Hôm nay,  

Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến: Xáo Voi Và Vợ Chồng Phạm Hồng Sơn

29/07/200500:00:00(Xem: 23987)
Dân chủ là cái quí báu nhất của nhân dân, thực hành dân chủ là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn. (Hồ Chí Minh)
Dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa. (Nông Đức Mạnh)
Trăm voi không được bát nước xáo. (Tục ngữ V.N.)
Tôi đã được nghe đến món xáo vạc và xáo cò, từ thưở nằm nôi, qua những lời hát mẹ ru:
Cái cò, cái vạc, cái nông,
Trong ba cái ấy vặt lông cái nào"
Vặt lông cái vạc cho tao,
Tao xáo, tao xào, tao lại nấu măng.
….
Con cò mày đi ăn đêm.
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao.
Ông ơi, ông vớt tôi nao.
Tôi có lòng nào, ông hãy xáo măng …
Xáo cò và xáo vạc, như thế, đã có thời gian được coi là … món ăn (rất có thể) được nhiều người ưa chuộng. Thời đó đã qua. So với vịt, cò và vạc (rõ ràng) yếu thế. Chúng nhiều xương và nhiều lông lắm. Làm thịt mệt bỏ mẹ mà chả bõ bèn gì.
Vịt thì chỉ cần cắt cổ là đã có ngay một đĩa tiết canh. Vặt lông xong là thấy trước mắt một đĩa thịt vịt chấm nước mắm gừng đầy tú hụï. Cổ cánh, xương xẩu nấu măng (chắc) vẫn mỡ màng và bùi béo hơn là nguyên cả một con cò hay con vạc (gầy nhom) mang xáo. Thế là cả cò, lẫn vạc (đành) mất việc.
Xáo vịt, dù vậy, chưa chắc đã được mọi người (nhiệt liệt) tán thưởng. Nó thường chỉ được ái mộ ở những nơi âm thịnh dương suy - nơi mà đàn ông không có tiếng nói, hoặc nói rất ít và (lắm khi)) rất nhỏ.
Chớ (đ…mẹï) giữa Sài Gòn, vào buổi trưa hay một buổi chiều nồng, xung quanh đầy nhóc bạn bè đang nói cười và chửi thề rôm rả - sau khi đã nếm vài miếng thịt luộc chấm với muối tiêu chanh, ngắt nhẹ mấy lá mơ để thử món dồi, gặm năm ba cái chả chìa, ăn lưng chén rựa mận, và đã uống lai rai chừng hai ba xị - thì một thường dân có tư cách sẽ không đụng đũa vào tô xáo vịt. Phải xáo chó cơ ,"chúng ông" mới chịu.
Nói cho đã miệng và đỡ …. thèm, thế thôi. Chứ đó là chuyện đã qua, khi tôi còn (rất) trẻ, ở Sài Gòn năm xưa, lúc chưa có … biến! Mà xáo chó, nghĩ cho cùng, có lẽ ở mọi nơi (và mọi thời) đều tuyệt diệu như nhau:
"Hà Nội cũng lại còn có một nhân vật đã đi vào lịch sử của …thịt chó: Me sừ Lâm Mặt Đỏ - ở phố Châu Long. Sở dĩ ông có cái hỗn danh ấy vì ông là chủ một quán thịt chó. Khách tới ăn, ai cũng qúi mến ông và người nào cũng mời ông cụng ly. Thành thử mặt ông lúc nào cũng đỏ gay như mặt trời. Các món ăn của quán ông đều được giới 'đả cẩu' tung hô vạn tuế: nhất là món dồi chó và xáo chân chó. Vâng, chân chó được ninh nhừ tới mức những cái gân của nó mềm ra chẩy nhựa, đến nỗi sau khi nó đã trôi qua cổ họng mà dư vị vẫn còn đọng lại trên đầu lưỡi" (Phan Nghị, "Thử Tản Mạn Về nghệ Thuật Aên Thịt Chó," Ngày Nay ,15 Jun 2003: B3).
Và đã nhắc đến Hà Nội với xáo chó thì tưởng cũng nên luận chơi (chút đỉnh) về món xáo voi. Đây là một sản phẩm thuần túy quốc doanh, được quảng cáo và phổ biến khắp nơi - hơn nửa thế kỷ qua - bằng khẩu hiệu, bích chuơng, chiến dịch, phong trào, chỉ thị, nghị quyết, nghị định, diễn văn, tuyên ngôn, tuyên cáo, tuyên bố…, và bằng những bài xã luận (tràng giang) trên báo của Đảng và Nhà Nước.
