Hôm nay,  

Nhìn Lại Đối Lập Dân Chủ Việt Nam

1/7/200600:00:00(View: 6444)

Ba mươi năm đã trôi qua. Đó là một khoảng thời gian dài đối với một đời người. Những người vào lứa tuổi 20-30 ở thời điểm 1975 thì bây giờ đã là 50-60. Những người vào lứa tuổi 40-50, thì đã là 70-80. Trong khoảng thời gian dài đó đã có nhiều người gắng sức góp phần tranh đấu cho một nước Việt Nam dân chủ.

Một số người đã bỏ cuộc hay đã qua đời, một số người còn tiếp tục và một số người khác vừa nhập cuộc. Một số tổ chức đã rã hàng, một số tổ chức còn tồn tại và một số tổ chức khác đang thành hình. Cuộc đấu tranh cho dân chủ tựa như những làn sóng nhấp nhô, khi thấp khi cao, nhưng vẫn mãi tiếp tục tiến tới. Sau ba mươi năm, đối lập dân chủ đã tiến tới vị trí nào và đã gặt hái được những kết quả nào"

Nhận định về sức mạnh, những thành đạt và triển vọng thành công của một lực lượng chính trị nhiều lúc không hiển nhiên. Chúng ta bình thường chỉ thấy mặt nổi của nó - như mặt nổi của một tảng băng - mà không thấy phần chìm, phần lớn hơn, quan trọng gấp nhiều lần hơn và là phần chính tác động đến sự chuyển vận của lực lượng chính trị.

Nhìn về mặt nổi của đối lập dân chủ hiện nay chúng ta thấy những yếu kém của nó. Nhân sự của đối lập dân chủ không tăng lại có phần giảm đi. Các tổ chức đối lập dân chủ cũng còn lỏng lẻo, gặp nhiều lủng củng nội bộ và chưa có dấu hiệu cho thấy sẽ có một kết hợp lớn. Sự hưởng ứng của người dân ở trong nước còn nhiều dè dặt và của cộng đồng hải ngoại cũng còn nhiều hạn chế. Chính quyền cộng sản hiện nay tuy yếu nhưng vẫn còn có khả năng khống chế những người dân chủ trong nước hay lũng đoạn những tổ chức đối lập. Nói chung, về mặt nổi, chúng ta thấy đối lập dân chủ vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vẫn chưa lớn mạnh hay chưa đạt được một thành quả nào đáng kể. Nhưng thực tế có phải như vậy không "

Trước hết là số lượng nhân sự của đối lập dân chủ, số lượng này không tăng lại có phần giảm đi. Nhưng có phải vì vậy mà chúng ta bi quan khi nhìn vế tương lai " Cuộc tranh đấu cho dân chủ hiện nay là một cuộc tranh đấu để thay đổi lịch sử, để một quốc gia độc tài chậm tiến trở thành một quốc gia dân chủ phồn vinh. Cuộc tranh đấu thay đổi lịch sử nào cũng gặp nhiều khó khăn và đòi hỏi rất nhiều thời gian, đặc biệt là trong một quốc gia thấm nhuần văn hóa Khổng Giáo.

Văn hóa ảnh hưởng rất lớn đến niềm tin, sự chọn lựa và cách hành xử của mỗi người. Văn hóa Khổng Giáo là một văn hóa rất thuận lợi cho các chế độ độc tài và cũng là một cản trở lớn cho cuộc vận động dân chủ. Vì khuôn khổ của bài báo và cũng vì là một đề tài đã dược trình bày nhiều lần trên báo Thông Luận [1] nên ở đây chỉ đưa ra một vài thí dụ cụ thể : Hiện nay chế độ độc tài cộng sản chỉ còn tồn tại trong bốn quốc gia, trong đó có ba quốc gia mà văn hóa Khổng Giáo có ảnh hưởng rất lớn: Trung Hoa, Việt Nam và Bắc Hàn. Một đìểm khác cũng cấn lưu ý là các lực lượng đối lập dân chủ tại các nước này đều phát triển rất khó khăn.

