Hôm nay,  

Phần 2

03/03/201100:00:00(Xem: 6686)
Thái tử Hoảng tâu:

– Trong năm người thì Địa Lô họ Nguyễn, nhỏ tuổi nhất, dáng người thanh nhã, mặt đẹp như ngọc, xuất thân phái Sài sơn, tài kị mã siêu việt; học văn rất uyên bác, cử bút thành văn, bẩy bước thành thơ, có tài phục dược. Lô được danh sĩ Thăng long tặng cho cái tên Nam thiên đệ nhất mỹ nam tử. Hiện Địa Lô lĩnh chức Trưởng sử trong phủ của thần nhi.

Thủ Độ tiếp:

– Thứ tư là Đại Hành. Trong một lần huynh làm lễ cầu siêu cho vong linh tử sĩ ở chùa Chiêu thiền (Láng), huynh bố thí lộc Phật cho kẻ khó. Trên đường về huynh gặp một thiếu niên nằm bên đường tay ôm phẩm oản, với ba quả chuối. Gia tướng đỡ thiếu niên mang về phủ của huynh. Y sĩ chẩnmạch cho biết y rất khỏe mạnh, sở dĩ bị xỉu vì đói quá. Gia tướng đem cơm, thịt gà cho ăn. Y chỉ ăn cơm, còn thịt thì gói lại. Huynh hỏi: tại sao trong tay có oản, chuối mà không ăn để đến nỗi xỉu nằm bên đường. Thiếu niên thưa rằng y có mẹ già ở nhà, hai ngày qua bị đói, không có gì bỏ bụng, nên khi được bố thí oản chuối, y mang về cho mẹ. Nhưng đi giữa đường kiệt lực, ngã xuống. Huynh lại hỏi: Tại sao không ăn thịt gà, mà lại dấu vào túi" Y trả lời rằng mẹ y thường ước ao được ăn một miếng thịtgà mà chưa bao giờ toại nguyện. Vì vậy hôm nay y dấu mang về cho mẹ. Huynh cảm thương đứa trẻ có hiếu, thu nhận làm mã phu trong phủ. Ngày nào cũng như ngày nào khi ăn cơm, có miếng gì ngon y lại dấu mang về cho mẹ. Trong một lần con chiến mã của huynh xổ chuồng chạy, mã phu cỡi ngựa chiến đuổi theo mà không bắt lại được. Y hú lên một tiếng, đuổi theo bắt được ngựa về. Huynh cải thu nhận y làm gia tướng. Hiện y mang hàm Đô thống, y gọi huynh là ông nội, huynh gọi y là Đại Hành, vì y chạy giỏi.

Tây Viễn vương hỏi:

– Thế còn Cao Mang, Yết Kiêu, Dã Tượng"

Vũ Uy vương chỉ Hưng Đạo vương:

– Dã Tượng, Yết Kiêu là nghĩa tử của Hưng Đạo vương. Cao Mang là một tiểu hòa thượng tại gia. Cao Mang, Dã Tượng là Ngưu tướng. Cả hai đều cùng mang hàm Đô Thống. Dã Tượng là thống lĩnh Ngưu binh, Cao Mang là phó thống lĩnh. Cao Mang có tài bắn tên bách phát bách trúng. Yết Kiêu là Ngạc tướng, hàm Đô thống, thống lĩnh Ngạc binh.

Hưng Đạo cho gọi Thiên trường ngũ ưng vào. Cả năm định quỳ gối hành lễ.

Lễ quan hô:

– Miễn lễ.

Hưng Đạo vương nhìn Ngũ ưng với tất cả yêu thương:

– Các con được triều đình tín nhiệm chọn một trong các con theo sứ đoàn sang Mông cổ. Vậy ai tình nguyện đi"

Cả năm đều xin đi.

Nhà vua hỏi Vũ Uy vương:

– Trong năm Ưng, con định chọn Ưng nào đi theo"

– Con xin chọn Địa Lô với Dã Tượng.

Dã Tượng, Địa Lô hành lễ:

– Đa ta vương gia đã chọn hai thần nhi.

Hưng Đạo vương bảo Dã Tượng:

– Con trao quyền thống lĩnh Ngưu binh cho phó tướng Cao Mang. Nhiệm vụ của con, với Địa Lô sẽ được Khu mật viện hướng dẫn.

Khi rời khoang thuyền lên bờ, Tây Viễn vương lĩnh Phiêu kỵ Đại tướng quân Trần Thủ An cầm tay Vũ Uy vương như muốn nói điều gì, rồi ông ngập ngừng suy nghĩ. Cuối cùng ông nói:

– Khi con lên đường ta sẽ có ít lời dặn con.

Buổi thiết triều chấm dứt.

Theo tinh thần buổi thiết triều: Hưng Ninh vương truyền lệnh mở vòng vây Đông bộ đầu, Thái tử Hoảng mở vòng vây Thăng long, Nhân Huệ vương cho mở vòng vây Kinh Bắc. Triều đình chu cấp lương thảo, chữa trị cho thương binh, chiến mã, tiễn họ lên đường.

Thái sư Trần Thủ Độ thân dẫn Ngột Lương Hợp Thai cùng tướng sĩ Mông cổ vượt sông Hồng sang Gia lâm. Ông sai bầy một tiệc rượu tiễn nghĩa đệ tại phủ đường Gia lâm.

Hưng Đạo vương sai sứ mật lệnh cho tướng sĩ tại Cụ bản, Phù lỗ, Bình lệ nguyên.

