Hôm nay,  

Sổ Tay Trên Đường Đời: Điều Kiện Cho Bình An

24/12/200300:00:00(Xem: 5453)
Trong mùa lễ Giáng Sinh, lời cầu chúc hầu như được mọi người nói ra hay viết thiệp cho nhau là: “Bình An”. Chắc hẳn mọi người đều mong muốn cá nhân mình được bình an trong cuộc sống, nhất là bình an trong tâm hồn. Rồi chúng ta cũng ước ao thế giới được bình an, hay hòa bình, nghĩa là không có chiến tranh, không có khủng bố giết người kinh hoàng như đã và đang xảy ra ở khắp nơi trên hành tinh khốn khổ này.
Nhưng làm thế nào để có hòa bình cho mình, cho nhân loại" Ðâu là điều kiện để chúng ta có hòa bình" Ðể đáp lại vấn nạn này, tôi thường nghĩ đến bài thánh ca mà đoàn cơ binh thiên thần đã hát vang trên bầu trời Bethlehem, khi Chúa Giêsu, Con Một Thượng Đế, giáng sinh làm người, nơi hang bò lừa, trong đêm đông giá lạnh. Bài thánh ca ấy không phải là “bài thánh ca buồn!”, mà là bài thánh ca vui: “Vinh danh Thiên Chúa trên trời cao thẳm, bình an dưới thế cho người thiện tâm”. Thiện tâm, hay thiện chí (good will), trái ngược với ác tâm, tà tâm (evil spirit). Lời hát thiên quốc ấy thật đơn giản, dễ hiểu, đó là nếu tôi muốn được bình an dưới thế, tôi phải có một trái tim, một tấm lòng thiện hảo, tốt lành. Chúng ta muốn thế giới được hòa bình, chúng ta phải thiện tâm.
Tuần này, tôi đọc thấy một đoạn văn khá…“lạ kỳ”, đăng trên tuần báo V.M., xuất bản tại San Jose, CA: “Em còn nhớ Giáng Sinh năm 1972, khi báo chí Sài Gòn cho biết tình hình chính trị đang có nhiều chuyển biến lớn. Có lẽ chiến tranh sẽ chấm dứt và hòa bình sắp được tái lập. Hòa bình! (….) Đó là những ngày Giáng Sinh hòa bình giả tưởng. Một thứ hòa bình không có thật. Phải chờ thêm bốn năm chiến tranh nữa, cho xương và máu và nước mắt đổ xuống thêm nữa, cho đủ cái lượng mà Thượng Ðế tàn nhẫn đòi hỏi để mua được một chút hòa bình.” (Thư Giáng Sinh, N.X.H.)
Phải chăng “Thượng Đế tàn nhẫn” đã gây ra chiến tranh Việt Nam giết chết trên một triệu đồng bào ruột thịt" Phải chăng “Thượng Đế tàn nhẫn” tạo nên chiến tranh giữa Iraq và Iran trong 8 năm (1980-88), đã tiêu diệt hơn một triệu nhân sinh tôn thờ cùng một Đấng Allah" Hỏi tức là trả lời. Chiến tranh là ác quỉ do bởi lòng ác của con người. Sông sâu còn có thể dò, lòng người nham hiểm ai đo cho cùng (Ca dao).
