Hôm nay,  

Sổ Tay Thượng Dân Tưởng Năng Tiến: Từ Nguyễn Khắc Toàn Đến Nguyễn Hồng Quang

20/11/200400:00:00(Xem: 8827)
Qui luật là sự ràng buộc vô hình nhưng không cho ai trốn thoát và không cho ai "ăn gian".
(Hà Sĩ Phu)
Ngày đầu tiên lò mò bước đến thành phố Đà Lạt, bác sĩ Yersin ngạc nhiên đến sững sờ khi thấy vợ chồng tôi đang ngồi câu cá ở hồ Xuân Hương. Chuyện xẩy ra đã lâu (đâu chừng vào mùa Hè, năm 1891) nhưng khi nhắc lại tôi vẫn còn thấy hơi kỳ.
Hôm ấy chúng tôi có chuyện bất hòa. Thay vì ngồi im thưởng thức chiều rơi mênh mông trên hồ vắng, giữa cao nguyên hoang vu và tĩnh lặng, vợ tôi cứ lải nhải nói không ngừng chỉ vì tôi đã lỡ làm xẩy một con cá chép.
- Sao honey biết là nó bự"
- Không bự sao cái đọt cần câu cong vòng như chữ u vậy"
- Cá nào xẩy mà không bự"
- Con này khác, con này bự thiệt và bự lắm lận.
- Thì từ từ để người ta câu con khác chớ làm gì mà nói hoài vậy"
Chớ rồi chiều nay lấy cái gì ra mà nấu canh chua đây" Cá chưa câu được con nào đã rủ cả đống bạn tới thử chơi. Không lẽ tui cứ phải đi cầm quần, cầm áo để mua mồi cho mấy người nhậu hoài vậy sao"
Coi: tui làm xẩy có một con cá chép chừng vài ba kýù (thứ cá này hồ Xuân Hương ở Đà Lạt thiếu mẹ gì) mà vợ tui nói hành, nói tỏi đủ chuyện như vậy đó. Nó còn nói nhiều điều tàn tệ khác nữa nhưng tui thấy mắc cở nên không muốn ghi lại ở nay.
- Anh lỡ mời bạn rồi mà honey, em nói hoài như vậy làm chi, nhức đầu quá hà.
- Tui có miệng tui cứ nói. Tui la lên cho mọi người biết anh là thằng
Đúng lúc đó thì Alexander Yersin xuất hiện. Nói tình ngay thì nhờ chúng tôi lớn tiếng nên ông ta đã khám phá ra được Đà Lạt ngay vào bữa đó; nếu không, chắc cũng còn lâu hoặc (rất) có thể là không bao giờ cả.
Sau bữa đó chúng tôi ly dị. Tôi không thể chấp nhận sống chung với một người đàn bà mà phu xướng phụ (nhất định) không tùy như vậy, và nàng cũng cương quyết (thôi) không chịu sống với một "thằng đàn ông độc tài, vũ phu, thô lỗ, vô học, khốn nạn, làm tình và làm tiền đều dở, câu cá cũng dở luôn" nên chúng tôi (đành) chia tay - vĩnh viễn. Đường ai nấy đi. Nàng bỏ đi đâu tôi không biết, và cũng không cần biết làm chi. Phần tôi, vì cũng hơi bị buồn nên đã bỏ Đà Lạt để đi giang hồ, lưu lạc.
Từ cái lúc kêu bằng "bữa đó" đến nay, cả đống nước sông cũng như nước suối (cùng vô số nước mắt, nước mưa ) đã ào ào chẩy qua cầu và qua cống. Người ta không bao giờ tắm hai lần trong cùng một dòng sông.
Tôi bây giờ tóc đã bạc, mắt đã mờ, làm tình và làm tiền - cũng như câu cá - vẫn cứ dở y như khi còn trai trẻ nhưng tính tình thì khác xưa nhiều lắm: ôn hoà, điềm đạm, nhã nhặn, bặt thiệp, dịu dàng, trầm lắng hơn xưa, và đa cảm thì (kể như)ø hết biết.
