Hôm nay,  

Bản Dịch Việt Ngữ Từ Nguyên Tác “the Chau Trial” Của Tác Giả Elizabeth Pond (xxxi)

11/03/201100:00:00(Xem: 6679)

Đọc Sách Mới: Bản dịch Việt ngữ từ nguyên tác “The Chau Trial” của tác giả Elizabeth Pond (XXXI)
Tối Cao Pháp Viện Tuyên Bố “Bất Hợp Hiến”
image003-40014Tác giả Elizabeth Pond

Là một tác giả và diễn giả danh tiếng chuyên về các vấn đề quốc tế, tên tuổi Elizabeth Pond (hình bên) được nể trọng ở Âu Châu và Hoa Kỳ, trong cả hai lãnh vực báo chí và hàn lâm. Ngoài công việc giảng dạy tại các đại học Đức và Mỹ, bà còn là thành viên nhiều hội đồng tham vấn và viện nghiên cứu chiến lược quốc tế và là tác giả của 11 cuốn sách có nội dung đã đụng tới các vấn đề nóng bỏng nhất tại nhiều khu vực của thế giới như bức tường Bá Linh, Chính sách Mỹ đối với nước Đức; Biến động vùng Balcans; Nhận thức về nước Nga; Sự tái sinh của Âu châu... 
Sự nghiệp của Elizabeth Pond bắt đầu bằng “The Chau Trial”. Đúng 40 năm trước đây, sau cuộc tổng công kích Tết Mậu Thân, cô dành nửa năm để ở lại Saigon theo dõi tại chỗ. Và “The Chau Trial” trở thành tác phẩm đầu tay của Elizabeth Pond, với kết luận “Đây là bước khởi đầu sự sụp đổ của ông Thiệu.” 
Cho tới nay, 40 năm sau “Vụ án Trần Ngọc Châu”, tác giả và nhân vật chính trong vụ án - Pond và Châu- vẫn chưa hề gặp nhau. 
Sau đây là bản dịch Việt ngữ “Vụ Án Trần Ngọc Châu” do THANH NGUYỄN và HOÀNG NGỌC TRÁC chuyển ngữ từ nguyên tác “The Chau Trial”, với hế nhưngbản án của phiên xử đầu tiên, không có mặt bị cáo, đã đương nhiên mất hiệu lực một khi ông Châu ký thỉnh nguyện xin được tái xử và ông sẽ ra tòa.

***
XXXII. Ghi nhận về phán quyết 
của Tối Cao Pháp Viện
Thực ra thì Tối Cao Pháp Viện mấy ngày trước đó đã coi các tòa án quân sự mặt trận như là bất hợp hiến khi xét đến một số sự việc có liên quan đến các sinh viên bị tra tấn trong những cuộc thẩm vấn thông thường của cảnh sát trước khi đưa ra tòa. Do đó mà phán quyết của Tối Cao Pháp Viện đối với vụ án của ông Châu chẳng qua cũng chỉ là tái xác nhận - ít ra là ở bề ngoài - quyết định phán quyết của mấy hôm trước. Phán quyết của Tối Cao Pháp Viện đối với trường hợp các sinh viên là cuộc thử lửa đầu tiên của Tối Cao Pháp Viện trong việc tuyên bố bất hợp hiến một số các hành động quan trọng của hành pháp.
Kể cũng nên tìm hiểu về những lý do sâu xa đằng sau phán quyết đó. Một nguồn tin thân cận với Tối Cao Pháp Viện giải thích rằng Tối Cao Pháp Viện đã sẵn sàng để tuyên bố các tòa án mặt trận là bất hợp hiến căn cứ vào việc kháng án của ông Châu ngay trước khi có vụ của các sinh viên. Tuy nhiên Tối Cao Pháp Viện đã sắp xếp lại thời điểm và ngó vào vụ của ông Châu sau để khi tuyên bố bất hợp hiến thì lại không vướng mắc phải tính chất đặc biệt chính trị trong vụ án ông Châu.
Đối với nhóm sinh viên thì Tối Cao Pháp Viện đã phải chịu áp lực lớn lao của quần chúng.
Theo một số nguồn tin không thể kiểm chứng thì một số viên chức ở Tối Cao Pháp Viện đã ngầm khuyến khích các sinh viên Sàigòn tụ tập trước pháp đình nơi Tối Cao Pháp Viện nhóm họp để xét về việc các sinh viên bị tra tấn. Cho dù các nguồn tin đó là đúng hay sai thì thực tế là cũng có hàng mấy trăm sinh viên kéo đến trụ sở Tối Cao Pháp Viện vào ngày diễn ra vụ phán quyết nói trên. Thoạt đầu họ còn bị cảnh sát đẩy lui bằng lựu đạn cay thế nhưng rồi sau đó cũng được phép vào tòa và ngồi có trật tự trên sàn nhà, chật ních cả phòng họp.
Kể từ khi người ta bắt một lãnh tụ sinh viên có tiếng cách đó hai tháng về tội móc nối với Mặt Trận Giải Phóng thì sinh viên đã rải rác tổ chức những cuộc biểu tình ở các trường Đại hoc. Hiện thời họ đang chiếm trụ sở bỏ trống của sứ quán Cambot để phản đối việc thảm sát người Việt ở Cambot và đồng thời cũng là để phản đối việc chính quyền Sàigòn đã không chịu phản đối mạnh mẽ về những cuộc thảm sát đó. Nhân vụ ở Cambot này lần đầu tiên người ta mới thấy dư luận quần chúng có vẻ có thiện cảm với sinh viên biểu tình.
Tối Cao Pháp Viện đi đến phán quyết lên án các tòa án mặt trận là bất hợp hiến hình như là căn cứ vào một điều khoản trong luật tổ chức Tối Cao Pháp Viện cho phép các kháng biện của các nhóm thiểu số có thể được đưa lên Tối Cao Pháp Viện để giải quyết.


