Hôm nay,  

Đọc Sách Mới: Bản Dịch Việt Ngữ Từ Nguyên Tác “the Chau Trial” Của Tác Giả Elizabeth Pond (xvii)

14/03/201100:00:00(Xem: 8835)

Đọc Sách Mới: Bản dịch Việt ngữ từ nguyên tác "The Chau Trial" của tác giả Elizabeth Pond (XVII)
Cáo Trạng Kết Tội Trần Ngọc Châu
Tác giả
Elizabeth Pond

Là một tác giả và diễn giả danh tiếng chuyên về các vấn đề quốc tế, tên tuổi Elizabeth Pond (hình bên) được nể trọng ở Âu Châu và Hoa Kỳ, trong cả hai lãnh vực báo chí và hàn lâm. Ngoài công việc giảng dạy tại các đại học Đức và Mỹø, bà còn là thành viên nhiều hội đồng tham vấùn và viện nghiên cứu chiến lược quốc tế như: The Council on Foreign Relations, the German Council on Foreign Relations, the International Institute for Strategic Studies, the US Institute of Peace... và là tác giả của 11 cuốn sách có nội dung đã đụng tới các vấn đề nóng bỏng nhất tại nhiều khu vực của thế giới như bức tường Bá Linh, Chính sách Mỹ đối với nước Đức; Biến động vùng Balcans; Nhận thức về nước Nga; Sự tái sinh của Âu châu... 
Sự nghiệp của Elizabeth Pond bắt đầu bằng "The Chau Trial". Đúng 40 năm trước đây, sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, cô phái viên của The Christian Science Monitor xin nghỉ giả hạn luôn nửa năm để ở lại Saigon theo dõi tại chỗ. Và "The Chau Trial" trở thành tác phẩm đầu tay của Elizabeth Pond, với kết luận "Đây là bước khởi đầu sự sụp đổ của ông Thiệu."
Cho tới nay, 40 năm sau "Vụ án Trần Ngọc Châu", tác giả và nhân vật chính trong vụ án - Pond và Châu- vẫn chưa hề gặp nhau.
Sau đây là bản dịch Việt ngữ "Vụ Án Trần Ngọc Châu" do THANH NGUYỄN và HOÀNG NGỌC TRÁC chuyển ngữ từ nguyên tác "The Chau Trial", với hế nhưngbản án của phiên xử đầu tiên, không có mặt bị cáo, đã đương nhiên mất hiệu lực một khi ông Châu ký thỉnh nguyện xin được tái xử và ông sẽ ra tòa.

***
XVIII. Cáo trạng kết tội
Bà Đại:
Chúng tôi xin được nêu trường hợp kháng biện để chuyển lên Tối Cao Pháp Viện.
Ông Huyền:
Chúng tôi yêu cầu Tòa tạm hoãn phiên xử để Tối Cao Pháp Viện có cơ hội xem xét các điểm kháng biện.
Uỷ viên công tố:
Chúng tôi xin chánh án không chấp thuận đề nghị kháng biện của Luật Sư Huyền và Đại, bởi Tòa án này tồn tại theo sắc luật 11/62 và theo điều 11 của sắc luật này thì không được phép phúc thẩm. Tối Cao Pháp Viện xét những việc có liên quan đến Hiến Pháp cũng như xét các án phúc thẩm từ những tòa khác, chứ không phải từ Tòa án này.
1. Hoạt động của tòa án mặt trận đã được tiến hành từ hơn hai năm kể từ khi Hiến Pháp được ban hành. Do đó mà Tối Cao Pháp Viện không có thẩm quyền đối với bất kỳ một tòa án nào không cho phép phúc thẩm, như tòa này.
2. Mỗi tòa án đều có đặc tính riêng của nó. Tòa này có mục đích xử những trường hợp khẩn cấp không cần đến phúc thẩm trong thời chiến. Do đó mà Tối Cao Pháp Viện không có quyền xem xét việc phúc thẩm một vụ án do tòa này quyết định. Chúng tôi xin Tòa không chấp thuận cho phúc thẩm.
(Ghi chú: Xin xem lại ghi chú về đạo luật ngày 3 tháng 9 năm 1968 ở mấy trang trước. Thực tế thì tòa án quân sự đã không theo lời đề nghị của các luật sư bào chữa cho ông Châu trong phiên xử là chuyển các yêu cầu kháng biện lên Tối Cao Pháp Viện theo như dân luật quy định. Do đó mà ông Huyền đã đến phòng Trước Bạ trong ngày hôm sau để đăng ký các kháng biện đó. Thoạt đầu thì Trước Bạ từ chối không tiếp ông Huyền, nhưng rồi sau đó cũng chịu tiếp chuyện với ông ta. Theo ông Huyền thì viên Trước Bạ đã báo cho ông biết là ông ta rất bận và không tiếp nhận phần nội dung ông Huyền xin đăng ký. Sau đó ông Huyền bèn đi tìm gặp thừa phát lại ở Tòa để đăng ký các khoản kháng biện lên Trước Bạ. Một viên chức tại tòa thông báo cho ông Huyền biết là thừa phát lại nghỉ phép trong khi ông Huyền nói là chính mắt mình thấy thừa phát lại. Sau cùng ông Huyền đã gửi thư bảo đảm đến Trước Bạ trong đó có nêu phần kháng biện.)

