Hôm nay,  

Nhà Trần Khởi Nghiệp (20): Kết Luận

25/09/200600:00:00(Xem: 20436)

Trần Việt Bắc

Kết luận

Qua những trình bày trong phần trước, sự thay đổi triều đại từ Lý sang Trần đã không quá đơn giản. Cuộc "đảo chính không đổ máu"này chỉ xảy ra hồi tháng chạp năm Ất Dậu (1225). Liên tục trong 16 năm (1209-1225), biết bao chinh chiến điêu linh và tang tóc đã xãy ra cho người dân ở đồng bằng sông Hồng. Sự việc đã không xảy ra ngắn và gọn như ĐVSKTT viết, hay tất cả các bộ sử khác của nước Việt đặt căn bản trên bộ sử này, ngoại trừ ĐVSL của tác giả Khuyết Danh. Người viết chỉ muốn sắp xếp lại những sự việc đã viết trong ĐVSL, cùng so sánh sử liệu này với các bộ sử khác để có cái nhìn rõ ràng hơn về một giai đoạn chuyển tiếp quan trọng trong lịch sử nước Việt.

Những diễn tiến đã xảy ra từ lúc vua Cao Tông bôn đào khỏi kinh thành vì loạn Quách Bốc (Tháng 7, 1209). Họ Trần nhận thấy nhà Lý đã cực kỳ suy yếu, nên đã có ý muốn nhảy vào chính trường để đợi thời cơ. Ông Trần Lý nghe ngóng và biết được những việc xảy ra trong cung đình nhà Lý qua bà vợ họ Tô, cũng như em của bà này là Tô Trung Từ (hậu duệ của quan đại thần Tô Hiến Thành). Dịp may tới tay họ Trần; khi thái tử Sảm chạy loạn về Hải Ấp, họ Trần không bỏ qua cơ hội hiếm có này. Muốn có được sự liên hệ với nhà Lý và cơ hội nhảy vào chính trường, Trần Lý đã gả con gái là Trần Thị Dung - người được ĐVSKTT viết là "có nhan sắc"
(133)
- cho thái tử Sảm. Từ đây, liên hệ giữa họ Trần và họ Lý là Trần thị. Các biến cố dồn dập xảy ra, binh biến liên miên, người dân là những kẻ chịu nhiều tai ương hơn cả, nhà cửa cung điện tại kinh thành bị đốt tiêu tan, cả vùng bị dìm chết. Trần Tự Khánh là kẻ gây hoạ cho người dân nhiều nhất so với các "sứ quân" khác; liên tục trong 7 năm trời (khi Huệ Tông chưa về với Tự Khánh). Mãi tới lúc theo giúp nhà Lý, trong thời gian 7 năm; Trần Tự Khánh đã ra công đánh dẹp khắp nơi, họ Trần đã tạo được một sự ổn định tương đối cho đất nước tới khi nhà Trần lên ngôi.

Lịch sử đã lập lại và sẽ tái diễn cho những chế độ quân chủ; phong kiến; độc tài; chuyên chế: bất cứ một chế độ nào đi ngược lại lòng người dân sẽ bị đào thải. Họ Lý suy vong, họ Trần lên ngôi, rồi họ Trần cũng sẽ như họ Lý, sẽ bị thay thế bởi họ Hồ. Họ Hồ dứt cũng vì không được lòng dân, rồi đất nước lâm vào cảnh Minh thuộc thảm khốc đau thương.


Để kết luận, người viết xin đưa câu nói của Hồ Nguyên Trừng
(134)khi nhà Minh chuẩn bị mang quân sang xâm lăng nước Việt (1405). Vua nhà Hồ (135)
là Hồ Hán Thương hỏi thì "Tả tướng quốc Trừng nói: "Thần không sợ đánh, chỉ sợlòng dânkhông theo thôi!". Sử thần Ngô Sĩ Liên nói:Mệnh trời là ở lòng dân. Câu nói của Trừng hiểu được điều cốt yếu đó…."

Nước mất thì nhà tan, dân ly tán. Bài học tự ngàn xưa đã được chứng minh và viết lại bằng máu và nước mắt nhiều lần! Để ích quốc lợi dân và nước Việt được trường tồn, ai là người biết áp dụng những kinh nghiệm lịch sử đã bị trả bằng giá núi xương sông máu này "

./.

133) "Hoàng thái tử [Sảm] đến thôn Lưu Gia704 ở Hai Ấp nghe tiếng con gái của Trần Lý có nhan sắc, bèn lấy làm vợ" (ĐVSKTT)

134) Hồ Nguyên Trừng là con cả của Hồ Quí Ly, tác giả của "Nam Ông Mộng Lục" (viết năm 1442, hồi ký nói về nước Việt) , ông cũng là nhà kỹ thuật giỏi, đã chế ra súng "thần cơ". Được nhà Minh trọng dụng, ông đã được thăng tới chức Tả thị lang bộ Công

135) Hồ Quí Ly lúc này đang là Thái thượng hoàng


Tham khảo

-
Đại Việt Sử Lược ***
, Thế Kỷ 14 (1377 - 1388), soạn giả: Khuyết danh, 1377 –1388, dịchgiả: Nguyễn Gia Tường, 1972. Ấn bản điện tử: Công Đệ, Lê Bắc.

