Hôm nay,  

Cia Và Sự Thất Bại Chính Trị Của Mỹ Ở Việt Nam (ix)

14/03/201100:00:00(Xem: 8278)

Đọc Sách “Vụ Án Trần Ngọc Châu”: CIA và sự thất bại chính trị của Mỹ ở Việt Nam (IX)

tranngocchauvanguoiem-400Trần Ngọc Châu và người anh cộng sản Trần Ngọc Hiền trước Toà Án Mặt Trận 1970.

WASHINGTON - SAIGON VÀ TRẦN NGỌC CHÂU

Năm 1970, TT Nguyễn Văn Thiệu bắt Dân biểu Trần Ngọc Châu bỏ tù, Elizabeth Pond viết "The Chau Trial". Hơn 20 năm sau, 1991, Trần Ngọc Châu lại trở thành nhân vật chính cho một tác phẩm quan trọng của Zalin Grant: "Facing The Phoenix: CIA and the Political Defeat in Vietnam / Đối diện Phượng Hoàng: CIA và sự thất bại chính trị của Mỹ tại Việt Nam."
Zalin Grant là nhà báo và tác giả kỳ cựu chuyên về Việt Nam, nói giỏi tiếng Việt. Từ 1964 tới 1973, ông là phái viên tạp chí Time và New Republic, từng có 5 năm làm việc ở Việt Nam. Sau khi gặp lại Trần Ngọc Châu tại Hoa Kỳ, Zalin dành thêm 5 năm để nghiên cứu, phỏng vấn từng nhân vật để viết Facing the Phoenix. Vụ án Trần Ngọc Châu trong sách này được đặt trong toàn cảnh lịch sử 30 năm quan hệ chính trị Việt - Mỹ, từ 1945 tới 1975, đụng tới nhiều bí ẩn chưa từng được soi sáng, từ bản tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, cái chết của Ngô Đình Diệm, tới sự sụp đổ của miền Nam Việt Nam.
Sau đây là phần rút gọn nội dung “Facing the Phoenix” trích từ sách “Vụ Án Trần Ngọc Châu”

IX. Daniel Ellburg và John Paul Vann lập kế cứu Châu

a-bright-shining-400John Paul Vann, anh hùng của nước Mỹ, viên chức dân sự duy nhất trong lịch sử Mỹ được quyền chỉ huy quân đội Mỹ ở vùng II Chiến Thuật, đích thân lái trực thăng đi cứu Châu. Hình bên, Poster “A Bright Shining Lie” phim làm từ cuốn sách cùng tên, kể về Vann và Châu.