Ông Huyền:
Chúng tôi xin quý Tòa chuyển yêu cầu kháng biện của chúng tôi lên Tối Cao Pháp Viện để được xem xét chiếu điều 64, 65 và 66 của đạo luật 7/68, vì Tòa này không thể tuyên án, xét về mặt hiến tính của Tòa. Theo điều 66 thì quý Tòa có nhiệm vụ chuyển đạt các đề nghị kháng biện của chúng tôi lên Tối Cao Pháp Viện cho dù chúng tôi không có quyền kháng cáo đối với bản án của tòa án đặc biệt.
Bà Đại:
Cho dù quý Tòa là một Tòa án đặc biệt đi nữa thì quý vị cũng nằm trong khuôn khổ tổ chức của Tối Cao Pháp Viện. Quý Tòa có nhiệm vụ chuyển các đề nghị kháng biện lên Tối Cao Pháp Viện, bởi quý tòa không có quyền xác định là phán quyết của quý Tòa có hợp hiến hay không.
Chánh thẩm:
(cắt ngang)
Tòa án này chẳng can dự gì đến Hiến Pháp. Đây là Tòa án đặc biệt do sắc luật chi phối.
Bà Đại:


Chúng tôi yêu cầu thực hiện quyền xin kháng biện đối với vụ án Dân biểu Châu lên Tối Cao Pháp Viện. Chúng tôi thấy cần nhấn mạnh rằng vụ án này mang tính chất chính trị.
Chánh thẩm:
(cắt ngang một cách nóng nảy).
Chúng tôi là quân nhân, và chúng tôi không sợ ai dọa dẩm gì cả. Chúng tôi đến đây là để bảo vệ quyền lợi tối cao của đất nước.
Uỷ viên công tố:
Tòa án này được thiết lập trong hoàn cảnh đặc biệt. Ngay cả các nhà làm luật cũng đã không hề tính đến chuyện xem xét lại sự tồn tại của nó sau hai năm. Do đó mà các thủ tục của tòa án này cũng là đặc biệt. Vì vậy chúng tôi yêu cầu chánh án không chấp thuận quyền kháng biện, bởi nếu như quý Tòa chấp thuận thì Tòa này sẽ mất đi tính cách đặc biệt của nó.
(Bà Đại đi theo hành lang giữa phòng, phân bua với mọi người)
Ông Huyền:
Hiến Pháp có thừa nhận các hoàn cảnh đặc biệt. Nhưng Hiến Pháp không phải là được tuân thủ trong những hoàn cảnh đặc biệt đó. Chúng tôi không có phản đối cái gì cả. Chúng tôi chỉ trình bày -- và xin được quý Tòa chuyển đạt -- các yêu cầu kháng biện của chúng tôi lên Tối Cao Pháp Viện, bởi chúng tôi không thể chuyển yêu cầu kháng biện này thông qua bất kỳ một tòa án nào khác, theo như thủ tục pháp lý quy định. Đây chỉ là một vấn đề hành chánh rất nhỏ.
Chánh thẩm:
Nếu ông cứ lập luận theo kiểu đó thì chúng ta không thể tiếp tục nói chuyện. Tòa án này có nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi quốc gia. Ông không cần phải đến đây để dạy chúng tôi về thủ tục hành chánh.
(Lúc đó thì cũng đã 7 giờ tối. Ánh sáng ngoài trời đã yêáu dần, và ánh đèn néon trong phòng xử là chính).
Bà Đại:
Đây là tiểu tiết, thế nhưng nó lại ảnh hưởng lớn đến chế độ ta.
Ủy viên công tố:
Chúng tôi xin Tòa không chấp thuận đề nghị kháng biện lên Tối Cao Pháp Viện.
Chánh thẩm:
(đọc điều lệ tòa án)
Chúng tôi đã quyết định tiếp tục phiên xử. Không chuyển đạt bất kỳ một sự kháng biện nào.
(Ông Châu đứng lên khi tòa đọc bản cáo trạng).