Vũ kị thượng tướng quân Lý Tùng Bách, Phá lỗ thượng tướng quân Trần Trữ, Hoài hóa thượng tướng quân Trương Đình được lệnh, phục binh tại Phù lỗ. Khi tướng Mông cổ là A Truật, con trai Ngột Lương Hợp Thai, dẫn tiền quân rút qua đây thì bị ba tướng đổ quân ra vây như thành đồng vách sắt. Giữa lúc binh tướng Mông cổ kinh hồn lạc phách, thì Vũ Sơn hầu Tạ Quốc Ninh cầm lệnh bài tới, ban lệnh cho ba tướng mở vòng vây. Ba tướng vui vẻ tha cho A Truật, lại còn dùng lời ngọt ngào đãi rượu với gà rừng quay.

Thoát vòng vây Phù lỗ, binh tướng Thiên triềuchưa hoàn hồn, thì khi tới Cụ bản, nơi diễn ra hai trận đánh kinh thiên động địa. Trận thứ nhất Mông cổ tấn công chiếm chiến lũy. Sau đó Mông cổ đóng binh tại đây để bảo vệ đường tiếp viện lương thảo. Mới mấy hôm trước Cụ bản bị quân Việt tái chiếm. Nay dân chúng đã trở về, đang dọn dẹp, tái thiết chiến lũy. Thình lình ba tướng Lê Phẩm, Phạm Long, Nguyễn Bích phát pháo, làm binh tướng Mông cổ rụng rời chân tay. Nhưng không có quân bao vây mà ba tướng sai người khiêng rượu thịt ra tiễn quân Thiên triều

Nào đã hết đâu, lúc Ngột Lương Hợp Thai tới Bình lệ nguyên lại bị Thủy binh, Ngưu binh, Kị binh dàn ra như đe dọa, Thái sư Trần Thủ Độ phải đích thân can thiệp, vòng vây mới được mở.

Khi chia tay tại biên giới, Ngột Lương Hợp Thai xin Thái sư Trần Thủ Độ thả hơn vạn tù hàng binh Mông cổ, Đại lý. Thái sư Trần Thủ Độ can thiệp với Vũ Uy vương. Vũ Uy vương đưa điều kiện:

Có hơn nghìn người của võ lâm Trungnguyên theo quân Mông cổ sang đánh Đại Việt. Để họ phải trung thành, quyết tâm với Mông cổ, Mông cổ sai quản chế vợ con họ. Trong trận đánh Thăng long, đứng trước việc quân Mông cổ tàn sát Hoa kiều, họ đã phản Mông cổ, hàng Đại Việt, cứu Hoa kiều. Vậy nay xin Thái sư Ngột Lương Hợp Thai đem vợ con họ trao đổi lấy tù binh.

Ngột Lương Hợp Thai đành chấp nhận.

Đại Việt vừa trải qua một cuộc chiến tranh, tuy chỉ trong vòng hơn tháng, nhưng cực kỳ khủng khiếp. Đất nước không bị tán phá nhiều, chỉ có bẩy nơi diễn ra trận đánh bị thiệt hại: Thảo lâm, Bình lệ nguyên, Cụ bản, Phù lỗ, Thăng long, Đồng văn, và Đông bộ đầu. Triều đình Nguyên Phong hô hào toàn quốc cùng giúp các nơi này kiến thiết lại. Sức sống của dân chúng phục hồi rất mau.

Sứ đoàn bao gồm Vũ uy vương Nhật Duy, vương phi Ý Ninh, Vũ sơn hầu Tạ Quốc Ninh, Dã Tượng, Địa Lô và đoàn kị mã Long biên 30 người, thêm 25 người phục dịch, 10 xe song mã. Tất cả 55 kị mã cũng như người phục dịch đều là những cao thủ, võ công thuộc loại thượng thừa, thông minh, biết nói tiếng Hoa, tiếng Mông cổ. Họ lại được Khu mật viện giảng giải tất cả tổ chức triều đình, lãnh thổ, quan chế, phong tục của Mông cổ cặn kẽ; huấn luyện về phương pháp trinh sát, thu nhặt tin tức tình báo, cùng phòng bị đối phương khai thác tin tức mình. Lại cấp cho sứ đoàn mười con chó Ngao để canh phòng dưới đất, mười con chim ưng để đưa thư, canh phòng trên không. Cuộc giảng giải này phải mất hơn tháng mới xong.

Vũ Uy vương phi Trần Ý Ninh là đệ tử yêu của Vô Huyền bồ tát. Trước khi lên đường, phi tới chùa Thần quang bái biệt sư phụ. Bồ tát vuốt tóc đệ tử:

– Về kiếm thuật, ta đã dốc túi truyền cho con rồi. Tuy vậy lần đi này con sẽ gặp muôn vàn khó khăn. Ta gửi cho con một đội Mê linh kiếm trận, để lúc hữu sự con sẽ dùng đến. Ta cũng cho con 5 nam, 5 nữ đệ tử ẩn thân làm đầu bếp. Như vậy con có 20 sư đệ, sư muội giúp đỡ bên cạnh.

Ý Ninh rời Thần quang tự với 20 đệ tử đồng môn.

Vũ Uy vương bàn với Tạ Quốc Ninh:

– Thưa thầy, trước hết trong sứ đoàn cần chính danh. Không lẽ lúc nào Địa Lô, Quốc Kinh cũng gọi con là vương gia, xưng thần" Trong huyết tộc thì phụ hoàng là chú ruột Hưng Đạo vương. Quốc Kinh là con của vương, thì gọi con bằng chú. Như vậy trên đường đi sứ Đia Lô, Quốc Kinh cứ gọi con bằng chú cho thêm thân mật. Kinh chỉ mới học chữ, xin thầy nhận Kinh làm học trò; dọc đường thầy dạy văn cho Kinh. Kinh gọi thầy bằng thầy. Thầy dậy tất cả sứ đoàn nói tiếng Mông cổ, như vậy Địa Lô cũng gọi thầy bằng thầy.

