Hôm nay,  

Chi Hội Cao Niên Công Giáo Cộng Đoàn Thánh Linh

06/03/200300:00:00(Xem: 5388)
PHOTO: Hình trên, Chi Hội Cao Niên chụp kỷ niệm nhân dịp Rước Kiệu Tháng Hoa kính Đức Mẹ tại Cộng Đoàn; Hình dưới, chụp kỷ niệm trong dịp lễ mừng bổn mạng Cộng Đoàn Lễ Chúa Thánh Thần Hiện Xuống.

Tất cả quý vị cao niên sống tại Hoa Kỳ đều được chính phủ lo đầy đủ vật chất, còn về tinh thần thì cũng được đầy đủ. Tuy nhiên đối với các cụ quê cha đất tổ không phải ở đây, nên lòng các cụ lúc nào cũng canh cánh nhớ về quê hương. Các cụ nhớ nhà, nhớ nước, nhớ nôi chôn nhau cắt rốn, nhớ nơi gởi gấm hình hài của các bậc tổ tiên.
Cây đa đầu làng, bụi xương rồng trước ngỏ, khóm dong, bụi chuối sau vườn. Thường nhật chẳng có gì đáng để ý mà khi xa nó bóng hình ấy trở nên quý giá vô ngần. Những đường ngang ngõ dọc trong xóm, trong nắng sớm, vài con chó vàng chó mực cắn đuôi nhau sủa vang trong sân đình, sân điếm là những hình ảnh và âm thanh in trong tâm khảm muôn thuở chẳng mờ phai. Ngôi thánh đường cũ kỹ của xóm đạo, cột kèo mối mọt gậm loang lổ. Nền gạch lát viên lòi viên lõm vì đã trải qua hàng nữa thế kỷ không được sửa sang. Hàng dãy ghế ngồi và ghế quỳ long đinh long chốt, bụi bặm và đất cát phủ đầy. Tất cả những hình ảnh này đã in sâu trong trí não các cụ ngay từ hồi các cụ còn thơ ấu, nay muốn nhìn lại nó, đâu có dễ dàng. Ngôi đình làng, cái giếng xóm khu đất Thánh…đều là những cảnh vật vô tri, ở với nó cả hàng mấy chục năm trời mà chưa hề có một lần lưu luyến. Thế nhưng kể từ ngày cất bước ra đi, mỗi khi nghĩ đến thì lòng đau dạ xót, vấn vương bao nỗi ngậm ngùi. Khu đất thánh của họ Đạo, nơi an nghỉ nghìn thu của các bậc tổ tiên, các đấng sinh thành và họ hàng ruột thịt, tuy phong cảnh có đìu hiu, mồ mả có bị điêu tàn, mà vẫn là một chốn linh thiêng, một thành tích, một gói ghém nhớ thương ngàn đời của người lữ thứ.
Dù hiện thời đang sống trên đất Mỹ, song nhiều vị cao niên của chúng ta vẫn cứ tưởng như là mình đang ở Hà Nội, Hải Phòng, Bùi Chu, Phát Diệm hoặc đang ở Thánh Hóa, Nghệ An, Thừa Thiên, Đà Lạt hoặc Saigon, Cần Thơ, Rạch Giá, Hà Tiên nơi quê mẹ mến yêu. Trong giấc mơ, các vị cao niên thường mơ thấy mình đang rước kiệu Santi ở Nhà Thờ Chính Tòa Hà Nội, hoặc dự cuộc rước hoa thánh Đức Mẹ ở Nhà thờ Chúa Cứu Thế ở Thái Hà Ấp, cạnh gò Đống Đa ngoại thành Hà Nội. Cũng có khi mơ thấy mình đang dự cuộc hành hương Thánh Địa Lavang, Nam Ngạn cầu Hiền Lương, Bến Hải nơi phân chia Bắc Nam đôi ngã của một dãy giang sơn. Có vị cao niên khác, khi lên giường ngủ, rõ ràng trong một ngôi nhà ở quận Orange, California, Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ, thế mà trong giấc mơ, cụ lại mơ thấy mình đang lang thang trong một khu phố ở Hà Nội cũng thành Quảng Nam, tỉnh Thanh Hóa.
Càng về già, các vị cao niên càng nặng tình với quê hương và dân tộc. Năm sáu mươi năm về trước, lúc tuổi xanh còn tràn đầy nhựa sống, nhiều vị cao niên ngày nay cũng đã từng đêm đêm nép mình trên lưng đèo đầu suối, quyết đem máu đào để bảo vệ non sông. Có những chàng trai thuở nào, vai balô vai vác súng, ngước nhìn thấp thoáng bóng mây, chỉ muốn lấp biển, dời non nhưng số mệnh chưa cùng. Trời còn bắt phải sống để nhìn cuộc thế nổi trôi. Cũng có vị cao niên ngày nay, bâng khuâng nhìn đàn có trắng bay trên trời xứ lạ, mà ước ao thân mình sao có cánh, để tháp tùng đàn chim vượt chơi biển bay về cố hương. Có những vị cao niên khác, mấy chục năm trước đây vượt trùng dương đi tìm lẽ sống vẫn tưởng rằng ngày về chẳng độ bao xa, thế mà nay năm tháng vẫn trôi hoài chưa thấy ngày về.
