Hôm nay,  

Câu Chuyện Trung Quốc-Đài Loan-Hoa Kỳ

24/06/202200:00:00(Xem: 2097)
 
Chiến tranh Nga xâm chiếm Ukraine được nhân danh một trong số lý do: Cuộc xử lý nội bộ, nghĩa là, chiếm lại vùng đất thuộc địa. Lập luận này khiến cho thế giới tự do dẫn đầu bởi Hoa Kỳ và Âu Châu đứng ra ngoài vòng chiến, dù hô hào chống đối và giúp đỡ vũ khí, nhưng thái độ này mặc nhiên chấp nhận sự xâm lăng vô lý đối với tự do của một dân tộc và quyền thống nhất lãnh thổ  của một quốc gia.

Nguyên nhân ngấm ngầm rõ rệt là nỗi sợ hãi dù gọi là cân nhắc: hành động trực tiếp của thế giới tự do tham gia vào trận chiến giúp Ukraine chống lại Nga sẽ dẫn đến chiến tranh nguyên tử, khi xảy ra, ngày đó là ngày tận thế. Những lý do còn lại chỉ là những cách diễn đạt bên ngoài, không chỉ là nghệ thuật chính trị, mà còn là tác động sinh tồn.

Quên rằng: Ngày tận thế không chỉ là nỗi sợ tuyệt đối của thế giới tự do, mà thế giới cộng sản và độc tài cũng tuyệt đối kinh hãi không kém.

Nếu hai bên cùng sợ tận xương tủy, vấn đề còn lại là ván bài xì tố? Như thế giới kề cận chiến tranh nguyên tử (tháng 10 năm 1962) dưới thời tổng thống Kennedy-Vịnh Con Heo do Sô Viết gây ra? Và Kennedy đã thắng khi can đảm đối diện với địch thủ Khrushchev bằng thái độ gần như xả láng (hiểu theo nghĩa xì tố. Dĩ nhiên, đây là quyết định sống chết của cả nhân loại, đã được tranh cãi, suy luận trên những dữ kiện và tin tức quan trọng. Tuy vậy, quyết định này có thể là nghi vấn về sau trong việc ám sát một tổng thống.)

TRUNG CỘNG và ĐÀI LOAN.

Dù có nhiều lý do và mục đích khác hơn, chuyện tái chiếm thuộc địa tái diễn một tiền lệ đã cũ, bị phê phán, bị xem như lỗi thời, thiếu văn minh và phản nhân quyền, giờ đây, với cuộc chiến Nga-Ukraine làm tái sinh một tiền lệ đáng lẽ phải được chôn sâu vào lịch sử như một vết dơ của lòng tham lam và quyền lực độc tôn.

Quan sát, theo dõi diễn biến, thu thập kinh nghiệm từ chuyện tái chiếm thuộc địa của Nga và phản ứng dè dặt của thê giới tự do, sẽ cho Trung Quốc một cơ hội khả thể hơn bao giờ hết: tái chiếm thuộc địa Đài Loan.

1
Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phương Hòa ngày 12/6 tại Shangri-La Dialogue Summit, Singapore. Roslan Rahman/AFP/Getty Image
Hôm Chủ nhật 12 tháng 6, 2022, bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Ngụy Phương Hòa  tuyên bố, Trung quốc sẽ chiến đấu đến cùng để ngăn cản Đài Loan tuyên bố độc lập. Và mối liên hệ giữa Trung Quốc và Hoa kỳ đang ở giai đoạn căng thẳng. Lời tuyên bố này có nghĩa, nhấn mạnh: Đài Loan luôn luôn là thuộc địa của Trung Quốc cho dù ly khai (1949) và tự trị đã khá lâu (72 năm) và được sự công nhận của thế giới tự do. Mặc dù, năm 1979, Hoa Kỳ chấm dứt quan hệ ngoại giao với chính quyền Quốc dân đảng ở Đài Bắc và chính thức công nhận chính phủ Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Bắc Kinh. Nhưng Washington và Đài Bắc vẫn giữ mối quan hệ chặt chẽ với lời hứa sẽ bảo vệ sự tồn tại của Đài Loan. Ngụy Phương Hòa quả quyết: “Những ai theo đuổi Đài Loan độc lập trong ý đồ chia cắt Trung Quốc chắc chắn gặp hậu quả không tốt. Không nên đánh giá thấp quyết tâm và khả năng của các lực lượng vũ trang Trung Quốc nhằm bảo vệ tính toàn vẹn lãnh thổ của đất nước”.