Với những khó khăn đó, cuộc tranh đấu này đòi hỏi rất nhiều quyết tâm và kiên nhẫn, và do đó sự gạn lọc của thời gian là một lẽ tự nhiên. Câu hỏi nên được đặt ra là tại sao trong những điều kiện khó khăn đó vẫn có những người bền chí tiếp tục đấu tranh cũng như vẫn có những người nhập cuộc. Trả lời câu hỏi này cho thấy sức mạnh tiềm tàng của đối lập dân chủ Việt Nam. Sức mạnh của một lực lượng chính trị không tùy thuộc ở số đông, nó tùy thuộc trước hết vào tấm lòng, vào sự quyết tâm và niềm tin. Chính nhờ những yếu tố này mà đối lập dân chủ đã vượt qua những trở ngại để tồn tại và phát triển. Và cũng nhờ những yếu tố này mà đối lập dân chủ sẽ thành công trong việc thay đổi lịch sử của quốc gia mình.

Nhận xét thứ hai là các tổ chức đối lập dân chủ hiện nay vẫn còn quá lỏng lẻo, gặp nhiều lủng củng nội bộ và chưa có dấu hiệu nào cho thấy là sẽ tiến tới một kết hợp có tầm vóc. Tổ chức dân chủ nào, nhiều hay ít, cũng lỏng lẻo và có những lủng củng nội bộ, nhất là lúc sơ khởi. Đây là một tổ chức gồm những con người tự do, tự nguyện đến với nhau để cùng nhau tranh đấu cho một mục tiêu chung. Vì là những con người tự do nên chắc chắn sẽ có những khác biệt về ý kiến hay về quan điểm. Hơn nữa, trong mục tiêu chung, mỗi người có thể có mục tiêu riêng của mình với cá tính và tự ái riêng của mình. Sự va chạm giữa các thành viên trong một tổ chức dân chủ là đìều không thể tránh khỏi. Đây là đìểm yếu của các tổ chức dân chủ vì những lủng củng nội bộ gây khó khăn cho tổ chức. Nhưng đây cũng là một đìểm mạnh. Nhờ những tranh luận về ý kiến mà có được những chọn lựa đúng. Những tranh chấp quyền lực, trong môi trường dân chủ, cũng là động cơ thúc đẩy tiến bộ. Những lủng củng nội bộ thường xảy ra bắt buộc các tổ chức dân chủ tìm cách đìều chỉnh để tồn tại và phát triển cũng như tránh được những đổ vỡ trầm trọng. Chỉ cần quan sát cách sinh hoạt của các quốc gia dân chủ hay các đảng phái chính trị dân chủ chúng ta có thể kiểm chứng được điều này. Đây là một ưu điểm của dân chủ mà các cơ chế độc tài không thể có.

Sinh hoạt dân chủ thường công khai và do đó những yếu kém rất dễ bị nhận diện nhưng cũng nhờ đó mà bắt buộc phải sửa chửa để tiến lên. Trong lúc các chế độ độc tài luôn tìm cách che dấu những sai lầm để những sai lầm đó càng ngày càng trầm trọng và đến lúc không thể cứu vãn. Đây cũng lý do giải thích tại sao trong những thập niên 1970,1980, nhiều người cho rằng phe dân chủ, thường được gọi là phe tư bản, đang giãy chết nhưng đến đầu thập niên 1990 thì các chế độ cộng sản thi nhau sụp đổ. Trong cuộc tranh đấu giữa dân chủ và độc tài lịch sử cho thấy sớm hay muộn dân chủ cũng thắng. Vấn đề là thời gian. Và đây là một vấn đề quan trọng. Việt Nam cần có dân chủ càng sớm càng tốt.