Từ một góc trời xa, cách quê nhà (dám) tới nửa vòng trái đất, mỗi chiều tôi đều hát nho nhỏ bản Thuyền Viễn Xứ cho chính mình nghe ("Chiều nay gửi đến quê xưa, bao là thương là nhớ cho vừa") mà lòng bồi hồi nhớ thương cảnh cũ, người xưa quá đỗi. Ao ước sao được trở về cố quận, thăm lại cố hương và cố nhân một chuyến nhưng (ngặt nỗi) không…tiền!
Vì "bức xúc" quá nên liều, lâu lâu tôi vẫn gọi điện thoại về Việt Nam để được nói chuyện cù cưa, mưa nắng với bất cứ một người nào đó. Người ở quê nhà thường rảnh, và ai nghe tôi kể lể tình cảnh lể tha hương cũng đều thương hại nên sẵn sàng tiếp chuyện - ngắn hay dài thì tùy vào lòng hảo tâm của người đối thoại. Có bữa, tôi gặp một nhân vật tên Nguyễn Xuân Tụ. Ổng tự giới thiệu mình là một người cầm viết. Kiếm chuyện làm quà, tôi nói đại:
- Tôi "cũng" là một người cầm viết.
Sau đó, ông Tụ nói thêm rằng ông ấy là dân Đà Lạt. Tôi vội hỏi:
- Thế ông đến Đà Lạt năm nào ạ"
- Tôi vào đây mãi từ những năm 1980 cơ đấy…
Tôi cười mũi. Đến như Alexander Yersin mà còn đến Đà Lạt sau tôi thì cỡ Nguyễn Xuân Tụ kể như là đồà bỏ. Tôi bỏ qua cho ông ấyï chuyện này, chuyện giả dạng làm dân Đà Lạt vì chính tôi cũng vừa giả dạng là người cầm viết - mới cách đây mấy phút. Câu chuyện giữa chúng tôi lại tiếp tục như sau:
- Thế trước khi vào Đà Lạt thì ông ở đâu"
- Hà Nội.
- Cán bộ à"
- Vâng.
Thôi bỏ mẹ, tôi nhủ thầm, dám thằng chả đang ngồi ở phòng khách
Nhà mình lắm à nha. Cái gì chứ cán bộ từ ngoài Bắc vào công tác và ở luôn trong nhà của người dân trong Nam là chuyện thường ngày vẫn xẩy ra ở huyện. Tôi nói mát:
- Cán bộ thì nhất ông rồi. Tha hồ mà sung sướng, nhà cao, cửa rộng .
Tôi nghe bên kia đầu giây có tiếng thở dài, dù rất khẽ:
- Nhưng tôi nghỉ hưu lâu rồi, họ cho tôi về hưu non. Hiện phải sống nhờ vợ, miếng ăn còn không có nói chi đến nhà ở.
- Ối, sao lại đến nỗi "thê thảm" thế ạ" Ông vi phạm kỷ luật à" Tham ô hay móc ngoặc gì chăng"
- Không tôi chỉ có mỗi cái tội là không thể "tảng lờ, dấm dúi trong xó kiếm ăn một mình" giữa cảnh xã hội nhiễu nhương nên đã "đứng ra giữa nơi sáng sủa, nghiêm túc nói rõ ý kiến của mình với sự huy động cao nhất của ý thức trách nhiệm và trí tuệ" thế thôi.
Chả nói cái gì mà nghe thấy ghê dữ vậy, hả Trời" Tôi liên tưởng ngay đến Nguyễn Mạnh Tường, Nguyễn Hữu Đang…- và cả đống những ông họ Nguyễn khác đã (hoặc đang) khốn khổ, khốn nạn chỉ vì những lời phát biểu "tào lao" tương tự - mà không khỏi cảm thấy có điều ái ngại:
- Ngoài chuyện về hưu non, ông còn có bị lôi thôi phiền phức gì nữa không"
- Cũng thêm vài trò tiểu nhân và bẩn thỉu khác nữa nhưng cũng không đến nỗi nào.
- Tôi sợ là "chưa" chứ chả phải là "không" đâu, ông ạ. Ông cứ nên cẩn thận là hơn. Tránh voi chả xấu mặt nào. Mà chính voi cũng còn sợ đi cải tạo bỏ mẹ đi ấy chứ.
