Hôm nay,  

Nhà Trần Khởi Nghiệp (11). Phần 3: Những Cuộc Binh Biến Giữa Các “Sứ Quân”.

18/09/200600:00:00(Xem: 13539)
Trần Việt Bắc

Đại Việt dưới các triều đại đầu nhà Lý đã trở nên khá cường thịnh, với những chiến công oanh liệt “phá Tống bình Chiêm”, tuy nhiên đến đời vua Lý Anh Tông (làm vua 37 năm, 1138 – 1175) thì chính sự ngày thêm đổ nát, “vua không phân biệt được kẻ gian tà, hình phạt không sáng suốt, … , giặc cướp nổi lên, giềng mối rối loạn, không thể nói xiết” (ĐVSKTT), như sự lộng quyền của Đỗ Anh Vũ và việc nổi loạn của đám giặc Thân Lợi. Rồi tới vua Cao Tông (làm vua 35 năm, 1176-1210) thì “vua chơi bời vô độ, chính sự hình pháp không rõ ràng, giặc cướp nổi như ong, đói kém liền năm, cơ nghiệp nhà Lý từ đấy suy” (ĐVSKTT). Cuối đời vua Cao Tông thì nhà Lý coi như đã suy vong cực độ, công khố trống rỗng, binh lực bạc nhược. Loạn Quách Bốc đã làm nhà vua phải bôn tẩu khỏi kinh thành, nhà Lý coi như sắp chấm dứt! Vua Cao Tông băng, con là Huệ Tông thừa hưởng một triều đại giống như một căn nhà đã mục chờ sụp đổ!

Đất nước lọan lạc, triều đình suy vong! Người giàu có thế lực, cũng như các đám cướp đã tổ chức thành những đội quân riêng, để phòng thủ cũng như để đánh lẫn nhau và coi triều đình quan lại nhà Lý không ra gì! Cuối thời vua Cao Tông, những đám quân này sau khi đã tiêu diệt lẫn nhau, hay hợp lại với nhau, vùng trung du Bắc Việt còn lại những lực lượng chính như sau: ở Nam Định có họ Trần (Trần Lý và các con cùng em vợ là Tô Trung Từ), ở Bắc Giang có họ Nguyễn (Nguyễn Nậu, Nguyễn Nãi), ở vùng Hồng có họ Đoàn (Đoàn Thượng, Đoàn Chủ). Ngoài ra lại có những đám vũ trang nhỏ hơn như: Nam Sách, Sơn Lão (vùng núi phía tây kinh thành, phủ Quốc Oai tỉnh Sơn Tây) và Khoái Châu (phía bắc tỉnh Hưng Yên).

Tháng 7 năm 1209 xảy ra loạn Quách Bốc, vua Cao Tông phải bôn đào khỏi kinh thành (50). Loạn tướng Quách Bốc đã bắt theo thái tử Sảm, hoàng tử Thẩm, An Toàn hoàng hậu họ Đàm, hai công chúa cùng một số người hoàng tộc mang về Hải Ấp (góc tây bắc tỉnh Thái Bình). Tại Hải Ấp, “Bọn Quách Bốc tôn vương tử Thẩm lên làm vua”(ĐVSL).Thái tử lúc này đang ở Hải Ấp, nhờ người (Phạm Ngu và Lưu Thiện) liên lạc được với họ Trần ở Thiên Trường (huyện Mỹ Lộc, gần Hải Ấp). Nhận được tin này, Trần Lý và Tô Trung Từ là em vợ mang quân đánh Quách Bốc, bọn Quách Bốc thua, thế là thái tử Sảm thoát khỏi tay đám loạn quân. Trần Lý“đón vương tử Sảm về Lỵ Nhơn lập làm vua, tôn xưng là Thắng Vương và giáng vương tử Thẩm làm tước vương. Sau đó vương tử Sảm lại trở về Hải Ấp”(ĐVSL). Thái tử lấy con gái ông Trần Lý và lập “triều đình lưu vong”. Tại đây, thái tử phong tước cho Trần Lý (tước Minh Tự) và Tô Trung Từ (chức Điện Tiền Chỉ Huy sứ) cùng những người đi theo.