Để Việt Nam sớm có dân chủ chúng ta phải thành thực nhận định rằng đối lập dân chủ Việt Nam hiện nay chưa đạt được tầm vóc mong muốn. Nguyên nhân đầu tiên là do không nhận thức đúng tầm quan trọng của tổ chức. Không ít người muốn thay đổi chế độ độc tài cộng sản, tham gia hoạt động chính trị nhưng không quan tâm đến việc xây dựng một tổ chức. Không có tổ chức thì không thể có lực lượng. Nguyên nhân thứ hai là xây dựng một tổ chức chính trị đứng đắn và bền vững là một công trình rất khó khăn. Vì không ý thức trước được sự khó khăn này nên nhiều người đã bỏ cuộc và nhiều tổ chức đã rã hàng. Chúng ta thường nghe những lời khuyên : «nên bỏ tự ái, ích kỷ cá nhân và ngồi lại với nhau để tranh đấu cho một mục tiêu chung». Đây là một quan điểm quá giản dị và đưa đến hậu quả là không xây dựng được một tổ chức nào đúng nghĩa cả để rồi đi đến kết luận : «người Việt mình không biết đoàn kết, không thể làm việc chung với nhau được».

Gắn bó với một mục đích chung chỉ là điều kiện đầu tiên, cần thiết nhưng không đủ. Để có thể làm việc với nhau lâu dài cần phải hiểu và chấp nhận luật chơi dân chủ trong một tổ chức, phải có một nội quy rõ ràng và nó phải được mọi người tuân thủ, phải tôn trọng tổ chức và tránh gây thương tổn cho tổ chức. Nói chung là phải có văn hóa tổ chức. Nhưng quan trọng hơn cả là phải có một dự án chính trị. Đó là một văn bản ghi rõ những mục tiêu đấu tranh với lý do tại sao chọn lựa những mục tiêu đó và những phương thức để đạt được chúng. Trong môi trường dân chủ, không có một tổ chức chính trị nào có tương lai nếu không có một dự án chính trị có khả năng thuyết phục. Một kết hợp chính trị lành mạnh và bền vững là sự kết hợp trên cơ sở nền tảng của một dự án, dù đó là kết hợp để hình thành một tổ chức hay để hình thành một liên minh giữa các tổ chức. Tất cả những kết hợp khác, chẳng hạn như là kết hợp chung quanh một lãnh tụ hay một ước vọng đều chỉ là những kết hợp tạm bợ.

Điểm mạnh của các tổ chức dân chủ là nhận biết được những thiếu sót của mình để cải tiến. Kinh nghiệm sinh hoạt chính trị trong ba mươi năm qua cho thấy là muốn có một lực lượng dân chủ mạnh thì cần phải có tổ chức, muốn có một tổ chức bền vững thì ngoài sự gắn bó với một mục tiêu chung cần phải có văn hóa tổ chức, và nhất là phải có một dự án chính trị có khả năng thuyết phục. Dự án chính trị phải là tụ điểm của mọi kết hợp. Ý thức về tầm quan trọng của tổ chức, của văn hóa tổ chức và của dự án chính trị là một bước tiến lớn của đối lập dân chủ Việt Nam, mở đầu cho sự hình thành một kết hợp dân chủ có tầm vóc và bảo đảm cho sự thành công của cuộc đấu tranh này trong một tương lai gần.