Trước đó hai ngày, nữ tổng thống Đài loan Thái Văn Anh tuyên bố Đài Loan quyết tâm tự vệ như Ukraine và sẽ không chịu khuất phục trước những đàn áp. Bà nhấn mạnh dù đối diện với những mối đe dọa ngày càng gia tăng, Đài Loan quyết tâm phòng vệ và tự tin rằng sự quyết tâm đó có thể tập hợp những nền dân chủ khác ủng hộ mục tiêu của hòn đảo, (theo tin Reuters.) Trên cơ bản, Ngụy Phương Hòa quả quyết: “Trung Quốc chắc chắn sẽ thực hiện lãnh thổ hóa việc thống nhất đất nước…Đó là một xu hướng lịch sử mà không ai, không thế lực nào có thể ngăn cản.” (Tin CNN, 12, tháng 6.)

Rõ ràng, bà Thái văn Anh cũng học được bài học từ Ukraine: phải chiến đấu, phải tận lực thì mới có thể nhận được sự ủng hộ và tiếp viện dù chậm chạp, dù dè dặt.

Tất nhiên, Trung quốc, Đài loan và những lực lượng liên quan đều hiểu rõ biểu cảnh Nga-Ukraine và Trung Quốc-Đài Loan tuy có nhiều điểm tương đồng như vô số chi tiết khác biệt. Chính sự khác biệt sẽ tạo ra kết quả cho Đài loan khác hẳn Ukraine.

Ba yếu tố chính yếu tạo ra sự khác biệt:

1- Lãnh thổ Ukraine rộng lớn, có nhiều lợi thế trong chiến lược và chiến thuật phòng thủ, có không gian để tạo thời gian chiến đấu và du kích. Thời gian là yêu tố cần thiết cho Ukraine đi đến đàm phán. Trong khi, Đài Loan có vị thế nhỏ hẹp. Không gian chiến đấu bị giới hạn, dễ bị đè bẹp bởi phi đạn tầm xa, máy bay thả bom và cuộc đổ bộ quy mô. Không có đất rút lui. Không có lợi thế tiêu thổ khán chiến. Không có nhiều thời giờ để cấp cứu. Không có thời gian cho hội nghị quốc tế hoạt động.

2- Nếu lòng yêu nước và hành động can đảm là yếu tố kháng cự quân Nga xâm lăng một cách mãnh liệt ở Ukraine thì lòng yêu nước và sức can đảm của khoảng 23.60 triệu dân trên đảo Đài Loan sẽ như thế nào?

Nhìn lui lịch sử, cá tính dân tộc, và văn hóa bảo vệ lãnh thổ của dân tộc, liệu người dân Đài Loan có mức độ yêu nước cao, đồng lòng can đảm liều chết để bảo vệ quê hương như khoảng 44.62 triệu dân Ukraine?

3- Về mặt vũ khi tối tân và hiệu quả: Đài Loan có nhiều ưu điểm hơn Ukraine. Vũ khí họ tân kỳ, hệ thống điện tử và khoa học chiến tranh của họ có tầm vóc quốc tế. Hơn nữa,  từ năm 1949, tự biết số mệnh lênh đênh của mình, Đài Loan đã thúc đẩy chương trình vũ khí hủy diệt hàng loạt và chương trình vũ khí hạch nhân bí mật. Năm 1980, dưới áp lực của Hoa Kỳ, chương trình hạch nhân phải dừng lại. Hiện nay, không có bằng chứng Đài Loan sở hữu bất kỳ vũ khí hóa học, sinh học, nguyên tử nào, nhưng ai biết được? Who know?

Dĩ nhiên còn nhiều yếu tố khác trực tiếp hoặc gián tiếp ảnh hưởng đến chiến tranh Trung Quốc-Đài Loan. Nhưng nếu cuộc chiến này xảy ra, Trung Quốc có khả năng chiếm đóng Đài Loan nhưng chắc chắn sẽ trả một giá rất đắt, khó lường, chưa ai có thể đoán trước.

