Hôm nay,  

Đánh Giá Chiến Dịch Tấn Công Ukraine Của Nga

21/03/202211:21:00(Xem: 3034)



Trong hai ngày cuối tuần vừa qua, Học Viện Nghiên Cứu Chiến Tranh ISW đã liên tiếp đưa ra các bản đánh giá về cuộc chiến Ukraine và Nga hiện nay. ISW là một tổ chức think-tank phi đảng phái và phi lợi nhuận uy tín có trụ sở tại Washington, DC, quy tụ nhiều cựu tướng lãnh, viên chức cao cấp chính phủ và các học giả để cung cấp các nghiên cứu giá trị về quân sự và đối ngoại quốc tế qua các nghiên cứu, số liệu và phân tích đáng tin cậy. Các nghiên cứu của ISW cũng giúp cho chính phủ Hoa Kỳ có thêm nguồn cố vấn quan trọng trong các chiến dịch quân sự và đối phó với các nguy cơ liên quan đến an ninh quốc gia.

Hai điểm đáng chú ý trong phân tích của ISW là Ukraine đã đánh bại chiến dịch quân sự ban đầu của Nga và cuộc chiến đang bế tắc, đồng nghĩa với sự khốc liệt và đẫm máu hơn, đặc biệt khi kéo dài (*).

Chiến dịch và ý định thoạt đầu của Nga là chiếm được Kyiv và các thành phố lớn khác của Ukraine để thay đổi chính phủ tại Ukraine chỉ trong một thời gian ngắn. Còn sự bế tắc trên các mặt trận Ukraine không có nghĩa là đình chiến hay ngừng bắn mà hai bên vẫn tiếp tục các cuộc giao tranh nhưng sẽ không thay đổi được tình trạng chiến sự căn bản.

Theo ISW, về mặt lý thuyết quân sự thì khi thất bại chiến dịch quân sự ban đầu thì Nga cần rút lui để chuẩn bị kế hoạch tấn công và hậu cần mới nhưng Nga không làm điều này mà chỉ tăng viện binh và sử dụng bom và phi đạn nhiều hơn, một chiến thuật cũng sẽ thất bại.

Trong trường hợp này thì Nga sẽ tiếp tục oanh tạc và pháo kích vào các thành phố Ukraine, phá hủy cả các mục tiêu dân sự và sát hại dân lành nhằm làm nhụt ý chí chiến đấu hay buộc Ukraine phải đầu hàng, chấp nhận những điều kiện do Nga đưa ra để tránh sự thiệt hại quá lớn, điều mà cho đến nay Ukraine đang chứng tỏ ngược lại một cách ngoan cường. Chỉ trong 24 giờ qua, Ukraine đã tiêu diệt thêm ba Trung Đoàn Trưởng của quân Nga.

Chính vì vậy sẽ tạo ra một cuộc xung đột khốc liệt kéo dài và một giai đoạn nguy hiểm mới, thử thách sự quyết tâm của Ukraine và phe đồng minh. Sự tiếp tục ủng hộ và viện trợ của phương Tây cho Ukraine sẽ là yếu tố quan trọng để giúp Ukraine vượt qua giai đoạn mới này. Đây là một tính toán sai lầm của Putin vì không ngờ Mỹ và phe đồng minh đã đoàn kết rất mạnh mẽ và Ukraine lại chống cự dũng mãnh như vậy.

Nga vừa tuyên bố sử dụng phi đạn siêu thanh Kinzhal để phá hủy một kho đạn của Ukraine. Đây là loại phi đạn hiếm, đắt tiền và tân tiến của Nga, cho thấy ý định leo thang chiến sự hơn là đạt được mục tiêu quân sự rõ ràng. Loại phi đạn Kinzhal này cũng có thể thay bằng đầu đạn hạt nhân, cho thấy Nga cũng có thể đang xem xét khả năng sử dụng đầu đạn hạt nhân tầm nhỏ để chứng tỏ sức mạnh quân sự của mình, che đậy các vũ khí đã lạc hậu và thiếu hữu hiệu đang sử dụng trên chiến trường.