Bản cáo trạng dành cho Trần Ngọc Châu
Lục sự:
(đọc bản cáo trạng)
1. Về phần bị cáo.
Trần Ngọc Châu, sinh ngày 1 tháng Giêng, 1924 tại Nam Trung, Phú Vang, Thừa Thiên, con của Trần Đạo Tế và Nguyễn Thị Đóa, can tội "móc nối với một người hoạt động có phương hại đến an ninh quốc phòng".

2. Phân tích tội trạng.
Vào cuối tháng 3 năm 1969, cơ quan an ninh đã khám phá ra tổ tình báo chiến lược A-68 và đồng thời cũng đã bắt giữ một số Cộng sản có liên quan để điều tra. Trong số này có Trần Ngọc Hiền, người đứng đầu tổ tình báo chiến lược A-68, và Trần Châu Khang, giao liên. Công cuộc điều tra cho thấy là có sự liên lạc giữa hai đương sự vừa nêu với Dân biểu Trần Ngọc Châu, với nhiệm vụ là lôi kéo lập liên lạc với Trần Ngọc Châu để tổ chức một lưới tình báo chiến lược nhằm tìm hiểu hoạt động chính trị và quân sự của Việt Nam Cộng Hòa và Hoa Kỳ tại miền Nam Việt Nam.
1. Trần Ngọc Hiền, Đại uý Cộng sản, đứng đầu tổ tình báo chiến lược A-68, đã thú nhận vào tháng 8-1964 là đương sự được cài vào miền Nam để thực hiện các hoạt động tình báo. Đương sự đã nhận được chỉ thị tranh thủ và thiết lập liên hệ với em mình là Trần Ngọc Châu lúc đó đang làm Tỉnh trưởng Kiến Hòa. Nếu nhiệm vụ đó hoàn thành thì sẽ dẫn đến kết quả là: 
a/ Nắm được tình hình hoạt động chính trị và quân sự của Việt Nam Cộng Hòa.
b/ Nếu cần thì ông Châu sẽ cung cấp các loại giấy tờ cần thiết về mặt pháp lý để cho công tác của ông Hiền được thuận lợi hơn. 
c/ Trong tương lai ông Châu có thể được xử dụng cho các mục tiêu chính trị.
Sau khi xâm nhập vào miền Nam, đương sự đã hai lần yêu cầu anh mình là Trần Châu Khang đi Kiến Hòa để gặp Trần Ngọc Châu để thăm dò ý kiến của ông này. Ông Châu đã đồng ý tiếp bị can và đã trao cho Trần Châu Kháng một danh thiếp với hàng chữ sau đây: "Cho phép người mang danh thiếp này đến gặp tôi" để cho sự tiếp xúc giữa hai người được dễ dàng hơn. Bị can đã tiếp xúc với ông Châu tất cả tám lần:
1. Lần thứ nhất:
Tháng 11/1965 đương sự đã gặp Trần Ngọc Châu để tìm hiểu và coi xem ông Châu có đồng ý ủng hộ Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam hay không. Đương sự cũng nói bóng gió để ông Châu hiểu rằng lập trường của mặt trận là chống Hoa Kỳ nói chung và chẳng có liên hệ gì với Cộng sản. Ông Châu đã hỏi đương sự xem đương sự có giấy tờ tùy thân gì không, đương sự cho biết có đủ và đã ở lại một đêm với ông Châu. Sáng hôm sau thì đương sự từ giã và ông Châu đã trao cho đương sự ba chục ngàn đồng. Sau lần gặp gỡ này thì bị can (Hiền) đã yêu cầu với phe của mình là đừng để cho Việt Cộng ám sát ông Châu, trước hết là vì có liên hệ anh em và sau nữa là về lâu về dài còn nhắm tranh thủ Châu.

