Hôm nay,  

Thuế Và Chúng Ta: Người Thọ Thuế Và Chính Phủ Hoa Kỳ

25/09/200900:00:00(Xem: 46862)

Thuế Và Chúng Ta: Người Thọ Thuế và Chính Phủ Hoa Kỳ

Ngày 11 tháng 8 năm 2000, Tổng Thống Clinton ký một sắc lệnh hành pháp mang tên Executive Order (EO) 13166, “Improving Access to Services for Persons with Limited English Proficiency.” Mục đích của sắc lệnh này nhằm giảm thiểu đến mức tối đa yêu cầu sử dụng tiếng Anh lưu loát trong các hoạt động và chương trình làm việc của các cơ quan Liên bang. Vấn đề hiểu thông nói thạo tiếng Anh là ngôn ngữ chính dùng ở Hoa Kỳ trước thời kỳ này đã tạo ra lực cản giả tạo trong quá trình tiếp xúc, làm việc giữa chính phủ và người dân.
IRS Hỗ Trợ Người Thọ Thuế qua Các Chương Trình Thuế Vụ
Sắc lệnh 13166 yêu cầu các cơ quan thuộc Chính phủ Liên bang phải bảo đảm rằng những người thọ thuế không nói thông thạo tiếng Anh cũng nhận và sử dụng được các dịch vụ và sản phẩm do chính phủ cung cấp. Sắc lệnh này cũng đồng thời yêu cầu các cơ quan Liên bang cung cấp các dịch vụ cố vấn qua đối thoại và phiên dịch các tài liệu đang được lưu hành và sử dụng sang ngôn ngữ thường dùng của những người có khả năng Anh ngữ giới hạn khi không có phương tiện nào khác cung cấp nguồn thông tin này cho họ.
SPEC và Các Chương Trình Tiếp Cận Cộng Đồng
SPEC là tên gọi tắt của bộ phận Stakeholders, Partnership, Education and Communication. Như tên gọi, các hoạt động của SPEC góp phần nâng cao kiến thức thuế vụ của người thọ thuế, đối thoại, hợp tác và tham gia vào các sinh hoạt cộng đồng ở địa phương. SPEC được thành lập vào ngày 1 tháng 10 năm 2000, gần hai tháng sau khi sắc lệnh 13166 được ban hành. Cơ quan này là sự kết hợp giữa yêu cầu thực hiện sắc lệnh EO 13166 và hoạt động của hai bộ phận TPE (Taxpayer Education) và ETA (Electronic Tax Administration). Nguồn trợ lực chính cho tổ chức mới này là việc tham gia đông đảo của những người làm công tác thuế vụ thiện nguyện qua các chương trình VITA, AARP Tax Aide và các cơ quan truyền thông, xã hội khác trong cộng đồng. Cho đến nay, SPEC được xem như một cơ quan bắt đầu từ các hoạt động đa dạng, một kết quả hòa nhập của nhiều nguồn hoạt động. Các chương trình kế thừa từ nguồn trợ lực này giúp SPEC nhận được hằng trăm hình thức đóng góp từ các cơ quan tham gia, biểu hiện sự trưởng thành của một quá trình hoạt động hữu hiệu và vững mạnh. Tuy nhiên, thành công trong tương lai của chương trình này đòi hỏi sự đóng góp của rất nhiều hoạt động ngắn hạn đa dạng, gần gũi với sinh hoạt của các tổ chức tiền thân TPE và ETA trước đây, chẳng hạn, các chương trình cung cấp kiến thức thuế vụ cho người thọ thuế, khai thuế qua mạng thông tin điện tử, dịch vụ khai thuế miễn phí cho người có lợi tức thấp, người cao tuổi, người bị khuyết tật v.v.
