Hôm nay,  

Tài Liệu: Mỹ Phân Tích Kế Hoạch Của Cộng Sản Vn

11/06/200500:00:00(Xem: 11399)
LTS: Tiếp theo loạt bài Tưởng niệm 30-4, VB giới thiệu đến bạn đọc những tài liệu đặc biệt liên quan đến các sự kiện quân sự, chính trị giưã VNCH và Hoa Kỳ, đã được Bộ Quốc phòng và Bộ Ngoại Hoa Kỳ giải mật và chuyển giao cho Văn Khố Quốc gia Hoa Kỳ.

* Bộ Quốc phòng Mỹ lượng định về lực lượng Cộng quân và lực lượng VNCH
Như VB đã trình bày, vào tuần lễ cuối cùng của tháng 3/1975, Tổng thống Ford đã cử Đại tướng Frederick C. Weyand, Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ, đến Việt Nam để tìm hiểu tình hình..
Đại tướng Weyand là một vị tướng đã từng phục vụ ở chiến trường Việt Nam qua nhiều chức vụ khác nhau: Tư lệnh Sư đoàn 25 Hoa Kỳ, Tư lệnh Bộ chỉ huy tiền phương Lực lượng 2 đặc nhiệm, Tư lệnh phó bộ Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam (tư lệnh là Đaị tướng Creighton W. Abrams), sau cùng là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Yểm trợ Hoa Kỳ (MACV).Đại tướng Weyandrd đã thăm và tìm hiểu tình hình VN từ ngày 28/3/1975 đến ngày 4/4/1975. Trở về Mỹ, ông đã làm một phúc trình đặc biệt lên Tổng thống Ford về tình hình VN và những đề nghị khẩn cấp để cứu nguy VNCH. Sau đây là phần phúc trình của Đại tướng Weynad, Tham mưu trưởngï Lục quân, đại diện Bộ Quốc phòng Mỹ, phân tích về tình hình miền Nam trong hạ tuần tháng 3/1975 và những ngày đầu tháng 4/1975.
Vào khoảng ngày 1/4, tổng số các lực lượng tác chiến Cộng Sản tại Nam Việt Nam, mà đa số thuộc thành phần các đơn vị Cộng sản Bắc Việt, lên tới trên 200 ngàn người, chia ra thành 123 trung đoàn gồm 71 trung đoàn bộ binh, 7 trung đoàn công binh tác chiến, 4 trung đoàn thiết giáp, 16 trung đoàn pháo binh và 25 trung đoàn phòng không. Trong khi đó, lực lượng QLVNCH chỉ tổng cộng khoảng 54 ngàn chiến binh, chia ra thành 39 trung đoàn/lữ đoàn hay tương đương, 18 trung đoàn bộ binh, 2 lữ đoàn thiết giáp, 5 liên đoàn biệt động quân, 3 lữ đoàn dù và 2 lữ đoàn thủy quân lục chiến. Nếu được tái trang bị, quân số tác chiến của QLVNCH có thể tăng thêm với các chiến binh thuộc các đơn vị còn lại sau các cuộc đụng độ trong tháng 3 tại Quân khu 1 và Quân khu 2 , nhưng điều này đòi hỏi thời gian. Tính đến ngày 1/4, lực lượng Cộng quân tại Nam Việt Nam trội vượt lực lượng QLVNCH với tỷ lệ 3 chọi 1.
* Tình hình tại Quân khu 3 và Quân khu 4 của VNCH
Trình bày về tình hình tại Quân khu 3 và Quân khu 4, Đại tướng Weyand ghi nhận như sau.