Nhận xét thứ ba là sự hưởng ứng của người dân ở trong nước vẫn còn nhiều dè dặt và của cộng đồng hải ngoại cũng còn nhiều hạn chế. Sự thành công của một cuộc đấu tranh dân chủ nào cũng tùy thuộc vào sự ủng hộ của người dân. Tranh thủ sự hưởng ứng của người dân là một việc quan trọng nhất và cũng là khó khăn nhất. Đối với đối lập dân chủ Việt Nam thì khó khăn này lớn hơn gấp bội vì người dân đã quá mệt mỏi sau một cuộc nội chiến dài và thảm khốc và đã mất niềm tin vào các tập đoàn lãnh đạo chính trị. Cần phải lưu ý đến sự khó khăn này để khỏi thất vọng và chán nản. Cũng cần lưu ý thêm là người dân thường quan tâm đến công việc thường ngày của họ hơn là đến những hoạt động chính trị. Họ chỉ hưởng ứng một cách đông đảo và mạnh mẽ khi họ tin vào sự đứng đắn cũng như vào khả năng thành công của tổ chức. Sự dè dặt của người dân đối với các tổ chức chính trị, trên thực tế, có những điểm tích cực của nó. Nó bắt buộc các tổ chức chính trị phải chứng tỏ khả năng, thiện chí và ý chí của mình. Đây cũng là một phương tiện để sàng lọc. Những tổ chức đối lập thời cơ hay đối lập giả hiệu sẽ bị loại bỏ với thời gian. Sinh hoạt chính trị trở nên lành mạnh hơn. Đây là một điều kiện thiết yếu để xây dựng một quốc gia dân chủ.

Không nên bi quan về sự hưởng ứng giới hạn của người dân. Trái lại, nên coi đây là một thử thách cần có và phải vượt qua. Để thành công trong cuộc vận động người dân, đối lập dân chủ cần phải có một dự án chính trị có khả năng thuyết phục và một đội ngũ cán bộ nòng cốt có bản lãnh. Dự án giúp cho người dân thấy rõ những vấn đề lớn của quốc gia cũng như những phương cách giải quyết. Một dự án tốt sẽ mang lại niềm tin vào tương lai của quốc gia. Một đội ngũ cán bộ có bản lãnh sẽ mang lại niềm tin vào tổ chức. Một khi người dân đã tin vào tương lai của quốc gia và tin vào khả năng của một tổ chức thì họ sẽ ủng hộ đông đảo và mạnh mẽ.

Hiện nay đối lập dân chủ đã có ít nhất một dự án chính trị có khả năng thuyết phục, đó là Dự Án Chính Trị Dân Chủ Đa Nguyên. Dự án này đã được định kỳ cập nhật, đã chịu thử thách với thời gian và được công luận coi là một dự án tốt. Ngoài ra đối lập dân chủ cũng đã có một số nhân sự nòng cốt, âm thầm hay đã được biết đến, mà thiện chí cùng với bản lãnh cũng đã được chứng minh. Dĩ nhiên đó mới chỉ là bước đầu. Nhưng là một bước đầu có nhiều triển vọng. Một khi những khuôn mặt dân chủ đi đến một kết hợp có qui củ và dự án chính trị được phổ biến rộng rãi đến với mọi người thì đối lập dân chủ sẽ đón nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của người dân.

Nhận xét thứ tư là chính quyền cộng sản hiện nay tuy yếu nhưng vẫn còn có khả năng khống chế những người dân chủ trong nước hay lũng đoạn, phá hoại tổ chức đối lập dân chủ. Chế độ độc tài nào cũng tìm cách khống chế lực lượng đối lập, nhưng họ làm được hay không là một chuyện khác. Trong một thế giới mở rộng như hiện nay, các chế độ độc tài phải chịu áp lực từ nhiều phía, đặc biệt là của thế giới tự do. Đối với những quốc gia dân chủ, bảo vệ các giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền là bảo vệ hoà bình, ổn định cho chính quốc gia họ. Độc tài không phải chỉ là một hiểm họa cho quốc gia mà còn là một mối nguy cho thế giới. Các chế độ độc tài bắt buộc phải nhượng bộ trước xu hướng chung của thời đại. Những thay đổi chế độ của các nước Đông Âu đã là những thí dụ cụ thể.

