Hôm nay,  

Tiến Sĩ Nguyễn Tiến Hưng Ra Sách “khi Đồng Minh Tháo Chạy,” Mở Lại “hồ Sơ 30 Năm” -- Kế “rút Nhanh, Sụp Lẹ” Đã Xong Từ 1971 (x)

29/04/200500:00:00(Xem: 14592)

“Sẽ đơn phương rút quân. Rút càng nhanh, nó (VNCH) sẽ bị lật đổ càng lẹ. Và nếu nó đổ sau khi rút, chúng tôi sẽ không can thiệp nữa.”
(Kissinger nói với Chu Ân Lai từ 1971, về số phận VNCH)
Trích sách mới của Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng: “Khi Đồng Minh Tháo Chạy”

Ngày 20 tháng Giêng, 1969, ông Nixon nhậm chức TổngThống và dọn vào Toà Bạch Ốc. Kissinger chính thức trở nên Cố Vấn An Ninh. Ngày bốn tháng Tám, 1969, ông bắt đầu đàm phán sau hậu trường với Bắc Việt. Phiên họp đầu tiên giữa Kissinger, XuânThuỷ và Mai Văn Bộ được tổ chức ở căn nhà Jean Sainteny tại phố sang trọng Rue de Rivoli, Paris. Mật đàm kéo dài được trên ba năm.
Đang khi thương thuyết với Bắc Việt về việc rút quân, Mỹ tiếp tục rút, ngày càng mau. Từ mức cao nhất là 537. 000 người lính vào đúng lúc bắt đầu mật đàm, Mỹ đã rút 312. 000 chỉ còn 225. 000 vào tháng Bảy, 1971.
Như vậy là đã rút được trên nửa số quân rồi, nhưng cũng mất hai năm. Làm sao rút hết số còn lại cho nhanh hơn" Kissinger liền cầu cứu sự giúp đỡ của Trung Cộng.
Hai mươi bảy năm sau ngày Miền Nam sụp đổ, tờ báo NewYork Times ngày 28 tháng Hai, 2002 vừa tiết lộ chuyện độngtrời: ngay từ cuối hè 1971, Kissinger đã nói cho Trung Cộng biết lập trường thực sự của Hoa Kỳ về vấn đề rút quân. Trong một bài tựa đề "Tài Liệu (vừa có) Đã Đối Chọi VớiKissinger về Chuyến Viếng Thăm Trung Quốc Của Ông Năm1971," Ký giả Elaine Sciolino cho biết nội dung tài liệu mới được giải mật do National Security Archive đưa ra gồm cóbiên bản cuộc họp ngày chín tháng Bảy, 1971 giữa Kissinger và Chu Ân Lai. Trong buổi họp, chính Kissinger đã cho Chu biết chi tiết ve àsự thay đổi cơ bản của chính sách Hoa Kỳ đối với Đài Loan, nhằm đổi lấy sự ủng hộ của Trung Quốc hầu giúp chấm dứt chiến tranh Việt Nam. Ông ta nói với ôngï Chu: "Dù có thương thuyết hay không thương thuyết với Bắc Việt đi nữa, rồi chúng tôi cũng sẽ rút quân - một cách đơn phương. "
"Rút càng nhanh, bị lật đổ càng lẹ."
Khi Stanley Karnow, nhà sử học vềâ Việt Nam, được hỏi về việc này, ông nói: "Không còn nghi ngờ gì nữa là từ lúc tuyển chọn ứng cử viên vòng sơ bộ (cuả đảng Cộng Hoà) hồi tháng Ba, 1968, lập trường (của Nixon) vẫn luôn luôn là 'hoà bình và danh dự'.’ Vậy mà khi đếnTrung Quốc, Kissinger lại nói 'Kế hoạch của chúng tôi là sẽ rút đơn phương. ' "Đơn phương" là điểm chính, và đây là diều mới lạ đối với tôi," Ông Karnow kết luận.