Tạ Quốc Ninh vui vẻ:

– Đa tạ vương gia đã cho tôi hai người học trò uy vũ quán thế.

Địa Lô, Quốc Kinh vái Quốc Ninh bốn vái:

– Con xin bái lạy thầy.

Vương hỏi Dã Tượng:

– Về võ công, con đã học được những gì" Ai là sư phụ của con"

– Con chưa bái sư chính thức.

Vương kinh ngạc, vì vương từng thấy Dã Tượng xử dụng võ công trong suốt bẩy trận đánh. Vương hỏi:

– Chính mắt chú thấy cháu xử dụng những chiêu võ kỳ ảo. Tỷ dụ: chiêu thứ nhất, khi xuất trận, bọn Lôi kị sở trường thúc chân vào bụng cho ngựa chồm lên đầu một bộ binh, rồi xung vào phá tuyến đầu trận địa. Một Lôi kị đã dùng chiêu số này với cháu. Cháu xuống đinh tấn, hai tay chụp chân ngựa vặn tréo, ngựa bị ngã lộn đi hai vòng. Tên Kị mã cũng ngã lăn theo, cháu phi thân đến đá vỡ ngực y. Chiêu thứ nhì: hai Kị mã phi song song vào trận địa Ngưu binh. Cháu nhào tới, hai tay ấn vào đầu hai chiến mã, rồi vọt lên cao, lộn một vòng, đáp ra phia sau, hai tay cháu chụp đuôi hai chiến mã kéo lùi một hai bước, rồi buông ra. Hai chiến mã ngã lộn xuống đất, vật hai Lôi kị theo. Cháu phi thân phóng hai cước vào đầu chúng.

Dã Tượng kính cẩn đáp:

– Thưa chú, trong thời gian huấn luyện Ngưu binh, cháu cùng các Ngưu tướng tự chế ra các chiêu thức chống với Lôi kị. Tất cả 9 lộ. Hồi theo Hưng Ninh vương đánh trận Đông bộ đầu, vương bảo cháu diễn lại từ đầu cho vương xem. Vương giúp cháu chỉnh khuyết điểm, biến hóa mỗi lộ ra 9 chiêu, cộng 81 chiêu, rồi vương đặt tên là Đảo mã cửu lộ thức.

Vương khen:

– Các chiêu số đều thuần nhất, chất phác, nhưng khắc chế với kị binh. Có điều cả chín lộ đều dùng sức của một mục đồng, nên không ảo diệu. Nếu người xử dụng có công lực cao, thì uy lực sẽ vô cùng dũng mãnh.

Dã Tượng không có tên, hồi mới ra đời, phong tục hồi đó thường không đặt tên cho con, mà chỉ gọi bằng những tên bình dân. Như con trai thì mang tên Cu, Chó, Trâu. Con gái thì mang tên Hĩm, Cái. Khi đứa trẻ 12-13 tuổi, vượt khỏi cái tuổi bị chết về bện đậu mùa mới làm lễ gia tiên đặt tên cho. Bà nội của Dã Tượng thấy cháu bụ bẫm dễ thương, bà đặt cho cháu cái tên Cu Chó. Năm bẩy tuổi, Cu Chó mồ côi cả cha lẫn mẹ. Nó phải đi ở, chăn trâu cắt cỏ cho một ngôi chùa vùng Thiên trường. Sư trưởng của chùa là người nhân từ, ông đối xử với Cu Chó bằng tất cả tấm lòng từ bi. Ngoài việc chăn trâu của chùa, Cu Chó không phải làm công việc gì khác. Khi các chú tiểu trong chùa học văn, kinh Phật, ông cho Cu Chó cùng học. Trời cho Cu Chó một thân thể hùng vỹ, thông minh, lại thâm nhiễm đạo lý nhà Phật.

Ba năm trước khi giặc Mông cổ ngấp nghé ngoài Bắc cương, triều đình ban chỉ cho xã ấp tập trung trẻ chăn trâu lại, huấn luyện tổ chức thành đội ngũ Ngưu binh. Vốn thông minh, có sức khỏe siêu việt, tính tình trầm tĩnh, Cu Chó được cử làm Ngũ trưởng (chỉ huy 5 người), rồi Lượng trưởng (chỉ huy 20 người). Trong lần duyệt binh, nó lĩnh chức Vệ úy (tương đương với ngày nay là Đại úy), chỉ huy một vệ Ngưu binh. Cu Chó biểu diễn đẩy ngã một con trâu mộng. Nguyên Phong hoàng đế ban cho Cu Chó cái tên Dã Tượng. Thời xưa, một người được vua ban cho mỹ danh, là điều hãnh diện vô cùng. Trong dịp này Hưng Đạo vương nhận Dã Tượng làm con nuôi, ngài đặt tên Dã Tượng là Trần Quốc Kinh. Nhưng không ai gọi cái tên này cả, mà chỉ gọi là Dã Tượng. Ngay hôm được nhận Dã Tượng làm con nuôi, Hưng Đạo vương cho chàng vào cung bái kiến Tuyên minh thái hoàng thái hậu. Dã Tượng được bà dạy cho hai bộ võ công trấn môn của phái Đông A là Đông A chưởng pháp và Thiên la thập bát thức.

Sau trận Bình lệ nguyên, tài năng chỉ huy Ngưu binh của Vệ úy Dã Tượng làm cho Lôi kị Mông cổ kinh hoàng, chàng được thăng lên Tá lĩnh chỉ huy 10 Vệ Ngưu binh. Rồi sau các trận Cụ bản, Phù lỗ, Đông bộ đầu, Dã Tượng được thăng lên Đô thống, tổng chỉ huy Ngưu binh toàn quốc.

