọn lửa trong lớp. “Là người Nga nghĩa là gì?” ông gầm lên, nghiêng người về phía trước và nhìn chằm chằm vào các sinh viên. Kot – một người đàn ông 47 tuổi tóc vàng, trông giống một con gấu với những tuyên truyền yêu nước đã khiến ông trở thành khách mời nổi tiếng trên các chương trình truyền hình Nga – là trưởng khoa báo chí của học viện này.
Tìm được một nụ cười trên môi một người VN lưu vong vào tháng 4 hàng năm không dễ dàng. Cả 30 ngày của tháng tư, "những ngày mây xám giăng trên đỉnh trời", hình ảnh những người đã bỏ mình cho 20 năm tự do của miền Nam, những người mãi mãi nằm lại dưới đáy đại dương , không đặt chân được bến bờ tự do hiện về trong ký ức của chúng tôi rõ mồn một như mới hôm qua.
Nguyên tác của bản dịch là “The Vietnam War and its Conclusions”, một trích đoạn trong tác phẩm Leadership -- Six Studies in Wold Strategy của Henry Kissinger do Nhà xuất bản Penguiun Press, New York ấn hành năm 2022, (trang 149-63). Trong bài viết, Kissinger nêu lên chiến lược nguyên thuỷ khi đàm phán của Richard Nixon đề ra là binh sĩ Mỹ và Bắc Việt phải cùng lúc rút ra khỏi miền Nam. Nhưng khi dự thảo cho Hoà ước Paris, có sự thay đổi điều kiện là Lê Đức Thọ chỉ chấp thuận cho việc binh sĩ Mỹ đơn phương ra đi trong khi binh sĩ Bắc Việt được tiếp tục đồn trú tại miền Nam. Kissinger không giải thích tại sao phải chấp nhận điều kiện này. Trong cuốn sách Kissinger’s Betrayal: How America Lost the Vietnam War do Nhà xuất bản Real Clear Publishing ấn hành vào tháng 4 năm 2023, Stephen B. Young có phát hiện một sự thật khác: Kissinger đã qua mặt cả Nixon khi tự ý đề ra điều kiện cho binh sĩ Bắc Việt ở lại.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.