- Chắc ông rời VN đã lâu nên không nắm được tình hình. Bỉ nhất thời giả. Thử nhất thời giả. Cộng sản bây giờ không còn phải là cái thứ cộng sản thời Cải Cách Ruộng Đất hay Nhân Văn Giai Phẩm nữa.
- Sao bỗng dưng họ lại "hiền" thế ạ.
- Chả qua là vấn đề qui luật. Quy luật là sự ràng buộc vô hình nhưng không cho ai trốn thoát (nên mới thành qui luật), không cho ai 'ăn gian'", thế thôi.
Nói "thế thôi" sợ cái đầu bò của tôi không hiều nổi, ông ấy kể luôn một câu chuyện nữa, chuyện tiếu lâm, "về cái logic của qui luật" - như sau:
"Một anh chồng nọ nói khoác với vợ về một con rắn khổng lồ mà anh ta đã đo được bề dài chừng ấy, bề rộng chừng ấy hẳn hoi. Chị vợ biết chồng nói khoác bèn cứ lấy cái lẽ của đời thường mà 'tấn công' vào chiều dài của con rắn. Anh chồng buộc phải lùi một bước , một bước, rồi lại một bước nữa, lùi mãi để con rắn ngắn bớt dần đi cho đỡ chướng. Mỗi lần bị tấn công anh ta lùi một chút, và lại cố tình nói cứng như đinh đóng cột, với hy vọng vợ sẽ chấp nhận cho. Nhưng đâu có được, cái "logic" của qui luật cứ phải chạy tiếp cho tới khi con rắn nói khoác phải vuông chành chạnh mới hết chuyện được."

"Nghe chuyện Con rắn vuông ấy mẹ tôi, lúc còn sinh thời, chỉ 'bình' một câu: Thật rõ khổ cái anh chàng 'cố đấm ăn xôi', biết vợ không tin rồi thì cứ nhận luôn một câu rằng: 'Ừ thì tôi cũng nói khoác với u nó một tí có phải yên chuyện không""
("Đôi Điều Suy Nghĩ Của Một Công Dân." Tuyển Tập Hà Sĩ Phu. Phong Trào Nhân Quyền Cho Việt Nam Năm 2000 và Tạp Chí Thế Kỷ 21 xuất bản tháng 1 năm 96, trang 88).
Cái anh chàng "cố đấm ăn xôi" trong câu chuyện vừa kể, cũng như những anh chàng "cố đấm ăn xôi" ở làng Ba Đình (Hà Nội) bây giờ, quả là đã lâm vào tình cảnh lúng túng và "rõ khổ" - như nhau. Quen thói khoác lác, cứ mở miệng ra là huyênh hoang rằng ta dân chủ của gấp trăm lần thiên hạ Đến khi bị dân chúng dùng cái lý lẽ của đời thường mà tấn công vào nền dân chủ giả hiệu đó thì họ đành lùi, và cứ phải lùi dần như thế.
Những bản án nhẹ (như bông) mà các "toà án nhân dân" dành cho Trần Khuê, Trần Dũng Tiến, Phạm Quế Dương - trong thời gian vừa qua - phải được coi là những bước lùi đáng kể ("và rất đáng khích lệ") của nhà nước CHXHCNVN.