Thời gian theo quân trong các trận Thảo lâm, Bình lệ nguyên, Dã Tượng được Vũ Uy vương dạy căn bản võ thuật phái Đông A. Trong trận Cụ bản, Dã Tượng gặp Tuyên minh thái hoàng thái hậu, vương phi Kiến Quốc đại vương, vương phi Hưng Nhân vương. Ba bà yêu thương Dã Tượng cực kỳ. Cả ba đem hết tâm huyết dậy đứa cháu nuôi. Hồi về Thăng long dự trận Đông bộ đầu, Dã Tượng lại được Hưng Ninh vương dạy võ công Trúc Lâm yên tử.

Ghi chú,

Tuyên minh thái hoàng thái hậu, nhũ danh Tô Phương Lan. Bà là vợ của Trần Lý, bà nội của Nguyên Phong hoàng đế . Vương phi Kiến Quốc đại vương nhũ danh Phan Mỹ Vân, vợ của Trần Tự Khánh chú ruột Nguyên Phong hoàng đế, khai quốc công thần Trần triều. Vương phi Hưng Nhân vương, nhũ danh Trần Kim Ngân, là vợ của Phúng Tá Chu, em gái Trần Lý.

Về hành trạng của ba bà, xin xem AHĐADCBM.

Vương nói với Địa Lô:

– Còn cháu, cháu là học trò của chưởng môn phái Sài Sơn, thì Nho, Y, Lý, Số, Xạ, Ngự, Thư, Họa đều thông. Ta yên tâm.

Quốc Ninh đề nghị:

– Dọc đường, đối với đội kị mã Long biên, ta vẫn để họ trang phục kị binh. Còn sứ đoàn, để giữ quốc thể, ta cứ mặc y phục nông dân Đại Việt cho phải lẽ.

Trước khi lên đường, Vũ Uy vương cùng vương phi vào Hoàng thành vấn an sinh mẫu của vương là Tuyên phi Mai Đông Hoa.

Vũ Uy vương Nhật Uy với vương phi Ý Ninh mới kết hôn chưa quá một năm, đám cưới diễn ra ngay sau trận Phù lỗ, quân Mông cổ đang tiến về Thăng long, chiến cuộc diễn ra khủng khiếp. Vì vậy mọi lễ nghi đều hủy bỏ. Hai vợ chồng bái tạ phụ hoàng, hướng về Thiên trường lễ vọng tổ tiên, rồi lên đường trấn ngự Bắc cương. Vì vậy vương phi chưa được diện kiến sinh mẫu của vương. Phi hỏi vương:

– Anh ơi, chúng mình cưới nhau trong khi khói lửa mịt mờ! Cho đến nay em cũng không biết phụ hoàng có bao nhiêu hoàng nam.

– Để anh cho em biết. Trong các con của phụ hoàng, nếu tính theo tuổi thì Tĩnh Quốc vương Khang lớn nhất, thứ đến anh. Cả hai cùng tuổi Đinh Dậu (1237). Thái tử Hoảng nhỏ hơn anh ba tuổi, chú ấy tuổi Canh Tý(1240). Tiếp đến là Chiêu Minh vương Quang Khải. Sau tới Vũ Minh vương Quang Húc, Chiêu Quốc vương Ích Tắc, Chiêu Văn vương Nhật Duật, cuối cùng là Chiêu Hòa vương Quốc Uất. Tổng cộng 8 người.

– Phụ hoàng có nhiều hoàng nam, hầu hết đều văn mô, vũ lược, có tài đế vương. So về tuổi thì chú Hoảng là con trai thứ ba, nguyên do nào chú lại được lập làm Thái tử, rồi sẽ được truyền ngôi vua"

Vương giảng giải:

– Theo thể chế các triều đại Hoa-Việt xưa, khi một hoàng tử đến tuổi 13 thì được phong tước vương, được gọi là thân vương, được trao cho nhiều chức vụ. Thường thì gồm cả chức văn lẫn võ, được cho mở phủ đệ riêng. Mỗi phủ đệ có nhiều chức quan do triều đình ấn định. Các thân vương cũng có quân túc vệ riêng. Việc này dẫn đến các vị vương dùng binh tướng của mình làm loạn như triều Lê. Khi vua Lê Đại Hành băng, các hoàng tử kéo quân về tranh ngôi vua, chém giết nhau không hề nghĩ tình ruột thịt. Cuối cùng Lê Long Đĩnh giết hết các anh-em, lên ngôi vua, tức Lê Ngọa triều. Bởi vậy khi Lê Ngọa triều băng, trong triều, ngoài trấn không còn thân vương nào nữa, đưa đến triều Lê mất về họ Lý.

– Em cũng đã biết như thế.

Vương phi trình bầy: Này nhé, sang triều Lý, vua Lý Thái tổ đã từng thấu hiểu những cay đắng của triều Lê. Nhà vua không cho phủ đệ của thân vương tổ chức quân đội riêng. Nhưng các hoàng tử đều là những người có tài cầm quân. Vua trao cho bốn con bốn chức vụ lớn. Một người lĩnh Đô đốc thủy quân, một người thống lĩnh Kị binh, một người thống lĩnh Thiên tử binh, một người thống lĩnh Ngự lâm quân, Thị vệ. Ngài ban chỉ dụ: ngôi trừ quân bỏ trống, các hoàng tử đều được phong làm thái tử.Người nào nhiều công trạng, có tài nhất sẽ được lập làm trừ quân. Nhưng ngài băng hà thình lình, khi chưa chỉ định người kế vị, vì vậy đưa đến chư vương nổi loạn. Các đại thần quyết định theo cơ chế cổ, con trưởng sẽ được kế vị. Con trưởng của vua Lý Thái tổ là Khai Thiên vương. Các tướng giúp Khai Thiên vương, dẹp chư vương, rồi tôn lên ngôi vua tức vua Lý Thái tông.

