Hôm nay,  

Suy Niệm Trên Đường Đời: Nên Thánh

9/2/200100:00:00(View: 5984)
Vào ngày 25 tháng Tám vừa qua, Đức Mẹ đã hiện ra cho cô thụ khải Marija ở Medjugorje, Nam Tư, để ban thông điệp của Mẹ cho thế giới, như nguyên văn sau đây:

"Các con thân mến! Hôm nay Mẹ kêu gọi tất cả các con hãy quyết định nên thánh. Ước gì đối với các con, những người con nhỏ bé, sự thánh đức luôn luôn là hàng đầu trong ý nghĩ và mỗi hoàn cảnh, trong việc làm và lời nói của các con. Bằng cách này, các con cũng đưa sự thánh đức vào thực hành; Từng chút một, từng bước một, sự cầu nguyện và một quyết định nên thánh sẽ đi vào gia đình các con. Các con hãy chân thực với chính mình và không cột chính mình vào vật chất, nhưng vào Thiên Chúa. Và đừng quên, hỡi các con nhỏ bé, cuộc đời của các con đang qua đi tựa một đóa hoa. Cám ơn các con đã đáp lại lời kêu gọi của Mẹ."

Hằng ngày, mỗi người chúng ta có rất nhiều điều để quyết định, nhưng Đức Mẹ kêu gọi chúng ta hãy thực hiện quyết định quan trọng nhất cho đời mình, cho phần rỗi linh hồn mình, đó là NÊN THÁNH.

Việc nên thánh phải là ước nguyện hàng đầu của chúng ta. Nhưng không phải chỉ ước nguyện mà thôi, chúng ta còn phải thực tập, thực hành sự thánh đức thường xuyên.

Muốn đạt được lý tưởng thiêng liêng này, chúng ta phải đi qua "cửa hẹp", và "cửa hẹp" là chính Đức Yêsu. Chúng ta phải đi qua Ngài là "cửa ràn chiên", là "Đường, là Sự Thật, và là Sự Sống", để đến với Cha, nghĩa là đến với sự thánh đức.

Đi qua "cửa hẹp" là chúng ta thành thực với chính mình, để không bị trói buộc bản thân vào của cải vật chất thế gian, nhưng chỉ bám chặt vào Chúa.

Đi qua "cửa hẹp" là chúng ta tỉnh thức nhận biết rằng đời sống mình đang qua đi, qua đi rất mau, như một đóa hoa, nói cách khác, đang mất đi tựa đóa hoa héo tàn. Chúng ta thường hát, hay nghe hát trong tang lễ: "Đời sống con người chóng qua như cỏ, như bông hoa nở trong cánh đồng, một cơn gió thoảng đủ làm nó biến đi, nơi nó mọc sẽ không còn mang vết tích!" Có lẽ chúng ta nên hát câu thánh vịnh này vào mỗi sáng trước khi đi làm, và mỗi đêm trước khi đi ngủ - đi ngủ chính là đi vào sự chết! Những lời này không phải là những lời làm cho chúng ta bi quan yếm thế, để trở thành kẻ chán đời, rũ rượi, buông xuôi, nhưng chúng có công hiệu đánh thức, cảnh tỉnh chúng ta, bởi con người yếu đuối thường hay ngủ mê, say đắm vật chất bọt bèo.

Chúng con cảm tạ Mẹ Maria về bài học lớn lao Mẹ dạy chúng con hôm nay. Nguyện xin Mẹ phù trợ, hằng cứu giúp chúng con, hầu chúng con can đảm quyết định nên thánh, nên giống "Yêsu, con lòng Mẹ gồm phước lạ."

(August 27, 2001)

Send comment
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu.Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Your Name
Your email address
)
Nhân sắp tới Lễ Mùa Khai Đạo Phật Giáo Hòa Hảo, nhà văn Nguyễn Hùynh Mai, tác giả Cô Bé Làng Hòa Hảo gởi tới tòa soạn
Ngôi chùa từ lâu im vắng khói hương, sáng nay bỗng xôn xao bởi muôn tấm lòng nao nức đang tìm về. Những bóng áo lam thấp thoáng từ góc phố, nơi đậu xe cho tới trước lối vào chánh điện
Trường sinh bất lão, là một trong những mộng lớn của con người nhưng xưa nay, đâu có ai, dù hạng đế vương hiển hách như Tần Thỉ Hoàng, Hán Cảnh Đế, Thành Cát Tư Hãn.. cũng chưa hề
“Tiễn biệt trần gian như ảo mộng Thế nhân ta gọi thế nhân ơi Cho tôi thấy bóng mờ hương khói Đi đến bờ kia của cuộc đời” Trong một bài thơ khác có tên “Mộng Ảo”, Ngài viết: “Người đi vào cõi mênh mông
Thầy đã đi rồi buổi sáng nay Giọt sương vừa rụng giữa bàn tay Tiếng chuông thiền tịnh ngân chưa dứt Mà học trò xưa vĩnh biệt thầy Thầy hết đau rồi, tâm thảnh thơi
Thật ra, đã là một con người, có cùng nhiều trạng thái tâm tình và tâm linh
Nếu sức khỏe là đề tài lớn của con người thì "sống" và "chết" hay "sống" và "ra đi" cũng là đề tài được bàn luận nhiều trong các tôn giáo.
Thiền Sư Thích Nhất Hạnh, dù đang bận rộn vì khóa tu cho hơn 600 người Ý tại Làng Mai (Pháp) - cũng phải có mặt tại Hoa Kỳ 10 ngày (từ 9 Sept/06 đến 19 Sept/06). Mục đích Thiền Sư Nhất Hạnh đi Mỹ ần này là để gặp Đức Đạt - Lai Lạt
Phật giáo Việt Nam chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc từ bao lâu nay là điều không thể phủ nhận. Tư tưởng, nội dung, hình thức lễ nghi của Phật Giáo Bắc tông Việt Nam không thể nói là không xuất nguồn từ Phật Giáo Trung Quốc được. Tư tưởng
Lúc sau này, tôi hay bị những câu thơ ngắn quyến rũ, khi thì bốn câu, khi thì chỉ hai câu thôi cũng đủ khiến tôi ngơ ngẩn, nghĩ suy hoặc có lúc chẳng nghĩ, chẳng suy gì nhưng âm hưởng lời thơ cứ lặng thầm cuốn hút, như chiếc lá đã rơi xuống giòng sông, không thể cưỡng lại để không trôi theo con nước.Chiều nay, bốn câu thơ mãi quẩn quanh
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.