Về mặt lãnh thổ (vào những đầu tháng 4/1975), Chính Phủ VNCH đã mất hết Quân khu 1, và gần hết Quân khu 2. Chính Phủ VNCH hiện còn nắm giữ một giải đất ven biển xuôi nam từ Cam Ranh đến biên giới Quân khu 3 Chiến Thuật, cộng thêm mảnh đất phía nam của tỉnh Tuyên Đức. Tỉnh Lâm Đồng thất thủ ngày 1/4, thành phố Đà Lạt được di tản ngày 2/4 và phần còn lại của tỉnh Tuyên Đức đang tan rã. Tại Vùng 3 Chiến Thuật, tỉnh Phước Long đã mất trong tháng 1. Trong tháng 3, lãnh thổ bị hao mòn thêm theo một vòng cung trải rộng 50 dậm phía tây, bắc và đông Sàigòn. Các cuộc đụng độ trong Quân khu 3 lẻ tẻ và, đôi khi mạnh nhưng tại đây, QLVNCH tương đối đứng vững trong ba tuần cuối tháng 3/1975. Tại Quân khu 3, vào đầu tháng 4/1975, các lực lượng QLVNCH chưa phải đối diện với một quân số địch đông đảo hơn. Mặc dù Cộng Sản đang gây áp lực mạnh tại nhiều khu vực (chẳng hạn, Tây Ninh và quanh Xuân Lộc) và rõ ràng đang toan tính những đợt tấn công mới, các lực lượng QLVNCH ghi nhận chung là đứng vững và chiến đấu cừ khôi, và đồng thời gây thiệt hại trầm trọng cho một số đơn vị Cộng Sản.
Trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Quân khu 4), không có mấy thay đổi trong mấy tuần cuối tháng 3/1975. Lực lượng tương quan không mấy chênh lệch. Tình hình chiến thuật có thể hao mòn nhanh chóng nếu các đơn vị Cộng Sản tăng thêm vào trong vùng hay nếu Chính Phủ VNCH điều động một trong ba sư đoàn hiện có mặt tại Quân khu 4 lên Quân khu 3.
Về mặt quân sự, Chính Phủ VNCH ở trong thế thủ và bị vây hãm. Các thất bại trong tháng 3 và các hậu quả kéo theo sau- mất mát lãnh thổ, thương vong quân sự và dân sự, di chuyển to tát của hơn hai triệu dân di tản--đã ảnh hưởng tiêu cực nặng nề trên cơ cấu chính trị và xã hội của Nam Việt Nam. Sâu đậm tới mức độ nào thì không thể lường được, vì dân chúng Nam Việt Nam còn trong tâm trạng giao động mạnh và vì sự hiểu rõ điều gì đã xảy ra trong Quân khu 1 và 2 chưa được lan rộng tới, ngay cả tại Sàigòn, huống hồ là các vùng nông thôn thuộc Quân khu 3 hay Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long trù phú.


*Ý định và kế hoạch của Cộng sản Bắc Việt
Trong phần trình về kế hoạch của Cộng sản Bắc Việt, Đại tướng Weyand ghi nhận như sau.
Khó có thể đoán được toan tính của Bắc Việt và có lẽ trung ương đảng CSVN của Hà Nội đang ráo riết thảo luận về những đường hướng hành động tới. Những bằng chứng hiện có cho thấy Hà Nội đang cân nhắc hai đường lối chính:
a. Áp đặt nỗ lực tối đa để khai thác các chiến thuật mới đây và các lợi điểm hiện tại tại chiến trường của Quân đội Cộng sản Bắc Việt để phá đổ Chính Phủ VNCH và loại khử Chính Phủ này trên địa hạt một thực thể điều hành chính trị.
b. Củng cố các thắng lợi mới và cố gắng tạo thêm một hay hai chiến thắng (chẳng hạn, đánh Sư Đoàn 25 QLVNCH và/hay đánh chiếm Tây Ninh)., rồi kêu gọi một thương thảo dẫn tới sự đầu hàng của Chính Phủ VNCH, đặt kế hoạch để đi tới một chiến thắng quân sự vào cuối năm 1975 hay 1976, nếu không dùng biện pháp chính trị để ép buộc Chính Phủ VNCH chịu chấp nhận một hình thức "chính phủ liên hiệp" khiến Cộng Sản thực sự kiểm soát được Nam Việt Nam trên bình diện chính trị.
Từ khi ký kết Hiệp Định Ba Lê năm 1973, Hà Nội liên tục cải tiến khả năng quân sự tại Nam Việt Nam bằng cách liên tục cải tiến các hạ tầng cơ sở tiếp vận (đường xá, đường mòn, kho chứa, vân vân, tại Lào và tại Nam Việt Nam) và liên tục chuyển quân, tiếp liệu và quân cụ,tất cả vi phạm trắng trợn điều khoản 7 của Hiệp Định 1973. Hoạt động này lúc trồi lúc sụt trong suốt 26 tháng qua, nhưng không khi nào đình trệ.
