Hôm nay,  

Phát Triển Tư Doanh

18/01/200600:00:00(Xem: 6161)
-Tư doanh chỉ xuất hiện trong tư thế du kích và sẵn sàng cuốn trọn cơ sở của mình trong manh chiếu để bỏ chạy. Mãi đến gần đây...

Trong bài tổng kết thứ ba về tình hình kinh tế Việt Nam, kỳ này Diễn đàn Kinh tế đài RFA sẽ trình bày về phát triển tư doanh qua phần trao đổi cùng kinh tế gia Nguyễn Xuân Nghĩa do Thanh Quan thực hiện sau đây.

Hỏi: Thưa ông Nguyễn Xuân Nghĩa, trong loạt bài tổng kết về kinh tế Việt Nam và nêu ra một số viễn ảnh cho năm 2006 đang khởi đầu, kỳ này, chúng ta xin nói về một lãnh vực mới nổi là tư doanh của Việt Nam. Trước hết, xin ông cho biết một số những nét chính của khu vực này.

- Tư doanh tại Việt Nam là một khu vực cũ mà lại rất mới. Cũ vì thời nào cũng có, nhưng mới vì sau 1975, trong nông nghiệp, người ta phải đi vào hợp tác hóa, trong công thương nghiệp thì bị cải tạo. Tư doanh chỉ xuất hiện trong tư thế du kích và sẵn sàng cuốn trọn cơ sở của mình trong manh chiếu để bỏ chạy. Mãi đến gần đây thành phần kinh tế này mới được phép xuất hiện, rồi hiện hữu, sau khi lãnh đạo Việt Nam chấm dứt việc "cải tạo" để nói đến "đổi mới."

Hỏi: Ông nói là lãnh đạo Việt Nam bắt đầu nói đến đổi mới, nhưng họ thực sự có tiến hành một số thay đổi khiến tư doanh ngày nay đã có một vị trí khả quan hơn trong nền kinh tế chứ"

- Thưa vâng, nhưng từ nói đến làm luôn luôn có khoảng cách, và thực tế thì tư doanh mới chỉ xác định được tiềm năng của mình từ đợt cải cách năm 2000 trở về sau. Trước đấy, tư doanh bành trướng đến đâu thì nhà nước lùi đến đó và vừa lùi vừa làm luật để lập ra quy chế mới. Một thí dụ nổi bật trong năm qua là việc nhà nước tìm cách đúc kết lại hệ thống luật lệ phân tán vào bộ Luật Doanh nghiệp chung cho tư doanh, quốc doanh và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. "Dân chạy trước nhà nước theo sau" vẫn là quy luật xã hội phổ biến. Nếu nhìn về quá khứ thì tư doanh nay dễ thở hơn xưa, nhưng nhìn ra ngoài thì Việt Nam vẫn chậm lụt, vì vậy kém sức cạnh tranh. Trong viễn ảnh hội nhập với kinh tế thế giới thì đấy là mối lo.

Hỏi: Dù sao, tư doanh Việt Nam có góp phần đáng kể cho đà tăng trưởng kinh tế trong những năm qua phải không"

- Đáng kể vô cùng, vì cùng một ngạch số đầu tư, doanh nghiệp tư nhân thu hút được nhiều việc làm hơn và có tỷ lệ đóng góp cao hơn doanh nghiệp nhà nước cho hoạt động xuất khẩu. Tư doanh hiện đóng góp tới một phần ba sản lượng công nghiệp của Việt Nam và thu hút hơn 20% lực lượng lao động. Không có tư doanh, mỗi năm kinh tế Việt Nam không thể nào tạo thêm một triệu rưởi việc làm mới, và thất nghiệp và khủng hoảng đã bùng nổ từ lâu.

Điều đáng buồn là thành phần kinh tế ấy vẫn bị chặn đà phát triển và nếu Việt Nam không kịp cải cách thì sau khi được gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm tới thì sẽ gặp nhiều khó khăn vì tư doanh phải chạy đua với cái cối đá giàng vào chân. Có nối sợi dây cho dài hơn một chút mà gọi đó là cải cách thì cũng chưa giải quyết được vấn đề.