– Huynh đệ tương tàn là điều đau đớn nhất của các triều trước.

Vũ Uy vương than thở: Vì thế khi vua Lý Thái tông lên ngôi, ngài ban chỉ không cho thân vương, hoàng tộc giữ các nhiệm vụ Thái úy, Quản Khu mật viện, Đô đốc Thủy quân, Tổng lĩnh Thiên tử binh, Tổng lĩnh Kị binh.

Chú giải,

Thái úy, tương dương với ngày nay là Tổng tư lệnh quân đội.

Khu mật viện,tương đương với ngày nay bao gồm bộ Công an, Cục tác chiến, Cục quân báo, Cục phản gián.

Đô đốc Thủy quân,tương đương với ngày nay là Tư lệnh Thủy quân.

Tổng lĩnh Thiên tử binh, tương đương với ngày nay là Tư lệnh lục quân.

Tổng lĩnh Kị binh, tương đương với ngày nay là Tư lệnh Thiết giáp binh.

– Anh nói lạ! Thế sao sau này ngài Lý Thường Kiệt cũng từng được trao cho trao chức Thái úy"

Vương cười lớn:

– Em không nhớ kỹ sử mất rồi; ngài Thường Kiệt nguyên họ Ngô, được ban quốc tính, chứ ngài không phải họ Lý.

– Em quên! Chính sách này giúp cho suốt triều Lý, không bị các nạn hoàng tộc chém giết nhau vì tranh ngôi vua. Sử chép Tô Hiến Thành, Đàm Thì Phụng, Đàm Dĩ Mông từng giữ chức Thái úy. Cuối cùng trong lúc rối loạn, chức Thái úy do tổ Trần Tự Khánh nhà ta nắm rồi đi đến triều Lý mất về họ Đông A nhà mình.

Vương nhìn thẳng vào khuôn mặt thanh tú của vương phi, giảng giải:

– Phụ hoàng đã thấy các vết xe đổ của triều Lê, triều Lý. Người ban hành luật: Khi chú Hoảng là Thái tử đã đủ lớn, thì được truyền ngôi, người sẽ lui về làm Thái Thượng hoàng. Có lẽ sang năm tới. Như vậy tránh được tình trạng tân quân bỡ ngỡ khi mới lên ngôi, tránh tình trạng các con tranh giành ngôi vua chém giết nhau. Tổ chức cai trị chia ra làm hai: chức vụ trong triều, cũng như ngoài trấn thì trao cho các quan. Còn các vương, hầu hoàng tộc thì ai về đất phong của người ấy. Đất phong như một tiểu quốc riêng, có tiểu triều với đầy đủ quan chức, quân đội. Mỗi tháng các vương hầu đều về Thăng long dự buổi thiết đại triều, bàn quốc sự. Xong việc lại trở về lãnh địa của mình. Vừa rồi, Mông cổ kéo đại binh sang, Hưng Đạo vương hội quân, các vương hầu kéo quân bản bộ về cùng nhận lệnh đánh giặc. Chính anh, anh kéo quân Bắc cương về chịu lệnh.

Vương phi vẫn không chịu:

– Theo lẽ chính thống thì bao giờ các vua chúa Hoa, Việt cũng truyền ngôi cho con trai trưởng, là người lớn tuổi nhất. Nếu không phải con trưởng thì cũng phải là người con thứ có nhiều công trạng hoặc tài đức vượt xa các anh em, như Đường Cao tổ truyền ngôi cho con thứ là Tần vương Lý Thế Dân. Nhưng tại sao chú Hoảng, tài không hơn anh, công lao lại càng thua xa anh. Theo tuổi tác, chú là con thứ ba lại được lập làm Thái tử"

– Chú ấy được phong làm Thái tử, vì tuân theo cái lẽ chính thống của Nho gia. Với nguyên tắc chính thống thì anh không thể lên ngôi vua. Anh mà lên làm vua, sĩ dân không phục, rồi nước sẽ loạn to!

– Em không hiểu.

– Này nhé, Phụ hoàng nhờ là phò mã của vua Lý Huệ Tông, là chồng của vua Lý Chiêu Hoàng, mà được nhường ngôi. Phụ hoàng có hoàng hậu, nhiều phi tần, cung nga, sinh nhiều hoàng nam. Nhưng người kế vị phải là cháu ngoại của vua Lý Huệ Tông mới hợp lẽ chính thống, dân chúng, sĩ dân mới phục. Hoàng hậu Chiêu Hoàng không có hoàng nam, bị phế xuống làm công chúa, thì chỉ con của Phụ hoàng với công chúa Thuận Thiên, chị của vua Chiêu Hoàng mới đủ tư cách kế vị. Điều này anh bị loại, vì anh là con một cung nga. Mẫu thân mình xuất thân là con hát được đưa vào cung. Như anh vừa nói, so về tuổi thì anh Quốc Khang với anh lớn nhất. Ngược lại so về vai vế thì Thái tử Hoảng lớn nhất, thứ đến Quang Khải, vì cả hai là con của hoàng hậu Chiêu Thánh. Tiếp đến Quang Húc, Ích Tắc là con của Tây cung quý phi đứng thứ ba, thứ tư; Nhật Duật là con của Hoàng phi đứng thứ năm. Anh với Quốc Uất là con của một Tu Dung, đẳng cấp thấp nhất đứng thứ sáu, thứ bẩy. Anh Quốc Khang không phải con của phụ hoàng, nếu kể cả anh ấy thì phụ hoàng có 8 hoàng nam.