Bộ Tổng tham mưu Ukraine lần đầu tiên tường trình rằng Điện Kremlin đang chuẩn bị quân số cho một cuộc chiến  kéo dài tại Ukraine và thực hiện các biện pháp quân dịch hà khắc, bao gồm động viên cả thanh niên 17-18 tuổi nhằm thay thế cho số binh lính tử trận. Cũng theo Ukraine, tinh thần và kỷ luật của quân Nga xuống rất thấp, bao gồm cả việc đào ngũ hay không thực hiện theo lệnh chỉ huy.

Nga cũng sẽ sử dụng các nhóm lính đánh thuê Bắc Phi Libya trong mục đích ám sát tổng thống Zelensky cùng các cấp lãnh đạo chính phủ và quân đội, thay cho chiến dịch quân sự bị thất bại.

Chiến sự tại Ukraine vẫn chưa có những dấu hiệu lạc quan và bom đạn của Nga tiếp tục thả hay pháo vào các mục tiêu dân sự và người dân Ukraine trước thái độ đeo đuổi cuộc chiến của Putin. Các nguồn tin tình báo Ukraine và truyền thông cho biết, một nhóm tướng lãnh quân đội và an ninh của Nga đang âm mưu thực hiện một cuộc đảo chánh Putin để nối lại mối quan hệ ngoại giao và kinh tế với Hoa Kỳ và phương Tây.

Nếu điều này trở thành sự thật, liệu có giải pháp nào hữu hiệu hơn để kết thúc chiến tranh?

Nhã Duy

Nguồn: (*) https://www.understandingwar.org/backgrounder/russian-offensive-campaign-assessment-march-19