VỊ THẾ, CHIẾN LƯỢC, CHIẾN THUẬT ĐÀI LOAN VÀ TRUNG QUỐC.

3
(Ghi chú: Các bản đồ, biểu đồ, con số trích dẫn chỉ mang tính biểu tượng, không phải là tin tức chính xác và cũng không thể kiểm chứng cập nhật. Bất kỳ cuộc chiến lớn hay nhỏ đều có mưu lược quân sự và chính trị. Vì vậy, không nên khả tin bất kỳ những gì trên bề nổi và những đồn đãi dù có bằng cớ.)

Vị trí đảo Đài Loan chỉ cách lục địa Trung Quốc một eo biển hẹp. Với kỹ thuật tân tiến ngày nay, phi đạn tầm xa và phi đạn chống phi đạn tầm xa sẽ quyết định giây phút đầu tiên của trận chiến. Cũng có thể nhận xét rằng, đuổi chó đừng đuổi đường cùng. Dồn Đài Loan và thế sống còn, có thể sẽ kinh ngạc về vũ khí hủy diệt hàng loạt giấu lén đâu đó. Nếu đã quyết định mở màn trận chiến, Trung Quốc nhất định sẽ phủ đầu, (bài học từ Ukraine), tốc chiến tốc thắng, làm tê liệt và chiếm đóng Đài Loan trước khi quốc tế có cơ hội can thiệp. Nghĩa là, trước khi tắt thở Đài Loan sẽ sử dụng tất cả những gì có thể để chống cự, nếu không được, sẽ cùng lôi nhau xuống nước.


Picture1

Về mặt binh lực, Trung Quốc không sợ chết lính, hết lính, với khoảng 1 tỷ 400 triệu dân. Nếu đánh nhau theo kiểu chiến tranh thời cổ đại. Không cần vũ khí, Trung Quốc chỉ cần sắp hàng ngang đi bộ giẫm lên đối phương, họ chắc chắn sẽ thắng. 
Tuy nhiên, lịch sử cũng đã từng chứng minh, có sự chuyển bại thành thắng của người yếu đánh nhau với kẻ mạnh. Dù hy vọng đó rất mong manh, Đài Loan cũng phải sống với hy vọng đó cho đến phút cuối cùng. 

5
6
TRUNG QUỐC VÀ HOA KỲ.

7
Chiến tranh Trung Quốc-Đài Loan phải chăng là chiến tranh Trung Quốc với Hoa Kỳ?

Hoa kỳ không thề hứa bảo vệ Ukraine như đã cam kết với Đài Loan. Nga xâm lăng Ukraine chỉ là cho vị trí cảnh sát bảo vệ trật tự thế giới của Hoa Kỳ bị phê phán, nhưng Đài Loan đối với Hoa Kỳ như hai anh em kết nghĩa, cho dù Hoa Kỳ đã làm lơ quyền lợi của Đài Bắc khi công nhận Bắc Kinh, nhưng khó ngoảnh mặt khi người em kết nghĩa hấp hối. 

Đầu tháng 6 năm nay, (tin Nam Hàn, CNN), trong chuyến công du đầu tiên về Á Châu, tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden đã đưa ra lời cảnh cáo mạnh mẽ nhất với Bắc Kinh rằng, Washington cam kết bảo vệ Đài Loan về mặt quân sự trong trường hợp Trung Quốc xâm chiếm. Tuy nhiên, “Chiến lược mơ hồ” (Strategic ambiguity) về sự kiện này khiến cho mọi người khó dự đoán hành động cam kết của Hoa Kỳ là gì?  Và đây là lần thứ ba, ông Biden đã đưa ra những lời tuyên bố tương tựa kể từ ngày ông nhậm chức. Sau những lời tuyên bố của tổng thống, tòa Bạch Ốc nhanh chóng làm giảm thiểu trọng lượng và sức căng thẳng. Nhiều nguồn tin và bình luận cho rằng, nếu chiến tranh Trung Quốc-Đài Loan xảy ra, Hoa Kỳ chưa chắc sẽ trực tiếp nhúng tay vào.