Trong mùa hè 1974, khi tình hình chung của vị thế Chính Phủ VNCH còn sáng sủa, sự tăng vận này của Bắc Việt có phần suy giảm. Nó bắt đầu tái phát mạnh ngay sau các biến chuyển chính trị tại Hoa Kỳ mùa hè năm ngoái và sau khi Quốc Hội cắt giảm viện trợ cho Nam Việt Nam. Mức tiếp vận nhân sự và quân cụ từ Bắc Việt đổ xuống, và, do đó, khả năng của Cộng quân tại phần đất miền Nam, bắt đầu gia tăng vào cuối năm 1974. Nhịp độ gia tăng mạnh từ khởi đầu năm 1975 tiếp qua tháng 2 và tháng 3, và hiện thời thì đang ở mức độ tối đa.
Chắc chắn Hà Nội đã có kế hoạch hành động tấn công ở một mức độ cao vào mùa xuân này. Nhìn lại, "Giai Đoạn I" của chiến dịch tháng Giêng (lấn chiếm tỉnh Phước Long), trong số các yếu tố khác, hình như là để trắc nghiệm xem Hoa Kỳ sẽ có phản ứng gì đối với hành động mà chính Hà Nội phải nhìn nhận là vi phạm trắng trợn Hiệp Định Ba Lê 1973. Xét theo hành vi tiếp sau của Cộng Sản, chẳng hạn, gia tăng quân số, du nhập các đơn vị trừ bị chiến lược của Cộng quân, tấn công Ban Mê Thuột với hai sư đoàn Cộng quân Bắc Việt (một sư đoàn thuộc đơn vị trừ bị chiến lược mới từ Hà Nội đưa xuống miền Nam) và hô hào lớn tiếng trong các nỗ lực tuyên truyền của Cộng Sản rêu rao Hoa Kỳ "bất lực"-hình như Hà Nội đã quyết định là HK quá bận tâm với các vấn đề khác để mà phản ứng mạnh đáng kể trước bất cứ điều gì Bắc Việt có thể làm tại Việt Nam.
Các chỉ dụ của đảng CSVN, các chỉ thị của giới cao cấp tuyên bố trong tháng 1 và 2, và ngay qua tới tuần thứ ba của tháng 3 cho thấy ít ra mục tiêu khởi thủy của chiến dịch 1975 nhắm tới một thành quả không hẳn là toàn thắng-chẳng hạn, cải tiến vị trí lãnh thổ (có thể bao gồm chiếm đoạt thành phố Tây Ninh), đánh tỉa và đánh dằng dai các đơn vị QLVNCH, và gây áp lực toàn diện phủ đầu Chính Phủ VNCH. Mục tiêu chính của chiến dịch này hình như là đặt để Cộng Sản vào một tư thế thượng phong khiến CS có thể đòi buộc một thương thảo đưa tới một chính phủ liên hiệp, và, nếu điều này không xảy ra, khiến CS có thể phát động một cuộc tấn công "dứt điểm" vào năm 1976. Khó có thể lường được các mục tiêu của Hà Nội đã tăng vọt lên làm sao và tham vọng của họ đã gia tăng làm sao gây nên bởi các biến cố của mấy tháng qua tại Nam Việt Nam-và tại Hoa Kỳ, đặc biệt là chính Hà Nội cũng không có thì giờ để tiêu hóa những biến chuyển mới nhất đây. Tuy nhiên, mức độ đổ quân và tiếp liệu từ Bắc Việt xuống Nam Việt Nam cho thấy chắc chắn Hà Nội có ý định tiếp tục thúc đẩy lực lượng xâm lược viễn chinh tấn công.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tiếp theo loạt bài Tưởng niệm 30-4, VB giới thiệu đến bạn đọc những tài liệu đặc biệt liên quan đến các sự kiện quân sự
Tiếp theo loạt bài Tưởng niệm 30-4, VB giới thiệu đến bạn đọc những tài liệu đặc biệt liên quan đến các sự kiện quân sự,
LTS: Tiếp theo loạt bài Tưởng niệm 30-4, VB giới thiệu đến bạn đọc những tài liệu đặc biệt liên quan đến các sự kiện quân sự,
Từ đầu tới cuối, chiến tranh triền miên tại VN đều do Hồ Chí Minh và Cộng đảng quốc tế chủ xuớng,
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.