Nhóm người tài ba theo Lansdale sang Việt Nam lần thứ hai hầu hết đều chán nản bỏ cuộc. Rufus Phillips về lại Mỹ. Lou Conein tức khí uống rượu say, đổ cả một chậu cây lên đầu một quan chức Mỹ ở Biên Hoà, bị CIA đày lên tận Phú Bổn. Riêng có chàng tiến sĩ Daniel Ellsburg máu nóng là không ngừng vùng vẫy.
Ngay khi theo Lansdale sang Việt Nam, Dan Ellsburg trở thành bạn thân thiết của Trần Ngọc Châu, qua sự giới thiệu của Joh Paul Vann, một quan chức dân sự phụ trách bình định cùng quan điểm với cánh của Lansdale.
Từ 1967, Châu đã trở thành một trong những chính khách thành công nhất ở nước ông. Châu trở về tỉnh cũ Kiến Hòa để tranh cử quốc hội và thắng với số phiếu lớn không ngờ. Lúc Châu chuyển từ một sĩ quan quân đội sang làm chính khánh dân sự cũng là lúc chương trình bình định đi vào giai đoạn cải tổ cuối cùng của nó.
Quan hệ giữa Châu và Ellsberg gần gũi thân mật đến nỗi hai người đều hiểu và chấp nhận khuyết điểm của nhau. "Tôi coi Châu như anh tôi vậy," Ellsberg nói "Cho tới khi tôi rời khỏi Việt Nam thì anh và John Paul Vann là hai người bạn thân nhất của tôi trên thế giới. Phần lớn những gì tôi biết được về bình định là tôi học được ở Châu hay Vann- và Vann cũng học được ở Châu."
Dan rời khỏi Việt Nam bằng máy bay riêng của Bộ Trưởng Quốc Phòng gửi sang Saigon đón riêng mình anh cùng một bản phúc trình khác thường mà Ellsburg mang về. Tên bản phúc trình này là "Đến thăm một tỉnh mất an ninh" do chính Ellsberg trực tiếp xông vào các vùng nguy hiểm nhất để thực hiện, khi chàng tiến sĩ máu nóng này làm việc trong lực lượng đặc nhiệm kiểm tra các kế hoạch bình định. Mc Namara cần được Ellsburg thuyết trình để có thể nắm vững tình hình, vào lúc TT Johnson đang muốn đảo ngược chính sách Việt Nam, thu xếp hoà đàm với cộng sản.
Từ Washington, biết Trần Ngọc Châu đang bị Thiệu lùng bắt, Daniel Ellsberg tìm cách đưa Châu ra khỏi Việt nam. Ông thu xếp để công ty RAND, một công ty ở California, chuyên nghiên cứu các vấn đề chiến lược cho Bộ quốc phòng, nơi ông đang làm việc, để công ty này mời Châu đến đây công tác như một chuyên viên tham vấn về công tác bình định nông thôn. Nếu có thể rời khỏi Việt Nam, Châu sẽ thoát khỏi nanh vuốt của Thiệu. Nhưng hồ sơ mời này phải thông qua sứ quán Hoa Kỳ tại Sàigòn, chính ở đây đã gặp phải bế tắc. Một bức điện mật từ sứ quán Hoa kỳ, do chính Đại sứ Ellsworth Bunker ký tên gửi Bộ ngoại giao Washington cho biết rằng sứ quán có ý định ngăn cản Châu rời khỏi đất nước.
Cũng chính Dan Ellsberg đã vận động với Thượng Nghị sĩ J. William Fulbright và ra điều trần trước Uỷ Ban Đối Ngoại của Thượng Viện để bênh vực Châu. Thấy chưa đủ công hiệu, ông tiến sĩ máu nóng này còn liều lĩnh tiết lộ hàng ngàn trang hồ sơ mật để lên án cách tiến hành chiến tranh Việt Nam của Ngũ Giác Đài. Kết quả là có lúc phe phản chiến tại Mỹ đã công kênh Dan Ellsberg lên như một anh hùng của phe ta, trước khi hiểu ra là họ "bé cái lầm".
Hãng thông tấn UPI, khi tường thuật sự ủng hộ của Fulbright đối với Châu, đã phạm một lầm lẫn nhỏ nói rằng Châu là một nhân viên của CIA, Châu đánh điện phúc đáp, cám ơn sự ủng hộ của Fulbright nhưng nói rõ rằng ông chưa bao giờ là nhân viên của CIA cả. Trong bức điện gửi Fulbright, Châu nói: "Tôi tha thiết yêu cầu ngài quan tâm tới việc tổ chức một cuộc điều tra của Thượng nghị viện Hoa Kỳ về các hoạt động của các quan chức Mỹ và CIA ở Việt Nam đang phá hoại tinh thần quốc gia và những người yêu nước Việt Nam cũng như phá hoại hình ảnh của Hoa Kỳ".
Fulbright nghĩ rằng ý kiến đó cũng không tồi.
Và rồi tới phiên chính Williams Colby phải ra trước ủy ban ngoại giao Thượng viện để bị yêu cầu giải thích vì sao CIA lại quay lại chống một trong những người bạn Việt Nam gần gũi nhất của mình như vậy.
Trước áp lực của Quốc Hội và báo chí, Bộ ngoại giao ở Washington đã nhiều lần đánh điện yêu cầu Đại sứ Bunker can thiệp không để Thiệu bắt Châu nhưng Bunker vẫn làm lơ, bật đèn xanh cho Thiệu.
Khi Châu bị dồn vào đường cùng, John Paul Vann quyết định cứu Châu, cho dù việc đó có đưa ông tới chỗ chống lại sứ quán và cấp trên của ông. Với Vann, Châu không chỉ là người bạn Việt Nam thân nhất mà còn là người có ảnh hưởng lớn nhất đến cách ông tiếp cận cuộc chiến này.