Năm 1979, khi Tổng thống Carter công nhận Bắc Kinh là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc, Quốc hội đã thông qua Đạo luật Quan hệ Đài Loan. Cam kết Hoa Kỳ cung cấp vũ khí cho chính phủ Đài Loan. Tuy nhiên, không cam kết Hoa Kỳ can thiệp quân sự chống lại một cuộc xâm lược của Trung Quốc; điều đó còn mơ hồ. Chủ yếu để răn đe Trung Quốc mà không phản đối nguyện vọng tái thu thuộc địa Đài Loan.

Xét về lực lượng quân sự giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, bên dưới là thông tin từ 2015. Chắc chắn đã thay đổi gần đây vì tình trạng căng thẳng giữa hai quốc gia.

8
Trung Quốc hiện nổi tiếng với lực lượng hải quân mạnh nhất thế giới. Tuy nhiên, nếu tính về hàng không mẫu hạm, Hoa kỳ vượt trội hơn. Tuy vậy, chiến tranh hải quân, không quân, bộ binh đã không còn là lực lượng và quyết định then chốt.

Chiến tranh hôm nay dẫn đầu vẫn là số lượng, phẩm chất và chiến lược sử dụng bom nguyên tử. Phẩm chất “giết người” của mỗi quả bom là chủ yếu. Khả năng thu hoạch những linh hồn của bom nguyên tử được chế tạo khác nhau và giữ kín bí mật. Hoa Kỳ được tình nghi đã có những quả bom tuy nhỏ mà sức tàn phá khủng khiếp ra ngoài sự ước đoán của các nhà bác học.

Ngoài ra, khả năng nhanh chóng lên bệ phóng, phóng chính xác, và tránh né những phi đạn phòng thủ của đối phương, nói chung, là chiến lược  phóng phi đạn liên lục địa. Phần còn lại, quan trọng không kém khả năng tấn công là khả năng phòng thủ. Hệ thống chống phi đạn liên lục địa, phòng thủ bom nguyên tử tấn công của Hoa Kỳ dường như hiệu nghiệm hơn cả Nga. Hoa Kỳ kiểm soát và phòng vệ từ những vệ tinh quốc phòng trên quỉ đạo, trong khi Nga kiểm soát hệ thống nguyên tử bằng tàu ngầm.

Hoa kỳ cũng nổi tiếng vế những vũ khí tối tân, kỳ lạ, hữu hiệu và bất ngờ. Dường như không ai hiểu rõ về khả năng chế tạo vũ khi của Hoa Kỳ. Trong những trận chiến gần đây, thỉnh thoảng Hoa Kỳ lại đưa ra những vũ khí mới khiến cho những đối thủ tương lai sinh lòng e ngại.

9
Tổng thống Mỹ Biden và Thủ Tướng Nhật Fumio Kishida ngày Thứ Hai tại Akasaka Palace in Tokyo (Evan Vucci / Associated Press
Ngày 29 tháng 5 , 2022, tin Yahoo, cho biết tổng thống Biden đã nói với báo chí ở Tokyo, Nhật Bản, “chúng tôi đã cam kết …” nếu Trung Quốc tấn công Đài Loan, Hoa kỳ sẽ đến để bảo vệ Đài Loan. Cho dù người bên ngoài bình luận ra sao, với sự quả quyết lập lại ba lần của tổng thống Biden, sẽ bảo vệ Đài Loan, những lời này chứng tỏ sự suy nghĩ và kế hoạch đã có từ cương vị người lãnh đạo thế giới. Ngoại trừ, bao giờ cũng có ngoại trừ, tổng thống khác thay thế vị trí Joe Biden và chưa tuyên bố gì cả. Có thể sẽ xảy ra hoặc Trung Quốc sẽ phải chờ.

Một cuộc chiến thành hình luôn luôn không phải tự nhiên, luôn luôn có những nguyên cớ xa gần, những quyền lợi tranh chấp, và những quyền lực cần chứng minh.

Chiến tranh Trung Quốc-Đài Loan-Hoa Kỳ nếu xảy ra, không chỉ là trận chiến Tam Quốc Chí, mà sẽ hỗn loạn như Đông Châu Liệt Quốc, sẽ tàn phá dữ dội hơn thế chiến thứ hai và cũng có thể là trận chiến cuối cùng của nhân loại. Những quốc gia có khả năng tham dự ngay tức khắc với Trung Quốc là Nga và Bắc hàn, trong khi bên Hoa Kỳ sẽ có Nhật Bản, Ấn Độ, Anh, Đức, Pháp và … Trong thực tế có thể là một cuộc chiến ngắn nhất và thảm hại nhất.