– Em hiểu rồi. Trong cuộc chiến vừa qua, anh lập công lớn, phụ hoàng lấy lý tử quý, mẫu vinh (con quý thì mẹ vinh),mẫu thân anh được cải phong lên bậc Tuyên phi. Do vậy dù anh lớn tuổi nhất trong các hoàng nam của Phụ hoàng, dù anh là người văn mô vũ lược, lại từng thống lĩnh binh mã Bắc cương, chiến thắng Mông cổ, vẫn không được phong làm Thái tử.

Theo Đại Việt sử ký toàn thư thì sự việc này như sau:

Hồi vua Trần Thái Tông còn thơ, được tuyển vào cung hầu hạ nữ hoàng đế Lý Chiêu Hoàng. Chiêu Hoàng ưng ý tuyển làm chồng, rồi truyền ngôi cho năm 1225. Thái Tông phong Chiêu Hoàng tước Chiêu Thánh hoàng-hậu.

Niên hiệu Thiên Ứng Chính Bình thứ 6 (1237), hoàng-hậu Chiêu Thánh đã 19 tuổi mà chưa có hoàng nam, tông thất nhà Lý rục rịch đòi lại ngôi vua. Thái-sư, Trung Vũ đại vương Trần Thủ Độ ép vua giáng Chiêu Thánh xuống làm Thiên Cực công-chúa, lập vương phi của An Sinh vương Liễu là công-chúa Thuận Thiên, cũng là con của vua Lý Huệ Tông làm hoàng-hậu, vì bà đã có thai ba tháng. Thủ Độ nghĩ: ông có thể lý luận với tông tộc nhà Lý rằng: Đứa trẻ sinh ra là con của Thuận Thiên, thì cũng là cháu của vua Huệ Tông. Cháu vua Huệ Tông cũng nghiễm nhiên được nối ngôi. Bị làm nhục, An Sinh vương Liễu cất quân làm loạn. Sau nhờ Linh Từ quốc-mẫu Trần Thị Kim Dung, bà là:

– Cô của vua Trần Thái Tông, An Sinh vương Liễu,

– Hoàng hậu của vua Lý Huệ Tông,

– Hiện là vợ của Thái-sư Trần Thủ Độ,

– Bà cũng là mẹ của công chúa Thuận Thiên và Chiêu Hoàng,

Bà đứng ra dàn hòa, cuộc chiến tương tàn mới êm. Người đương thời cũng như các sử gia đều cho rằng Thái sư Trần Thủ Độ là người thất học, làm càn. Ông nặn ra việc Trần Cảnh, Lý Chiêu Hoàng có tình ý với nhau, rồi cho hai người kết hôn. Sau lại bắt vua Trần Thái tông bỏ Chiêu Thánh, đem vương phi An Sinh vương Liễu là công chúa Thuận Thiên ép làm hoàng hậu.

Các sử gia đều kết tội Thái sư Trần Thủ Độ.

Nguyên do, Thái sư Thủ Độ đã căn cứ vào những sự kiện lịch sử Hoa-Việt mà người xưa gọi là chính thống rồi hành động.

Cái lý chính thống của Thái sư Trần Thủ Độ thế là thế nào" Sử, cũng như chính sự các đời đều ca tụng ba vua Nghiêu, Thuấn, Vũ là những vị vua thánh. Vua Nghiêu gả hai công chúa là Nga Hoàng, Nữ Anh cho phò mã là một nông dân, rồi nhường ngôi, phò mã trở thành vua Thuấn. Vua Thuấn lại nhường ngôi cho phò mã, thành vua Vũ. Đây là hình thức khuôn mẫu cho các đời sau, gọi là chính thống. Dẫn chứng sử Trung hoa, con rể nối ngôi cha vợ cho hợp với chính thống e dài quá, xin dẫn chứng sử Việt Nam:

Một là, khi anh hùng Dương DiênNghệ bị Kiều Công Tiễn ám hại, con rể là Ngô Quyền, lên thay quyền, diệt kẻ ác, rồi làm vua. Hợp với lẽ chính thống, nên tường sĩ, dân chúng qui phục ngài, vì vậy ngài mới thắng giặc Nam Hán, lên làm vua.

Hai là, vua Đinh Tiênhoàng, tuy có tài dẹp các sứ quân, nhưng ngài cũng cố tìm ra cớ gì hợp với chính thống" Vì vậy ngài phải phong cháu Dương Diên Nghệ là Dương Vân Nga, làm hoàng hậu, để qui phục nhân tâm: Con rể kế ngôi nhạc phụ, như vậy mới có chính nghĩa, hợp với lẽ chính thống.

Ba là, khi vua Lê Ngọa Triều băng, tuy con còn thơ dại, nhưng vẫn còn đến ba hoàng tử em vua Ngọa Triều lĩnh tước vương, đang trấn ngự bên ngoài. Nhưng tiều đình tôn Điện tiền chỉ huy sứ Lý Công Uẩn lên làm vua, sau là Lý Thái tổ. Tại sao" Vì ngài là phò mã của vua Lê Đại Hành.

Bốn là, khi vua Lý Thái tổ lên ngôi, ngài có nhiều con, tất cả các con đều được phong là Thái tử, ngụ ý rằng ngôi trừ quân chưa định. Thái tử nào có tài, có đức sẽ được truyền ngôi. Tuy Thái tử Lý Long Bồ tước phong Khai Quốc vương là người tài trí, đức độ trùm Hoa Việt, nhưng cuối cùng vua Lý Thái tổ truyền ngôi cho Thái tử Phật Mã tước phong Khai Thiên vương; dù vua biết rằng vương là người mà tài, đức thua Khai Quốc vương xa, lại khệnh khạng, hình thức. Nguyên do chỉ vì Phật Mã là con của hoàng hậu Tá quốc, Long Bồ là con của hoàng hậu Lập nguyên. Mà hoàng hậu Tá quốc là công chúa con vua Lê Đại Hành. Như vậy, cháu ngoại vua Lê lên ngôi vua, thì chính thống mới sáng tỏ.

