Hôm nay,  

Những Sự Kiện Về Hiệp Ước Biên Giới Giữa Vn, Cam Bốt

19/11/200500:00:00(Xem: 26039)
- Theo thông báo của Thượng viện Cam Bốt cho biết, ngày 18/11/2005, ba trong số 9 ủy ban của Thượng viện này tiến hành thảo luận Hiệp ước biên giới bổ sung với Việt Nam được Hạ viện Cam Bốt thông qua ngày 11/11/2005 để đưa Hiệp ước này ra tại phiên họp toàn thể của Thượng viện. Hiệp ước biên giới bổ sung do Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen và Thủ tướng CSVN Phan Văn Khải ký tại Hà Nội ngày 10/10/2005.

Theo hiến pháp Cam Bốt, sau khi được Quốc hội thông qua, Hiệp ước biên giới bổ sung còn phải được Thượng viện thông qua, Hội đồng Hiến pháp xem xét, trước khi Quốc vương Norodom Sihamoni ký ban hành. Sau đây là phần lược trình những sự kiện liên quan đến hiệp ước này.

*28/9/2005: Phái đoàn chính phủ CSVN sang Cam Bốt bàn về vấn đề biên giới

-Ngày 28/9/2005, nhận lời mời của Chính phủ Hoàng gia Cam Bốt, ngày 28/9, đoàn cán bộ cao cấp của Chính phủ CSVN và các tỉnh có biên giới chung với Cam Bốt, do Phó Thủ tướng Thường trực chính phủ CSVN Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu, đã sang thăm Cam Bốt, tham dự "Hội nghị về hợp tác và phát triển các tỉnh giáp biên giới Cam Bốt-Việt Nam" lần thứ hai, tổ chức tại thành phố Xiêm Riệp của Cam Bốt.

-Ngày 29/9/2005, Việt Nam và Cam Bốt đã ra Thông cáo chung bao gồm 19 điểm với những phương hướng và cơ chế hợp tác giữa các tỉnh biên giới hai bên. Tại thông cáo chung, được đưa ra trong lễ bế mạc Hội nghị hợp tác phát triển giữa các tỉnh biên giới Việt Nam-Cam Bốt, hai bên đồng thuận tăng cường việc kiểm soát qua lại biên giới phù hợp với những hiệp định đã ký để "ngăn chặn vượt biên trái phép, hành vi khủng bố, tội ác và các tội phạm qua biên giới hai nước".

-Thông cáo chung ngày 29/9/2005 ghi rằng "hai bên nghiêm chỉnh chấp hành những thoả thuận giữa hai nước liên quan đến công tác biên giới và Thông cáo Báo chí giữa hai Thủ tướng Campuchia - Việt Nam ngày 17/1/1995. Tất cả những vụ việc có thể xảy ra dọc biên giới, hai bên phải giải quyết bằng con đường hoà bình, hợp tác và hiểu biết lẫn nhau căn cứ theo thoả thuận và Thông cáo chung của Campuchia- Việt Nam".

* Ngày 10/10/2005: Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen đến Hà Nội, VN và Cam Bốt ra thông cáo chung về vấn đề biên giới.

-Ngày 10/10/2005, nhận lời mời của Thủ tướng CSVN Phan Văn Khải, Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Cam Bốt Hun Sen đã sang thăm chính thức Việt Nam từ ngày 10 đến ngày 12 tháng 10 năm 2005. VN và Cam Bốt đã ra thông cáo chung, trong đó có đề cập về hiệp ước biên giới với nội dung như sau:

" Hai bên bày tỏ hài lòng về việc ký kết Hiệp ước bổ sung Hiệp ước Hoạch định Biên giới giữa hai nước ký tháng 12/1985, coi đây là sự kiện quan trọng, làm cơ sở pháp lý để hai nước cùng nhau xây dựng đường biên giới hoà bình, hữu nghị giữa hai nước và bày tỏ quyết tâm chỉ đạo các nhà chức trách hữu quan của hai nước hoàn thành phân giới cắm mốc trên bộ trước cuối tháng 12 năm 2008 phù hợp với những Hiệp ước nêu trên."

"Trong khi chờ đợi hoàn thành công tác phân giới cắm mốc, hai bên tiếp tục thực hiện Thông cáo báo chí giữa hai Thủ tướng ngày 17 tháng 1 năm 1995 liên quan đến việc quản lý vùng biên giới".

" Phía Campuchia khẳng định lại kiên quyết không cho bất cứ ai sử dụng lãnh thổ của mình để chống Việt Nam".

*Hạ Viện Cam Bốt thông qua Hiệp ước biên giới

-Tại phiên họp toàn thể chiều 11/11/2005, Quốc hội Cam Bốt đã thông qua Hiệp ước biên giới bổ sung do Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen và Thủ tướng CSVN Phan Văn Khải ký tại Hà Nội ngày 10/10/2005.