Hỏi: Bây giờ ta mới đi vào phần chính của đề tài, theo ông nhận xét thì đâu là những trở ngại đang chặn đà phát triển của tư doanh Việt Nam"

- Tôi xin cứ đi từ nguyên tắc vào tới thực tế. Doanh nghiệp tại Việt nam cần những gì để thành công" Tôi nhìn ra bốn yếu tố chính là đất đai, tín dụng, nhân công và kỹ thuật hay công nghệ về tổ chức, sản xuất và kinh doanh.

Doanh nghiệp của nhà nước không bị ách tắc về đất đai vì nguyên lý quái gở là "đất đai thuộc quyền sở hữu của toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý" được ghi trong Hiến pháp. Nhà nước quản lý theo kiểu cho phép doanh nghiệp nhà nước rộng quyền sử dụng, buôn bán và trục lợi. Các doanh nghiệp còn lại, của tư doanh Việt Nam và nước ngoài thì không. Đấy là một trở ngại và một nguyên ủy của tham nhũng. Vấn đề này sẽ gây hậu quả đáng ngại vì tiến trình kỹ nghệ hóa và đô thị hóa tất yếu sẽ thay đổi mục tiêu sử dụng đất, từ nông nghiệp qua công nghiệp và dịch vụ. Mỗi lần chuyển đổi mục tiêu là một ách tắc và cơ hội tham nhũng, những gì đang xảy ra tại Trung Quốc cho thấy trước những gì sẽ xảy ra tại Việt Nam.

Hỏi: Đó là về chuyện đất đai. Thưa ông, còn về yếu tố sản xuất kế tiếp là tín dụng thì sao"

- Chúng ta cũng có một lệch lạc tương tự. Đó là bốn ngân hàng quốc doanh cung cấp đến hơn 70% khối lượng tín dụng cho nền kinh tế thì lại tập trung dồn cho doanh nghiệp nhà nước. Các doanh nghiệp nước ngoài thì có nguồn vốn châm vào từ bên ngoài nên không bị ách tắc ấy, còn lại tư doanh vẫn xếp hàng vay vốn, hoặc huy động vốn từ gia đình hoặc thân nhân ở nước ngoài. Vì vậy, ta thiếu doanh nghiệp tư nhân loại trung và hiếm có doanh nghiệp loại lớn.

Hỏi: Nhưng dù sao chính quyền tại Việt Nam cũng có chương trình tín dụng theo diện chính sách để giúp đỡ người dân, chương trình ấy không có kết quả gì sao"

- Thưa có chứ. Do khuyến cáo của quốc tế để xóa đói giảm nghèo, Việt Nam có một số chương trình tín dụng nhắm vào mục tiêu xã hội, chủ yếu là đối tượng ở nông thôn và các tiểu doanh chứ không giải phóng tín dụng cho tư doanh có khả năng dùng tư bản làm đòn bẩy.

Và hai ách tắc là đất và tiền lại kèm nhau vì một lý do cụ thể. Khả năng thẩm xét rủi ro tín dụng của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn quá thô sơ, cơ quan cho vay không lượng định được tiềm năng sinh lời nên cứ "nắm người có tóc", là chỉ cho vay khi doanh nghiệp có tài sản cầm thế. Doanh nghiệp nhà nước có đất đai để vượt cửa ải đó, chứ tư doanh thì không, nên nước lại chảy về chỗ trũng dù nhiều doanh nghiệp nhà nước thực ra ít có triển vọng sinh lời cao nếu không được nhà nước bảo vệ.

Hỏi: Bây giờ, nói đến yếu tố thứ ba là nhân công. Tư doanh Việt Nam tìm nhân công ở đâu"

- Chúng ta đi vào ách tắc chung của cả xã hội là Việt Nam thiếu nhân công có tay nghề và có khi lại thừa viên chức thanh tra, kiểm soát và tay cò chạy việc bôi dầu cho bộ máy trơn tru. Trong lực lượng lao động thừa về lượng và kém về phẩm thì tư doanh phải cạnh tranh rất gay với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh nghiệp nhà nước. Nếu nhìn xa hơn viễn ảnh một năm thì đấy là ách tắc lớn khả dĩ cản trở sức cạnh tranh của Việt Nam với nước ngoài. Ta đụng vào vấn đề của giáo dục và đào tạo mà giới hữu trách trong nước nói là đang bị khủng hoảng.

