Hôm nay,  

Bầu Cử Tại Hoa Kỳ Năm 2002

06/03/200200:00:00(Xem: 5524)
(IRCC News) Từ sau vụ 911 tại Hoa Kỳ cuối năm 2001, người Mỹ đã thức tỉnh, biểu lộ lòng yêu nước, quan tâm đến đất nước và có thể sẽ đi bầu đông hơn vào năm 2002. Người Việt tại Mỹ thì sao" Chúng ta sẽ hội nhập được bao nhiêu. Quan tâm đến đất nước này đến mức nào. Sẽ chờ xem kết quả người Việt ghi danh và đi bầu vào tháng 3 và tháng 11 năm 2002 mới có câu trả lời. Trong khi chờ đợi, chúng tôi xin có 1 vài tin tức để thông báo quý vị cử tri gốc Việt.

1. Tại sao phải đi bầu: Vô quốc tịch Hoa Kỳ, trở thành công dân là để làm bổn phận công dân. Đi quân dịch bảo vệ đất nước. Đi bầu để xây dựng dân chủ. Luật Hoa Kỳ từ lâu cũng có khoản không đi bầu còn bị phạt. Nhưng luật cũ kỹ này không áp dụng. Nếu bị gọi quân dịch mà không đi sẽ bị tù. Nhưng không đi bầu không bị tù. Bầu cử trở thành một bổn phận tự nguyện. Đối với cộng đồng Việt Nam, bầu cử là một hình thức biểu lộ sức mạnh.

2. Bầu cử sơ bộ là gì: Cuộc bầu cử sơ bộ nhằm mục đích chính là lựa chọn 1 ứng cử viên chính thức của mỗi đảng. Đồng thời bầu vòng loại cho các chức cử dân cử địa phương không phân biệt đảng phái. Thí dụ thị trưởng, nghị viên cũng được bầu vòng đầu. Nếu ai thắng cử với đa số (50% số phiếu cộng 1) sẽ thắng luôn vào tháng 3 năm 2002. Nếu không được đa số thì hai người nhiều phiếu nhất sẽ vào chung kết tháng 11-2002. Lần này bầu lại giữa 2 người, ai cao phiếu nhất sẽ thắng cử. Đồng thời mỗi đảng sẽ chỉ có một người hay một liên danh duy nhất ra tranh cử.

Cũng nhân dịp bầu sơ bộ, các dự án luật cần trưng cầu ý kiến được đưa ra. Kỳ bầu cử nào thì cũng có các trưng cầu dân ý kèm theo.

3. Tài liệu hướng dẫn đi bầu: Phát hành bằng Anh ngữ. Do dân số đông đảo tạo nhu cầu, hiện có bản tiếng Mễ, tiếng Việt và Trung Hoa ở nơi đông dâ thiểu số. Cần lưu ý là ghi danh đảng nào sẽ nhận được danh sách ứng cử viên của đảng đó trong kỳ sơ bộ và chỉ có cơ hội bầu cho đảng của mình. Đến tháng 11, vào kỳ bầu chính thức, dù ghi danh cho đảng nào cũng có quyền bỏ phiếu tự do cho tất cả các ứng cử viên có tên tranh cử.

Có thể tìm thêm tài liệu về bầu cử trên các hệ thống sau đây:

www.easyvoter.org
www.immigrantvoice.org
www.ca.lwv.org
www.library.ca.gov
www.ss.ca.gov

4. Đảng phái chính thức tại Hoa Kỳ: Có tất cả 7 đảng chính thức trong đó có 2 đảng Cộng Hòa và Dân Chủ là mạnh hơn cả nên Hoa Kỳ còn được gọi là thể chế lưỡng đảng

· American Independent - (Đảng Độc Lập Hoa Kỳ) Chủ trương tôn trọng hiến pháp, chống phá thai, giảm vai trò của chính quyền có lối 300 ngàn đảng viên tại Cali.