Xin nếm thử một thìa xáo voi, loại dành riêng cho nhi đồng, qua bài "Tổ Chức Tốt Tháng Hành Động Vì Trẻ Em", đăng trên báo Nhân Dân (số ra ngày 1 tháng 6 năm 2003):" Điều đặc biệt ở đây chính là sự hoà quyện truyền thống yêu thương con trẻ của người Việt Nam với đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước về đầu tư phát triển con người, chăm lo đào tạo thế hệ tương lai của dân tộc, của đất nước".
Yêu thương, chăm sóc, bảo vệ trẻ thơ là tình cảm tự nhiên của chung cả nhân loại. Chỉ riêng người Việt mới tổ chức rầm rộ "Tháng Hành Động Vì Trẻ Em", kéo dài từ ngày 15 đến 30 tháng 6 hàng năm - theo … chỉ thị của ban bí thư trung ương Đảng CSVN (khoá 7), ban hành ngày 30 tháng 5 năm 1994.
Cũng chỉ riêng ở Việt Nam - "với đường lối nhất quán của Đảng, Nhà nước về đầu tư phát triển con người" - mới có những đứa bé thơ (từ 5 đến 9 tuổi) được đưa sang những nước láng giềng … làm điếm: "Thirty seven Vietnamese girls - one as young as 5, and another nine of them were under 10 - were rescued in the raids …"- theo như tường thuật của phóng viên Ker Munthit, thuộc hãng thông tấn AP, vào ngày 1 tháng 4 năm 2003 - qua bản tin " Vietnamese Arrested in Cambodian Brothel Raid".

Cũng không nơi nào trên thế giới này, từ hơn nửa thế kỷ qua, mà phụ nữ nhận được nhiều lời vinh danh và ca tụng (nức nở) như ở Việt Nam - nhất là vào những hôm Nhà Nước tổ chức kỷ niệm Ngày Phụ Nữ Quốc Tế. Và cũng ở Việt Nam: "Có tới 70% phụ nữ ở nông thôn miền Băc thường xuyên đi phun hoá chất, và nhiều chị đang mang thai, đang có kinh nguyệt, đang cho con bú cũng đi phun… Tỉ lệ xẩy thai ở những phụ nữ này lÊn tới 10%. Chị em bị tai nạn rất cao:130/10.000 dân, trong đó 58% do tai nạn lao động. Gần 90% không được khám sức khoẻ, 35% mắc các bệnh phụ khoa, hô hấp, cảm cúm, suy nhược…" (Phương Anh,"Phụ Nữ Nông Thôn Quá Thiệt Thòi," Lao Động, 8 Mar. 2003:A1).
Những con số vừa nêu giúp cho mọi người hiểu tại sao phụ nữ và trẻ con Việt nam dễ … dụ. Chỉ trong một xã - xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân, An Giang, tính đến ngày 27 tháng 3 năm 2003 - đã có 210 phụ nữ và trẻ em bị dụ dỗ để bán qua biên giới!
Nông thôn không dành "độc quyền" trong việc sản xuất những "cánh hoa" bầm dập, tả tơi, te tua và tàn tạ ở V.N. Hồi tháng 10 năm 2002, trong một xí nghiệp ở Bình Chánh đã xẩy ra một vụ ngộ độc khiến nhiều nữ công nhân thiệt mạng. "Mãi sau này người ta mới biết nhiều chị đã tìm cái chết để giải thoát cảnh nghèo đói. Đồng lương xí nghiệp quá thấp chỉ đủ để sống lây lất. Đi làm về lại chen nhau 8, 9 người trong một phòng nhỏ xíu, thiếu thốn đủ thứ. Lẽ ra với qũi đất đai làm chủ, với quyền hạn của mình, nhà nước có đủ điều kiện xây cất chung cư cho công nhân thuê với giá rẻ để bảo đảm điều kiện sinh sống cho tầng lớp đang chiếm đa số trong xã hội" (Phan Kiến Quốc, "Những Nghiệt Ngã Của Tháng Năm," Việt Luận, 24 Jun. 2003).
Có hàng vạn chuyện ("lẽ ra") như thế đã bị phớt lờ ở Việt Nam. Sự "quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà Nước", nếu có, chỉ có trên … giấy má - giấy để in nghị định, nghị quyết, diễn văn, chỉ thị … hoặc những bài xã luận "vẽ voi" của báo Nhân Dân. Trăm voi không được bát nước xáo!
Và xáo voi không chỉ dành dể phục vụ những thành phần "nhẹ dạ" như nhi đồng hay phụ nữ. Nó được phân phối đồng đều đến mọi người, và mọi giới.