Rõ hơn nữa, cũng theo tài liệu mới này, Kissinger còn nói với Chu Ân Lai: "Lập trường của chúng tôi là sẽ không duy trì bất cứ chính phủ nào ở miền Nam cả, và nếu như chính phủ miền Nam không được nhiều người ưa chuộng như Ngài nghĩ, thì khi quân đội chúng tôi rút đi càng nhanh, nó sẽ bị lật đổ càng lẹ. Và nếu nó bị lật đo åsau khi chúng tôi rút, chúng tôi cũng sẽ không can thiệp nữa .
Một năm sau đó, đến tháng Bảy, 1972, Mỹ đã rút hầu như toàn bộ quân đội ra khỏi Miền Nam. Số quân còn lại chỉ còn 45. 000. Sắp xong rồi, chỉ cần làm sao cho bước cuối cùng được trôi chảy. Đó là làm thế nào để có một hiệp định đình chiến là tốt đẹp nhất. Tại nhữõng cuộc mật đàm, Kissinger đã nhượng bộ hoàntoàn về vấn đề này: Mỹ sẽ rút đi hết và quân độïi Bắc Việt ở lại Miền Nam. Ngày 10 tháng 10, ông sang Sàigòn làm áp lực bắt phải chấp nhận giải pháp đình chiến "da beo": ai ở đâu cứ ở đó. Ngày 26 tháng 10, Kissinger gây chấn động khi tuyên bố "Hoà bình đang trong tầm tay" (Peace is at hand).
Sang năm 1973,Kissinger đã thành công trong việc giải quyết vấn đề Việt Nam nội trong nhiệm kỳ đầâu của Tổng Thống Nixon như ông muốn. Chỉ chậm có hai ngày: ngày 20 tháng Giêng năm 1973, Nixon chấp chánh nhiệm kỳ hai, và ngày 23 tháng Giêng, Kissinger đã cùng Lê Đức Thọ ký tắt vào bản Hiệp Định.
·Hiệp định Paris ký xong, ông Nixon lên truyền hình tuyênbố: "Với tất cả đồng bào đang nghe tôi… lòng kiên trì của đồng bào ủng hộ lập trường đòi cho bằng được một hoà bình với danh dự đã giúp thực hiện đượïc hoà bình với danh dự. "(10). ·
Báo cáo về thành tựu ngoại giao cho Quốc Hội năm ấy, Nixon viết: "Thật là cần thiết để ta đi tới giải pháp mang lại một khuôn khổ cho miền Nam VN được thực thi quyền tự quyết của mình". ·Còn Kissinger: "Chúng tôi đã quyết tâm làm hết sức co ùthể để giúp cho Sàigòn được phát triển trong an ninh và thịnh vượng, và để họ có thể trường tồn trong bất cứ cuộc đấu tranh chính trị nào".
"Một Khoảng Thời Gian
Coi Cho Được"
Như trường hợp Charles de Gaulle giải quyết vấn đề Alge-ria, Kissinger cho rằng ông đã giữ được thể diện cho Mỹ: cóđủ cả rồi, cả Hoà Bình, cả Danh Dự'. Thế là xong, không cầnđể ý tới kết quả ra sao. Sau ngày miền Nam sụp đổ, nhiềungười đã đặt câu hỏi về vấn đề 'một khoảng thời gian coi chođược' trongï lịch trình của Kissinger. Trong tập hồi ký dài viết năm 1979 với tựa đề "Những Năm tại Toà Bạch Ốc" (TheWhite House Years), ông đãõ dành tới hơn một phần ba (492 trang) để giải thích những khó khăn và thành quả của ông về Việt Nam. Ông viết rằng Việt Nam đã cho ông một cơ hội để đền ơn cho quốc gia đã cứu gia đình ông (khỏi bàn tay củaHitler): "Tôi nhìn thấy vai trò của tôi là giúp cho quốc gia đãnhận tôi làm con nuôi. " Về giải pháp hoà bình cho Việt Namdo ông mang lại, ông quả quyết: "Chúng tôi đã đi tìm khôngphải chỉ một khoảng thời gian trước khi sụp đổ, nhưng một nền hoà bình lâu dài và danh dự".