Vann sinh ngày 2 tháng Bảy, 1924, gia nhập quân đội trong Thế Chiến II, xuất sắc trong chiến tranh Triều Tiên, đến Việt Nam từ 1962 với chức vụ trung tá, sau đó giải ngũ, trở thành một quan chức dân sự trong chương trình bình định. Chức vụ sau cùng của ông là cố vấn trưởng của quân khu II ở trung phần Việt Nam, cấp bậc tương đương một Trung tướng. Chức vụ này khiến ông trở thành người dân sự duy nhất trong lịch sử nước Mỹ được phép chỉ huy quân đội. John Paul Vann thì đã bị giết trong một chiếc trực thăng rơi ngày 9 tháng Sáu năm 1972.
Thân với Châu từ năm 1962, Vann bắt đầu phát biểu những ý kiến riêng của mình về cách thức tiến hành chiến tranh. Cũng như Châu, ông cho rằng cuộc chiến này còn có thể giành được thắng lợi, nếu không bị chỉ đạo sai như hiện nay. "Trong cuộc chiến này, vũ khí lợi hại nhất là một con dao, kế đó là một khẩu súng trường", ông nói, "Còn tệ hại nhất là một chiếc máy bay, và sau cái tệ hại nhất là một khẩu trọng pháo".
Là người từng thông báo với Đại sứ Mỹ về việc anh em Châu, Vann bất bình khi thấy cả toà đại sứ và CIA đều không lên tiếng giúp Châu bác bỏ việc Thiệu ghép Châu vào tôi hoạt động cho Cộng sản.
Vào lúc Châu bị săn đuổi, Vann bàn với Evert Bumgardner, một chuyên gia bình định bạn chung của Vann và Châu, thu xếp với Keyes Beech, một nhà báo thân cận với Toà Đại Sứ và CIA, để Châu trốn trong nhà của ông. Nhà của Beecb ở số 10 đường Alexandre de Rhodes, ngay trước mũi Thiệu, kế cận dinh Độc Lập.
Bài viết của Keyes Beech, trong lúc Châu đang trốn ở nhà ông đã gây một phản ứng mạnh mẽ ở Washington. Ông viết rằng CIA đã đề nghị đưa tiền cho Châu để lập một chính đảng, nhưng cuộc mặc cả đã thất bại, bởi vì CIA muốn Châu phải ủng hộ Thiệu vì Châu muốn giữ thái độ độc lập. Khi Thiệu lợi dụng cuộc tiếp xúc của Châu với người anh của ông làm cái cớ tiêu diệt ông thì CIA lại từ chối làm rõ vấn đề để thanh minh cho ông. Beech đã dẫn lại một câu nói của Châu: "Đây là một thí dụ về cách của người Mỹ đối xử với bạn bè Việt Nam của họ. Tôi không hiểu rồi đây tương lai của hàng ngàn người Việt đã hợp tác với Mỹ sẽ ra sao đây". Các báo Washington Post, New York Times liên tiếp có bài ủng hộ Châu.
Bài báo của Beech khiến nhiều người biết ông đang dấu Châu. Cảnh sát của Thiệu sẽ tìm đến. Vann thấy đã tới lúc chính ông phải hành động. Cùng với Evert Bumgardner, Vann vạch ra một kế hoạch đưa Châu ra khỏi Việt Nam. Họ phải làm việc này một cách bí mật bởi vì nếu tiết lộ thì cả hai sẽ bị cách chức và đưa về nước ngay.
Bước thứ nhất trong kế hoạch là đưa Châu ra khỏi Sài Gòn.