Thúy Chi McGraw – Cố Vấn Thuế Vụ của Cộng Ðồng Việt Nam
Là cố vấn thuế vụ cao cấp của cơ quan SPEC, Thúy Chi có mối quan hệ đặc biệt với các cộng đồng Việt Nam ở Hoa Kỳ, nhất là các cơ quan truyền thông tiếng Việt trên toàn quốc. Cũng như nhiều cộng đồng dân cư thiểu số khác, người Việt Nam nhận được các ưu đãi từ những chương trình hỗ trợ thuế vụ của IRS, nhưng đặc biệt hơn các nhóm dân tộc khác, ngoại trừ những người nói tiếng Spanish, người thọ thuế nói tiếng Việt ở Hoa Kỳ hiện nay đã có thể đọc, nghe và xem cũng như nhận được nhiều nguồn tài liệu thuế bằng tiếng mẹ đẻ. Báo chí tiếng Việt, các chương trình phát thanh và truyền hình, các tổ chức/đoàn thể tôn giáo, trường học, và các tổ chức hoạt động phi lợi nhuận cùng nhiều cơ sở kinh doanh do nguời Việt làm chủ đều sẵn lòng góp phần hỗ trợ các hoạt động giáo dục thuế vụ cộng đồng này. 
Để thực hiện chủ trương của sắc lệnh EO 13166, Sở Thuế Vụ Liên Bang đã xếp các ngôn ngữ Tây Ban Nha (Spanish), Trung Hoa (Chinese), Việt Nam (Vietnamese), Triều Tiên (Korean) và Nga (Russian) là năm ngôn ngữ thường dùng của những người thọ thuế không giỏi tiếng Anh. Ðã có các dịch vụ cố vấn qua phiên dịch trên điện thoại (the IRS Language Assistance Program provides oral language assistance thro the Over-the-Phone Interpreter Program), và rất nhiều nguồn tài liệu dịch phổ biến qua hệ thống thông tin của Sở Thuế Liên bang. Tuy nhiên, phong phú nhất hiện nay vẫn là nguồn thông tin thuế vụ dồi dào và đa dạng bằng tiếng Việt do Thúy Chi dịch, cập nhật, được đăng tải, lưu giữ và phổ biến rộng khắp các cộng đồng Việt Nam.
Với sự đóng góp và tham gia của rất nhiều đoàn thể và cá nhân trong cộng đồng Việt Nam Hải Ngoại, tiếng Việt đã và đang trở thành ngôn ngữ thứ ba sử dụng chính thức ở Hoa Kỳ. Màu Cờ - Tiếng Nói và Hồn Việt Chân Chính là những thành quả cơ bản rất đáng tự hào của tất cả người Việt Nam chúng ta.
Nguồn hỗ trợ cho nỗ lực tuyệt vời
Thật khó mà nhớ hết những điều thú vị cùng những thử thách tưởng chừng không thể vượt qua, nhưng ngày nay khi nhìn lại đoạn đường gần một thập kỷ ấy, chính bản thân mình Thúy Chi cũng không thể tin được những thành quả tốt đẹp trong công tác phục vụ đất nước và dân chúng Hoa Kỳ, trong đó cộng đồng Việt Nam ở khắp các tiểu bang và người thọ thuế gốc Việt là trọng điểm.


Người thọ thuế gốc Việt ở Hoa Kỳ không đông lắm so với các cộng đồng chủng tộc khác như Mễ, Hoa. Tính đến năm 2009, dân số ước chừng 1.4 triệu người; gần mười năm trước, con số này còn khiêm nhường hơn nhiều. Các dịch vụ do Sở Thuế cung cấp cho người thọ thuế nói chung đa dạng, nhưng không đặc biệt nhắm vào một chủng tộc nào, ngoại trừ cộng đồng người thọ thuế nói tiếng Spanish vì mức tăng dân số khá nhanh của nhóm này, và hầu như các phương tiện truyền thông được phổ biến đều bằng tiếng Anh. Thế nhưng sau gần mười năm với hoạt động của SPEC Portland Territory, do bà Sowder Barbara làm giám đốc điều hành, “gia tài” kiến thức thuế vụ bằng tiếng Việt, hoạt động thông tấn, bao gồm báo chí, phát thanh thuộc tư nhân, các tài liệu thông tin thuế vụ chính thức được dịch sang tiếng Việt đã lên đến hàng ngàn bài, nhiều ngàn trang, và các chương trình công ích do chính Sở Thuế Liên Bang tham gia, hợp tác với các tổ chức phi lợi nhuận khác như các trung tâm dịch vụ khai thuế miễn phí, các chương trình hợp tác ở mức địa phương và trên cả nước nhắm vào việc giúp người thọ thuế nói tiếng Việt hiểu các quy định thuế vụ cơ bản và thực hiện quyền lợi cùng trách nhiệm của người thọ thuế bằng chính ngôn ngữ mẹ Việt Nam là một kỳ tích.