Tuy nhiên bước lùi ngoạn mục nhất (và rõ nhất) trong tiến trình - nhất định phải lùi - này được nhìn thấy qua vụ án Nguyễn Hồng Quang. Báo Thanh Niên số ra ngày 13 tháng 11 năm 2004, với tiêu đề "Chống Người Thi Hành Công Vụ Bị Phạt 3 Năm Tù", đã tường thuật sự việc như sau:
"Theo cáo trạng, vào khoảng 15 giờ 30 ngày 2 tháng 3 năm 2004, khi đi ngang qua quán nước mía tại số nhà C5/1 Trần Não, P. Bình Khánh, Q.2 và thấy hai anh Phạm Văn Ninh, Võ Minh Phương đang ngồi uống nước, Nguyễn Hồng Quang cho rằng hai người này đang "theo dõi" mình nên bảo Phạm Ngọc Thạch (cùng đi với Quang) dừng xe lại để ghi biển số xe của họ, sau đó gọi đồng bọn đến hổ trợ gây sự với hai anh. Bị nhóm Quang rút chìa khoá và giữ xe máy, hai anh Phương và Ninh phải chạy bộ đến Công an P. Bình Khanh trình báo sự việc. Khi lực lượng công an phường xuống lập biên bản, mời tất cả về trụ sở làm việc thì nhóm của Quang chống đối quyết liệt, cản trở không cho công an mang xe đi, có lời lẽ xúc phạm đến cán bộ làm nhiệm vụ. Đếm 18 giờ cùng ngày, cùng với sự hổ trợ tích cực của quần chúng, công an mới đưa được xe của hai anh Phương và Ninh về phường giải quyết. Nguyễn Hồng Quang và đồng bọn đã bị khởi tố về tội chống người thi hành công vụ Tuy nhiên, xét thấy các bị cáo đã thành hẩn khai nhận, toà tuyên phạt Nguyễn Hồng Quang 3 năm tù giam, 5 bị cáo còn lại bị phạt từ 9 tháng đến 2 năm tù."
Báùo Thanh Niên, cũng như hàng chục tờ báo mẹ ruợt tương tự ở Việt Nam, đã copy nguyên văn từ bản tin của Thông Tấn Xã Việt Nam để làm ra "bài tường thuật" - như vừa dẫn. Và TTXVN thì in nguyên văn bản tin theo bản cáo trạng của Viện Kiểm Soát Nhân Dân TP. Hồ Chí Minh (do phó viện trưởng Phạm Văn Gòn ký ngày 12 tháng 10 năm 2004).
Và cứ theo như bản cáo trạng này "Nguyễn Hồng Quang và đồng bọn" quả là tệ thiệt. Sống trong một xã hội công an trị thì bị theo dõi kể như là chuyện thường và là chuyện nhỏ. Thế mà họ (dám) làm phiền những nguời đi theo dõi mình đến độ công an phải can thiệp (cùng với sự hổ trợ tích cực của quần chúng như thế) thì kể như là hết thuốc.
Tuy nhiên, vấn đề còn có thể tệ hại hơn thế nếu Viện Kiểm Sát Nhân Dân "bào chế" ra một bản cáo trạng khác (nặng nề và nghiêm trọng hơn nhiều) để tuyên phạt mục sư Nguyễn Hồng Quang - như họ đã từng làm, cách đây chưa lâu, với một công dân khác: ông Nguyễn Khắc Toàn.
Nguyễn Hồng Quang và Nguyễn Khắc Toàn nếu không cùng tuổi thì có lẽ cũng suýt xoát tuổi nhau. Họ đều là những công dân ưu tú của đất nước. Phải sống trong một chế độ tồi tệ, luôn tìm mọi cách để trấn áp, bóc lột và tước đoạt những quyền sống tối thiểu của những người dân thấp cổ bé miệng nên luơng tri đã không cho phép Nguyễn Khăc Toàn và Nguyễn Hồng Quang "tảng lờ, dấm dúi trong xó kiếm ăn một mình" nên họ đã lựa chọn một tái độ khác:"đứng ra giữa nơi sáng sủa, nghiêm túc nói rõ ý kiến của mình với sự huy động cao nhất của ý thức trách nhiệm và trí tuệ" ("Đôi Điều Suy Nghĩ Của Một Công Dân." Tuyển Tập Hà Sĩ Phu. sđd, trang 46).
Chung cuộc cả hai đều bị bắt và bị đưa ra xét xử nhưng bằng hai bản án khác hẳn nhau về tội danh cũng như mức độ xử phạt. Ngày 20 tháng 12 năm 2002, nhà đương cuộc Hà Nội đã tuyên xử ông Nguyễn Khăc Toàn mười hai năm tù và ba năm quản chế với tội danh gián điệp.
Chưa đến hai năm sau, chỉ nhờ vào thái độ "thành khẩn khai nhận" nên toà chỉ tuyên phạt Nguyễn Hồng Quang và những tín hữu của ông từ vài tháng đến ba năm tù giam, với những tội danh vu vơ hơn nhiều.