Xét một cách chặt chẽ thì điều khoản này chỉ dành cho những trường hợp giải thích hiến pháp. Và trong thực tế thì đã có một trường hợp kháng biện cá nhân được đem ra xem xét, đối với một vụ nhỏ thôi. Nhưng lần này một trong chín vị thẩm phán của Tối Cao Pháp Viện lại tỏ ý quan tâm đến ý kiến cá nhân nếu như có liên quan đến các tòa án quân sự mặt trận. Hiệu quả của một bản kháng biện mang tính thiểu số như vậy, sẽ có nghĩa là làm lòi ra cái đa số đã từng thuận theo vai trò của các tòa án mặt trận.
Vấn đề vô danh tính là một đức tính cổ truyền của người Việt trong phạm vi luật pháp cũng như trong chính trị. Điều khoản qui định cho ý kiến thiểu số là một nguyên tắc đặc thù của người Mỹ được áp dụng trong đạo luật thành lập Tối Cao Pháp Viện ban hành vào tháng 9/1968. Tòa án này cũng chẳng có gì là Việt Nam cũng như chẳng có chi là Pháp. Nó là cái định chế được sinh sản ở đất Mỹ. Theo một luật gia Việt Nam thì cho đến ngày nay việc không nêu danh tính của thẩm phán trong phán quyết là một nguyên tắc thiêng liêng, nguyên tắc này ăn sâu vào tập quán đến độ mà các quyết định đồng thanh nhất trí vẫn thường được ghi lại như là những quyết định của đa số để cho không một thẩm phán nào được coi như có ý kiến trùng hợp với ý kiến đã được nhất trí.
Đến khi có sự bất trắc về mặt chính trị thì người ta lại càng say mê với tính vô danh. Việc Tối Cao Pháp Viện chưa từng chống đối Tổng Thống Thiệu đã là cả một hiện tượng vừa có tính chính trị vừa có tính pháp lý. Xét cho cùng thì trước đây cũng không thiếu trường hợp mà Tối Cao Pháp Viện có thể tuyên bố là các tòa án mặt trận bất hợp hiến; thế nhưng Tối Cao Pháp Viện đã không chịu tuyên bố. Một nguồn tin cho rằng ông Thiệu là một người tốt xét theo tiêu chuẩn của người Việt; tốt ở chỗ là không gây áp lực quá đáng khi quyết định về những trường hợp liên quan đến nhân sự. Tuy nhiên khi có cuộc bầu cử các thẩm phán PCTV thì Tổng Thống Thiệu lại rất chịu khó gây áp lực để đưa những người thân tín của mình vào. Do đó mà việc bấy lâu nay Tối Cao Pháp Viện hoạt động hài hòa với Dinh Độc Lập cũng là điều dễ hiểu.
Nhưng đến khi có đủ số thẩm phán ở PCTV để ra những phán quyết đối kháng với phe chính quyền như vậy thì tất là phải có một sự chuyển hướng nào đó về mặt chính trị. Và người ta dễ nhận ra sự chuyển hướng đó không những qua các cuộc biểu tình của sinh viên và thương phế binh mà còn từ những sự bất mãn của quần chúng đối với vât giá leo thang và sự đánh giá chung của mọi nguời là cái thế ông Thiệu sẽ lung lay theo đà rút quân của Mỹ. Như vậy thì nếu trong tương lai gần hay xa gì đó mà ông Thiệu thất thế thì tốt hơn cả là ngay từ bây giờ đừng có nên chịu mang tiếng là tay chân của ông Thiệu, nhất là trong những vụ án mà cung cách của phe hành pháp chẳng mấy sáng danh như vụ ông Châu.
Kết quả, vẫn theo nguồn tin đó là chín vị thẩm phán chẳng việc gì phải bỏ phiếu. Chỉ biết là càng thảo luận ở pháp đình thì cả chín vị cùng đều nhận thấy là giữa đồng nghiệp với nhau chẳng thấy ai phản đối việc tuyên bố các tòa án mặt trận đặc biệt là bất hợp hiến.
Điều mà Tối Cao Pháp Viện không phán quyết một cách dứt khoát là việc hủy bỏ bản án cuối cùng đối với ông Châu. Tối Cao Pháp Viện cho rằng bản án đó phải được kháng cáo theo những thủ tục biệt lập và khác biệt.
Phần nổi bật nhất trong phán quyết của Tối Cao Pháp Viện là như sau:
“Tuyên bố bất hợp hiến việc kết tội Dân biểu Trần Ngọc Châu bởi việc buộc tội đó không dựa trên trường hợp phạm pháp quả tang mà cũng không dựa trên sự đồng thuận của 3/4 tổng số dân biểu nhóm họp và như vậy là đã vi phạm điều 37 khoản 2 của hiến pháp.
“Yêu cầu hủy bỏ cáo trạng đề ngày 2/3/1970 của tòa án quân sự lưu động mặt trận vùng III Chiến thuật, cũng như lệnh của tòa án mặt trận kết án đương sự 10 năm khổ sai và lệnh giam giữ do Bộ trưởng Quốc phòng ký ngày 19/2/1970.”
. . .
Sau phán quyết của Tối Cao Pháp Viện một ký giả điện thoại Tối Cao Pháp Viện để hỏi về danh tánh của 9 vị thẩm phán. Gọi lần I thì đầu giây bên kia bị cúp bất thình lình. Gọi lần II thì người trả lời ở đầu giây nói rằng việc đó không thể công bố được.
Cho đến khi chấm dứt tập tài liệu này, tức là 3 tháng sau khi có phán quyết của Tối Cao Pháp Viện, Dân biểu Trần Ngọc Châu vẫn nằm trong tù.