Nhân đây, xin nói là nhiều người đã tự mê hoặc là Việt Nam có tỷ lệ biết đọc biết viết đến hơn 90% dân số nên cũng có mức dân trí được khen là cao so với mức sống. Đấy là một huyền thoại để ve vuốt tự ái dân tộc. Biết đọc biết viết rồi còn phải biết việc và biết phê phán nhà nước nữa. Khủng hoảng trong hệ thống giáo dục hiện nay là một cản trở cho phát triển.

Hỏi: Sau cùng, còn một yếu tố sản xuất khác là công nghệ hay kỹ thuật, tư doanh Việt Nam có bị ách tắc với yếu tố ấy hay không"

- Trong kinh tế hay kinh doanh, yếu tố kỹ thuật ấy là xuất xứ của năng suất. Nói chung, Việt Nam mở cửa trễ lại thiếu tự do nên có trình độ kỹ thuật về tổ chức, sản xuất và kinh doanh thấp. Khi không biết thì mình phải học. Ngoài giáo dục và đào tạo thì còn giải pháp chuyển giao công nghệ từ nước ngoài. Nói chung, cho đến nay "học lóm" hay bắt chước nước ngoài vẫn là quy luật phổ biến vì hệ giáo dục và đào tạo quá kém cỏi.

Doanh nghiệp nước ngoài có năng suất cao nhất và từ đấy có thể là trung tâm phổ biến kiến năng - tức là sự kiến thức và năng lực - cho doanh nghiệp trong nước. Cho đến nay, tư doanh tiếp nhận được nhiều hơn quốc doanh vì có tự do biến báo áp dụng cao hơn doanh nghiệp nhà nước. Nhưng, vì chiến lược phát triển các khu chế xuất hay khu công nghiệp nên chuyển giao kỹ thuật thường thu hẹp về nội dung và về địa dư trong các khu vực ấy thôi. Một sự bù đắp cho đến nay chưa thẩm định được số lượng là chuyển giao kỹ thuật từ người Việt ở nước ngoài về cho thân nhân đang mở ra kinh doanh trong nước, chưa kể tới tiền bạc hàng năm gửi về.

Hỏi: Bây giờ, sau khi chẩn bệnh rồi, ta đi qua giai đoạn kê toa bốc thuốc. Ông nghĩ sao về những giải pháp Việt Nam cần áp dụng và sớm áp dụng"

- Đầu tiên là từ cái đầu, ở trên cùng. Đó là hoàn toàn thay đổi tư duy và thành thật giải phóng tư doanh. Việt Nam có tiến hay không là nhờ một khối lượng tư doanh đông đảo và có khả năng lẫn ý thức của một thành phần trung lưu, thành phần xưa kia bị kết tội là tư sản. Họ sẽ tiếp nhận nguồn lực lao động từ nông thôn và hiện đại hóa Việt Nam trong thế cạnh tranh có thắng lợi với bên ngoài. Đừng sợ tư doanh sẽ đe dọa độc quyền chính trị của chính quyền.

Sau đó, ta mới đi vào loại giải pháp chuyên môn mà thế giới đã giúp Việt Nam thi hành từ cả chục năm nay rồi. Cứ theo quy trình của bốn yếu tố vừa nói thì phải cải cách chế độ điền địa để việc chuyển hóa mục tiêu sử dụng đất đai được tiến hành quy mô và đồng bộ trên cả nước. Từ đấy, phải quan niệm lại vai trò của đất đai và quyền tư hữu. Nếu không thì chỉ có đảng viên thừa đất làm nông trang hưởng nhàn, mà tư doanh không có đất phát triển tiềm lực.

Hỏi: Sau đó, cải tổ hệ thống tài chính ngân hàng để khai thông ác tắc về tín dụng phải không"

- Thưa cùng với việc cải cách đó còn cần nâng cao khả năng thẩm định hồ sơ cho vay và mở ra thị trường huy động vốn cho tư nhân. Nghĩa là phải cải tổ cả hệ thống luật lệ liên hệ đến quyền sử dụng đất, luật lệ về thị trường đất đai và tín dụng, thị trường tư bản. Nhìn rộng ra thì phải nâng cấp hạ tầng cơ sở yểm trợ kinh doanh, như luật lệ về quyền tư hữu, quyền thông tin, hoặc hệ thống vận chuyển và viễn thông - kể cả giá điện thoại quá cao và chế độ kiểm soát Internet nữa. Tới nay, người ta mới chỉ nghĩ đến việc yểm trợ và bảo vệ doanh nghiệp nhà nước mà thôi.