Sau khi đám loạn quân Quách Bốc bỏ đi, vua Cao Tông về lại kinh thành. Nhà vua biết được thái tử Sảm đã được Trần Lý và Tô Trung Từ lập lên làm vua, bèn “sai Phạm Du đến Hồng Lộ để huấn luyện quân sĩ sắp muốn đánh người ở Thuận Lưu” (ĐVSL) là đám họ Trần và Tô Trung Từ. Lúc này ông Trần Lý đã chết, binh quyền đã trao lại cho con là Trần Tự Khánh. Biết được vua Cao Tông muốn đánh dẹp cái “triều đình lưu vong” cùng đám loạn quân đã dựng nên cái “triều đình phản” này. Trần Tự Khánh ra tay trước, Khánh bèn “rầm rộ đốc xuất thuyền bè, quân lính tiến đánh kinh sư” (ĐVSL). Tuy nhiên Khánh đã bị quan quân và dân chúng kinh thánh đẩy lui.


Thấy Trần Tự Khánh đã bị thua (8/1209) cậu của Khánh là Tô Trung Từ đã đi một nước cờ khác cao hơn. Ông này với sự trợ lực của người con rể là Nguyễn Đà La (51)tính là làm sao có thể cướp được thái tử cùng thân quyến của vua Cao Tông từ tay họ Trần, sau đó kéo quân thẳng về Thăng Long, uy hiếp triều đình vua Cao Tông. Nếu làm được như vậy là có thể xong được “việc lớn”. Để có lý do làm chuyện bất ngờ và qua mắt anh em họ Trần, Tô Trung Từ viện cớ mang quân đi đánh Khoái Châu. Trên đường theo sông Hồng tới Khoái Châu thì ngang qua Hải Ấp (xin coi bản đồ đính kèm).

edb76dda

Khoái Châu nằm giữa đường Hải Ấp đến Thăng Long, thế là Tô Trung Từ “ép binh lính đánh Khoái châu. Nhân đó, tiến tới Hải Ấp bắt bọn vương tử Sảm đem về kinh sư”(ĐVSL).

Tô Trung Từ đã thành công và đạt mục đích là bắt được thái tử Sảm, hoàng tử Thẩm, hai công chúa và An Toàn hoàng hậu họ Đàm làm “con tin”, sau đó kéo quân về Kinh sư và uy hiếp vua Cao Tông (1/1210). Anh em họ Trần là Trần Thừa và Trần Tự Khánh đã bị ông cậu lừa một vố rất đau. Tháng 7, 1210 vua Cao Tông băng, thái tử Sảm lên ngôi là Huệ Tông. Trần Tự Khánh không muốn bỏ qua cơ hội kéo quân về kinh thành, lấy cớ là viếng tang vua Cao Tông và mời ông cậu cùng đi, tuy nhiên Tô Trung Từ nghi ngờ, Trần Tự Khánh kéo quân về lại Thiên Trường.

Tại kinh sư, thấy Huệ Tông mới lên ngôi lại còn trẻ, Tô Trung Từ lại càng lộng hành hơn nữa, nhưng bị quan lại triều đình nhà Lý chống cự, tuy nhiên họ đã bị ông này đàn áp thẳng tay, một số những người này đã bị bắt và bị giết một cách thảm khốc. Một bộ tướng của Từ là Nguyễn Tự vì có hiềm thù với con rể của Từ là Nguyễn Đà La, Nguyễn Tự muốn giết ông con rể này rồi làm phản, chuyện bại lộ, Từ bèn “tước đoạt binh quyền của Nguyễn Tự, Nguyễn Tự sợ chạy sang Quốc Oai” (ĐVSL).