Chúng ta thử đặt vấn đề trên một bối cảnh khác để có thể hiểu được đóng góp của bà Barbara Sowder với cộng đồng người thọ thuế Việt Nam có ý nghĩa to lớn như thế nào. Thứ nhất, tuy sắc lệnh EO 13166 đã có từ năm 2000, nhưng IRS không hề có kinh phí đặc cấp cho việc thực hiện giúp đỡ riêng cộng đồng người thọ thuế nói tiếng Việt ở cấp địa phương, ở bang Oregon cũng như ở bất cứ khu vực nào khác. Thứ hai, IRS không cho phép cài đặt bất cứ nhu liệu ngôn ngữ nào vào bất kỳ máy computer nào thuộc hệ thống vi tính của cơ quan thuế vụ Liên bang. Thứ ba, không có nguồn tài liệu nào viết bằng tiếng Việt được chính thức phát hành, ngoại trừ tập Glossary Anh-Việt - ấn bản 850, phổ biến từ năm 2007 (cũng do đóng góp phần lớn của SPEC Portland Territory). Thứ tư, Mỗi đơn vị territory chỉ có thể hoạt động trên địa bàn quy định. Những trở ngại lớn lao này vẫn không làm nản lòng bà giám đốc Mỹ và người nhân viên nói tiếng Việt. Từng ngày, từng tháng, rồi từng năm, những tờ tin, những bài thuế bằng tiếng Việt cứ thế nhiều hơn. Những bản tin ban đầu dán ở bulletin các trường đại học và cao đẳng công lập Portland, nhà thờ, chùa Việt Nam; ở các chợ Việt Nam, chợ châu Á, nhà hàng; các quiosk hội cợ Tết Việt Nam; rồi báo Việt ở Portland với tờ Chính Luận, Oregon Thời Báo, Việt Báo ở Nam Cali; Calitoday ở San Jose ... Ðến nay, mạng thông tin này đã được phổ biến trên toàn cầu qua Online của các tờ báo lớn và báo giấy đã có thể đến tay người đọc, mang theo tin thuế vụ chính thức của Sở Thuế bằng tiếng Việt đến tất cả các tiểu bang ở Hoa Kỳ và nhiều quốc gia khác ở khắp năm châu.
Ngày nay, nếu một người thọ thuế Việt Nam nào không biết nói tiếng Anh, muốn nói chuyện trực tiếp với Sở Thuế, họ có thể yêu cầu nối dịch vụ phiên dịch qua điện thoại để có thể giải thích và phân trần trực tiếp với IRS. IRS đã có bộ phận LEP Asian Initiative chuyên trách các sinh hoạt thuế vụ với ba ngôn ngữ - Hoa, Việt và Triều Tiên. Về số lượng thông tin thuế dịch sang ba ngôn ngữ này, Tiếng Việt dẫn đầu.