Hỏi: Và sau cùng, ta nói đến lực lượng lao động và năng suất của lao động"

- Ta không quên sự chuyển dịch dân số từ nông thôn về thành thị, từ nông nghiệp qua công nghiệp và dịch vụ. Trong vài năm tới, Việt Nam phải đón đầu vấn đề ấy và nâng cao khả năng sản xuất của một dân số rất trẻ và năng động. Chất lượng của lao động vì vậy là vấn đề của cả xã hội. Và trong kinh doanh, có lời có lỗ, ta mới chỉ thấy hệ thống an sinh và trợ cấp trong khu vực nhà nước, tư doanh vẫn chưa có. Khi thất nghiệp, làm sao sống còn và làm sao học được nghề khác để kịp thời quay trở lại thị trường lao động sẽ thay đổi rất nhanh sau này" Đấy cũng là một vấn đề.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một cuộc triển lãm mới tại thành phố Philadelphia soi chiếu hành trình tiến hoá của sức khoẻ dinh dưỡng tại Hoa Kỳ qua một lăng kính độc đáo: căng-tin học đường. Mang tựa đề “Giờ Ăn Trưa: Lịch Sử Khoa Học Trên Khay Thức Ăn Học Đường,” cuộc triển lãm miễn phí tại Viện Lịch sử Khoa học Philadelphia trưng bày các bích chương, tài liệu, dụng cụ khoa học, sách dinh dưỡng và ảnh chụp để thuật lại câu chuyện về các bữa ăn tại trường học ở Mỹ.
Năm Tổng Thống Hoa Kỳ liên tiếp, thuộc cả hai chính đảng Dân Chủ và Cộng Hòa, đã nhất quyết giúp nhân dân Miền Nam bảo vệ “tiền đồn của Thế Giới Tự Do.” Hành động mạnh mẽ nhất là ‘tự động’ mang nửa triệu quân vào để chiến đấu - mặc dù Chính phủ VNCH không yêu cầu. Rồi xây cất đường xá, xa lộ Biên Hòa, hải cảng Đà Nẵng, Cam Ranh, Chu Lai, Sàigòn, và mấy chục phi trường lớn nhỏ, với những kho xưởng như Long Bình, Quy Nhơn, Phú Bài, tốn phí bao nhiêu nhân mạng, bao nhiêu tiền của để xây dựng một “tiền đồn của thế giới tự do”, ngăn chận Trung Cộng ở phía Nam
Nửa thế kỷ trước, nước Mỹ đã không tôn trọng lời cam kết giúp VNCH chiến đấu tới cùng trước làn sóng xâm lăng của Cộng Sản Thế Giới. Nhiều người, cả Việt lẫn Mỹ, cũng như dư luận thế giới, đã gọi đây là một sự phản bội đáng xấu hổ. Nhưng có học giả Mỹ đã khẳng định: “Sự phản bội của nước Mỹ đối với Nam Việt Nam là một trong những điều thông minh nhất mà nước tôi đã từng làm”.
Ngày 28 tháng 4 năm nay vừa tròn 80 năm kể từ khi nhà độc tài Ý Benito Mussolini bị xử tử tại một ngôi làng ở Ý vào cuối Thế Chiến II năm 1945. Chỉ một ngày sau đó, thi thể của ông ta bị bêu rếu và lăng nhục công khai ở Milan. Dưới bóng tội ác ghê rợn của Adolf Hitler, khi nhắc đến chủ nghĩa phát xít, nhiều người thường nghĩ ngay đến những ký ức về Đức Quốc xã. Thế nhưng, cần nhớ rằng Benito Mussolini mới chính là kẻ mở đường. Biệt danh Il Duce (xin tạm dịch là Lãnh tụ) của Mussolini chính là nguồn cảm hứng cho Hitler.
Các cuộc thăm dò cho thấy mức độ ủng hộ Trump của cử tri đang ở mức thấp kỷ lục đối với một nhà lãnh đạo sau ba tháng đầu của nhiệm kỳ. Đa số phản đối chính sách thuế quan và cắt giảm lực lượng nhân sự liên bang của ông.