· Democratic (Dem) - (Đảng Dân Chủ) Đây là 1 chính đảng lớn tại Hoa Kỳ, rất mạnh tại Cali với 7 triệu đảng viên. Chủ trương phóng khoáng. Đặc biệt Bắc Cali là nơi ảnh hưởng đảng Dân Chủ.

· Green - (Đảng Xanh) Chỉ có hơn 100 ngàn thành viên tại Cali, chủ trương bảo toàn năng lượng.

· Libertarian - (Tự Do) Chỉ có lối 90,000 đảng viên tại Cali. Cổ võ cho tự do

· Natural Law - (Luật Thiên Nhiên) Có lối 50,000 đảng viên tại Cali. Cổ võ cho khoa học và đời sống thiên nhiên.

· Reform - (Cải Cách) Chủ trương cải tổ. Có 70,000 thành viên tại Cali

· Republican - (Cộng Hòa)

Một trong 2 chính đảng lớn tại Hoa Kỳ. Có 5 triệu 400 ngàn đảng viên tại Cali. Chủ trương bảo thủ. Tại Nam Cali ảnh hưởng của Cộng Hòa và Dân Chủ rất ngang ngửa.

5. Ghi danh đi bầu: Muốn đi bầu phải có quốc tịch Mỹ, trên 18 tuổi. Đã ghi danh rồi nếu muốn đổi đảng hay đổi địa chỉ phải ghi danh lại. Luật mới cho phép ghi danh 15 ngày trước mỗi kỳ bầu cử. Tuy nhiên muốn cho chắc, ghi danh càng sớm càng hay vì thư từ gửi có thể chậm trễ.

6. Muốn bầu khiếm diện: Có thể ghi danh xin mẫu này 1 tháng trước ngày bầu cử. Khi có mẫu bầu khiếm diện mà không kịp gửi đi, hãy đến nộp tại phòng phiếu vào ngày bầu cử. Chỉ được bầu tại phòng phiếu đã chỉ định vì ở đây mới có danh sách cử tri.

7. Các dự án luật: Kỳ bầu cử nào cũng có các dự án luật được đưa ra để hỏi ý kiến người dân. Đa số là các luật tại Cali thuộc cấp tiểu bang. Vì lý do đời sống của dân chịu ảnh hưởng trực tiếp của tiểu bang nhiều hơn liên bang. Nên đọc kỹ các bài ủng hộ và chống đối để lấy quan điểm của riêng mình. Rất khó mà hướng dẫn để đưa ra lời khuyên duy nhất. Nên chọn theo ý riêng và cũng có quyền không có ý kiến. Phải đi bầu, nhưng không bắt buộc bầu cho những việc hay người mình không biết rõ.

8. Lá phiếu Việt Nam: Ai cũng nói rằng người Việt phải đi bầu để tạo sức mạnh. Tuy nhiên tại các quận hạt đều không có ai thực sự lưu tâm đến việc tìm hiểu xem số cử tri Việt ghi danh mỗi năm là bao nhiêu. Tỷ lệ đi bầu mỗi kỳ là bao nhiêu và tăng giảm ra sao. Muốn tìm hiểu xin theo phương cách sau đây.

a) Liên lạc thân hữu với văn phòng bầu cử tại quận địa phương thường gọi là Registrar Voter hay Elections Office, hay có nơi giao cho County Clerk hay Court House.

b) Yêu cầu cung cấp hay bán cho một đĩa dữ kiện có đầy đủ danh tính của cử tri cho toàn quận hạt. Đem về cho chạy ra các cử tri có chỗ Birth place (BP) ghi là Việt Nam (VM) (lưu ý VM chứ không phải VN).

Nếu nơi nào có cử tri yêu cầu bản hướng dẫn bầu cử bằng Việt ngữ, có thể cho chạy ra luôn.

Con số này được coi là gần gũi nhất với số cử tri Việt Nam thực sự đã ghi danh. Trên thực tế vẫn có nhiều người Việt lại ghi tên xin tài liệu bầu cử bằng Anh ngữ. Và có những người nơi sanh (BP) là Việt Nam nhưng lại là người Tàu.