Sau một năm rưỡi thao túng kinh thành, Tô Trung Từ cũng đã bị tiêu diệt bởi quan lại nhà Lý:“bị chồng của Công chúa làm Quan nội hầu là Vương Thượng giết chết”(ĐVSL) (đã được trình bày trong phần 2). Sau khi Tô Trung Từ chết (năm Tân Tỵ, tháng 6, 1211) Nguyễn Tự -bộ tướng cũ của Từ, “ban đêm dẫn đồng đảng ra đánh cắp hoá vật ở trong phủ của nhà vua. Vua giận hạ chiếu bắt Nguyễn Tự rất gắt gao. Nguyễn Tự chạy trốn sang vùng Sơn Lão thuộc Khô Sách”(ĐVSL). Tại đây, Nguyễn Tự đã giúp dân vùng Quốc Oai đánh dẹp làng Sơn Lão, đám này thường tấn công, và cướp bóc các vùng chung quanh phủ Quốc Oai. Nguyễn Tự đã dẹp được làng này, sau đó trở thành một “sứ quân” và dựng nên vùng cát cứ riêng của mình ở phủ Quốc Oai, phía tây Thăng Long.

(còn tiếp)


50) Sự việc xảy ra đã được viết trong phần 2 “Loạn sứ quân”

51) Nguyễn Đà La sau này làm “thuyết khách” để khuyên Trần Thừa đánh người vùng Hồng trong lúc Tô Trung Từ bị giết .

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Qua những trình bày trong phần trước, sự thay đổi triều đại từ Lý sang Trần đã không quá đơn giản. Cuộc "đảo chính không đổ máu"này chỉ xảy ra hồi tháng chạp năm Ất Dậu (1225). Liên tục trong 16 năm (1209-1225),
Nguyễn Nộn hùng cứ ở Bắc Giang, xưng là Đại Thắng Vương, ông này là một “kỳ phùng địch thủ” của họ Trần và Đoàn Thượng . Họ Trần dù đã lên ngôi làm chủ Đại Việt nhưng vẫn không thể nào dẹp được ông này,
Tuy nhiên nhà Lý đã làm vua Đại Việt trên 2 thế kỷ, đột ngột thay đổi một triều đại đã được toàn dân trong nước chấp nhận là một chính biến cực kỳ lớn lao, Trần Thủ Độ cũng phải nói:
Từ tháng 12, năm1211, khi Trần Tự Khánh kéo quân về kinh đô tới tháng 7, năm 1215, gần 4 năm trời Trần Tự Khánh hoành hành ở Thăng Long, tàn phá từ cung điện nhà Lý tới gia cư của người dân tại đây,
Theo như ĐVSKTT thì tổ của nhà Trần là ông Trần Kinh , ông này sinh ra Trần Hấp. Ông Trần Hấp sinh ra ông Trần Lý. Tới đây, hậu thế chỉ biết tới ông Trần Kính là ông nội của ông Trần Lý.
Sau khi giúp vua Huệ Tông dẹp xong loạn lạc, họ Trần coi như làm chủ Đại Việt. Trần Tự Khánh đã được vua Huệ Tông phong đến chức Phụ quốc thái úy (108) là chức cực phẩm. Tuy nhiên chuyện bất ngờ xảy ra:
Tô Trung Từ chết, kinh thành lúc này không có một lực lượng nào đáng kể ngoại trừ một đám quân dưới tay ông con rể của Tô Trung Từ là Nguyễn Đà La, nhưng ông này không đủ tài và lực,
Đoàn Thượng được kể là một sứ quân có nhiều bản lãnh ở vùng Hồng. Ông này và Đoàn Văn Lôi là những địch thủ đáng gờm của anh em họ Trần cũng như Nguyễn Nộn.
Lúc này (tháng 7, năm Kỷ Tỵ,1209), vua Cao Tông vẫn còn lánh ở tại miền Quy Hoá. Theo ĐVSKTT thì: “Anh em họ Trần họp hương binh để dẹp loạn, rước vua về kinh, khôi phục chính thống.
Năm 1208, Phạm Du là tri phủ Nghệ An làm phản, “cho người đi cướp bóc khắp nơi” (ĐVSKTT) , vua Cao Tông sai hoạn quan Phạm Bỉnh Di đi đánh. Phạm Du thua, “Bỉnh Di tịch biên gia sản của Du rồi đốt hết” . Phạm Du thù Phạm Bỉnh Di.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.