Hôm nay,  

Phần 55

28/02/201100:00:00(Xem: 7114)
Tôi mới chập chờn ngủ một chặp thì gà đã gáy sáng. Tôi uể oải ngồi dậy, bên kia thầy Tình cũng đứng lên, lấy bàn chải đánh răng, khăn đi ra giếng rửa mặt. Tôi đan bàn tay lại, vươn tay, giơ lên khỏi đầu, ngáp dài. Buồn ngủ quá, phải chi hôm nay là chủ nhật chứ không phải thứ hai thì đã quá, tôi sẽ chui vào giường ngủ nướng thêm. Tiếc thay, hôm nay lại là thứ hai, ngày đầu khoá đào tạo giáo sinh dân tộc thiểu số. Tôi không thể lơ là được, dù gì cũng là một trong những người đứng đầu. Đầu xuôi đuôi lọt, người đứng đầu mà lôi thôi, thì người dưới chắc chắn sẽ lửng lơ con cá vàng, không nhiệt tình tham gia được và không chừng sẽ thất bại thôi. Tôi phải làm gương, chứ không thì còn thể thống gì! Tôi lửng thửng ra ngoài giếng...

Ăn cơm sáng xong, toàn bộ Phòng Giáo Dục chuẩn bị chính thức chào đón và khai mạc khoá học ngay từ lúc 8 giờ rưỡi sáng. Tới 9 giờ sáng cũng chưa có giáo sinh nào xuất hiện. Từ 10 giờ trở đi các giáo sinh từ các làng mới lần lượt đến, phải tới 10 giờ rưỡi mới đầy đủ. Anh Bài, anh Khoa có vẻ khó chịu vì các anh cùng với anh Nhật lo phần giảng dạy chính trị hai hôm đầu. Anh Nhật thì du di dễ thay đổi tuỳ theo nhu cầu để thích ứng với hoàn cảnh, còn anh Bài, anh Khoa từ sư phạm miền Bắc mới vào nên rất là qui củ luật lệ, mọi việc đâu phải vào đó, theo nguyên tắc, không có sự linh động tuỳ theo hoàn cảnh địa phương.

Anh Bài nói với anh Ít và tôi:

-- Các anh thông báo các giáo sinh phải có mặt tại đây lúc mấy giờ" Các anh làm việc giờ giấc lôi thôi quá. Mười giờ mới tới thì còn làm ăn con mẹ gì"

Tôi giải thích::
-- Anh thông cảm cho các giáo sinh, họ đâu có đồng hồ. Buổi sáng thức dậy, còn phải nấu nướng, ăn uống rồi mới tới đây được. Bữa đầu mình nên du di một chút. Từ ngày mai trở đi, em bảo đảm họ sẽ đến sớm hơn.

Thực ra, đồng bào dân tộc thiểu số rất thư thả trong lối sống, dù cuộc sống của họ trông bên ngoài có vẻ nghèo khổ. Họ không vội vàng hấp tấp đua chen, họ sống nhàn nhã thoải mái tự nhiên. Buổi sáng thức dậy, đàn ông chụm lửa hút thuốc, đan gùi, đan giỏ, đàn bà xuống suối tắm rửa, gùi nước về nấu nướng, ăn uống xong rồi họ mới lên rừng làm rẫy. Đàn ông cầm dao, cầm rựa đi trước, đàn bà và con nít hàng một theo sau. Không phải vì đàn bà không có quyền bằng đàn ông, thực sự đàn bà có quyền hơn đàn ông, vì người Thượng theo chế độ mẫu hệ, con cái sinh ra dù là con trai hay con gái đều đương yêu qúi như nhau và đều cùng lấy họ mẹ, nhưng chỉ vì con đường thường nhỏ chỉ vừa một người đi mà thôi. Đàn ông đi trước vì nhẹ nhàng và có thể đề phòng hay xua đuổi thú dữ, còn đàn bà thường gùi đồ ăn đồ uống nặng nề hơn nên chậm rãi theo sau.

Anh Ít, anh Nhật và tôi không ngạc nhiên mấy vì chúng tôi đã từng sống gần gũi với người Thượng. Anh Bài nói:
-- Cứ điệu này thì chương trình chính trị phải thêm hai ngày nữa mới hy vọng xong!

Anh Ít nói:
-- Thì anh cứ thêm hai ngày nữa đi, mình học luôn hai thứ bảy. Chính thức mãn khoá là ngày chủ nhật cơ mà! Anh Nhật nghĩ saỏ
-- Ờ thì vậy cũng được, nhưng mình vẫn phải thúc giáo sinh tới sớm cho tiện.

Tôi đứng cạnh ý kiến:
-- Thì cố gắng thôi. Chứ cũng không sớm hơn bao lâu đâu, các giáo sinh phải chờ gia đình họ ở chung ăn uống rồi họ mới nấu phần họ chứ đâu thể nấu trước, gia đình bảo trợ có thể cho ăn chung, nhưng phần ăn trưa giáo sinh tự phải nấu, trừ khi mình nghỉ trưa lâu hơn để họ có thì giờ nấu nướng ở đây.