Bumgardner lái một chiếc xe jeep tới nhà ông bạn nhà báo sát dinh Độc Lập, nơi Châu đang ẩn náu, đưa Châu xuyên qua thành phố. Mật vụ của Thiệu lập tức bám theo. Bumgardner cho xe chạy vào một khu vực ngõ cụt, chỉ có đường vào mà không có đường ra, theo đúng kế hoạch định trước. Xe của cảnh sát bám theo cho rằng chiếc jeep của Bumgardner không thể nào trở ra mà không bị phát hiện nên họ cứ ngồi đó chờ lịnh mới từ bộ chỉ huy.
"Họ không tính tới chiếc trực thăng riêng của Vann đã chờ sẵn ở đó để bốc Châu đi", Bumgardner nói "Chúng tôi đưa Châu xuống Cần Thơ và giấu anh ta dưới đó".
Kế hoạch tiếp theo là dùng thuyền đưa Châu sang Campuchia. Họ sẽ để lại một ít đồ đạc trên bờ biển để tạo ra cảm giác rằng Châu đã chết đuối trong khi tìm cách vượt biển. Chiếc thuyền và người đón Châu, kể cả khoản tiền sẽ phải chuyển qua cho Châu sinh sống đều đã sẵn sàng.
Vấn đề là chính Châu phải quyết định. Nếu bỏ đi làm một kẻ lưu vong bất mãn, người ta sẽ mau chóng quên ông. Nếu ở lại và tiếp tục đương đầu, có thể bị giết hay bị tù. Chưa kể sau khi Châu bỏ đi, chắc chắn sự nghiệp của Vann sẽ liên lụy.
Quyết định sau cùng của Châu là ở lại, đương đầu và xuất hiện tại văn phòng của ông tại trụ sở Quốc Hội.
Hai hôm sau, ngày 25 tháng Hai, 1970, một tòa án quân sự dã chiến xử khiếm diện, tuyên án Châu hai mươi năm tù. Đáp lại, Châu tổ chức một cuộc họp báo, trả lời mọi câu hỏi bằng ba thứ tiếng Anh, Pháp, Việt nói ông biết rằng ông sẽ bị bắt nhưng để làm việc đó, Thiệu phải dùng đến lưỡi lê và súng đạn.
Vào lúc bốn giờ rưỡi chiều hôm sau, 26-2-1970, cảnh sát của Thiệu đã làm đúng như lời Châu nói. Khi nghe chúng tới, Châu gắn vào áo vest tấm bảo quốc huân chương, huân chương cao nhất của Nam Việt Nam mà ông được thưởng về những thành tích quân sự. Cảnh sát trước tiên đẩy năm mươi nhà báo ra ngoài, một tên giựt tấm huân chương khỏi áo của Châu, một tên khác đánh ông gục xuống sàn. Ông bị lôi ra khỏi tòa nhà Quốc Hội, ném lên xe jeep, đưa về khám Chí Hòa. Sau đó là bị áp tải ra toà quân sự và lãnh bản án 10 năm khổ sai miễn biệt xứ.
Cách Thiệu bắt Trần Ngọc Châu làm Bộ Ngoại Giao ở Washington kinh hoàng. Nhưng Đại Sứ Bunker thì tỉnh bơ. Trần Ngọc Châu nằm trong nhà tù 4 năm rưỡi.
Ngày 9 tháng Sáu năm 1972, John Paul Vann chết khi chiếc trực thăng của ông rơi không phải trong lúc thực hiện một chương trình bình định mà trong một trận tấn công theo lối quy ước của quân chính quy Bắc Việt Nam.
Tháng Tám 1974, có hai nhân viên của Tổng Thống Thiệu vào nhà tù nói ông sẽ được trả tự do nếu chịu ký đơn xin ân xá. Châu từ chối. Ít ngày sau, Châu được áp tải tới giam lỏng trong một ngôi nhà ở đường Hai Bà Trưng, có sáu cảnh sát đứng gác. Khi gia đình muốn tới thăm thì cảnh sát sẽ đưa tới. Việc đó kéo dài vài tháng, cho tới khi Châu được về nhà, chỉ có một cảnh sát đi kèm.
Châu giữ im lặng. Bạn bè có thể liên lạc với ông cho biết rằng Thiệu sẽ sớm phải rút lui thôi. Đất nước đang rã rời từng mảng.

