Hôm nay,  

Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến: Chuyện Dài Hoàng Minh Chính

12/12/200500:00:00(Xem: 24321)
Tôi nghe kể là bà Phan Thúy Thanh, (cựu) phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao nuớc CHXHCNVN, có nuôi một con két tuyệt đẹp và nói rất sõi. Chả may, nó xổ lồng bay mất. Bà ấy nhờ báo đăng tin để tìm lại con vật qúi. Báo chưa in xong, đã thấy có người đến gõ cửa.

Hỏi: Sao anh biết là con vẹt này của tôi.

Đáp: Nó chối leo lẻo suốt ngày nên nhà cháu biết ngay là của bà chứ còn ai vào đây nữa.

Sau đó bà Phan Thúy Thanh rao bán con két để lấy tiền bù vào số lương hưu hơi thấp. Có người mua được, thích lắm, hí hửng mang về giao ngay cho vợ rồi tiếp tục đi làm. Chiều về, đương sự hấp tấp hỏi ngay:

- Con két mua ban sáng đâu rồi.

- Ở trong lò chứ đâu.

- Ối Giời, con két mua cả ngàn đô la mà đem nướng à.

- Vẹt gì mà giá cả ngàn đô"

- Nó nói sõi lắm, và nói được mấy thứ tiếng cơ đấy.

- Thế mà ban nẫy gạn hỏi nài nĩ vẫn cứ chối đây đẩy nên ai mà biết!

Dù con con két đã lìa đời và bà Thanh đã hết thời nhưng truyền thống nói dối và chối - chối ngay, chối bay, chối biến, chối phăng, chối phắt, chối nằng nặc, chối bai bải, chối đây đẩy, chối quầy quậy, chối tuốt luốt - vẫn được kế tục (một cách xuất sắc) bởi người kế nhiệm.

Sau khi ông bà Hoàng Minh Chính bị hành hung nhiều lần, và việc làm này của nhà nước CHXHCNVN bị tổ chức Nhân Quyền Quốc kết án như là một “hành vi thô bạo khiến người ta liên tưởng đến Trung Cộng trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa” [1] thì ông Lê Dũng - phát ngôn viên Bộ Ngoại Giao Việt Nam - đã chối biến như sau.

Câu hỏi: Xin cho biết ý kiến của Việt Nam sau khi tổ chức Human Rights Watch có thông báo ngày 6/12/2005 kêu gọi Việt Nam nên ngừng các cuộc tấn công nhằm vào ơng Hồng Minh Chính. Xin cho biết có phải ơng Hồng Minh Chính đang gặp nguy hiểm từ phía những người chỉ trích ông ta"

Trả lời: Thể theo nguyện vọng của gia đình, ông Hồng Minh Chính đã được tạo điều kiện để đi chữa bệnh tại Hoa Kỳ.

Trong thời gian tại Hoa Kỳ, ông Hồng Minh Chính đã có những phát biểu sai trái, xuyên tạc tình hình ở Việt Nam, gây bất bình trong dư luận Việt Nam. Khi ông Hồng Minh Chính trở về Việt Nam, một số người dân đã trực tiếp đến bày tỏ quan điểm phản đối của mình đối với phát biểu của ông Chính. Tuy nhiên, hồn tồn không có cái gọi là « các cuộc tấn cơng » nhằm vào ông Hồng Minh Chính. Ông Hoàng Minh Chính cũng không hề gặp nguy hiểm [2].

Dù vốn mang tiếng là một kẻ lắm điều, nói nhiều, và (đôi khi) ngoa ngoắt, sau khi nghe xong câu trả lời của ông Lê Dũng thì tôi (đành) hết ý. Tắt đài. Xin được dựa cột chờ nghe ý kiến của công luận.

Tưởng Năng Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có nơi nào trên trái đất này Mật độ đắng cay như ở đây" Chín người - mười cuộc đời rạn vỡ. Bị ruồng bỏ và bị lưu đầy… Có nơi nào trên trái đất này Mật độ yêu thương như ở đây" Mỗi tấc đất có một người qùi gối Dâng trái tim và nước mắt
Tác phẩm Thằng Người Có Đuôi, của Thế Giang, do Người Việt xuất bản năm 1987. Vào thời điểm này, tác giả vừa mới đến được Thế Giới Tự Do. Tuy đã thoát, ông vẫn cứ còn phập phồng bất an, giao tiếp với ai cũng lo sợ họ (có thể) là người thuộc Cục Tình Báo Hải Ngoại. Nói cách khác, theo lời của
Trong cuốn Một Mảnh Tình Riêng, do nhà Văn Nghệ (VN) xuất bản năm 2000, Sơn Nam tâm sự: "Mẹ tôi đi làm dâu nơi xa nhà hàng năm mươi cây số đường giao thông hồi đầu thế kỷ khó khăn, vượt rừng qua hai con sông đầy sóng gió... Lâu năm lắm mẹ tôi với về quê thăm xứ một lần
Khách quan mà nói, ý thích của tôi dễ gây ngộ nhận là mình có hơi (bị) ác cảm với ông Hồ. Không dám đâu. Xin đừng ai nghĩ như vậy mà tội chết. Tôi khoái hai câu thơ trên chỉ vì sự duyên dáng của chính nó, thế thôi. Có những câu thơ bút tre khác nữa, cũng nói đến cái chết của ông Hồ nhưng
Trong những trang sổ tay trước, cũng trên diễn đàn này, khi đề cập đến chuyện “Công An Và Phương Nam”,
Hơn ba mươi năm trước, khi cuộc chiến ở Việt Nam còn đang ở giai đoạn khốc liệt,
tk_03152006_1.jpgNguyễn Tấn Hoành, đại diện anh chị em Khu Công nghiệp Điện Bàn Quảng Nam.
Ý tưởng ngộ nghĩnh vừa ghi, tôi "lượm" được trong một cuốn truyện của nhà văn Bùi Ngọc Tấn. Nếu bạn chưa bao giờ đi cải tạo,
"Tháng 12 năm1997, Văn Bút Quốc Tế có đề cập đến trường hợp của một người cầm bút VN, có tên là Phạm Văn Viêm, với hàng ngắn gọn và hơi khó hiểu như sau
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.