Anh Nhật lên tiếng:
-- Không được đâu, mình nghỉ một tiếng đồng hồ ăn trưa, để mấy chục người đó đi nấu nướng cũng mất gần hai tiếng rồi. Cứ nhất trí với nhau là học luôn hai thứ bảy tiện hơn.

Lớp học chính trị trong hội trường diễn tiến vui vẻ với anh Nhật mở đầu bằng tiếng Jrai chêm vài câu chính trị bằng tiếng Việt. Phải công nhận anh Nhật quả không hổ danh đã sống lâu trong các thôn bản trong thời chiến. Anh nói rõ ràng, đơn giản, và đôi khi có tính cách khôi hài. Phần anh Bài giảng dạy, chỉ thuần bằng tiếng Việt, có anh Ít chuyển dịch ngắn gọn sang tiếng Jrai, vừa khô khan, vừa xa vời thực tế, nên giáo sinh im thin thít, không ai dám cười nói. Thêm hai ngày mà để anh Bài lên lớp chắc chết cả thầy lẫn trò và người dịch người nghe như anh Ít, anh Tình hay tôi. Tôi ngồi cùng với các giáo sinh nghe anh Bài giảng chính trị, đường lối, cùng lời dịch của anh Ít mà ngáp dài hoài.


Không phải tôi không chú ý lắng nghe, thực sự là tôi cố chăm chú lắm để học hỏi thêm cách dùng chữ bằng tiếng Jrai của anh Ít, nhưng dù cố gắng tới đâu, tôi cũng không cách nào cưỡng lại phản ứng tự nhiên khi buồn chán, hay buồn ngủ: tôi lâu lâu cứ phải giơ bàn tay lên che miệng ngáp dài. Tôi hí hoáy vẽ những khuôn mặt giáo sinh mới mà tôi chưa quen trong tập vở của tôi với những nét đặc thù và ghi tên họ, tên làng xã để học thuộc tên và nhớ khuôn mặt từng người, từng làng ngay buổi đầu. Khi tôi lên giảng dạy, tôi sẽ sẵn sàng gọi tên từng giáo sinh để họ tham gia sống động trong buổi học, chứ không giảng một chiều, khô khan không có sự tham gia của mỗi giáo sinh.

Sau mỗi giờ giảng huấn chính trị, chúng tôi lại có ít thời gian chia ra thành nhóm, thành tổ họp lại bàn luận những gì đã nghe, nên thời gian cũng qua mau. Sau khi họp nhóm, lại họp toàn bộ để bàn thảo. Chẳng mấy chốc đã hết một ngày, các giáo sinh thở phào nhẹ nhõm. Anh Tình, anh Ít và tôi nhìn theo họ lắc đầu, hy vọng là ngày mai họ tới đây đúng giờ và đầy đủ.

Trong bữa ăn anh Bài là người phê bình anh Ít, tôi và các giáo sinh nhiều nhất, làm như anh Ít và tôi khiến anh tốn nhiều thì giờ. Tôi chống chế:

-- Không phải là em bào chữa cho anh Ít và em đâu. Các anh phải hiểu là đồng bào Thượng họ sống quen với lối sống tự do, thư thả, không phải vội vàng, thúc bách như người mình, việc gì cũng phải nhanh, phải chóng. Họ ăn uống, làm việc chậm rãi, chăm chỉ, chứ không phải chỉ khơi khơi cho có chuyện. Các anh làm căng quá đứt giây đó, chỉ cần động viên thúc đẩy thôi, chứ cứ phê bình thế này thế nọ, họ bỏ về, hư việc của mình, mình cũng chẳng làm gì được.
-- Cậu nói gì thì nói, cậu phải cho chúng tôi đúng 4 ngày đầu để giảng dạy chính trị đường lối rồi mới vào chuyên môn. Có hồng rồi mới có chuyên, không thông chính trị chẳng chuyên chính gì!
--- Được mà, anh Ít, anh Tình và em dạy luôn hai thứ bảy là xong, các anh cứ tự nhiên đả thông chính trị tư tưởng cho các giáo sinh. Tiện đây, vì các anh còn giảng huấn thêm 3 ngày nữa, em cũng xin phép trưa mai về thị xã có chút việc riêng và mua ít đồ để mừng tiệc mãn khoá luôn.

Anh Khoa chọc:
-- Cậu về thăm vợ cậu, chứ việc riêng, việc ráo gì! Trai biết mùi, dễ đâu mà xa lâu nổi.

Tôi đỏ mặt mắc cở, định hỏi lại, "Còn các anh xa vợ xa con, cả năm trời thì sao"", nhưng tôi lặng thinh, chẳng chống chế gì, thì ai nghĩ sao thì sao. Miễn là tôi được phép về là tốt.