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ủy ban sông Mekong quốc gia Cam Bốt (CB) đã công bố kế hoạch đào kênh Phù Nam dưới tên Funan Techo Canal, đây là dự án đầu tiên trong lịch sử giao thông đường thủy của CB dài 180 km bắt đầu từ Prek Takeo của sông Mekong nối sang sông Bassac và qua tỉnh Kandal và Kep. Hội đồng Bộ trưởng Cam Bốt vào tháng Năm 2023 đã phê duyệt dự án $1,7 tỉ USD này dựa vào nghiên cứu do cố vấn Trung Quốc (TQ) bí mật biên soạn...
Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào ngày 24 tháng 2 năm 2022, chính phủ Hoa Kỳ đã luôn ủng hộ nỗ lực chiến tranh của Ukraine. Chính quyền Biden đã nhiều lần đưa ra các gói viện trợ khẩn cấp cho chính phủ và quân đội Ukraine. Tính đến nay, khoản viện trợ đó đã lên tới 113 tỷ MK. Tuy nhiên, các cuộc thăm dò dư luận cho thấy sự ủng hộ của người Hoa Kỳ dành cho Ukraine đã suy giảm từ trước khi xảy ra vụ việc Hamas tấn công Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023.
Nhà văn Ngô Thế Vinh là nhà văn đầu tiên đã sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của thủy điện trên thượng nguồn sông Mekong. Anh đã viết hàng trăm bài khảo luận và hàng ngàn trang sách vạch ra những nguy cơ, thiệt hại vật chất, tinh thần và mối đe doạ diệt vong của các nền văn minh dân cư hạ nguồn. Tôi hân hạnh góp bài viết này về anh như một người đồng hành trên sông Mekong gần 30 năm, ôm mối quan tâm cho Đồng Bằng Sông Cửu Long [ĐBSCL] nằm ở cuối nguồn, sẽ phải hứng chịu thiệt hại nặng nề nhất vì thủy điện mà không được hưởng chút lợi ích gì...
Trong bài phát biểu đầu tiên sau khi Hamas tấn công vào Israel vào ngày 7 tháng 10 năm 2023, Tổng thống Joe Biden khẳng định sự hỗ trợ của Hoa Kỳ dành cho Israel là “vững chắc và không lung lay, giống như những gì chúng tôi đã và đang làm kể từ thời điểm Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên công nhận Israel, chỉ 11 phút sau khi quốc gia này thành lập, cách đây 75 năm.” Israel đã tuyên bố quyết tâm tiêu diệt Hamas và phát động một cuộc chiến đẫm máu ở Gaza. Tính đến cuối tháng 11, đã có hơn 14,000 người Palestine thiệt mạng. Chiến tranh cũng đã phá hủy phần lớn Gaza và khiến khoảng 70% dân số ở đây phải sơ tán.
Là người gốc Việt có khả năng làm truyền thanh dòng chính nên khi Việt Nam mở cửa chào đón du khách phương Tây, anh đã về làm phóng sự về sinh hoạt đời sống, về những thay đổi đang diễn ra trên quê hương nguồn cội sau ngày có chính sách “Đổi mới”. Loạt phóng sự đem đến cho anh giải thưởng xuất sắc của Overseas Press Club. Anh cũng còn là một nhà bình luận trong chương trình “All Things Considered” trên hệ thống truyền thanh National Public Radio.
Sách giáo khoa Hoa Kỳ thuật lại câu chuyện về những nhà phiêu lưu thám hiểm châu Âu thành lập các thuộc địa ở “Tân Thế giới” và những câu chuyện về “Lễ tạ ơn đầu tiên” thường miêu tả những người thực dân và những người Mỹ bản địa đang cùng nhau ăn uống chan hòa hạnh phúc. Sách vở ghi chép cuộc chiến giành độc lập của các thuộc địa là một chiến thắng chính đáng. Việc loại bỏ người Mỹ bản địa có thể được nhắc đến như một chú thích đáng buồn, nhưng chiến thắng của tinh thần tiên phong chiếm vị trí trung tâm khiến những chi tiết khác lu mờ.
Hiện nay trên thế giới được cho là có khoảng 10,000 tôn giáo. Hầu hết mọi người đều quen thuộc với những tôn giáo lớn như Cơ đốc giáo, Hồi giáo, Ấn Độ giáo, Phật giáo, v.v… nhưng cũng có hàng trăm triệu người khác tin vào các tín ngưỡng dân gian, tín ngưỡng truyền thống hoặc tín ngưỡng bộ lạc.
Kinh điển Phật giáo buổi sơ thời đề cập đến một số vấn đề quốc tế, kinh tế và chính trị. Khi mục đích chính trong giáo lý của Đức Phật là giải thoát cá nhân ra khỏi các đau khổ đang lan tràn, giáo lý của Ngài cũng thừa nhận sự tương thuộc của cá nhân với xã hội, thể chế chính trị và kinh tế. Giáo lý của Đức Phật đã tìm cách dung hoà những mối quan hệ này một cách xây dựng...
Cho nên vào năm 1955, khi “Một Quốc Gia Vừa Ra Đời” như báo chí Mỹ tuyên dương thì quốc gia ấy đã phải đối diện với bao nhiêu khó khăn khôn lường. Ngân sách của Pháp để lại thì thật eo hẹp, kỹ sư, chuyên viên trong mọi lãnh vực đều hết sức hiếm hoi vì Pháp đã rút đi hầu hết, để lại một lỗ hổng lớn cho cả nển kinh tế lẫn hành chánh, giáo dục, y tế...
Viễn cảnh một ĐBSCL khô hạn và sa mạc hoá, không lẽ đây là “gia tài của mẹ”, một di sản thế hệ này để lại cho các thế hệ con cháu trong tương lai. Đây là cái giá rất đắt mà Việt Nam phải trả cho chuỗi những con đập thuỷ điện thượng nguồn và các dự án chuyển dòng lấy nước từ con sông Mekong, trong đó có con Kênh Phù Nam Techo... Một vấn đề nhức nhối và hết sức trọng đại hiện nay được nhà văn Ngô Thế Vinh, với cái tâm tha thiết luôn hướng về sinh mệnh đất nước và dân tộc Việt Nam, phân tích và nhận định trong bài viết công phu sau. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.