Kỳ tới: Hậu quả của vụ án

Bìa sách “Vụ Án Trần Ngọc Châu”, 504 trang, ấn phí 25 mỹ kim. Sách gửi tận nhà trong nước Mỹ thêm $5 cước phí. Bạn đọc và các đại lý xin liên lạc Việt Báo: 
14841 Moran St.
Westminster, CA 92683
(714) 894-2500

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kể từ ngày quân Nga xâm lược Ukraine vào tháng hai 2022 đến nay, ít nhất 35 nhà báo đã chết tại Ukraine khi đnag làm công việc của mình.
Michelle Obama mang đến cho độc giả một loạt câu chuyện mới mẻ và những suy ngẫm sâu sắc về sự thay đổi, thách thức, sức mạnh, bao gồm cả niềm tin của bà: khi thắp sáng cho người khác. Chúng ta có thể khai sáng sự phong phú và tiềm năng của thế giới xung quanh, khám phá những sự thật sâu sắc hơn và những con đường mới cho sự tiến bộ. Rút ra từ kinh nghiệm của mình với tư cách là người mẹ, con gái, người phối ngẫu, người bạn và Đệ nhất phu nhân, bà ta chia xẻ những thói quen và nguyên tắc mà bà đã phát triển để thích nghi thành công với sự thay đổi và vượt qua những trở ngại khác nhau.
Tiểu thuyết gia người Sri Lanka Shehan Karunatilaka đã giành được Giải thưởng Booker 2022 cho cuốn tiểu thuyết thứ hai của mình, Bảy Mặt Trăng của Maali Almeida. Giải thưởng này không thể đến vào thời điểm tốt hơn cho Sri Lanka, một quốc gia từng vướng vào bất ổn chính trị và kinh tế, khi nước này phải trải qua một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất thế giới, với lạm phát tăng vọt, thiếu lương thực và nhiên liệu, và nguồn cung cấp hàng hóa ngoại quốc rất thấp. Và tất nhiên, chính phủ đã bị lật đổ vào tháng Bảy, sau khi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa bỏ trốn sau các cuộc biểu tình lớn.
Nhà văn Mỹ gốc Việt Khánh Hà đã từng có nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang trong cộng đồng văn học Hoa Kỳ; từng nhận nhiều giải thưởng; từng có một quyển sách được trao đến hai giải thưởng văn học giá trị của Hoa Kỳ cách nhau chỉ một tháng—đó là giải truyện ngắn 2020 William Faulkner Literary Competition trong tháng 9, 2020, và tháng 10, 2020 anh lại đoạt tiếp giải The 2020 Orison Anthology Award in Fiction từ tác phẩm The Woman-Child. Những điều hiếm có này đã được người viết trình bày trước đây trong bài Khánh Thúc Hà (Khanh Ha) Ngôi Sao Việt Tỏa Sáng Trên Vòm Trời Văn Học Hoa Kỳ, đăng trên Việt Báo ngày 29/10/2020. Và sau đó thì tuyển tập truyện ngắn A Mother’s Tale and Other Stories của anh cũng được C&R Press 2020 Fiction Award trao giải thưởng và phát hành năm 2021. Sẽ có bài viết khác về quyển sách đặc biệt này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.