Tuy nhiên đối lập dân chủ Việt Nam chưa khai thác đúng mức bối cảnh thuận lợi này. Chúng ta cần cải tiến về cả tinh thần, phương pháp và nội dung cuộc vận động yểm trợ của thế giới. Về tinh thần, cần phải nhắm đến việc đem lại thắng lợi cho cuộc vận động dân chủ trong việc tranh thủ sự hưởng ứng của thế giới thay vì tranh thủ hậu thuẫn cho đoàn thể của mình. Về phương pháp, cần tập trung vào những hoạt động thực sự có lợi cho tiến trình dân chủ hóa thay vì phí phạm sinh lực cho những hoạt động ồn ào không gây được sự kính trọng của thế giới. Về nội dung, ngoài việc tố giác những vi phạm nhân quyền và đường lối phản dân chủ của chính quyền cộng sản, cần phải trình bày đường lối của đối lập dân chủ Việt Nam để đối lập dân chủ xuất hiện dưới con mắt thế giới như một giải pháp đáng tin cậy. Điều này đòi hỏi phải có một dự án chính trị tốt. Đường lối của đối lập dân chủ được trình bày trong dự án. Hơn nữa, một dự án chính trị tốt, có khả năng thuyết phục, nếu được phổ biến rộng rãi, sẽ động viên được nhiều người, kể cả đảng viên và cán bộ cao cấp của đảng cộng sản. Đảng cộng sản sẽ bị phân hóa thêm và chính quyền độc tài này sẽ suy yếu thêm. Với sự yểm trợ của thế giới, với sự phân hóa trong nội bộ, sự khống chế những người dân chủ sẽ không có khả năng thực hiện như chế độ này mong muốn.

Để tồn tại, chắc chắn chính quyền cộng sản luôn tìm cách lũng đoạn hoặc phá hoại các tổ chức đối lập dân chủ. Tuy nhiên, dù có thủ đoạn tinh vi tới đâu và có phương tiện dồi dào tới đâu, chính quyền này cũng không thể ngăn chặn nổi bước tiến của những tổ chức dân chủ lương thiện, đứng đắn, có qui củ, có đường lối rõ ràng minh bạch.

*

Nhìn vào mặt nổi chúng ta thấy những yếu kém của đối lập dân chủ Việt Nam nhưng nhìn vào chiều sâu thì đối lập dân chủ đã đi được một quãng đường dài, đã đặt nền tảng để xây dựng một lực lượng chính trị lớn mạnh không những có khả năng đánh đổ chế độ độc tài cộng sản mà còn có khả năng đưa đất nước Việt Nam vươn lên, bắt kịp các nước dân chủ tiến bộ trong một tương lai gần.

Trước hết, đối lập dân chủ Việt Nam đã vượt qua phần lớn những trở ngại của di sản văn hóa và lịch sử. Đây là một khó khăn lớn và là khó khăn chung của các quốc gia chịu ảnh hưởng văn hóa Khổng Giáo. Nếu so sánh với các lực lượng đối lập dân chủ của các quốc gia này thì đối lập dân chủ Việt Nam đã tiến xa nhất. Những vướng mắc của văn hóa Khổng Giáo đã dần dần được giải tỏa và được thay thế bởi những giá trị tiến bộ của thế giới, đặc biệt là các giá trị tự do, dân chủ, nhân quyền, bình đẳng và nhà nước pháp trị. Lập trường hòa giải và hòa hợp dân tộc đã được chấp nhận và được coi là một lập trường đứng đắn và bắt buộc phải có để đánh đổ chế độ này cũng như để xây dựng quốc gia Việt Nam.

Kế đến, đối lập dân chủ Việt Nam đã có một dự án chính trị đã được thử thách với thời gian và được đánh giá cao. Dự án chính trị là linh hồn của cuộc cách mạng dân chủ. Nó vừa là nền tảng của mọi kết hợp dân chủ vừa là điểm tụ của những khát vọng và niềm tin của người dân. Một dự án tốt đem lại niềm tin vào tương lai của quốc gia. Thiếu niềm tin này, cuộc cách mạng dân chủ khó có thể thành công. Đối lập dân chủ cũng đã có những khuôn mặt dân chủ đứng đắn, có khả năng và bản lãnh.