Trần Thủ Độ muốn lấy ngôi vua từ họ Lý sang họ Trần, ông phải xếp đặt cuộc hôn nhân Trần Cảnh-Lý Chiêu Hoàng, cho hợp với chính thống. Đến khi Chiêu Hoàng chưa có con, hoàng tộc nhà Lý rục rịch muốn yêu cầu vua Trần Thái tông nhận một đứa trẻ con của một thân vương triều Lý làm thái tử, rồi truyền ngôi cho. Vì vậy ông mới đem vương phi của An Sinh vương ép vào ngôi hoàng hậu, để đứa trẻ đó sau lên nối ngôi thì là cháu ngoại của vua Lý Huệ tông, cháu ngoại lên nối ngôi ông, cho hợp với chính thống.

Thuận Thiên hoàng hậu sau có với vua Thái tông hai hoàng tử, kể cả đứa con oan nghiệt vốn là bào thai của An Sinh vương Liễu là ba. Đứa trẻ đó sau là Tĩnh Quốc đại vương. Tĩnh Quốc đại vương không được nối ngôi vì là con An Sinh vương Liễu, mà ngôi vua về thái tử Hoảng, tức vua Trần Thánh Tông.

Còn hoàng hậu Chiêu Thánh bị giáng xuống làm Thiên Cực công chúa. Thiên Cực trốn khỏi hoàng cung, đi tu, pháp danh là Vô Huyền. Đương thời truyền tụng bà đắc đạo thành Bồ Tát, nên gọi ngài là Vô Huyền bồ tát. Vô Huyền bồ tát là sư phụ của vương-phi Ý Ninh. Trần Thủ Độ không tìm được tông tích của Chiêu Thánh, sợ Chiêu Thánh trốn ra các trấn hô hào phục hưng triều Lý, bèn đem một cung nga có dáng giống Chiêu Thánh, tên Thục Anh giả làm ngài để trấn an dư luận. Nếu Chiêu Thánh khởi binh thì Thủ Độ có thể tuyên bố rằng đó là Chiêu Hoàng giả. Còn Thục Anh mới là Chiêu Hoàng.

Sau chiến thắng Mông Cổ, vua Trần Thái tông thấy việc ép cung nga Thục Anh này sống cô quạnh, thì động lòng trắc ẩn mới đem gả cho Lê Phụ Trần. Bấy giờ Thục Anh đã 36 tuổi.

Sử chép rằng Công-chúa Thiên Cực được gả cho Lê Phụ Trần, sau sinh ra nhiều con. Lý này không vững, vì năm ấy (1258) Chiêu Thánh đã 43 tuổi, với tình độ y học ngày nay một phụ nữ tuổi 43 cũng khó có thể sinh con; huống hồ y học đời Trần. Vì vậy chúng tôi thuật theo gia phả. Vả người chép gia phả là Chiêu Quốc vương Trần Ích Tắc. Vương là con của vua Thái tông, thì vương chép về phụ-hoàng, mẫu-hậu không sai được.

Vũ Uy vương tuy là người văn võ toàn tài, lớn tuổi nhất trong các con của vua Thái tông, lại có công trong cuộc phá Mông Cổ lần thứ nhất (1258), nhưng vì là con một cung phi bậc thấp, nên không được truyền ngôi vua. Vả tính tình vương khoáng đạt, cùng vương phi trấn ngư biên cương, không nghĩ đến tranh dành ngôi vua.

Vương phi Ý Ninh vẫn không chịu:

– Thế Tĩnh Quốc vương Khang ! Anh ấy chẳng là con của Phụ hoàng với Hoàng hậu đấy ư " Dường như anh ấy với anh bằng tuổi nhau thì phải.

– Em hỏi thế thực phải. Em nên nhớ Tĩnh Quốc vương Khang, lớn tuổi hơn hoàng tử Hoảng. Vương cũng là con của mẫu hậu Thuận Thiên, tức cũng là cháu ngoại của vua Lý Huệ tông. Nhưng thực sự, vương không phải là con của phụ hoàng. Vì khi mẫu hậu Thuận Thiên có thai ba tháng với An Sinh vương Trần Liễu, thì bị Thái sư Trần Thủ Độ ép vào cung, rồi sinh ra vương, thì vương là con của An Sinh vương. Vả tư chất của anh ấy đần độn, học văn không thông, luyện võ không thành; như vậy không thể được lập làm thái tử, không thể được truyền ngôi vua.

– Bây giờ em mới hiểu hết những uẩn khúc trong cung đình nhà mình. Theo chiếu thư Mông cố thì họ đòi phụ hoàng phải gửi con trưởng sang làm con tin. Sao phụ hoàng cũng như triều đình không gửi anh Quốc Khang mà lại gửi anh"

– Có lẽ phụ hoàng cũng như triều đình sợ anh ấy nghĩ mình cũng là cháu vua Lý Huệ tông. Anh ấy sẽ vận động với Mông cổ, xin phong vương rồi về tranh dành ngôi vua với Thái tử Hoảng.

– Em thì em nghĩ khác.