Kỳ tới: CIA và Saigon, ngày xụp đổ.

Bìa sách “Vụ Án Trần Ngọc Châu”, 504 trang, ấn phí 25 mỹ kim, hiện có tại các nhà sách. Bạn đọc và các đại lý xin liên lạc Việt Báo:
14841 Moran St.
Westminster, CA 92683
(714) 894-2500

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kể từ ngày quân Nga xâm lược Ukraine vào tháng hai 2022 đến nay, ít nhất 35 nhà báo đã chết tại Ukraine khi đnag làm công việc của mình.
Michelle Obama mang đến cho độc giả một loạt câu chuyện mới mẻ và những suy ngẫm sâu sắc về sự thay đổi, thách thức, sức mạnh, bao gồm cả niềm tin của bà: khi thắp sáng cho người khác. Chúng ta có thể khai sáng sự phong phú và tiềm năng của thế giới xung quanh, khám phá những sự thật sâu sắc hơn và những con đường mới cho sự tiến bộ. Rút ra từ kinh nghiệm của mình với tư cách là người mẹ, con gái, người phối ngẫu, người bạn và Đệ nhất phu nhân, bà ta chia xẻ những thói quen và nguyên tắc mà bà đã phát triển để thích nghi thành công với sự thay đổi và vượt qua những trở ngại khác nhau.
Tiểu thuyết gia người Sri Lanka Shehan Karunatilaka đã giành được Giải thưởng Booker 2022 cho cuốn tiểu thuyết thứ hai của mình, Bảy Mặt Trăng của Maali Almeida. Giải thưởng này không thể đến vào thời điểm tốt hơn cho Sri Lanka, một quốc gia từng vướng vào bất ổn chính trị và kinh tế, khi nước này phải trải qua một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất thế giới, với lạm phát tăng vọt, thiếu lương thực và nhiên liệu, và nguồn cung cấp hàng hóa ngoại quốc rất thấp. Và tất nhiên, chính phủ đã bị lật đổ vào tháng Bảy, sau khi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa bỏ trốn sau các cuộc biểu tình lớn.
Nhà văn Mỹ gốc Việt Khánh Hà đã từng có nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang trong cộng đồng văn học Hoa Kỳ; từng nhận nhiều giải thưởng; từng có một quyển sách được trao đến hai giải thưởng văn học giá trị của Hoa Kỳ cách nhau chỉ một tháng—đó là giải truyện ngắn 2020 William Faulkner Literary Competition trong tháng 9, 2020, và tháng 10, 2020 anh lại đoạt tiếp giải The 2020 Orison Anthology Award in Fiction từ tác phẩm The Woman-Child. Những điều hiếm có này đã được người viết trình bày trước đây trong bài Khánh Thúc Hà (Khanh Ha) Ngôi Sao Việt Tỏa Sáng Trên Vòm Trời Văn Học Hoa Kỳ, đăng trên Việt Báo ngày 29/10/2020. Và sau đó thì tuyển tập truyện ngắn A Mother’s Tale and Other Stories của anh cũng được C&R Press 2020 Fiction Award trao giải thưởng và phát hành năm 2021. Sẽ có bài viết khác về quyển sách đặc biệt này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.