Anh Hưng nói:
-- Hôm thứ bảy trước, vợ cậu lên đây tìm cậu nên cậu nóng nảy đòi về là phải rồi.

Dù Nhung chẳng phải là vợ hay người yêu của tôi, tôi cũng cười cầu hoà, nhìn anh Nhật, các anh Bài, anh Hưng, anh Khoa, và các chị Hương, chị Nhung, chị Hiệp...

Cuối cùng anh Nhật nói:
-- Có cậu ở đây thì hay hơn, mỗi khi họp nhóm, họp tổ, nhưng cậu có việc riêng thì về một hai ngày cũng không sao. Có cái gì cần, cứ giao cho thầy Tình, thầy Ít đi. Trưa mai cậu về, ở lại ngày mốt nghỉ ngơi lo việc riêng, rồi sáng hôm sau nữa lên đây. Buổi học chính trị cuối cùng cậu phải có mặt mới được. Chiều thứ năm có thể huyện ủy sẽ cử người sang xem xét. Từ thứ sáu trở đi, thầy Ít, thầy Tình và cậu lo về phần chuyên môn, tính tới thứ bảy tới là trọn bảy ngày. Cậu làm sao cho giáo sinh sẵn sàng về giảng dạy. Chứ con mắt cấp huyện cấp tỉnh sẽ chăm chú xem xét công tác này đó!
-- Huyện sang nữa à" Bao nhiêu ngườỉ Mình mời họ ở lại ăn tối được không" Em mua ít đồ nhắm lên đãi các anh các chị và huyện luôn.

Anh Khoa nói:
-- Tớ đợi cả buổi mới nghe cậu nói câu này là được.

Cả nhóm cùng cười, anh Tình đạp chân tôi dưới bàn, quay sang tôi nháy mắt như thầm khen tôi đã khéo tìm cách lẩn trốn những bữa học chính trị khô khan của thầy Bài. Anh Ít và anh Tình thì đành chịu số khổ, phải chia nhau họp nhóm với các giáo sinh sau mỗi giờ thụ huấn chính trị thôi chứ chẳng chạy đằng trời nào được.

Nguyên Đỗ

(Còn tiếp)

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kể từ ngày quân Nga xâm lược Ukraine vào tháng hai 2022 đến nay, ít nhất 35 nhà báo đã chết tại Ukraine khi đnag làm công việc của mình.
Michelle Obama mang đến cho độc giả một loạt câu chuyện mới mẻ và những suy ngẫm sâu sắc về sự thay đổi, thách thức, sức mạnh, bao gồm cả niềm tin của bà: khi thắp sáng cho người khác. Chúng ta có thể khai sáng sự phong phú và tiềm năng của thế giới xung quanh, khám phá những sự thật sâu sắc hơn và những con đường mới cho sự tiến bộ. Rút ra từ kinh nghiệm của mình với tư cách là người mẹ, con gái, người phối ngẫu, người bạn và Đệ nhất phu nhân, bà ta chia xẻ những thói quen và nguyên tắc mà bà đã phát triển để thích nghi thành công với sự thay đổi và vượt qua những trở ngại khác nhau.
Tiểu thuyết gia người Sri Lanka Shehan Karunatilaka đã giành được Giải thưởng Booker 2022 cho cuốn tiểu thuyết thứ hai của mình, Bảy Mặt Trăng của Maali Almeida. Giải thưởng này không thể đến vào thời điểm tốt hơn cho Sri Lanka, một quốc gia từng vướng vào bất ổn chính trị và kinh tế, khi nước này phải trải qua một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất thế giới, với lạm phát tăng vọt, thiếu lương thực và nhiên liệu, và nguồn cung cấp hàng hóa ngoại quốc rất thấp. Và tất nhiên, chính phủ đã bị lật đổ vào tháng Bảy, sau khi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa bỏ trốn sau các cuộc biểu tình lớn.
Nhà văn Mỹ gốc Việt Khánh Hà đã từng có nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang trong cộng đồng văn học Hoa Kỳ; từng nhận nhiều giải thưởng; từng có một quyển sách được trao đến hai giải thưởng văn học giá trị của Hoa Kỳ cách nhau chỉ một tháng—đó là giải truyện ngắn 2020 William Faulkner Literary Competition trong tháng 9, 2020, và tháng 10, 2020 anh lại đoạt tiếp giải The 2020 Orison Anthology Award in Fiction từ tác phẩm The Woman-Child. Những điều hiếm có này đã được người viết trình bày trước đây trong bài Khánh Thúc Hà (Khanh Ha) Ngôi Sao Việt Tỏa Sáng Trên Vòm Trời Văn Học Hoa Kỳ, đăng trên Việt Báo ngày 29/10/2020. Và sau đó thì tuyển tập truyện ngắn A Mother’s Tale and Other Stories của anh cũng được C&R Press 2020 Fiction Award trao giải thưởng và phát hành năm 2021. Sẽ có bài viết khác về quyển sách đặc biệt này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.