Trưa Chủ nhật 21-12 vừa qua, ĐGH Gioan-Phaolô II, lúc nguyện Kinh Truyền Tin (Angelus), đã kêu gọi các tín hữu hành hương, tập trung đông đảo tại quảng trường Thánh Phêrô, Rôma, hãy sống lại biến cố Chúa Giêsu Giáng Sinh trong bầu khí thinh lặng. Ngài nói: “Đức Nữ Đồng Trinh Maria chỉ cho chúng ta giá trị của sự thinh lặng, để nghe bài ca của các thiên thần và tiếng khóc của Chúa Hài Đồng, chứ không lấn áp bài ca và tiếng khóc đó bằng sự ồn ào và hỗn độn. Chúng ta sẽ cùng Mẹ đứng trước hang đá để chiêm ngưỡng sự kỳ diệu, hưởng niềm hân hoan đơn sơ và trong sáng được Chúa Hài Nhi mang đến cho nhân loại. Chúa Giêsu sẽ soi sáng cho những kẻ đang sống trong tối tăm và bóng tử thần.” (Tin Zenit, Việt Hùng dịch)
Vị lãnh đạo Giáo Hội Công Giáo khả kính thánh thiện đã nhắn nhủ nhân loại hãy “thinh lặng để nghe bài ca của các thiên thần” là gián tiếp nói rằng hòa bình ở dưới thế này chỉ có thể được ban cho những người thiện tâm. Những ai ác tâm chắc chắn sẽ phải bất an, bất ổn, dù họ chiếm đoạt được nhiều địa vị, danh vọng, và của cải thế tục…

Ước gì chúng ta không để cho sự ồn ào và hỗn độn lấn áp bài thánh ca thiên thần, nhưng hãy hạnh phúc rạo rực hát lên, để hiểu rằng thiện tâm, lòng thành, chính là điều kiện tuyệt đối cho hòa bình dưới thế hôm nay.
* LM. Joseph Nguyễn Thanh Sơn, DCCT (San Jose, CA, 12-23-2003)


Hoa Thịnh Đốn (Huỳnh Mai Hoa) -- Trong không khí sinh hoạt nhộn nhịp vào những ngày cuối năm thì buổi triển lãm tranh sơn dầu của họa sĩ Minh Hoàng tại Sài Gòn House ngày thứ Bảy 20 tháng 12 năm 2003 vừa qua được coi như là một món quà khá đặc biệt đến với giới yêu thích văn học nghệ thuật của vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
Hơn 30 họa phẩm gồm đủ mọi thể loại, kích thước và trong nhiều đề tài đã được treo xung quanh lối đi vào bên trong hội trường nhà hàng. Đáng kể nhất là bức tranh lớn mang tên Lotus được đặt ở một vị trí trang trọng phía trước sân khấu. Đây có lẽ là tác phẩm đắc ý nhất của người nghệ sĩ tài hoa nầy. Mặc dù sở trường của mình là màu nước và vẻ trên lụa nhưng Minh Hoàng đã chuyển sang tranh sơn dầu kể từ khi đến định cư trên vùng đất tạm dung vào cuối năm 1993 theo diện tù nhân chính trị.
Trong số quan khách đến thăm viếng địa điểm triển lãm, ngoài các cơ quan truyền thông báo chí, người ta thấy còn có sự hiện diện của rất nhiều họa sĩ trong vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn như Đinh Cường, Lê Văn Lai, Trần Thanh Hoàng v.v...
Những nét chấm phá độc đáo, những mảng màu tương phản, những ý tưởng dồi dào cho thấy sức sáng tác phong phú và đa dạng của người cựu giám thị trường Lycée Yersin thành phố Đà Lạt ngày xưa.
Suốt quá trình dài hơn 30 năm sinh hoạt trong lãnh vực hội họa, Minh Hoàng đã tham dự rất nhiều cuộc triển lãm trong nước và ở hải ngoại điển hình như tại:
- American - Vietnamese Association Gallery - Sài Gòn, Việt Nam 1966.
- Information's Hall - Sài Gòn, Việt Nam 1969.
- Dolce Vitea - Sài Gòn, Việt Nam 1970.
- Falls Church Virginia, USA 1995.
- University of Maryland, USA 1996.
- Reston Virginia, USA 1998.
Theo sự nhận xét của một số người đi xem tranh thì giá mà điều kiện ánh sáng bên trong nhà hàng có được một cách tương đối đầy đủ thì chắc chắn những tác phẩm của họa sĩ Minh Hoàng sẽ diển tả rõ nét hơn trong cái nhìn hoài niệm về hình bóng của quê hương, về chân dung của quá khứ.