Sau ba mươi năm hoạt động chính trị, đối lập dân chủ đã đi đến nhận định là cuộc đấu tranh chính trị nào muốn thành công cũng bắt buộc phải có tổ chức. Không có tổ chức thì không thể có lực lượng. Không có tổ chức thì đối lập dân chủ sẽ bị phân tán và những va chạm cá nhân khó có thể giải quyết một cách tích cực như ở trong một tổ chức. Với ý thức này, những khuôn mặt dân chủ sẽ tiến tới một kết hợp để trở thành một đội ngũ có quy củ và có văn hóa tổ chức. Đối lập dân chủ khi đó sẽ là một lực lượng chính trị vững mạnh, có uy tín, có khả năng vận động mạnh mẽ quần chúng.

Bối cảnh quốc gia và thế giới cũng rất thuận lợi cho công cuộc đấu tranh cho dân chủ. Chính quyền cộng sản đã suy yếu trầm trọng và đang bị áp lực đến từ nhiều phía. Đến từ người dân không thể chấp nhận một chính quyền tham nhũng và tàn bạo. Đến từ đảng viên đảng cộng sản không chấp nhận tương lai đen tối mà chế độ này dành cho họ. Đến từ các quốc gia dân chủ mà độc tài được coi là một mối nguy cho hòa bình, ổn định và phát triển của thế giới.

Một tổ chức đối lập dân chủ đứng đắn, lương thiện, có một dự án chính trị có giá trị, có đội ngũ cán bộ có bản lãnh và có văn hóa tổ chức sẽ được người dân ủng hộ và thế giới yểm trợ để trở thành một lực lượng dân chủ có khả năng thay đổi lịch sử Việt Nam.

Sau ba mươi năm nhìn lại, với những thất bại và thành công, với những công việc đã hoàn tất hay chưa hoàn tất, đối lập dân chủ Việt Nam đã đi một quãng đường khá xa, đã đặt nền tảng vững chắc cho sự thành hình một lực lượng đối lập vững mạnh. Tuy nhiên đoạn đường còn lại vẫn còn nhiều khó khăn.

Dù với tiềm năng sẵn có, dù đã có những chọn lựa đúng đã được thử thách với thời gian, để hoàn thành nhiệm vụ lịch sử là giải thoát dân tộc khỏi nạn độc tài và cứu đất nước khỏi nguy cơ bị thua kém vĩnh viễn, đối lập dân chủ Việt Nam cần phải giữ vững niềm tin và phải thực tìễn.

Lý tưởng và thực tiễn phải đi đôi với nhau mới có thể đạt được những kết quả mong muốn. Nếu được vậy, Việt Nam sẽ có dân chủ và trở thành một quốc gia giàu mạnh, tiến bộ trong một tương lai gần đây.

Võ Xuân Minh.

(1) Xem : Võ Xuân Minh, «Khổng giáo», Thông Luận tháng 2-1999, trang 16 ;

Võ Xuân Minh, «Văn hóa và chính trị », Thông Luận tháng 10-1999, trang 6.