Kỳ tới: 7 cuộc gặp gỡ giữa hai anh em Hiền-Châu.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kể từ ngày quân Nga xâm lược Ukraine vào tháng hai 2022 đến nay, ít nhất 35 nhà báo đã chết tại Ukraine khi đnag làm công việc của mình.
Michelle Obama mang đến cho độc giả một loạt câu chuyện mới mẻ và những suy ngẫm sâu sắc về sự thay đổi, thách thức, sức mạnh, bao gồm cả niềm tin của bà: khi thắp sáng cho người khác. Chúng ta có thể khai sáng sự phong phú và tiềm năng của thế giới xung quanh, khám phá những sự thật sâu sắc hơn và những con đường mới cho sự tiến bộ. Rút ra từ kinh nghiệm của mình với tư cách là người mẹ, con gái, người phối ngẫu, người bạn và Đệ nhất phu nhân, bà ta chia xẻ những thói quen và nguyên tắc mà bà đã phát triển để thích nghi thành công với sự thay đổi và vượt qua những trở ngại khác nhau.
Tiểu thuyết gia người Sri Lanka Shehan Karunatilaka đã giành được Giải thưởng Booker 2022 cho cuốn tiểu thuyết thứ hai của mình, Bảy Mặt Trăng của Maali Almeida. Giải thưởng này không thể đến vào thời điểm tốt hơn cho Sri Lanka, một quốc gia từng vướng vào bất ổn chính trị và kinh tế, khi nước này phải trải qua một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất thế giới, với lạm phát tăng vọt, thiếu lương thực và nhiên liệu, và nguồn cung cấp hàng hóa ngoại quốc rất thấp. Và tất nhiên, chính phủ đã bị lật đổ vào tháng Bảy, sau khi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa bỏ trốn sau các cuộc biểu tình lớn.
Nhà văn Mỹ gốc Việt Khánh Hà đã từng có nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang trong cộng đồng văn học Hoa Kỳ; từng nhận nhiều giải thưởng; từng có một quyển sách được trao đến hai giải thưởng văn học giá trị của Hoa Kỳ cách nhau chỉ một tháng—đó là giải truyện ngắn 2020 William Faulkner Literary Competition trong tháng 9, 2020, và tháng 10, 2020 anh lại đoạt tiếp giải The 2020 Orison Anthology Award in Fiction từ tác phẩm The Woman-Child. Những điều hiếm có này đã được người viết trình bày trước đây trong bài Khánh Thúc Hà (Khanh Ha) Ngôi Sao Việt Tỏa Sáng Trên Vòm Trời Văn Học Hoa Kỳ, đăng trên Việt Báo ngày 29/10/2020. Và sau đó thì tuyển tập truyện ngắn A Mother’s Tale and Other Stories của anh cũng được C&R Press 2020 Fiction Award trao giải thưởng và phát hành năm 2021. Sẽ có bài viết khác về quyển sách đặc biệt này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.