Sau đó cần ước tính thêm số cử tri gốc Việt đã sanh ra tại Hoa Kỳ, đã đủ 18 tuổi, đang cư ngụ tại địa phương và có ghi danh đi bầu.

Với các tài liệu đó đối chiếu, ta có con số cử tri Việt tại mỗi quận. Cấp quận là đơn vị hành chánh căn bản của tiểu bang và liên bang lo về danh sách cử tri.

9. Người Việt theo đảng nào: Kinh nghiệm theo dõi số cử tri Việt Nam tai Hoa Kỳ trong nhiều năm, chúng tôi có các dữ kiện sau đây. Hơn 10 năm trước tại quận hạt Santa Clara có đa số người Việt theo Cộng Hòa 60%. Còn dân chủ chỉ có 30%. Số còn lại 10% theo các đảng nhỏ hoặc không theo đảng nào. Con số này có thể tiêu biểu cho cả tiểu bang Cali và luôn tại Hoa Kỳ.

Đến năm 2002 với 40 ngàn cử tri Việt Nam tại hạt Santa Clara hiện đã có tới hơn 30% tức 12, 153 người theo Dân Chủ. Đảng Cộng Hòa cũng chỉ còn 12, 439 người tức là 30%. Con số cử tri gốc Việt không theo đảng phái đã tăng lên đến 11, 524 cử tri làm thành tỷ lệ mới 30%.

Đó là 1 con số rất đáng lưu tâm về quan điểm của cử tri gốc Việt đã thay đổi đối với các chính đảng tại Hoa Kỳ.

10. Người Việt đi bầu: Hãy tạm thời nghiên cứu số người Việt đi bầu tại quận Santa Clara. Đây là nơi có 14 thành phố nhỏ nằm chung quanh 1 thành phố lớn là San Jose. San Jose là thị trấn có đông người Việt nhất tại Hoa Kỳ. Miền Nam Cali có đông người Việt nhưng ở trong toàn quận Orange gồm nhiều thành phố nhỏ. Không có 1 thành phố nào ở Hoa Kỳ tập trung 100,000 dân Việt như ở San Jose.

Theo dõi số người Việt ghi danh đi bầu hàng năm riêng tại San Jose và phụ cận con số gia tăng rất đáng kể. Từ vài trăm người vào đầu thập niên 80 lên đến hơn 20 ngàn thập niên 90 và qua năm 2002 đã có 40,000 người. Tuy nhiên con số thực sự đi bầu thì còn thua con số cử tri của toàn thể mọi sắc dân.

So sánh với cử tri Tầu và Mễ, chúng ta vẫn còn kém. Cụ thể là kỳ tổng tuyển cử 2000 số cử tri Mỹ nói chung đi bầu gần 60%. Tàu gần theo sát, Mễ được trên 52% còn Việt Nam vẫn từ 49% đến 51% là cao. Số tuổi cao niên Việt Nam đi bầu khá cao. Trung niên Việt Nam thì trung bình. Còn tuổi thanh niên Việt Nam thì rất yếu. Chúng ta vẫn thường ca ngợi tuổi trẻ Việt Nam trên mọi lãnh vực, nhưng thực tế cho thấy tuổi trẻ nào cũng không chịu đi bầu và riêng tuổi trẻ Việt Nam thì lại lười hơn cả.

Cộng đồng Việt Nam nên làm gì"

Các nhà lãnh đạo cộng đồng, các ban đại diện cộng đồng nghĩ sao. Có nên tìm các biện pháp tính cực hơn nữa và có nên tiếp tục ca tụng vuốt ve tuổi trẻ hay không"

11. Tham dự chính quyền: Một con đường tích cực khác là cần có các đồng hương Việt Nam tham dự tích cực vào chính quyền. Hiện nay mới có một nữ thượng nghị sĩ tiểu bang gốc Mhong tại Minnesota. Phía Việt Nam có 2 nghị viên hội đồng thị xã các thành phố nhỏ tại Nam Cali. Con đường đi vào chính quyền qua lối dân cử khá vất vả nên chưa có các ứng viên Việt Nam. Tuy nhiên tham dự chính quyền vẫn còn nhiều lối khác. Vừa có khả năng suất sắc, vừa sinh hoạt trung thành với đảng sẽ có cơ hội.