(Hộp thư Thông Luận

http://www.thongluan.org/vn/modules.php"name=News&file=article&sid=361)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nước ta có nhiều ngày Tết. Mỗi Tết có một ý nghĩa riêng, có đôi khi theo thói quen của Trung Hoa ngày xưa. Các lễ Tết gồm có: Tết Nguyên Đán ngày Mồng Một tháng Giêng, Tết Hàn Thực vào ngày 3 tháng 3 , Tết Đoan Ngọ ngày 5 tháng 5, Tết Trung Thu ngày 15 tháng 8 và Tết Song Thập ngày 10 tháng 10.
12:05 giờ đêm, từ buổi tiệc Giáng Sinh ở nhà cô bạn thân ra về, một cảm giác ứa nghẹn bất chợt trào lên. Trong khoảnh khắc, tôi thấy mình tắp xe vào bờ đường xa lộ, rồi không thể tự kiềm chế, từng cơn nấc ào đến, nước mắt ràn rụa, tôi khóc như thể vừa hay tin người thân yêu nhất mới qua đời. Cơn òa vỡ đầu tiên này xảy ra vào một đêm cuối tháng 12, khi tôi ở tuổi 46. Thật ra, nhiều ngày, tháng trước đó, mọi giác quan trong người đã phát ra nhiều tín hiệu cảnh báo về một cơn chấn động kéo theo những hoang mang, những trăn trở về ý nghĩa, lẽ sống… Nhưng bận rộn với việc chứng minh bản thân qua nhiều vai trò, trái tim tôi không có chỗ cho cảm xúc lạ, cái đầu coi thường khái niệm “midlife crisis”.
Từ thời xa xưa, con người đã ngước nhìn bầu trời đêm với sự ngưỡng mộ và tò mò. Những ánh sáng lấp lánh trên nền trời đen thẳm không chỉ đóng vai trò như la bàn và lịch, mà còn là nguồn cảm hứng cho thơ ca và nghệ thuật, cho những câu chuyện về các vị thần. Nhưng vào năm 1925, mối quan hệ của con người và những vì sao đã có một bước ngoặt lịch sử. Một nữ khoa học gia trẻ tuổi đã khám phá ra rằng các ngôi sao không phải là những vật thể giống Địa cầu, mà chủ yếu được cấu tạo từ hydro và heli, hai nguyên tố nhẹ và đơn giản nhất trong vũ trụ. Nữ khoa học gia tài năng này tên là Cecilia Payne, 24 tuổi. Phát hiện mới của bà đã đặt nền móng cho ngành vật lý thiên văn học về thiên thể và thay đổi hiểu biết của chúng ta về vũ trụ.
“Đó là sự thật, đó là sự thật”, tiếng kêu gào trong vụ “nhà thơ hiếp nhà thơ” ở Việt Nam, cơ hồ, cũng là tên của vở kịch It’s True, It’s True, It’s True tại Anh, là tiếng thét gào đau đớn của Artemisia Gentileschi trước tòa, trong vụ “họa sĩ hiếp họa sĩ” tại Ý vào thế kỷ 17. [1] Hai vụ, trên hai vùng đất và ở hai thời kỳ hoàn toàn khác nhau, cách xa hơn bốn thế kỷ, nhưng rất gần nhau ở thế cách xã hội đối xử với những nạn nhân mà, nói gọn, là “văn hóa hiếp dâm”: sau khi bị hãm hiếp về thể chất như một phụ nữ, nạn nhân còn tiếp tục bị hãm hiếp về mặt tinh thần như một công dân hay một thành viên của cộng đồng.
Tấm bảng treo trước cửa văn phòng số H-1127 trong tòa nhà Longworth House Office Building dành cho các dân biểu liên bang Quốc Hội khóa 119 vừa gắn tên một người gốc Việt, Derek T. Tran – California. Đó là kết quả của cuộc đua nghẹt thở giữa một cựu quân nhân, luật sư gốc Việt và một dân cử đương nhiệm của địa hạt 45, California. Luật sư Derek Trần đã kết thúc cuộc đua bằng buổi tuyên thệ tại Capitol Hill chiều Thứ Sáu 3/1/2025, cũng là ngày Quốc Hội bầu chủ tịch Hạ Viện mới.
