Hôm nay,  

Sổ Tay Thường Dân Tưởng Năng Tiến: Nghị Quyết Mẹ Mìn

22/06/200400:00:00(Xem: 7438)

Chiều chiều ra đứng ngõ sau.
Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều.
ca dao

Sau khi ông Phạm Văn Đồng qua đời, quí vị lãnh đạo của đảng cộng sản Tầu đều đã gửi điện văn chia buồn - với những lời lẽ vô cùng thống thiết:"ông là một người bạn kỳ cựu của nhân dân Trung Hoa, người đã có nhiều nỗ lực qúi giá trong việc nâng cao tình hữu nghị Hoa - Việt", và " sự ra đi của Đồng Chí Phạm Văn Đồng là một mất mát lớn lao cho Đảng Cộng Sản V.N. cũng như cho toàn thể nhân dânViệt ("the death of Comrade Pham Van Dong is a huge loss to the CPV and the Vietnamese people " Chinese Leaders Mourn Death of Pham Van Dong" (http://fpeng.peopledaily.com.cn/200005/03/eng20000503_40159.html ).
Nói tình ngay thì sự mất mát này không lớn lao gì cho lắm, và cái
chết của ông Đồng cũng không hề để lại nỗi buồn phiền, nuối tiếc (hay hậm hực) cho bất cứ ai - ngoài ông Bùi Tín. Ông Phạm Văn Đồng, rất có thể, đã không đột ngột "chuyển sang từ trần" - nếu vào lúc cuối đời, ông ấy không phải đối diện với một câu hỏi (khó) như sau: " Xin thủ tướng cho biết ý kiến về sự kiện thuyền nhân hồi 1975, nhất là hồi 1978, 1979... Về nguyên nhân và trách nhiệm trong những sự kiện ấy, với những hiện tượng bán bãi thu vàng và khá nhiều tầu, thuyền bị hải tặc bão tố và chìm trong đại dương... Là người đứng đầu chính phủ, một trong những người lãnh đạo cao nhất của đảng cộng sản, thủ tướng nhìn nhận ra sao trách nhiệm của mình trong cuộc di dân rộng lớn và bi thảm ấy"" (Bùi Tín,"Hai Câu Hỏi Cần Trả Lời Rõ Ràng Trước Khi Thế Kỷ 20 Khép Lại," Cánh Én, Feb.1999:05).

Thế kỷ hai mươi đã khép lại, ông Phạm Văn Đồng đã (cương quyết) lìa đời, và câu hỏi mà ông Bùi Tín đặt ra ("rõ ràng") được kể như … xù! Qua đầu thế kỷ hai mươi mốt, những kẻ ra đi (và còn sống sót) "trong cuộc di dân rộng lớn và bi thảm ấy" được ông Nông Đức Mạnh (vị đương kim Tổng Bí Thư của Đảng CSVN) ân cần và thân ái gửi thư chúc Tết. Trong bức thư này, bằng những lời lẽ hết sức trân trọng và qúi mến, ông mô tả họ như là "khúc ruột xa ngàn dặm của tổ quốc", và là "một bộ phận không thể tách rời của dân tộc" - theo như tường thuật của báo Nhân Dân, số ra ngày 2 tháng 5 năm 2002.
Trí nhớ của ông Nông Đức Mạnh, hình như, không được tốt. Và có lẽ vì thế nên gần đây có dư luận cho rằng đương sự sắp bị cho nghỉ việc. Người có thể thay thế ông Mạnh là ông Phan Diễn.
Ông Phan Diễn hiện là Ủy Viên Bộ Chính Trị, Thừơng Trực Ban Bí Thư Trung Ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, và cũng chính là người đã ký nghị quyết số 36-NQ/TƯ về "Công Tác Đối Với Người VN Ở Nuớc Ngoài" - vào ngày 26 tháng 3 năm 2004. Bản nghị quyết này gồm 3.791 chữ nhưng không có một chữ nào - nửa chữ cũng không - đề cập đến nguyên do sự có mặt của gần ba triệu nguời Việt Nam, đang sống lưu lạc và tứ tán khắp năm Châu. Cứ như thể là khi khổng khi không, họ (bỗng) từ trên trời rớt xuống (tùm lum, tùm la) khắp cả địa cầu vậy. Trí nhớ của ông Phan Diễn, xem ra, cũng không tốt gì cho lắm.
Sự quên lãng (đáng tiếc) này đã gặp phải phản ứng dữ dội của mọi tầng lớp người Việt tị nạn, ở tất cả mọi nơi. Ngay sau khi N.Q. 36 được phổ biến, ông Ngô Nhân Dụng, một người Việt tị nạn hiện đang tạm cư ở California, đã gọi đó là "tác phẩm" của những kẻ lưu manh và vô học ("Vô Học Và Lưu Manh," Người Việt, 01 Apr. 2004:A1).
Ông Trần Khải - một người tị nạn khác, cũng ở California - coi việc ban hành N. Q.36 như một hành động tuyên chiến của nhà đương cuộc Hà Nội đối với tập thể người Việt ở hải ngoại, và ông (thiết tha) kêu gọi mọi người … lâm chiến:
"Với Mặt Trận Kiều Vận đang nổ ra khắp hải ngoại, mọi thành bại của cuộc chiến nhân quyền và dân chủ sẽ hoàn toàn tùy thuộc vào đồng bào. Không chế độ nào, dù là nhà nước Hà Nội hay Washington, có thể làm im tiếng những người dân chủ. Và chỉ đồng bào sẽ quyết định thành hay bại ở mặt trận dân chủ mà giới trí thức quốc nội đã mở ra…
Sau này con cháu chúng ta nếu vẫn còn nhìn thấy Việt Nam nằm trong danh sách vài con khủng long cộng sản sót lại ở địa cầu, đàn hậu tấn sẽ hỏi là ba mẹ đã làm gì cho nền dân chủ và tự do của đất nước. Hãy sửa soạn câu trả lời cho ngày đó. Xin đừng bỏ rơi những người đang bị truy bức ở quê nhà." ("Xin Năn Nỉ Đồng Bào," Việt Báo, 04 Apr. 2004:A1)


