Hôm nay,  

Bài Viết Của Tác Giả Trần Ngọc Châu: “chiến Tranh Việt Nam Và Tôi” (v)

14/03/201100:00:00(Xem: 6723)

Đọc Sách Mới: Bài viết của tác giả Trần Ngọc Châu: “Chiến Tranh Việt Nam và Tôi” (V)
TT. Diệm Từng Muốn Để Ông Nhu Ra Đi...

presidentdiem_400Gia đình Tổng Thống Ngô Đình Diệm


Đệ Nhất Cộng Hoà, Trần Ngọc Châu là người lập kế hoạch bình định. Từ đây mà sau này có chính sách chiêu hồi, rồi chiến dịch Phượng Hoàng, một chương trình bình định thành công nhất của CIA trong chiến tranh Việt Nam. Đệ Nhị Cộng Hoà, Trần Ngọc Châu là Tổng Thư Ký của Quốc Hội đầu tiên (hình trên).
Cuối 1969 đầu 1970, Toà Đại Sứ Mỹ và CIA ở Việt Nam bật đèn xanh cho Tổng Thống Thiệu triệt hạ ông Châu. Đây là sự kiện tiêu biểu cho khúc quanh chính trị của Mỹ tại Việt Nam, được tác giả Elizabeth Pond ghi lại thành “The Chau Trial.” Từ đó tới nay, liên tục 40 năm, đã có thêm cả chục cuốn sách, cả trăm bài báo và nhiều công trình nghiên cứu tại các lò tư tưởng chiến lược -nơi ảnh hưởng tới chính sách thế giới của nước Mỹ- liên tiếp mổ xẻ trường hợp Trần Ngọc Châu.
Lý do, nói theo Zalin Grant, tác giả cuốn sách “Facing the Phoenix”, đó là vì vụ án Trần Ngọc Châu tiêu biểu cho sự thất bại chính trị của Hoa Kỳ tại Việt Nam. “Châu đã thành một biểu tượng -Biểu tượng cho những thứ đã mất ở Việt Nam.”Zalin Grant viết. Thứ đã mất chính là những lý tưởng dân chủ, tự do mà dân Mỹ từng phải trả bằng máu, nhằm mang lại cho Việt Nam một chế độ dân chủ đích thực, một chiến thắng xứng đáng của miền Nam tự do.
Lần đầu tiên, sách “Vụ Án Trần Ngọc Châu” được ấn hành ở hải ngoại. Ngoài đầy đủ bản dịch "The Chau Trial", phần trích lược sách báo và các tài liệu mật liên quan tới cuộc chiến Việt nam còn có bài viết đặc biệt của chính ông Trần Ngọc Châu mang tựa đề “Chiến Tranh Việt Nam và Tôi.” Sau đây là phần trích từ bài viết đặc biệt này.

V. CỐ VẤN NGÔ ĐÌNH NHU VÀ TT. DIỆM
Sáng sớm hôm sau, phi cơ riêng của Tổng Thống đáp xuống Kiến Hòa, chở tôi đi Đà Nẵng. Từ Đà Nẵng tôi điện đàm hầu như mỗi ngày với Tổng Thống, và sau nữa bay về Sài Gòn diện kiến ông hầu như mỗi tuần. Có một lần, tôi rất ngạc nhiên khi ông hỏi ý kiến tôi ra sao, nếu ông bãi chức em ông, cố vấn Ngô Đình Nhu và phái vợ chồng Nhu ra ngoại quốc một thời gian. Giơi thạo tin cho rằng ông Nhu là người định ra đường lối đối với Phật giáo.
Thời gian, dư luận đều đồn đại là Hoa Kỳ muốn ông Diệm loại Ngô Đình Nhu ra khỏi quyền lực. Các báo chí đều đăng tin như vậy. Chính Tổng thống Diệm hình như cũng cảm thấy ông Nhu đã mang lại tai hại lớn cho ông, nhưng ông lại ngại rằng việc đưa ông Nhu ra nước ngoải, dân chúng sẽ nghĩ là ông làm theo sự ép buộc của Hoa Kỳ. Ông không muốn bị hiểu là bù nhìn hoặc là gia nô của Hoa Kỳ. Tôi nói với Tổng Thống, nếu loại bỏ người em để ông được hưởng tư lợi thì hành động đó thật là sai lầm. Nhưng nếu làm vì quyền lợi của quốc gia thì đó là một quyết định khôn ngoan và là một quyết định đúng. Ông Diệm nói là có thể ông Nhu sẽ được cử đi đảm đương một chức vụ chính thức tại nước ngoài.
Người ta có thể lấy làm lạ chuyện có thể xảy ra tại Nam Việt nam, và vụ ám sát tổng Thống Diệm có thể tránh được nếu ông làm theo thiên bẩm chính trị của ông, và đưa đẩy vợ chồng ông Nhu ra ngoại quốc.

