Hôm nay,  

Nhà Trần Khởi Nghiệp (7). “Sứ Quân” Nguyễn Tự

18/09/200600:00:00(Xem: 14847)
Trần Việt Bắc

Như đã được trình bày trong phần trước, Nguyễn Tự vốn là một bộ tướng của Tô Trung Từ, vì có hiềm khích giữa ông này với con rể của Tô Trung Từ là Nguyễn Đà La, Nguyễn Tự muốn giết La rồi làm phản, Trung Từ được Nguyễn Giai là tướng dưới quyền của Nguyễn Tự báo cho biết sự việc, Nguyễn Tự sợ bị hại nên bỏ trốn sang Quốc Oai (31), rồi gặp cơ hội và trở thành “đầu sỏ” ở vùng này.

Nguyễn Tự thành một “sứ quân” cũng chỉ được một thời gian ngắn là 8 tháng (Từ tháng 6 năm Tân Mùi (32), 1211, , đến tháng 2 năm Nhâm Thân, 1212), ĐVSL viết:“Lúc bấy giờ Nguyễn Tự nghe Tô Trung Từ đã chết bèn trở về kinh sư, ban đêm dẫn đồng đảng ra đánh cắp hoá vật ở trong phủ của nhà vua. Vua giận hạ chiếu bắt Nguyện Tự rất gắt gao. Nguyễn Tự chạy trốn sang vùng Sơn Lão thuộc Khô Sách. Trong vài tháng thì áo cơm đều cùng quẫn thiếu thốn cả mới toan về với Trần Tự Khánh. Lúc đi vào trong ấp Than, các bậc phụ lão ngăn cản giữa đường, xin lưu lại mà thưa rằng “Đất này khốn khổ với người Sơn Lão đã lâu rồi. Xin Minh Công, nếu có thể lưu lại trong ít lâu thì một giải ấp này mà sống được không phải là ít. Nguyễn Tự mới quyết định ở lại. Rồi thì mở cuộc hội họp lớn, người trong ấp giết trâu, uống máu mà thề ước với nhau. Nguyễn Tự đem những mối lợi hại ra phủ dụ, dân chúng trong ấp đều nghe theo rồi “vâng, dạ” hết cả. Nguyễn Tự thấy được lòng dân chúng, mói bèn dẫn binh đi đánh phá Sơn Lão, chém đầu giặc rồi trở về. Lại sai làm hơn vài chục hình người bằng cỏ, mỗi hình người có cầm đuốc, ban đêm đặt trong làng Sơn Lão. Sai người theo giữ mà răn bảo rằng : Hễ các anh thấy ở nhà Sơn Lão cháy rực lên thì phải cấp tốc đốt đuốc rồi kêu la huyên náo lên nhé!”. Nửa đêm sai Nguyễn Cuộc đốt nhà bọn Sơn Lão. Người giữ (những hình nộm-ND) thấy lửa phát cháy cũng đốt đuốc mà la réo lên. Bọn Sơn Lão kinh sợ vùng dậy một cách gấp gáp và sắp muốn cự chiến, nhưng lại nghi ngờ là trước sau đều có binh lính đông mà không ra đánh. Rồi cả bọn đều hướng về cái làng ở phía trước mà bắn, nhưng lại sợ Nguyễn Tự dẫn binh đến nên xin đầu hàng. Từ đó một giải quận huyện đều về tay Nguyễn Tự”.

Theo như những diễn tả khá chi tiết trong ĐVSL, Nguyễn Tự cũng là một nhân vật có bản lãnh, đã dám chống lại chủ tướng (Trung Từ, người đang khuynh loát triều đình ) cùng người con rể của ông này . Từ lúc“áo cơm đều cùng quẫn thiếu thốn”(ĐVSL), ông ta đã tạo được cơ hội riêng và thế đứng riêng cho mình (dẹp giặc Sơn Lão), liên minh với Trần Tự Khánh để chia vùng “tự trị”. Lúc này Trần Tự Khánh đã là một “sứ quân” hùng mạnh. ĐVSL viết: “Quan Minh Tự ở Thuận Lưu là Trần Tự Khánh cùng với Nguyễn Tự họp nhau ở bến Triều Đông thề là đến chết vẫn kết giao với nhau mà hết lòng giúp nước, cùng chung dẹp yên cho dân cái họa nhiễu loạn. Rồi chia theo hai bờ con sông lớn, mỗi người tự quản lãnh một bên. Từ Thượng Khối đến Na Ngạn (33), con đường ven theo Bắc Giang và làng ấp ở Lục Lộ thì thuộc về Trần Tự Khánh, Từ Kinh Ngạn đến Ô Diên thì thuộc về Nguyễn Tự”.