Không thể phủ nhận rằng thông tin thuế vụ tiếng Việt đã giúp hình thành một giòng Văn Học Việt chính thức ngay trong hệ thống luật pháp Hoa Kỳ. Khó có thể tưởng tượng được trong bất cứ hệ thống hành chính quốc gia khác nào trên thế giới, ngôn ngữ của một nhóm di dân nhỏ bé lại được sử dụng song song và bình đẳng với ngôn ngữ chính như một phương tiện truyền bá kiến thức và quyền lực của quốc gia đó, như Anh Ngữ và Hoa Kỳ trong trường hợp này, mà  không do một sức ép ngoại giao, chính trị hay mục đích cá nhân nào. Có một sức sống mãnh liệt của Tiếng Nói, Lương Tâm và Tri thức Việt từ cộng đồng người Việt Tị Nạn Cộng Sản thoát ra từ nếp sống, sinh hoạt của môi trường mới. Sức mạnh đó gần đây đã được chứng minh cụ thể bằng tinh thần đoàn kết và ý chí thống nhất của tất cả chúng ta qua vụ cờ máu trên một số các ấn bản của IRS dự định phổ biến do hiểu sai biểu tượng Văn Hóa Việt ở Hoa Kỳ.
Chúng ta gởi lời cảm ơn bà Barbara Sowder với những đóng góp tuyệt vời của bà đối với cộng đồng người thọ thuế gốc Việt ở Hoa Kỳ nói riêng, những nỗ lực không ngừng nghỉ qua gần một thập kỷ dành cho các cộng đồng Việt Nam trên cả nước nói chung. Hai chữ Việt Nam có một giá trị rất quan trọng đối với Bà và sự nghiệp của Bà. Bài học lớn nhất và thiết thực nhất Bà Barbara Sowder nhận được cũng như đã chia sẻ với chúng ta qua hơn ba mươi năm là nhân viên chính phủ Liên Bang là sự trân trọng và duy trì lòng trân trọng đích thực với tất cả mọi người đến từ nhiều nơi khác, nhất là những người không cùng một màu da, không nói cùng một ngôn ngữ.
Cảm ơn Lady Barbara Sowder. We owe you a Big Thank!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Thuế quà tặng (gift tax) là loại thuế đánh trên tài sản chuyển nhượng của một người tặng hay cho người khác mà không nhận lại gì cả
Nếu, vào ngày cuối cùng của một năm, bạn hoặc người vợ/chồng mới cưới của bạn đã trở thành công dân (citizen) hoặc thường trú dân (resident alien) Hoa Kỳ
Tiền trợ cấp nuôi con (child support) có phải là nguồn lợi tức phải đóng thuế hay không" Nếu một người phải trả tiền trợ cấp nuôi con, người này có thể khai để trừ thuế hay không"
Bảy năm trước, chiếu khán (visa) K-3 được thành lập. Chiếu khán K-3 được dành cho người hôn phối và con cái dưới vị thành niên của các công dân Hoa Kỳ, nếu người bảo lãnh đã nộp đơn bảo lãnh chiếu khán di dân và nếu đơn này chưa được sở di trú chấp thuận.
Hệ thống thu và đóng thuế qua mạng điện tử của chính phủ Liên bang được thành lập năm 1996 là hệ thống đóng thuế miễn phí của Bộ Tài Chính Hoa Kỳ.
Con tôi hiện đang học ở một trường tiểu học tư thuộc Giáo Hội Công Giáo.  
Sở Thuế Vụ Liên Bang Hoa Kỳ tài trợ các chương trình đào tạo tình nguyện viên khai thuế miễn phí và cung cấp nhiều loại dịch vụ hỗ trợ người thọ thuế cho các cộng đồng dân cư ở nhiều tiểu bang.
Quý vị chưa nộp hồ sơ thuế 2007 để nhận tiền trợ cấp kinh tế 2008 của chính phủ liên bang, Ngày đáo hạn 15 tháng 10 năm 2008 đang đến gần, quý vị cần phải nộp đơn thuế ngay.
Những người mới mua nhà hoặc có dự tính mua một căn nhà để ở lần đầu tiên nên bắt đầu nghĩ đến việc khai để nhận một loại tín thuế mới
Nếu quý vị là một cư dân (a resident) hay là người ngoại quốc không cư trú thường xuyên ở Hoa Kỳ (a nonresident alien),
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.