Những khắc khoải của tâm hồn các vị cao niên trên đất Mỹ nói chung là như thế, nhưng các cụ vẫn vui vẻ sống và phụng sự Thiên chúa. Chăm chỉ và sốt sắng nguyện cầu Chúa mỗi ngày. Ở nhà một mình trong thinh lặng khi các con cháu đi làm, các cụ đã dùng những giờ lặng thinh ấy để lần hạt cầu nguyện, kết hợp với Chúa. Cầu nguyện cho chính mình và cho con cháu của mình đang vất vả với những công việc thường ngày.


Với những cố gắng ấy từng ngày, các cụ đã cảm thấy cuộc sống bình an và vui tươi trong Thiên Ý, Chúa đã ở bên các cụ đỡ nâng và an ủi. Các cụ đã dần dần quen với cuộc sống lặng thinh không hàng xóm như ở Việt Nam xưa kia, và trong cái lặng thinh đó, đời sống nội tâm của quý cụ đã thăng hoa và triển nở mau chóng. Aâu cũng là những cơ hội bằng vàng Chúa dành cho các cụ trên con đường lữ hành tiến về với Chúa. Chúa đã sửa soạn cho các cụ có một trạm nghỉ rất thư thái và bình an, để sửa soạn đón tiếp cuộc gặp gỡ giữa các cụ và Chúa.
Ôi thật là hạnh phúc và là một đặc ân vô cùng cao quý.
Vì thế Chi Hội Cao Niên Công Giáo Cộng Đoàn Thánh Linh được thành lập cũng như mọi cộng đoàn khác trong Cộng Đồng Công Giáo Giáo Phận Orange Thánh Linh là tên gọi của một giáo xứ Việt Nam thuộc nhà thờ Holy Spirit, giáo phận Orange. Giáo xứ này nằm về phía đông nam quận Orange, đông giáo Santa Ana, tây giáp Huntington Beach, nam giáp Costa Mesa, Bắc giáp Westminster.
Chi hội được chính thức thành lập vào tháng 3 năm 1989 do Cha Nguyễn Thanh Sơn vị sáng lập cộng đoàn Thánh Linh.
Cũng như mọi cộng đoàn khác trong cộng đồng, cộng đoàn công giáo Thánh Linh cũng có một Chi Hội Cao Niên Công Giáo, gọi là Chi Hội Cao Niên Công Giáo Cộng Đoàn Thánh Linh, chuyên lo công việc cầu nguyện và tương thân tương trợ nhau lúc còn sống cũng như qua đời (điều B, chương I của bản nội quy), chi hội được thành lập vào tháng 3 do Cha Nguyễn Thanh Sơn, vị sáng lập Cộng Đoàn Thánh Linh.
Vài nét về Chi Hội Cao Niên Công Giáo Cộng Đoàn Thánh Linh.
Nói tới chi hội cao niên công giáo Thánh Linh là phải nói tới Cha Nguyễn Thanh Sơn, vị quản nhiệm tiên khởi của Cộng đoàn. Tuy mới Thụ phong Linh Mục cũng vừa bổ nhiệm làm quản nhiệm cộng đoàn với nhiệm vụ phó xứ nhà thờ Holy Spirit, đặc trách các vấn đề giáo dân Việt Nam. Cha Sơn đã đứng ra thành lập một Chi Hội CNCG cho cộng đoàn này, đã đạt được thành quả tốt đẹp.
Ngoài sự hy sinh của Cha Sơn phải kể đến sự quyết tâm của một số vị như:
- Cụ Nguyễn Văn Thi
- Cụ Nguyễn Thị Thấy
- Cụ Nguyễn Thị Minh
- Cụ Nguyễn Văn Hoàn …
Là những vị đã có công đầu trong việc thành lập Chi Hội Cao Niên của Cộng Đoàn này.
Từ đó, tiếp nối qua những năm sau, Chi Hội Cao Niên của Cộng Đoàn Thánh Linh đã được thành lập và tiến triển khả quan. Đến nay, Chi Hội được điều hành bởi một Ban trị sự rất hăng say, gồm có các vị sau đây:
· Cụ Nguyễn Văn Thi, Chi hội trưởng, kiêm thư ký.
· Cụ Nguyễn Thị Minh, chi hội phó.
· Cụ Nguyễn Thị Thắng, thủ quỹ.
Về phần hội viên, tổng số hội viên khi mới thành lập là 9 người, kể chung cả nam lẫn nữ. Đấy là những hội viên tiên khởi và cũng là những hội viên sáng lập của chi hội.
Về hoạt động của chi hội, hội chú trọng đến việc đọc kinh cầu nguyện, dâng lễ, góp tiền xin lễ, phúng điếu và tiễn đưa xác các hội viên quá cố. Hàng tuần gặp nhau trong các ngày lễ Chủ Nhật. Mỗi tháng gặp nhau trong các phiên họp Đạo Binh Đức Mẹ, Hội các Bà mẹ Công Giáo và vì thế, chi hội cao niên Thánh Linh đã là môi trường sinh hoạt cho quý cụ cao niên tại đây sửa soạn cho cuộc sống tâm linh mình được cao vời hơn, giúp cho các cụ có những giờ nguyện cầu chung với nhau để kéo ơn Chúa xuống cho tuổi hạc được bình an và càng ngày càng bình an lúc tuổi về chiều.