Vì không ai có thể tiên đoán được khả năng hủy hoại và hậu quả tử vong khủng khiếp đến độ nào, đó chính là lý do giữ được bình an giả tạo trên thế giới, dù vậy, vẫn còn hơn không có. Không ai muốn bắt đầu một sự tàn phá tận gốc rễ nếu chính họ cũng không cách nào sống sót.

Chiến tranh Trung Quốc-Đài Loan có xảy ra hay không? Phải xem kết quả cuả cuộc chiến Nga và Ukraine. Thái độ phản ứng và cường độ quyết tâm bênh vực lẽ phải và giúp đỡ kẻ yếu sẽ cho Trung Quốc một tín hiệu. Ngoài ra, trực tiếp là hành động của Đài Loan.

Đài Loan phải hoãn việc tuyên bố đòi độc lập trong một thời gian, hoặc chờ một dịp thuận tiện hơn. Một người lái xe giỏi không phải là người không gây ra tai nạn, mà là người không cho phép người lái xe khác có cơ hội gây ra tai nạn cho mình.

Đài Loan phải nỗ lực xây dựng sự phòng thủ bằng khoa học chiến tranh, phải có những vũ khí mà khả năng làm cho địch thủ kiêng nể, không dám ra tay trước. Thậm chí phải lấy hư giả thực như Chu Du dẫn quân binh đến trước cửa thành, thấy Khổng Minh ngồi trên gác cao uống rượu, mở toang cửa, không thấy lính canh. E sợ có kế phục binh, Chu Du vội rút binh ra xa. Cho Khổng Minh cơ hội bỏ trốn vì trong đồn chỉ có đàn bà, trẻ em, và các lính già về hưu.  