Sao chỉ cách nhau chưa đến hai năm mà người CSVN đã chịu lùi một bước dài như thế" Ông Hà Sĩ Phu thì giảit thích rằng đây chỉ là vấn đề qui luật. Họ không lùi không được, thế thôi. Ông Đỗ Mạnh Tri, một công dân VN khác thì lại nhìn vấn đề hơi khác.
Khi bàn về "Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo (do Ban Thường vụ Quốc hội ban hành ngày 18 tháng 6 năm 2004 và có hiệu lực ngày 15 tháng 11 năm 2004) giáo sư Đỗ Mạnh có nhận xét là "nếu đi vào nội dung thì ta có thể tóm tắt một cách chính xác như sau: tất cả những gì liên quan đến tôn giáo phải được Đảng cho phép. Và những gì Đảng không cho phép đều bị cấm hết. Bằng chứng là cách định nghĩa tôn giáo của Pháp lệnh, nơi điều 3, khoản 3:'Tổ chức tôn giáo là tập hợp những người cùng tin theo một hệ thống giáo lý, giáo luật, lễ nghi và tổ chức theo một cơ cấu nhất định được Nhà nước công nhận'. .
Tuy nhiên, điều 38 của pháp lệnh này lại qui định":trong trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt nam ký kết hoặc gia nhập có qui định khác với qui định của Pháp lệnh này thì thực hiện theo qui định của điều ước quôc tế đó."
Về điều này giáo sư Đỗ Mạnh Tri đã mai mỉa rằng:"Gọt dũa chân người cho vừa với đôi giầy của mình mãi rồi cũng có lúc phải sửa đổi đôi giầy của mình cho vừa với chân thiên hạ. Chiếu theo điều 38 này thì toàn bộ Pháp lệnh phải vất vào sọt rác."
Giáo sư Đỗ Mạnh Tri mỉa mai như thế không có gì là sai nhưng tôi e chưa đủ (và chưa đã). Điều 38 của bản pháp lệnh (thượng dẫn) chứng tỏ rằng người Cộng Sản Việt Nam đã bắt đầu hiểu ra thế nào là sự "ràng buộc của qui luật". Trong tuơng lai gần, không chỉ toàn bộ "Pháp lệnh Tín ngưỡng, Tôn giáo" mà cả đống những thứ pháp lệnh rừng rú khác nữa của nước CHXHCNVN cũng sẽ phải vứt vào thùng rác.
Cùng lúc, sẽ còn nhiều bước lùi ngoạn mục khác nữa, lùi cho đến khi nào "con rắn nói khoác phải vuông chành chạnh mới hết chuyện được.
Từ đây đến đó, với nội tình be bét như hiện tại ở cung đình Hà Nội, tôi nghĩ rằng thời gian sẽ không dài hơn bản án (ngắn ngủi) mà nhà đuơng cuộc Hà Nội vừa dành cho mục sư Nguyễn Hồng Quang.
K Tien

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
I would be happy to die right here, rather than go back to Vietnam … Ralanpee, Montagnard refugee in Cambodia (BBC NEWS 2004/07/21)
Mẹ tôi sinh ở thôn Vô ngại, xã Dũng Thúy, huyện Thư Trì, tỉnh Thái Bình. Bố tôi (nếu không phải là một nông phu Thái Bình)
"Một ngày phiên chơ,ï u tôi mua về đôi gà nhỏ. Hai con gà: một trống, một mái, dáng còn bé tí teo, như vừa mới lìa đàn.
Tôi nghe kể là bà Phan Thúy Thanh, (cựu) phát ngôn viên của Bộ Ngoại Giao nuớc CHXHCNVN, có nuôi một con két tuyệt đẹp và nói rất sõi.
Và mọi chuyện trên đời đã độc quyền là hỏng. (Lời Trần Khuê - Nguyễn Thị Thanh Xuân)
Nếu cấp số của đại đội là hai trăm thằng hoặc ít hơn thì bốn trung đội sẽ được chia gọn vào bốn phòng:
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.