Đảng Cộng Hòa với nội các của tổng thống Bush kỳ này đã có các quyết định rất ngoạn mục với cộng đồng Việt Nam. Bổ nhậm 2 phụ tá thứ trưởng là thành viên gốc Việt. Cử một thành viên gốc Việt vào chức vụ giao tế tại Bạch Cung lo về Á Châu Thái Bình Dương. Và sau cùng cử ông Nguyễn Văn Hành làm giám đốc ORR. Đây là văn phòng đặc trách về dân tỵ nạn cấp liên bang với ngân sách 500 triệu Mỹ kim hàng năm để trông nom cho di dân 100 sắc tộc định cư tại Hoa Kỳ. Trong khi các chức vụ cao cấp khác nặng về chuyên môn và hành chánh thì giám đốc ORR có thể coi như vai trò tư lệnh đại đơn vị có thẩm quyền trực tiếp về ngân sách, nhân viên và công vụ.

Tất cả các thành viên Việt Nam nắm giữ các chức vụ quan trọng kể trên đều vừa là những người có khả năng chuyên môn lại vừa phải sinh hoạt lâu năm với đảng một cách tích cực thì mới có cơ hội như hiện nay.

Đó là những kinh nghiệm góp phần cho con đường hội nhập vào xã hội và guồng máy chính trị tại Hoa Kỳ. Đó cũng là phương thức hữu hiệu nhất để tranh đấu cho dân sinh tại Mỹ và dân quyền tại Việt Nam.

Giao Chỉ San Jose

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Virus bệnh cúm không ngừng biến hóa một cách khó hiểu được. Về căn bản, bệnh cúm do virus Influenza gây ra, và gồm có 3 nhóm chính: Influenza A, Influenza B và Influenza C.
Ký giả Trương Minh Đức đã được điều trị. Bản tin sau do Đảng Vì Dân phổ biến như sau.
Tháng Ba năm 2007, thị trường chứng khoán Việt Nam bốc lên cõi ảo, với chỉ số VNIndex tại Sàigòn chờn vờn đỉnh cao 1.170 điểm.
Báo Zimbabwe đưa tin kết quả tái kiểm phiếu đầu tiên cho thấy đảng của TT Mugabe thắng thêm 1 ghế dân biểu
Thượng Nghị Sĩ John McCain (Cộng Hòa-Arizona) -- người được nhìn như ứng viên Cộng Hòa hàng đầu để tranh chức Tổng Thống Mỹ năm 2008
LTS. Các quan điểm trong bài này là của riêng nhà văn Chu Tất Tiến, không phản ánh quan điểm Việt Báo. Đặc biệt, tác giả nhận xét rằng luật sư Dina Nguyễn
Nước Mỹ tổ chức bầu cử vào tháng 11, vì cái gốc nông nghiệp của quốc gia này. Đây là tháng mà việc gặt hái đã xong xuôi. Trong tháng 11, ngày đi bầu là Thứ Ba nối tiếp Thứ Hai đầu tiên
Hoa Kỳ có cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ; đúng 10 ngày sau, Tổng thống Mỹ George W. Bush chính thức thăm viếng Việt Nam nhân dịp tới Hà Nội tham dự Thượng đỉnh của Diễn đàn
Cuộc tranh cử vào chức vu. Thượng nghị sĩ địa hạt 34 đang hồi gay cấn giữa hai đối thủ kỳ cựu: bà Dân biểu Lynn Daucher thuộc đảng Cộng hoà và ông Giám sát viên Lou Correa thuộc đảng
Tôi rất đồng tình với bài viết "Từ Cú Sốc Vụ Tân Nguyễn" (Việt Báo Thứ Hai, 10/30/2006) của tác giả Vi Anh.  Chúng ta nên đi bầu.  Tôi không đề nghị chúng ta nên bỏ phiếu
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.