NHẬN THỨC TỪ ĐÀ NẴNG
... Sau khi được Tổng thống Diệm cử ra làm thị trưởng Đà Nẵng. Tại đây tôi đã âm thầm vận động với Thầy cũ là Thich Mật Hiển (người cũng từng là thầy của các Thượng tọa một thời bạn đồng trường với tôi là Thích Trí Quang, Thiện Minh, Thiện Hoa...) đóng góp một phần vào việc hình thành thỏa hiệp chung giữa Phật giáo và Chính phủ. 


Cũng chỉ sau ngày đươc bổ nhậm vào chức vụ Thị trửơng ĐàNẵng kiêm Tổng trấn Quảng Nam - Đà Nẳng (chức vụ đặc biệt đối phó với tình hình biến động trong địa phương lúc bấy giờ - ngoài các tổng trấn Saigòn, Nha Trang và Dalat) tôi mới có dịp đươc tiếp xúc mật thiết với nhiều vị lãnh đạo Phật giáo đã từng là thầy là bạn của mình, và với các vị Tổng giám mục Ngô Đình Thục, Linh muc Cao Văn Luận, Lê Văn Ấn, Cố vấn Ngô Đình Cẩn ... và nhiều người trong các tầng lớp khác nhau của quần chúng.
Trải qua những tiếp xúc sâu rộng nầy và quan sát các hoạt động của họ (thêm vào những học hỏi đươc từ Cố vấn Ngô Đình Nhu và những nhân vật khác quanh Tổng Thống trước đó) tôi mới hiểu được rằng Tổng thống Ngô Đình Diệm tuy có đầy đủ tấm lòng và phong cách của một nhà lãnh đạo quốc gia nhưng trong thực tế quyền lãnh đạo tuyệt đối lại nằm trong tay vị huynh trưởng “quyền huỳnh thế phụ”, Tổng giám mục Ngô Đình Thục, với “tham mưu trưởng” Ngô Đình Nhu.
Cố vấn Ngô Đình Nhu chỉ đạo và giám sát toàn diện các tổ chức an ninh, công an, mật vụ chìm và nổi. Chính những người lãnh đạo các cơ quan này nắm quyền phán quyết ai là quốc gia ai là cộng sản, ai là phản động -- hầu hết theo lời trình của những cấp chỉ huy được chọn lọc từ thành phần nhân sự đã được Pháp rèn luyện.
Theo tôi chế độ Diệm phải được nhìn nhận dưới hai góc độ khác nhau. Đức Cha Thục, Cố Vấn Nhu và Tổng thống Diệm có hoài bão rất cao quý là muốn đem đạo lý và thế lực Ki-Tô-Giáo làm căn bản lãnh đạo đất nước và dân tộc Việt Nam ra khỏi cảnh hậu tiến, lạc hậu và nghèo khó. Điều tai hại là để thực thi nhiệm vụ cao cả đó, họ đã sử dụng ngay chính bộ máy nhân sự và kỹ thuật (phương pháp) mà Thực dân Pháp đã rèn luyện, ứng dụng qua suốt 9 năm chiến tranh Pháp Việt. Quần chúng Việt Nam không nhìn thấy mục tiêu cao quý của các vị lãnh đạo mà chỉ thấy những hoạt động cụ thể hàng ngày vẫn tiếp diễn rập theo khuôn khổ của thực dân Pháp và tay sai trước kia.