Vùng đất mà Nguyễn Tự chiếm đóng ở phía tây của kinh thành Thăng Long, có lẽ gồm những huyện Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thạch Thất thuộc phía bắc tỉnh Hà Tây ngày nay. Tuy nhiên số phần của ông này ngắn ngủi: “Tháng 2, Nguyễn Tự đánh người Cát Lợi là Ngô Thưởng Vu và Võ Cao, bị tên bắn trúng bèn trở về ngõ Tây Dương . Hơn một tuần thì vì lầm lỡ ăn nằm cùng với đàn bà nên khí độc lại phát lên mà chết” (NV: "!). Sau khi Nguyễn Tự chết, “Nhà vua sai người đến vỗ về dân chúng ở đấy. Nhưng người vua sai ấy bị tên phó tướng ở đấy là Nguyễn Cuộc giết. Nhà vua giận lắm, mới tự làm tướng dẫn quân đi đánh Nguyễn Cuộc ở ngoài thành Tây Dương (34). Lúc tiến đến ngõ Phổ Hỷ, quan quân nhà vua thua to. Cây bảo kiếm nhà vua dùng cũng mất. Vua phải ra roi giục ngựa mà chạy về đến ngõ Diêu Tắc mới thoát được”(ĐVSL). Lúc này thì triều đình nhà Lý đã xuống dốc đến độ thê thảm. Sứ giả được nhà vua cử đi để vỗ về dân chúng thì bị giết, rồi chỉ vì một tên phó tướng của một đám loạn quân dám giết sứ giả, nhà vua vì nóng giận mà phải thân chinh để dẹp giặc đến độ gần bị mất mạng, nhà Lý đã hết người! Thế là vùng đất này lọt vào tay Nguyễn Cuộc. Người viết không thấy sử liệu nào nói về viên tướng này, có lẽ vì sự kết giao của Nguyễn Tự và Trần Tự Khánh nên vùng này chưa bị Tự Khánh “để ý” tới chăng" Lúc này Trần Tự Khánh đã chiếm cứ quá nửa vùng châu thổ sông Hồng. Tuy nhiên hai năm sau, năm 1213 , tức là năm Kiến Dậu (năm Kiến Gia thứ 3), “Trần Tự Khánh đánh châu Quốc Oai, châu này phải hàng” (ĐVSL). Vậy là vùng đất thuộc Nguyễn Cuộc lại bị đặt dưới sự quản trị của Trần Tự Khánh.

(còn tiếp)

31) Quốc Oai ngày nay là huyện Quốc Oai, thuộc tỉnh Hà Tây (phía tây bắc của tỉnh này, phía nam huyện Thạch Thất, phiá bắc huyện Chương Mỹ, phía tây thành phố Hà Nội). Tuy nhiên theo Đại Nam Nhất Thống Chí, tập 4, trang 185 thì thời Lê Quang Thuận thứ 7 (Vua Lê Thánh Tôn, niên hiệu Quang Thuận),“Phủ Quốc Oai lãnh 5 huyện là Từ Liêm, Đan Phượng, Phúc Lộc, Thạch Thất và Ninh Sơn”. Chuối đời Lý, Quốc Oai là một châu.

32) Năm này phải là năm Tân Mùi chứ không phải là năm Tân Tỵ như trong ĐVSL :“Năm Tân Tỵ (năm 1211-ND) là năm Kiến Gia thứ nhất:”. Có lẽ tác giả (hoặc dịch giả) đã viết nhầm mà người viết đã không ghi chú trong phần trước (ĐVSKTT viết là :“Tân Mùi, [Kiến Gia] năm thứ nhất [1211], (Tống Gia Định năm thứ 4)"

33) Ghi chú cuối trang 51, ĐVSKTT tập 2:“ Na Sầm: tức Na Ngạn, thuộc đất huyện Lục Ngàn, tỉnh Hà Bắc ngày nay”.Huyện Lục Ngàn nằm phía bắc tỉnh Bắc Giang (2005).

34) Ghi chú của dịch giả:“Tây Dương là khu Cầu Giấy, Hà Nội ngày nay”.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Năm 1208, Phạm Du là tri phủ Nghệ An làm phản, “cho người đi cướp bóc khắp nơi” (ĐVSKTT) , vua Cao Tông sai hoạn quan Phạm Bỉnh Di đi đánh. Phạm Du thua, “Bỉnh Di tịch biên gia sản của Du rồi đốt hết” . Phạm Du thù Phạm Bỉnh Di.
Phần lược sử "Nhà Trần Khởi Nghiệp" được trích từ diễn đàn phố rùm Việt Báo phòng "Việt Nam - Đất Nước - Con Người" chủ đề "Nhà Trần Khởi Nghiệp" do anh Trần Việt Bắc ký danh TVB viết và biên soạn.
Thấy họ Trần mở rộng địa bàn hoạt động, Họ Đoàn cũng không chịu thua, bèn mang “người ở vùng Hồng đánh Nam Sách, Phạm Võ đầu hàng” (ĐVSL), sau đó Đoàn Thượng sai Đoàn Trì Lỗi (56) giữ Nam Sách.
Trần Tự Khánh biết điều này và ông ta muốn giả thần phục nhà Lý, dùng nhà Lý như một triều đình bù nhìn để mặc tình thao túng. Vì thế ông ta bèn đi một nước cờ mới:
Âm mưu của Trần Tự Khánh là mang quân về kinh thành để thao túng triều đình nhà Lý. Niềm mong muốn của Tự Khánh đã đạt được như ước nguyện sau hai lần không thành công.
Trong các “sứ quân” cuối thời Lý thì Trần Tự Khánh có lợi thế và hùng mạnh hơn cả. Sau khi Trần Lý chết, toàn bộ binh lực của ông này trao cho người con thứ hai là Trần Tự Khánh, em của Trần Thừa,
Tháng Giêng năm Canh Ngọ (1210), “Tô Trung Từ từ lúc kín đáo nhận lãnh cái tước do Vương tử Sảm phong cho thì sợ tội trạng sẽ đến với mình mới bắt ép binh lính đánh Khoái châu (20) .
Muốn tránh bị Trần Tự Khánh kềm chế, nhà vua tìm cách rời khỏi kinh thành. Kiếm lý do để Tự Khánh không nghi ngờ, "Nhà vua cùng Thái hậu đi thăm chơi nhà viên quan trong hàng Đại Liêu ban ở Đông Ngạn là Đỗ Thưởng"
Thế là những dự tính dùng binh lực để chống lại Tô Trung Từ đều bị dập tắt và ông này càng ngày càng lộng hành hơn nữa. Tình trạng lúc này không khác gì cảnh Đổng Trác uy hiếp nhà Đông Hán.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.