Mùa xuân mang lại nhiều thay đổi. Thay đổi của đất trời và của cả lòng người. Tuyết tan đi và mưa lũ ngừng rơi trên ngàn lá. Lộc non đâm chồi. Trăm sắc hoa đua nhau nở rộ. Chào đón tết. Tết không riêng ở sự thay đổi khí hậu. Tết đem mưa dịu, gió hòa mang hơi ấm mùa xuân. Mùa hy vọng trở về. Hy vọng một năm mới an vui hơn… theo sự tuần hoàn của vũ trụ, nghĩa là xuân đến, xuân lại về, xuân về theo lời mời gọi và chào đón của nhân sinh. Xuân về phơi phới, vui và hy vọng, kể từ đầu tháng chạp (12) tới đầu tháng giêng (1/2025) con rồng hình ảnh cao to, vĩ đại và mang nhiều biểu tượng thiêng liêng, tưởng tượng, mơ hồ đến có lúc như thần thoại mơ hồ, dị đoan.
Cựu Tổng thống Jimmy Carter vừa qua đời hôm 29/12/2024, hưởng thọ 100 tuổi. Hai năm qua ông trong tình trạng sức khoẻ yếu và được gia đình chăm sóc. Phu nhân của ông là bà Rosalyn Carter đã mất ngày 19/11/2023. Jimmy Carter là tổng thống thứ 39, lãnh đạo Hoa Kỳ từ 1977 đến 1981.
Từ thời xa xưa, con người đã tìm cách phát hiện sự gian dối thông qua các phản ứng sinh lý của cơ thể. Ở TQ cổ đại, nghi phạm sẽ bị ép ngậm một miệng đầy gạo sống trong khi thẩm vấn, sau đó phải há miệng để kiểm tra. Nếu gạo trong miệng vẫn còn khô, thì tức là do miệng của nghi phạm bị khô, có thể là do căng thẳng, lo sợ – một dấu hiệu của tội lỗi. Trong một số trường hợp, dấu hiệu này đủ để dẫn đến án tử hình. Quan niệm rằng việc nói dối có thể gây ra những phản ứng vật lý có thể quan sát được đã tồn tại trong suốt nhiều thế kỷ. Vào những năm 1920, khi Hoa Kỳ phải đối mặt với làn sóng tội phạm bùng nổ trong thời kỳ Cấm đoán (Prohibition). Trong thời kỳ này, các băng nhóm tội phạm buôn lậu rượu mọc lên như nấm sau mưa, chỉ riêng Chicago đã có 1,300 băng đảng. Một khoa học gia tin rằng mình đã tìm ra phương pháp khoa học để phát hiện kẻ nói dối
Vào tháng Tư năm nay, một nhóm các khoa học gia và kỹ sư đã thực hiện một chuyến bay trên vùng trời phía bắc Greenland để thử nghiệm tính năng của một thiết bị radar tiên tiến. Khi đang cách Căn cứ Không gian Pituffik khoảng 150 dặm về phía đông, Chad Greene, khoa học gia thuộc phòng thí nghiệm Jet Propulsion Laboratory (JPL) của NASA, đã chụp lại hình ảnh của vùng tuyết mênh mông, trắng xóa bên dưới. Cùng lúc đó, radar phát hiện điều bất thường ẩn bên dưới lớp băng: một căn cứ quân sự từ thời Chiến tranh Lạnh đã bị bỏ hoang, được gọi là Camp Century.
Ngày này năm 1943 - Tướng Dwight D. Eisenhower được bổ nhiệm làm Tổng tư lệnh Lực lượng viễn chinh Đồng minh chuẩn bị cho Ngày D-Day Chiến dịch Overlord, hay Cuộc tập trận Hornpipe, là mật danh của Trận Normandie, một chiến dịch quân sự quy mô lớn của quân đội Đồng Minh tại miền Bắc nước Pháp trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Overlord được mở màn vào ngày 6 tháng 6 năm 1944 bằng các cuộc đổ bộ lớn vào các bãi biển ở vùng Normandie, có mật danh là Chiến dịch Neptune (Ngày D). Đây là chiến dịch tấn công từ biển vào đất liền lớn nhất trong lịch sử, với sự góp mặt của hơn 1.200 máy bay, hơn 5.000 tàu chiến các loại và gần 160.000 binh lính Đồng Minh tham gia đổ bộ trong ngày đầu tiên, tức ngày 6 tháng 6 năm 1944, và có hơn 2.000.000 binh lính Đồng Minh đã có mặt tại Pháp tính đến thời điểm cuối tháng 8 năm 1944.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.