Ngày 4 tháng 3 năm 2002, trong hội nghị lần thứ 5 của ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX - ông Nông Đức Mạnh, đương kim Tổng Bí Thư của ĐCSVN, đã "khẳng định dân chủ là bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, là mục tiêu là động lực phát triển kinh tế - xã hội - đất nước được xác định rõ trong chủ trương, đường lối hơn 72 năm qua của Đảng" (Nhân Dân 04/03/02). Qua ngày hôm sau, cũng tại hội nghị này, ông vẫn ân cần và thiết tha nhắc lại ý này; đã thế, ông còn trích dẫn thêm "đôi lời vàng ngọc" của chủ tịch Hồ Chí Minh :"Dân chủ là cái quí báu nhất của nhân dân, thực hành dân chủ là cái chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn" - theo như tường thuật của báoLao Động , số ra ngày 05tháng 03 năm 2002.
Được lời như cởi tấm lòng. Một công dân Việt Nam, ông Phạm Hồng Sơn, đã hân hoan coi đây là "Những Tín Hiệu Đáng Mừøng Cho Dân Chủ Tại Việt Nam"- như tựa đề một bài viết của ông, và bài viết này đã được cho phổ biến khắp nơi, cùng với đề nghị (chí tình) rằng đảng CSVN "hãy công bố góp ý, kiến nghị với đảng và nhà nước của những nhân vật như Hoàng Minh Chính, Trần Độ, Nguyễn Thanh Giang, Hà Sĩ Phu, Trần Khuê, cũng như nhiều ý kiến đóng góp, thậm chí phê phán của những người Việt Nam định cư ở nước ngoài".
Đề nghị này đã làm lộ bí mật quốc gia. Nó đã khiến cho cả thế giới biết được đường lối và chính sách "trăm voi không được bát nước xáo" của nhà nước Việt Nam. Tội nặng đến thế thì bị bắt vào tù là phải.
Tôi chỉ thấy (hơi) băn khoăn chút xíu, khi nghe câu trả lời của bà Phạm Hồng Sơn - với phóng viên Đinh Quang Anh Thái, của đài Little Saigon, sau phiên toà ngày 18 tháng 6 năm 2003 - như sau:"Tôi cũng có một chút suy nghĩ như thế này muốn bầy tỏ với cộng đồng người Việt và cộng đồng người nước ngoài, là từ khi chồng tôi bị bắt đến nay, tôi đã nghe rất nhiều tổ chức lên tiếng cảnh cáo chính quyền Hà Hội về sự vi phạm nhân quyền của chế độ, mà cụ thể là trường hợp của bác sĩ Phạm Hồng Sơn. Quả thực là tôi mong muốn mọi người phải có biện pháp gì đó hữu hiệu hơn nữa. Chứ còn nếu cứ như từ trước đến nay thì mọi nỗ lực chỉ là những lời cảnh báo đưa ra rồi lại rơi vào một sự im lặng đáng sợ. Trong khi những người như anh Sơn thì lại phải chịu một bản án , chịu một phiên toà bất công như ngày hôm nay".
Cứ theo như "một chút suy nghĩ" của bà Phạm Hồng Sơn thì ở Little Saigon, và nhiều nơi khác nữa trên thế giới, dường như, cộng đồng người Việt hải ngoại cũng đang học cách nấu xáo voi - theo công thức "trăm voi không được bát nước xáo" - của dân làng Ba Đình, Hà Nội!

Tưởng Năng Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuối tháng 5 năm 2004, báo chí Việt Ngữ xuất bản hải ngoại đồng loạt đi tin
Hơn ba mươi năm trước, khi cuộc chiến ở Việt Nam còn đang ở giai đoạn khốc liệt,
Trên Cao Nguyên, đồng bào Thượng đã bất khuất, can đảm đứng dậy mặt đối mặt đấu tranh chống nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam,
If we have no peace, it is because we have forgotten that we belong to each other.
Muốn đốt rừng cũng cần que lửa nhỏ Thì ta đây củi nỏ giữa than hồng.
Cái ác là hình thức thô thiển nhất của sự ngu dốt. (Nikolai Rerikh )
Tôi được nhà xuất bản Văn Nghệ gửi cho cuốn Những Huyền Thoại Và Sự Thực Về Chế Độ Ngô Đình Diệm của nhà văn Vĩnh Phúc.
"Cái ác là hình thức thô thiển nhất của sự ngu dốt". *Nikolai Rerikh
Cầu nguyện -- đối với người lớn, vị trí thức, hay nhà thần học, là “sự nâng tâm hồn lên cùng Thượng ĐÐế”,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.