Chưa biết ra sao? Chừng nào có chiến tranh xóa sổ nhân gian? Nhưng những ai đạt đạo, những kẻ vô gia cư, chắc hẳn không lo lắng gì nhiều. Những ai giàu có, danh vọng, những ai đang hạnh phúc dầm dề, chắn không an tâm hoặc đang kinh tâm. Có nhiều sợ nhiều. Có ít sợ ít. Nhưng sợ hãi cũng vô ích. Cái gọi là số mệnh không phải do trời mà do những vị lãnh đạo thế giới. 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chương 2 sẽ phân tích chính sách kinh tế của Trung Quốc trải qua nhiều giai đoạn, mục đích nhằm giúp người đọc nhận thấy một chính sách kinh tế đôi khi mất nhiều thập niên mới thấy hết hậu quả...
Sách Khải Định chính yếu (ghi lại các sự kiện thời Khải Định) chép rằng tháng Giêng năm 1919, thể thức kỳ thi Hội với những thay đổi, vua Khải Định phê: “Lần này là khoa thi Hội cuối cùng của triều đình, nên trẫm muốn gia ân cho sinh viên sĩ tử khoa mục trong cả nước, hễ ai thông thạo hai thứ chữ Nho và chữ Pháp thì trình diện Bộ Học để xin vào ứng thí”...
Trung Hoa, với dân số đông đảo, với nhiều mặt hàng đa dạng sản xuất từ các địa phương có khí hậu thay đổi khác nhau, với hệ thống giao thương trên sông ngòi thuận tiện, hội đủ các điều kiện giúp cho thị trường trong nước tự túc và tự lực phân công sản xuất...
Trên Trái Đất, sự sống tồn tại trong mọi môi trường mà chúng ta có thể tưởng tượng ra, từ những đỉnh núi cao chót vót đến những hòn đảo xa xôi cách trở, từ những nơi ngập tràn ánh nắng trên mặt đất cho đến những khe vực tối tăm nhất của đại dương sâu thẳm. Tuy nhiên, tính đa dạng sinh học không đồng đều ở tất cả mọi nơi. Trong nhiều thế kỷ, các khoa học gia đã ngạc nhiên trước sự đa dạng đặc biệt của các loài sinh vật ở vùng nhiệt đới. Sự đa dạng sinh học ngoạn mục của rừng rậm nhiệt đới Amazon, sự phong phú trong hệ sinh thái độc đáo của Madagascar, những khu rừng mây mù ở Costa Rica với muôn trùng loài sinh vật. Vùng nhiệt đới thể hiện sự trù phú, phóng khoáng của mẹ thiên nhiên.
Thế giới đang ở trong những ngày cuối năm 2023. Vừa mới hát Silent Night để đón mừng Giáng Sinh, nay chuẩn bị tiễn năm cũ với ca khúc bất tử Auld Lang Syne. Năm 2023 khép lại với nhiều chuyện vui lẫn chuyện buồn. Ở một thế giới chia rẽ như hiện nay, niềm vui của người này có thể là nỗi buồn của người khác. Vui hay buồn còn tùy theo quan điểm của cá nhân. Chọn ra những sự kiện nào được xem là quan trọng đối với thế giới trong năm 2023 là khó, và cũng tùy thuộc vào quan điểm cá nhân. Hãy cùng điểm qua một số sự kiện đáng chú ý theo sự lựa chọn của hai trang mạng Council on Foreign Relations và Business Standard.
Như bài viết gần đây của ông về kênh đào Phù Nam của Cam Bốt, và đặc biệt như một tuyên bố gần đây nhất của Thủ tướng Cam Bốt Hun Manet: “Kênh đào Phù Nam không lấy nước từ sông Mekong mà chỉ lấy từ sông Bassac và sẽ dùng cho tưới tiêu, nông nghiệp”, xin ý kiến của ông về những vấn đề sau:
Ủy ban sông Mekong quốc gia Cam Bốt (CB) đã công bố kế hoạch đào kênh Phù Nam dưới tên Funan Techo Canal, đây là dự án đầu tiên trong lịch sử giao thông đường thủy của CB dài 180 km bắt đầu từ Prek Takeo của sông Mekong nối sang sông Bassac và qua tỉnh Kandal và Kep. Hội đồng Bộ trưởng Cam Bốt vào tháng Năm 2023 đã phê duyệt dự án $1,7 tỉ USD này dựa vào nghiên cứu do cố vấn Trung Quốc (TQ) bí mật biên soạn...
Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, chính phủ Hoa Kỳ đã luôn ủng hộ nỗ lực chiến tranh của Ukraine. Chính quyền Biden đã nhiều lần đưa ra các gói viện trợ khẩn cấp cho chính phủ và quân đội Ukraine. Tính đến nay, khoản viện trợ đó đã lên tới 113 tỷ MK. Tuy nhiên, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy sự ủng hộ của người Hoa Kỳ dành cho Ukraine đã suy giảm từ trước khi xảy ra vụ việc Hamas tấn công Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023.
Nhà văn Ngô Thế Vinh là nhà văn đầu tiên đã sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong. Anh đã viết hàng trăm bài khảo luận và hàng ngàn trang sách vạch ra những nguy cơ, thiệt hại vật chất, tinh thần và mối đe doạ diệt vong của các nền văn minh dân cư hạ nguồn. Tôi hân hạnh góp bài viết này về anh như một người đồng hành trên sông Mekong gần 30 năm, ôm mối quan tâm cho Đồng Bằng Sông Cửu Long [ĐBSCL] nằm ở cuối nguồn, sẽ phải hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất vì thủy điện mà không được hưởng chút lợi ích gì...
Trong bài phát biểu đầu tiên sau khi Hamas tấn công vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, Tổng thống Joe Biden khẳng định sự hỗ trợ của Hoa Kỳ dành cho Israel là “vững chắc và không lung lay, giống như những gì chúng tôi đã và đang làm kể từ thời điểm Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên công nhận Israel, chỉ 11 phút sau khi quốc gia này thành lập, cách đây 75 năm.” Israel đã tuyên bố quyết tâm tiêu diệt Hamas và phát động một cuộc chiến đẫm máu ở Gaza. Tính đến cuối tháng 11, đã có hơn 14,000 người Palestine thiệt mạng. Chiến tranh cũng đã phá hủy phần lớn Gaza và khiến khoảng 70% dân số ở đây phải sơ tán.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.