Từ Moscow, ông Việt Hoàng đã bầy tỏ ý kiến như sau: "Nơi lý tưởng nhất , hạnh phúc nhất để sinh sống đó chính là Quê hương VN ! Không một Việt kiều nào muốn rời bỏ Tổ quốc để ra đi! Tha phương cầu thực! Đất khách quê người! Vậy tại sao gần 3 triệu người VN chúng ta lại chọn giải pháp đó" Đã có bao giờ ĐCSVN tự chất vấn lương tâm, tự đặt cho mình câu hỏi đó chưa" Nếu chưa thì hãy tổ chức một Hội thảo cho rõ ràng cái đã, rồi hãy ra nghị quyết này, nghị quyết nọ cho Việt kiều ("Đôi Lời Về Nghị Quyết 36" http://www.ykien.net/dhs22.html ).
Cứ theo như ý kiến vừa nêu của ông Việt Hoàng và câu hỏi đã nêu của ông Bùi Tín (về trách nhiệm của việc bán bãi thu vàng, đẩy cả triệu người dân vào giông bão và vào tay hải tặc) thì N.Q. 36 (dường như) thiếu hẳn phần đầu. Nó "quên" đề cập đến bối cảnh và nguyên do sự có mặt của của mấy triệu người Việt tị nạn trên toàn thế giới. Do sự thiếu sót căn bản này, nhiều nhận định (cũng như giải pháp mà nghị quyết này đề cập đến) hoàn toàn không phù hợp với thực tế ở nước ngoài - như đã được phản ảnh qua ý kiến của nhiều người khác nữa.
Xin đan cử một thí dụ. Ở trang thứ nhất, bắt đầu từ dòng thứ 30, N.Q.
36 đưa ra nhận định như sau về những cộng đồng người Việt ở hải ngoại:

"Còn thiếu những biện pháp duy trì, phát huy những truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc; việc giữ gìn tiếng Việt và bản sắc dân tộc trong thế hệ trẻ còn khó khăn. Nhu cầu giao lưu văn hoá giữa cộng đồng với đất nước, giữ gìn và phát triển tiếng Việt trong cộng đồng là rất lớn và trở nên bức thiết song chưa được đáp ứng" (http://www.laodong.com.vn/pls/bld/display$.htnoidung(46,96843).
Ông (hoặc bà LTC), một người tự giới thiệu mình là một Việt Kiều, đã nhiều lần về thăm Việt Nam từ năm 1990 đến nay, đã phản đáp rằng:
"Thanh thiếu niên Việt Nam ở nước ngoài có rất nhiều lý do chính đáng để từ chối biện pháp "giao lưu xuất khẩu một chiều" từ trong nước đưa ra những truyền thống chạy chức, chạy quyền, chạy dự án, chạy tội; truyền thống quan liêu, cửa quyền, tham nhũng; truyền thống bảo kê tọi phạm có tổ chức; truyền thống rút ruột ngân sách; truyền thống cung cấp và xử dụng bằng giả; truyền thống ăn chận tiền cứu trợ, truyền thống buôn lậu và bao che buôn lậu, và nhất là truyền thống dâng đảo rôi cắm mốc đất giao cho ngoại bang … Những truyền thống đó không có đất đứng trong xã hội văn minh, pháp trị."
"Điều đáng làm nhất phải chăng là nỗ lực tự xoá những mặc cảm truyền thống đang có và hãy giáo dục các đại sứ, lãnh sự từ bỏ các hành vi làm ô nhục đến quốc thể như mò sò hay sờ mông phụ nữ, trước khi đề cập đến biện pháp duy trì và phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc cho giới thanh thiếu niên Việt Nam ở nước ngoài"" ("Mặc Cảm Của Việt Kiều"" http://www.mylinh.us/diendan/index.php"act=ST&f=13&t=318&s=22a0f3ff7bcf231d78d7d75f68d53430 ).
Xin đan cử một thí dụ nữa. Một trong năm nhiệm vụ chủ yếu mà N.Q. 36 đã đề ra là "Tích cực đầu tư cho chương trình dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là cho thế hệ trẻ. Xây dựng và hoàn chỉnh sách giáo khoa tiếng Việt cho kiều bào, cải tiến các chương trình dạy tiếng Việt trên vô tuyến truyền hình, đài phát thanh và qua mạng internet. Cử giáo viên dạy tiếng Việt tới những nơi có thể để giúp bà con học tiếng Việt. Tổ chức trại hè nói tiếng Việt cho thanh, thiếu niên người Việt Nam ở nước ngoài".
Theo phúc trình của Vietnam Investment Review (ngày 10 tháng 5 năm 2000) thì "trong số 2.291 trẻ em bị bắt vì hành nghề mãi dâm ở Svay Pak, ngoại ô Phnom Penh, có đến 78 phần trăm là người Việt. Và theo NBC News (qua một phóng sự truyền hình có tên là "Children For Sale", được phổ biến lần đầu vào 23 tháng 1 năm 04) thì nhiều bé gái Việt Nam hiện đang bán dâm ở Nam Vang chỉ vào khoảng 5 hay 6 tuổi.
Với những đứa bé thơ này, tôi trộm nghĩ, việc "tích cực đầu tư cho chương trình dạy và học tiếng Việt cho người Việt Nam ở nước ngoài, nhất là cho thế hệ trẻ …" (e) không có lợi. Thay vào đó, Đảng cần cử giáo viên dậy ngoại ngữ - tiếng Anh, tiếng Pháp, hoặc tiếng Hoa, tiếng Thái, với loại sách giáo khoa soạn riêng- cho tụi nhỏ dễ dàng "tiếp khách", để có thêm thu nhập. Như thế, mới đúng là "phát huy sự đóng góp của kiều bào vào công cuộc phát triển đất nuớc" - theo như nguyên văn (và theo đúng tinh thần) của N.Q. 36.
Tôi tin rằng tất cả những con dân Việt Nam lưu lạc đều đau đáu nhìn về quê mẹ, và mọi người (kể cả đưá bé lên ba) đều biết rõ ai là "mẹ mình" và ai là … "mẹ mìn".
Tưởng Năng Tiến

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
I would be happy to die right here, rather than go back to Vietnam … Ralanpee, Montagnard refugee in Cambodia (BBC NEWS 2004/07/21)
Mẹ tôi sinh ở thôn Vô ngại, xã Dũng Thúy, huyện Thư Trì, tỉnh Thái Bình. Bố tôi (nếu không phải là một nông phu Thái Bình)
"Một ngày phiên chơ,ï u tôi mua về đôi gà nhỏ. Hai con gà: một trống, một mái, dáng còn bé tí teo, như vừa mới lìa đàn.
Tôi nghe kể là bà Phan Thúy Thanh, (cựu) phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao nuớc CHXHCNVN, có nuôi một con két tuyệt đẹp và nói rất sõi.
Và mọi chuyện trên đời đã độc quyền là hỏng. (Lời Trần Khuê - Nguyễn Thị Thanh Xuân)
Nếu cấp số của đại đội là hai trăm thằng hoặc ít hơn thì bốn trung đội sẽ được chia gọn vào bốn phòng:
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.