*** Ghi chú : theo như sự khảo cứu của TS Lê Mạnh Thát thì Đại Việt Sử Lược là của Trần Chu Phổ "đây là một tác phẩm biệt lập và có khả năng là của Trần Chu Phổ, sống khoảng trước sau 1225-1258" (TS Lê Mạnh Thát, bài viết "Bàn về một phương pháp khoa học tích cực trong công trình nghiên cứu văn hóa Việt Nam")

- Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, bản in Nội các quan bản, mộc bản khắc năm Chính Hòa thứ 18 (1697). Nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1998.

- Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục. Quốc Sử Quán Triều Nguyễn soạn thảo (1856-1881). Viện Sử Học dịch (1957-1960). Nhà xuất bản Giáo Dục (Hà Nội) ấn hành 1998.

- An Nam Chí Lược, Lê Tắc, dịch giả: Ủy ban dịch sử liệu Việt Nam, nhà xuất bản: Viện Đại Học Huế, ấn bản điện tử: Công Đệ, Doãn Vượng, Lê Bắc.

- Việt Nam Sử Lược, Trần Trọng Kim- Nhà xuất bản Văn Hoá Thông Tin-1999.

- Việt Sử Tân Biên- Phạm Văn Sơn-Nhà xuất bản Đại Nam- Sàigon 1961.

- Đại Việt Sử Ký Tiền Biên, Ngô Thời Sỹ, nhà xuất bản Khoa Học Xã Hội, Hà Nội 1997.

- Việt Sử Tiêu Án, Ngô Thời Sỹ, dịch giả: Hội Việt nam ngiên cứu liên lạc văn hóa Á Châu, nhà xuất bản văn Sử. Ấn bản điện tử : Công Đệ, Doãn Vượng, Lê Bắc.

- Đại nam Nhất Thống Chí, Quốc Sử Quán Triều Nguyễn, người dịch: Phạm Trọng Điềm, người hiệu đính: Đào Duy Anh, nhà xuất bản Thuận Hoá , 1997

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nguyễn Nộn hùng cứ ở Bắc Giang, xưng là Đại Thắng Vương, ông này là một “kỳ phùng địch thủ” của họ Trần và Đoàn Thượng . Họ Trần dù đã lên ngôi làm chủ Đại Việt nhưng vẫn không thể nào dẹp được ông này,
Tuy nhiên nhà Lý đã làm vua Đại Việt trên 2 thế kỷ, đột ngột thay đổi một triều đại đã được toàn dân trong nước chấp nhận là một chính biến cực kỳ lớn lao, Trần Thủ Độ cũng phải nói:
Từ tháng 12, năm1211, khi Trần Tự Khánh kéo quân về kinh đô tới tháng 7, năm 1215, gần 4 năm trời Trần Tự Khánh hoành hành ở Thăng Long, tàn phá từ cung điện nhà Lý tới gia cư của người dân tại đây,
Đại Việt dưới các triều đại đầu nhà Lý đã trở nên khá cường thịnh, với những chiến công oanh liệt “phá Tống bình Chiêm”, tuy nhiên đến đời vua Lý Anh Tông (làm vua 37 năm, 1138 – 1175) thì chính sự ngày thêm đổ nát,
Theo như ĐVSKTT thì tổ của nhà Trần là ông Trần Kinh , ông này sinh ra Trần Hấp. Ông Trần Hấp sinh ra ông Trần Lý. Tới đây, hậu thế chỉ biết tới ông Trần Kính là ông nội của ông Trần Lý.
Sau khi giúp vua Huệ Tông dẹp xong loạn lạc, họ Trần coi như làm chủ Đại Việt. Trần Tự Khánh đã được vua Huệ Tông phong đến chức Phụ quốc thái úy (108) là chức cực phẩm. Tuy nhiên chuyện bất ngờ xảy ra:
Tô Trung Từ chết, kinh thành lúc này không có một lực lượng nào đáng kể ngoại trừ một đám quân dưới tay ông con rể của Tô Trung Từ là Nguyễn Đà La, nhưng ông này không đủ tài và lực,
Đoàn Thượng được kể là một sứ quân có nhiều bản lãnh ở vùng Hồng. Ông này và Đoàn Văn Lôi là những địch thủ đáng gờm của anh em họ Trần cũng như Nguyễn Nộn.
Lúc này (tháng 7, năm Kỷ Tỵ,1209), vua Cao Tông vẫn còn lánh ở tại miền Quy Hoá. Theo ĐVSKTT thì: “Anh em họ Trần họp hương binh để dẹp loạn, rước vua về kinh, khôi phục chính thống.
Năm 1208, Phạm Du là tri phủ Nghệ An làm phản, “cho người đi cướp bóc khắp nơi” (ĐVSKTT) , vua Cao Tông sai hoạn quan Phạm Bỉnh Di đi đánh. Phạm Du thua, “Bỉnh Di tịch biên gia sản của Du rồi đốt hết” . Phạm Du thù Phạm Bỉnh Di.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.