-Trước đó, vào sáng 11/11/2005, dưới sự chủ tọa của Chủ tịch Quốc hội, Hoàng thân Norodom Ranariddh, Quốc hội đã nghe Phó Thủ tướng, Bộ trưởng phụ trách Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng Sok An, trình bày về tiến trình đàm phán và kết quả ký kết Hiệp ước biên giới bổ sung giữa Vương quốc Cam Bốt với Việt Nam. Sau khi các dân biểu tiến hành thảo luận, Quốc hội biểu quyết thông qua Hiệp ước với tỷ lệ 97/97 dân biểu có mặt.

-Phát biểu trước Quốc hội, Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen nói rằng "Chính phủ Hoàng gia Cam Bốt sẽ hợp tác với Chính phủ Việt Nam để bắt đầu cắm cột mốc biên giới vào năm 2006."

* Phản ứng của hai chính đảng Cam Bốt đối với hiệp ước biên giới

-Ngày 14/11/2005, tại đại hội đảng FUNCINPEC mà chủ tịch Hoàng thân Norodom Ranariddh, vị hoàng thân này và phó chủ tịch đảng "Nhân dân Campuchia" (CPP, tên gọi của đảng CS Cam Bốt) là ông Hun Sen đã nhấn mệnh rằng "sự hợp tác giữa hai đảng trong thời gian qua đã giúp phá vỡ bế tắc chính trị sau cuộc bầu cử tháng 7/2003, giữ vững nền quân chủ sau khi Quốc vương Norodom Sihanouk thoái vị và Quốc vương Norodom Sihamoni lên ngôi, ký kết được Hiệp ước biên giới bổ sung với Việt Nam; giữ vững ổn định chính trị, hòa bình; tiếp tục đạt nhiều thành quả trên mọi lĩnh vực kinh tế-xã hội."

*Phản ứng của cựu Quốc vương Cam Bốt Sihanook và thành phần đối lập

-Sau khi Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen và Thủ tướng CSVN ký hiệp ước bổ sung, AFP đã trích lời của một nhà ngoại giao CSVN giấu tên, nói rằng thỏa hiệp này là để công nhận tính chất hợp pháp của thỏa ước ký hồi năm 1985.AFP phân tích rằng thoả ước 1985 là văn bản mà các nhân vật Cam Bốt có đầu óc quốc gia đã nhất mực không chịu công nhận.

-Cũng theo AFP, nhà ngoại giao này nói tiếp "hai nước đã ký thỏa ước về đường biên giới hồi năm 1982, 1983 và 1985, tuy nhiên các thỏa ước này không được một số nhân vật đối lập tại Phnong Penh công nhận, vì họ tố cáo Hà nội là đã chiếm đóng bất hợp pháp lãnh thổ của Campuchia".

-Trong số các nhân vật Cam Bốt chống lại thỏa ước năm 1985 có cả cựu Quốc Vương Sihanouk, người thường xuyên cáo buộc "Việt Nam đã chiếm đất của Cam Bốt".

-Tại Nam Vang, sau khi ra thông cáo chung ngày 10/10/2005 về vấn đề biên giới, Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen bị 1 nhóm gồm 4 người Cam Bốt cáo buộc tội "gây thiệt hại lãnh thổ". Báo Reaksmei Kampuchea cho biết hai người tên là Rong Chhun, chủ tịch Hội Giáo viên Độc lập Cambodia và Chea Muni, lãnh "a"o Tổ chức "Free Worker Union of the Kingdom of Cambodia". Hai người còn lại là Ie Chana, Phó Tổng thư ký Phong trào Sinh viên Dân chủ, và Men Nat, Chủ tịch Hội Công chức Cambodia. Cả bốn người này được nói là thuộc Tổ chức Cambodian Watchdog Council. Cảnh sát Cam Bốt đã bắt giam 4 người này theo lệnh của ông Hun Sen.

Bài báo nói trên cũng tường thuật rằng trong một diễn đàn về quan hệ chính phủ với giới tư nhân sáng 14/10/2005, Thủ tướng Cam Bốt Hun Sen nói: "Nay, chính phủ sẽ kiện những người nào chịu trách nhiệm về các truyền đơn viết rằng Campuchia mất t"" 4 ngàn đến 6 ngàn km vuông lãnh thổ, và cả 10 ngàn km vuông lãnh hải."

Một chuyên viên Việt Nam về các vụ tranh chấp lãnh thổ cho AFP biết, trước đây đường biên giới giữa hai nước được vẽ lại chính yếu là tại tỉnh Dak Lak của Việt Nam và tỉnh Mondolkiri của Cam Bốt, mà theo chuyên viên này thì "có thể có lợi đôi chút cho phía Cam Bốt".

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.