Được hỏi trong số những họa phẩm triển lãm ngày hôm nay tại đây, sáng tác nào của anh mà anh ưng ý nhất thì họa sĩ Minh Hoàng cho biết là anh chưa vừa lòng với bất cứ bức tranh nào cả. Vì mỗi khi anh vừa bắt gặp một ý tưởng nào đó thì anh diển tả ngay trên khung vải. Người ta khó lòng đoán được trường phái đích thực của anh.
Đúng như Picasso đã từng nói : " Sự suy nghĩ và diển đạt quan trọng hơn sự hoàn thành bức tranh". Bởi vì khi hoàn thành thì coi như đã chấm dứt. Cái quan trọng là làm sao thể hiện được ý tưởng của mình trong giai đoạn đi tìm phương cách diển đạt.
Buổi triển lãm tranh sơn dầu của họa sĩ Minh Hoàng được bảo trợ bởi tuần báo Văn Nghệ và bà Nancy Nguyễn mặc dù đã kết thúc nhưng số tranh vẫn còn treo tại nhà hàng Sài Gòn House cho đến cuối tháng 12 năm 2003.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Những gia đình đông con thường nghèo, và những gia đình nghèo thường … đông con. Nghèo, tất nhiên, đi cùng với khổ. Khổ nhất là anh em phải mặc quần áo của nhau, nguời Việt gọi là
Ngày 19 tháng 5 năm 2003, một chuyến đò ngang - qua bến Cà Tang -  bị nước cuốn trôi, khiến cho mười tám em học sinh chết đuối! Người phải chịu trách nhiệm trong tai nạn thương tâm này
Lấy cớ rằm tháng Tám - Tết Trung Thu - tôi hú cả đống bạn bè tụ lại, uống sương sương vài chai, cho nó đỡ buồn chút đỉnh. Sau khi cạn vài ly đầy, rồi đầy vài ly cạn, dù tất cả đã bước vào tuổi
Tôi sinh ra đời sau tác phẩm Hoài Thu, và dưới một ngôi sao (vô cùng) xấu. Dù đã sống hết một phần đời của mình ở miền cao, tôi chưa bao giờ được hân hạnh cầm tay (chứ đừng nói chi đến chuyện tương tư) chị em cô gái H' Na - như nhà thơ Phan Ni Tấn
“Trong những năm 30, Liên Bang Xô Viết không có một nhà bất đồng chính kiến nào, ít nhất thì cũng không có người nào được phương Tây biết đến…
Thi sĩ Hoàng Anh Tuấn ra đời ngày 7 tháng 5 năm 1932 tại Hà Nội. Ông đi du học năm 1949 và không bao giờ có dịp trở lại nơi sinh trưởng nữa. Không phải Hà Nội mà Paris, Sàigòn, Đà Lạt, và San Jose mới là những nơi ông đã sống gần hết cuộc đời lưu lạc của mình. Tuy thế, tác giả “Yêu Em, Hà Nội”
Thi sĩ Chế Lan Viên sinh năm 1920, bác sĩ Phạm Hồng Sơn chào đời năm mươi năm sau đó. Giữa hai ông có một khoảng cách khá xa về tuổi tác, và hoàn cảnh sống.
Khi Kim Dung gặp Ian Fleming cả hai đều hớn hở, tay bắt mặt mừng và hể hả mà rằng: “Chúng ta đã chia nhau độc giả của toàn thể thế giới.” Câu nói nghe tuy có hơi cường điệu (và hợm hĩnh) nhưng sự hỉ hả của họ không phải là không có lý do. Số lượng sách in và số tiền tác quyền hậu hĩ của hai ông,
Ngày 21 tháng 1 năm 1960, ông Nguyễn Hữu Đang & bà Lưu Thị Yên – bút hiệu Thụy An – (1) bị kết tội “gián điệp” và lãnh án mười lăm năm tù vì tội danh này. Tuy bị xử ở “toà án nhân dân” Hà Nội
“Bác đã xúc động đến ngấn lệ khi biết đây là cây vú sữa của đồng bào vùng tận cùng của Tổ quốc. Cũng từ đó, cây vú sữa đã trở thành biểu tượng tấm lòng Bác Hồ đối với miền Nam và của miền Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.