– Nghĩa là"

– Phụ hoàng cũng như triều đình thấy anh là người trung hậu, không thích quyền hành, mà chỉ nghĩ đến Xã Tắc, nên cử anh đi mà không sợ Mông cổ phong cho anh làm An Nam quốc vương, rồi về tranh ngôi vua. Lại nữa, triều đình Mông cổ không thiếu gì văn quan, võ tướng là tinh hoa của Tống, Liêu, Kim, Tây hạ, Tây vực. Nếu cử anh Quốc Khang sang làm con tin, thì anh chỉ là một cục bột, ngồi ở Hoa lâm mà thôi. Vì vậy người mới cử anh sang, Mông cổ sẽ trọng dụng tài của anh. Anh làm quan cho Mông cổ thì Đại Việt mới có lợi.

Vương suy nghĩ một lát rồi tiếp:

– Vả chú Hoảng vốn có chân mệnh đế vương từ nhỏ. Truyện như thế này. Năm chú Hoảng bẩy tuổi bị bệnh sốt mê man, mắt trợn ngược. Hoàng hậu cùng phi tần tưởng hoàng tử sắp hoăng, hậu nhờ Huệ Túc phu nhân là người bút mặc văn chương đề bài chủ để thờ. Huệ Túc phu nhân xem số Tử vi của hoàng tử rồi quẳng bút từ chối rằng:

Thần tính số của Hoảng, thấy sống rất thọ, không thể chết non. Hơn nữa đây là một vị minh quân của Đại Việt sau này. Hiện Hoảng đang gặp hạn Bạch hổ ngộ Kị, thì chỉ bệnh nặng mà thôi.

Thuận Thiên hoàng hậu hỏi:

Bao giờ thì Hoảng khỏi"

Tâu, ngày mai giờ Ngọ.

Phụ hoàng cầm áo long bào để bên chú Hoảng, rồi tuyên:

Nếu tỉnh dậy thì cho áo này. Sau sẽ được truyền ngôi

Quả nhiên giờ Ngọ hôm sau hoàng tử Hoảng tỉnh dậy. Phụ hoàng mới lập làm Thái tử. Hơn nữa chú Hoảng từng cầm quân thắng Mông cổ ba trận lớn, trong đó có trận tái chiếm Thăng long. Vì vậy Phụ hoàng mới truyền ngôi cho chú ấy.

Vương phi Ý Ninh à lên một tiếng, rồi hỏi tiếp:

– Em nghe mối tình của Phụ hoàng với mẫu thân đẹp vô cùng. Các danh sĩ không tiếc lời ca tụng. Sư phụ nói: mối tình đã làm thay đổi toàn bộ luân lý Đại Việt. Họ còn nói, mối tình của phụ hoàng với mẫu thân, khiến cho toàn quốc rộ lên phong trào thượng tôn văn học, đàm văn, luận phú, quý trọng ca xướng. Sở dĩ các lộ, các trấn, các phủ, các huyện dĩ chí các xã đều cho mở quán văn, là do mối tình này. Anh thuật cho em nghe đi.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kể từ ngày quân Nga xâm lược Ukraine vào tháng hai 2022 đến nay, ít nhất 35 nhà báo đã chết tại Ukraine khi đnag làm công việc của mình.
Michelle Obama mang đến cho độc giả một loạt câu chuyện mới mẻ và những suy ngẫm sâu sắc về sự thay đổi, thách thức, sức mạnh, bao gồm cả niềm tin của bà: khi thắp sáng cho người khác. Chúng ta có thể khai sáng sự phong phú và tiềm năng của thế giới xung quanh, khám phá những sự thật sâu sắc hơn và những con đường mới cho sự tiến bộ. Rút ra từ kinh nghiệm của mình với tư cách là người mẹ, con gái, người phối ngẫu, người bạn và Đệ nhất phu nhân, bà ta chia xẻ những thói quen và nguyên tắc mà bà đã phát triển để thích nghi thành công với sự thay đổi và vượt qua những trở ngại khác nhau.
Tiểu thuyết gia người Sri Lanka Shehan Karunatilaka đã giành được Giải thưởng Booker 2022 cho cuốn tiểu thuyết thứ hai của mình, Bảy Mặt Trăng của Maali Almeida. Giải thưởng này không thể đến vào thời điểm tốt hơn cho Sri Lanka, một quốc gia từng vướng vào bất ổn chính trị và kinh tế, khi nước này phải trải qua một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất thế giới, với lạm phát tăng vọt, thiếu lương thực và nhiên liệu, và nguồn cung cấp hàng hóa ngoại quốc rất thấp. Và tất nhiên, chính phủ đã bị lật đổ vào tháng Bảy, sau khi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa bỏ trốn sau các cuộc biểu tình lớn.
Nhà văn Mỹ gốc Việt Khánh Hà đã từng có nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang trong cộng đồng văn học Hoa Kỳ; từng nhận nhiều giải thưởng; từng có một quyển sách được trao đến hai giải thưởng văn học giá trị của Hoa Kỳ cách nhau chỉ một tháng—đó là giải truyện ngắn 2020 William Faulkner Literary Competition trong tháng 9, 2020, và tháng 10, 2020 anh lại đoạt tiếp giải The 2020 Orison Anthology Award in Fiction từ tác phẩm The Woman-Child. Những điều hiếm có này đã được người viết trình bày trước đây trong bài Khánh Thúc Hà (Khanh Ha) Ngôi Sao Việt Tỏa Sáng Trên Vòm Trời Văn Học Hoa Kỳ, đăng trên Việt Báo ngày 29/10/2020. Và sau đó thì tuyển tập truyện ngắn A Mother’s Tale and Other Stories của anh cũng được C&R Press 2020 Fiction Award trao giải thưởng và phát hành năm 2021. Sẽ có bài viết khác về quyển sách đặc biệt này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.