Đó là luận điệu cho công luận và cho lịch sử. Bên trong hậu trường thì lại khác.
Ta hãy nghe ông John Ehrlichman, Đổng lý Văn Phòng củaTổng thống Nixon thuật lại trong cuốn hồi ký "Nhân Chứng Của Quyền Lực: Những Năm Thời Nixon" (Witness to Power, The Nixon Years). Ngày 24 tháng Giêng, 1973, chỉ một ngàysau khi Kissinger ký vào bản Hiệp Định và về tới Washington, Ehrlichman gặp ông ở trước phòng Lincoln trong Bạch Cung, có hỏi: "Theo ông, miền Nam VN có thể còn tồn tại được bao lâunữa" " "Tôi nghĩ rằng nếu họ may mắn thì được một năm rưỡi," Kissinger đáp lại.
Ehrlichman viết thêm: "Sau này, khi xem đoạn phim trực thăng đến bốc những người Mỹ hoảng hốt trên nóc toà Đại sứ Mỹ ở Sàigòn lúc quân đội Bắc Việt đang tiến gần, tôi nhớ lạiước tính có tính cách cay độc (cynical) nhưng chính xác củaông Kissinger;" Ehrlichman bình luận: "Trong hồi ký của mình, Kissinger đã viết là sau khi ký tắt vào bản Hiệp Định Paris 'Tôi thấy bình an trong lòng, chẳng vui cũng chẳngbuồn; nhưng tôi (Ehrlichman)ø tự hỏi làm sao ông ta có thể nghĩ như vậy được" "
Bàn về chiến lược của Kissinger, hai anh em phóng viên nổi tiếng Marvin Kalb và Bernard Kalb là những người đã theo sát ông bao nhiêu năm, đã tiết lộ: "Ông ta tin rằng điều tối đa có thể cứu vãn được cho việc dính líu cuả Mỹ vào Việt Nam là 'một khoảng thời gian coicho được', từ lúc Mỹ rút quân đi và khả năng Cộng sản thôn tính miền Nam. Dù trong khả năng tốt nhất cho Việt Nam, không gì có thể bảo đảm được quá ba tới bốn năm".
Người Tiên Tri
"Một khoảng thời gian coi cho được" đã bắt đầu từ khi My õrút hết quân ra khỏi Miền Nam. Quân đội Mỹ gọi ngày 29 tháng Ba, 1973 là ngày "X cộng60" (X plus 60), nghĩa là ngày thứ 60 kể từ khi đình chiến. Đo ùlà hạn chót để Nixon rút hết quân ra khỏi Việt Nam.
Tại phi trường Tân Sơn Nhấât, một toán lính Mỹ khoảng 50 người đứng nghiêm chỉnh làm lễ chào cờ. Từ ống loa, một sĩ quan đọc nhật lệnh: "Bộ Tư lệnh Yểm Trợ Quân Sự-Việt Nam (MACV) từ giờ phút này đã hết hoạt động, và sứ mệnh cũng như chức năng đã được chỉ định lại ." Một vệ binh tiến lên, mangï lá cờ MACV với huy hiệu một thanh gươm quay ngược lên. Nhìn vào Đại sứ Bunker và tướng Weyand, tư lệnh cuối cùng củaMACV, anh ta cẩn thận cuốn lá cờ lại, để gọn vào một cái bao giống như bao đựng đồ đánh gôn, đưa lên máy bay. Phi cơ cất cánh bay vút ra Biển Đông. Toán lính đó là những người cuốicùng của đoàn quân trên một nửa triệu tham chiến ở ViệtNam. Số còn lại, 159 người chỉ là để gác toà Đại sứ và 50 nhân viên văn phòng Tùy Viên Quốc Phòng DAO. Cùng ngày đó, 67 tù binh Mỹ, nhóm cuối cùng của tổng số 595người, được chở từ sân bay Nội Bài, Hà Nội tới phi trườngquân sự Mỹ Clark Field ở Phi Luật Tân.
"Một khoảng thời gian coi được" đã bắt đầu từ hôm đó, ngày 29 tháng Ba, 1973.
Và đúng hai năm sau, cũng ngày 29 tháng Ba, 1975, quân đội Bắc Việt tiến vào Đà Nẵng. Trên thực tế một khoảng thời gian coi được đã kết thúc. Như vậy ngoài tài ba lỗi lạc, Kissinger còn là một nhà tiên tri! Đổ hết cho Watergate "Nếu không có sự sụp đổ của quyền hành pháp vì vụWatergate, tôi tin rằng chúng ta có thể thành công." Kissinger bào chữa. Trong cuốn "Kết Thúc Chiến Tranh Việt Nam" (Ending theVietnam War). Kissinger tiếp tục cho rằng Watergate đã làmông Nixon suy yếu, không còn sức mạnh để ép buộc việc thực thi Hiệp Định Paris nữa. Hơn nữa vì quyền lực hành pháp không còn mạnh nên Quốc Hội đã cắt giảm viện trợ cho MiềnNam. Hai lý do Watergate và Quốc Hội cắt viện trợ chắc chắn đãlà hai yếu tố quyết định. Tuy nhiên, rõ ràng là lập trường bỏ rơi Miền Nam thì ông đã có trước cả Watergate. Rồi sauWatergate, tại sao khi thấy Quốc Hội bắt đầu cắt viện trợ, cảông lẫn Nixon đã không biện hộ cho Miền Nam trên căn bản nhữõng cam kết" Tới lúc gần sụp đổ, Kissinger lại còn chối đi là chẳng có cam kết bí mật nào cả. Ngoài ra, Kissinger còn đem một lý do khác để giải thích việc Quốc Hội Mỹ cắt quân viện. Đó là vì họ đã bị "ảo tưởûngvề hoà bình" (illusion of peace). Có hoà bình và danh dự rồi đâu có cần thêm quân viện. Nhưng ai là người mang lại ảotưởng của "hoà bình và danh dự" "Chắc chắn rằng dù Kissinger có giải thích kiểu nào đi nữa, các sử gia sẽ còn nghiên cứu về lâu về dài tiến trình của giải pháp Việt Nam. Cho đến nay, có những vấn đề về đệ nhất, đệ nhị thế chiến cũng còn đang được mổ xẻ. Chiến tranh ViệtNam là một mảng đen tối trong lịch sử nước Mỹ.
Kỳ tới: Kissinger hối hận"
NGUYỄN TIẾN HƯNG
(Trích sách “Khi Đồng Minh Tháo Chạy” sắp phát hành.)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.