Ban trị sự đương nhiệm 2000-2004
- Chi hội trưởng kiêm thư ký: Ông Giuse Nguyễn Tôn Tuyến
- Chi hội phó kiêm thủ quỹ: Ông Giuse Trần Văn Nhân, ông Giuse Phạm Điểu
Địa chỉ liên lạc: 1663 Mount Todd St, Fountain Valley, CA 92708 (714) 531-6429.
(Đặc trách liên lạc Hội Đoàn: Nguyễn Ngọc Cường, Việt Báo, Tel: (714) 693-3270; Pager: (714) 435-5581)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Với cương vị là Giám đốc đài truyền hình Việt Nam SBTN có tầm vóc nhất ở hải ngoại
Vào những dịp Tết Nguyên Đán tại nhiều thành phố như Los Angeles Orange County là dịp để nhiều người Việt Nam cùng quê hương bản xứ từ ngoài Bắc di cư vào Nam năm 1954 bất ngờ gặp nhau sau nhiều năm sinh sống tại Hoa Kỳ. Nhiều người đồng hương Nghĩa Hoàng đã gặp nhau và từ những buổi tiếp xúc cá nhân
Cùng với hàng triệu đồng bào miền Bắc di cư vào Nam một số gia đình thuộc giáo xứ Bát Trương cũng bỏ làng xã, xứ đạo nơi chôn rau cắt rốn bồng bế nhau di cư vào miền Nam. Phần đông di cư vào một nơi gần quận Trảng Bàng, các cụ cũng tưởng độ ít năm thì sẽ được trở lại quê hương làng cũ khi đất nước thống nhất
Vội vã rời quê hương yêu dấu Việt Nam , phần đông dân làng Lãng Hà đều định cư tại Hoa Kỳ, đông nhất là tại Los Angeles , California . Sau những năm đầu lo lắng cho cuộc sống tương lai của con cháu. Dăm ba năm sau nhớ ơn trên các con cháu đã có công ăn việc làm vững chắc, học hành thật ngoài sự ước muốn
Đến đất Hoa Kỳ, chỉ vài năm nhiều gia đình Việt Nam đã an cư, lạc nghiệp những người trung niên đều đi làm toàn thời gian, còn nhỏ và các thanh niên thiếu nữ đi học, nhưng em lớn tuổi vừa đi làm vừa đi học. Ở nhà chỉ còn những bậc cha mẹ, ông bà lớn tuổi, vật chất không phải lo nhiều, đến tuổi về hưu các cụ
Cùng với hàng triệu người Bắc di cư vào miền Nam . Dân chúng làng Thúy Linh một số cùng di cư bỏ lại bao kỷ niệm từ ngày mới lọt lòng mẹ bỏ nơi chôn rau cắt rốn mồ mả tổ tiên để vào miền Nam . Nhưng cũng là nước Việt sau nhiều năm, nhiều gia đình đã có cơ sở làm ăn vững chắc, con cháu đã có nhiều người thành danh
Cuộc di cư vĩ đại từ Bắc vào Nam năm 1954 không một người Việt Nam nào quên được. Nam Bắc thì cũng là một đất nước Việt, thế mà biết bao nhiêu người đã mong mỏi từng ngày, xin thượng đế ban cho đất nước được thống nhất để còn được trở lại nơi chôn rau cắt rốn, nơi mồ mả cha ông đã nằm xuống, nơi bà con ruột
Biến cố năm 1975 biết bao gia đình đã phải ly tán, cha, con xa nhau ông bà còn ở lại Việt Nam đã không còn nhìn thấy những đứa cháu thân thương đã cùng cha mẹ chúng vội vã rời bỏ quê hương, di tản đến các nước tự do trên thế giới, nhiều nhất là tại Hoa Kỳ. Đến đây những người di tản được phân phối đi khắp các tiểu bang
Lấy tình yêu xứ sở quê hương, nhớ thương nơi mồ mả cha ông đã nằm xuống, nơi chôn rau cắt rốn nơi bà con ruột thịt cùng những bằng hữu còn lại tại quê nhà. Sự thành lập hội đồng hương Tổng Thanh Trì là để duy trì truyền thống, tương thân tương ái, tương trợ của bà con "hàng Tổng' Thanh Trì, để thắt chặt tình đoàn kết
Năm 1954, đứt ruột rời nơi chôn rau cắt rốn tổ mộ ông bà tổ tiên, anh em bạn hữu để di cư vào Nam để được tự do giữ đạo, rồi lại biến cố ngày 30/4/75 nhiều gia đình Trung Nghĩa đã bỏ nước ra đi sống tản mác trên khắp thế giới và định cư đông nhất tại tiểu bang California. Sống tại đất khách quê người được tự do
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.