Hành động công kích đầy bất ngờ của Tổng thống Trump nhắm vào nền giáo dục đại học đã vô tình đánh thức tinh thần phản kháng của Harvard cùng hơn 100 trường đại học trên khắp 40 tiểu bang. Sự kiện này cũng để lại một bài học đáng suy ngẫm: nhượng bộ và đầu hàng trước những áp lực ngang ngược, vô lý không phải là cách tồn tại bền vững cho bất kỳ tổ chức nào. Sự việc khởi đầu với lá thư ngày 11 tháng 4 từ chính quyền Trump, trong đó đưa ra hàng loạt yêu cầu đối với Đại học Harvard. Ngay lập tức trường Harvard từ chối, vậy là chính phủ thẳng tay đóng băng khoản ngân sách tài trợ trị giá 2.3 tỷ MK. Ngoài ra, Trump còn dọa tước bỏ quy chế miễn thuế của trường. Hành động này bị nhiều người xem là sự lạm quyền nhằm chi phối một cơ sở giáo dục tư thục, và đã vô tình khơi dậy làn sóng ủng hộ quyền tự chủ của các đại học trên khắp Hoa Kỳ.
"Tự do tư tưởng và tìm kiếm sự thật, cùng với sự cam kết lâu đời của chính phủ trong việc tôn trọng và bảo vệ quyền này, đã giúp các trường đại học đóng góp một cách thiết yếu cho xã hội tự do và cuộc sống lành mạnh, thịnh vượng hơn cho mọi người ở khắp các mọi nơi. Tất cả chúng ta đều có chung lợi ích trong việc bảo vệ sự tự do đó. Như lệ thường, chúng ta tiến bước lúc này với niềm tin rằng việc theo đuổi chân lý can đảm và không bị ràng buộc sẽ giải phóng nhân loại, và với niềm tin vào lời cam kết bền bỉ mà các trường cao đẳng và đại học của Hoa Kỳ đã gìn giữ cho quốc gia và thế giới của chúng ta."
Phải làm gì với một Tổng thống Hoa Kỳ không tôn trọng luật pháp của chính quốc gia mình? Vấn đề này nổi lên sau vụ việc chính quyền Trump phớt lờ phán quyết của tòa án liên bang, vẫn để các chuyến bay trục xuất người Venezuela khởi hành đến El Salvador dù tòa đã ra lệnh đình chỉ toàn bộ các chuyến bay đó. Hành động này cho thấy sự thách thức công khai đối với quyền lực tư pháp, và phản ánh sự thiếu hiểu biết (hoặc cố tình phớt lờ) nguyên tắc tam quyền phân lập, vốn là nền tảng của thể chế Hoa Kỳ. Theo Hiến pháp, một tổng thống không có quyền bác bỏ hay phớt lờ phán quyết của tòa án.
Lệnh hành pháp khi được công bố luôn tạo nhiều dư luận trái chiều. Lệnh càng ảnh hưởng nhiều người thì tranh cãi càng kéo dài. Gần đây trong một buổi họp mặt, một người bạn của tôi thốt tiếng than: “Chẳng hiểu thành viên Quốc hội Mỹ của cả hai đảng bây giờ làm gì mà cứ im lìm để tổng thống muốn ra lệnh gì thì ra”. Người khác thắc mắc, nếu tổng thống dùng lệnh hành pháp để đưa ra những quyết định không đúng luật, hay trái với hiến pháp, thì cơ quan nào sẽ có trách nhiệm can thiệp? Bài viết này không phân tích một lệnh hành pháp cụ thể nào, mà chỉ nhằm giải thích cách vận hành của Executive Order, quy trình thách thức nếu cần, cũng như những giới hạn của một mệnh lệnh do tổng thống ban hành.
Medicaid đang trở thành một trong những mục tiêu đầu tiên của chính quyền Trump trong chiến dịch cắt giảm ngân sách liên bang. Là chương trình bảo hiểm y tế do liên bang và tiểu bang phối hợp thực hiện, Medicaid cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho hơn 72 triệu người dân Hoa Kỳ, bao gồm những người có thu nhập thấp, trẻ em và người tàn tật. Ngoài ra, Medicaid cũng góp phần hỗ trợ chi phí chăm sóc lâu dài cho người cao niên.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.