TỔNG THỐNG DIỆM BỊ THẢM SÁT
Ông Nhu lại vẫn không bị loại bỏ. Tình hình Phật giáo trở thành trầm trọng hơn. Toàn thể thế giới chứng kiến nhiều vị sư xả thân tự thiêu, lực lượng võ trang chính phủ tấn công Phật giáo đồ. Quân đội càng ngày càng không còn giữ được sự nhẫn nại nữa. Người Hoa Kỳ cũng vậy, đặc biệt là Đại sứ Cabot Lodge. 
Ngày 1 tháng 11 năm 1963, một cuộc đảo chính tiến hành và hai anh em ông Diệm bị giết ngay ngày hôm sau. Cuộc đảo chính do một số sĩ quan cao cấp tổ chức, điều động với sự yểm trợ của chính phủ Hoa Kỳ. Rõ ràng, Hoa Kỳ muốn thay đổi người thủ lãnh Việt Nam, phù hợp với quyền lợi của họ.
Sự lật đổ Tổng Thống Diệm là tấn bi kịch to lớn cho miền Nam Việt Nam, và riêng cho cá nhân tôi nữa. Nhiều khi tôi không đồng ý với chính quyền, nhưng tôi kính trọng Tổng Thống Diệm và coi ông là một người yêu nước chân chính. Không may, ông Nhu đã ảnh hưởng vào ông quá nhiều, và chính sách của ông đã tạo nên nhiều phần áp chế. Tôi không biết tại sao ông Diệm không thực hiện, làm theo ý ông là loại bỏ ông Nhu" Có thể ông đã bị lệ thuộc vào ông Nhu quá nhiều, hoặc có thể ông không nỡ lòng nào bỏ rơi em ông. Và có thể Hoa Kỳ đã dồn dạp tạo quá nhiều áp lực nên ông vẫn phải gắn bó với người em, dù phải trả với bất cứ giá nào. Tôi luôn luôn mong chuyện lành có thể xảy ra nếu Tướng Lansdale được cử làm Đại Sứ thay vì ông Lodge. Trong những năm đầu của đệ nhất Cộng Hòa, Lansdale và ông Diệm luôn luôn sát cánh, và hai người đã trở nên đôi bạn thân thiết. Lansdale rất có thể giúp ông Diệm giải quyết ổn thỏa vụ khủng hoảng Phật giáo (hoặc tránh để không xảy ra), và khéo léo làm giảm áp lực từ phía ông Nhu đưa tới. Có một cái gì đó mà chúng ta không bao giờ có thể hiểu được.
Kỳ tới: Tướng Westmoreland, CIA và tôi.
Bìa sách “Vụ Án Trần Ngọc Châu”, 504 trang, ấn phí 25 mỹ kim. Sách gửi tận nhà trong nước Mỹ thêm $5 cước phí. Bạn đọc và các đại lý xin liên lạc Việt Báo:
14841 Moran St.
Westminster, CA 92683
(714) 894-2500

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kể từ ngày quân Nga xâm lược Ukraine vào tháng hai 2022 đến nay, ít nhất 35 nhà báo đã chết tại Ukraine khi đnag làm công việc của mình.
Michelle Obama mang đến cho độc giả một loạt câu chuyện mới mẻ và những suy ngẫm sâu sắc về sự thay đổi, thách thức, sức mạnh, bao gồm cả niềm tin của bà: khi thắp sáng cho người khác. Chúng ta có thể khai sáng sự phong phú và tiềm năng của thế giới xung quanh, khám phá những sự thật sâu sắc hơn và những con đường mới cho sự tiến bộ. Rút ra từ kinh nghiệm của mình với tư cách là người mẹ, con gái, người phối ngẫu, người bạn và Đệ nhất phu nhân, bà ta chia xẻ những thói quen và nguyên tắc mà bà đã phát triển để thích nghi thành công với sự thay đổi và vượt qua những trở ngại khác nhau.
Tiểu thuyết gia người Sri Lanka Shehan Karunatilaka đã giành được Giải thưởng Booker 2022 cho cuốn tiểu thuyết thứ hai của mình, Bảy Mặt Trăng của Maali Almeida. Giải thưởng này không thể đến vào thời điểm tốt hơn cho Sri Lanka, một quốc gia từng vướng vào bất ổn chính trị và kinh tế, khi nước này phải trải qua một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất thế giới, với lạm phát tăng vọt, thiếu lương thực và nhiên liệu, và nguồn cung cấp hàng hóa ngoại quốc rất thấp. Và tất nhiên, chính phủ đã bị lật đổ vào tháng Bảy, sau khi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa bỏ trốn sau các cuộc biểu tình lớn.
Nhà văn Mỹ gốc Việt Khánh Hà đã từng có nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang trong cộng đồng văn học Hoa Kỳ; từng nhận nhiều giải thưởng; từng có một quyển sách được trao đến hai giải thưởng văn học giá trị của Hoa Kỳ cách nhau chỉ một tháng—đó là giải truyện ngắn 2020 William Faulkner Literary Competition trong tháng 9, 2020, và tháng 10, 2020 anh lại đoạt tiếp giải The 2020 Orison Anthology Award in Fiction từ tác phẩm The Woman-Child. Những điều hiếm có này đã được người viết trình bày trước đây trong bài Khánh Thúc Hà (Khanh Ha) Ngôi Sao Việt Tỏa Sáng Trên Vòm Trời Văn Học Hoa Kỳ, đăng trên Việt Báo ngày 29/10/2020. Và sau đó thì tuyển tập truyện ngắn A Mother’s Tale and Other Stories của anh cũng được C&R Press 2020 Fiction Award trao giải thưởng và phát hành năm 2021. Sẽ có bài viết khác về quyển sách đặc biệt này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.