Hôm nay,  

Phần 10

28/02/201100:00:00(Xem: 7243)
Thị xã Pleiku như vừa qua một cơn lốc, bụi bặm bám đầy trên mái nhà. Tôi nhẹ nhàng đánh thức Nhung dậy và đưa khăn lên lau mặt. Một màu đất sậm trên khăn. Tôi nhìn Nhung cười hỏi:

-- Nhung ngủ ngon không" Tới trạm đầu rồi, thôi mình xuống nhé!

Nhung e thẹn nói:

-- Anh Quang đưa Nhung về nhà được không"

Tôi cười, "Còn phải hỏỉ"

Tôi quay nhìn Tuyết và Hoàng hỏi vọng: "Các bạn xuống ở đây hay là chờ tới trạm Trà Bá""

Hoàng nói:

-- Nếu Quang đưa Nhung về, thì bọn này về trên trạm Trà Bá cho gần. Mai Quang ghé nhà bọn này chơi nhé!

Tôi gật đầu: "Quang sẽ cố gắng, nhưng chắc phải chiều tối, vì Quang còn lo ít chuyện!"

Tôi khoác Ba-lô lên rồi xuống xe tay với lên cầm tay Nhung cho nàng xuống xe . Hai đứa chúng tôi đi bộ về nhà Nhung, gần nhà thờ Đức An. Lòng hồi hộp vô cùng, lo sợ phường xã nghi ngờ đã cử người tới làm khó dễ gia đình Nhung. Chúng tôi ôn lại câu chuyện nàng lên thăm tôi cho ăn khớp với nhau để lỡ có gì còn có đường nói năng.

Quả đúng như tôi dự đoán, khi vào cổng nhà Nhung thì tôi thấy một chú sĩ quan công an, mặc đồng phục vàng vừa bước ra cửa nhà, Mẹ Nhung tiễn chú ra . Nhung lên tiếng chào, "Anh Phiếm tới nhà Nhung có chuyện chi đó""

Chú công an nhìn tôi rồi nhìn Nhung, chưa kịp trả lời thì Nhung đã lên tiếng giới thiệu, "Đây là anh Quang, bạn học của Nhung năm rồi, bây giờ đang làm giáo viên chuyên trách ở huyện Chu Pah, còn đây là anh Phiếm, trưởng phòng công an phường!" Tôi suýt lên tiếng chào chú, nhưng kịp giữ lại vì Nhung đã gọi chú ấy là anh, mà tôi gọi chú thì thật khó coi, không chừng lại làm phật lòng chú công an nữa, nên xoè tay ra bắt tay chú công an, nói, "Chào anh Phiếm! Anh mới tới chơỉ"

Chú công an buông tay tôi ra trước, trả lời, "Tôi ghé nhà xem Nhung ra saỏ Bây giờ tôi phải về phường có việc. Quang về phép đó sao ""

Thật đúng là công an, mở miệng ra là tra hỏi rồị Tôi nói, : "Dạ, anh có cần coi giấy phép không" Quang được phép về 5 ngày!"


"Thôi, khỏi cần. Quang về trình diện công an phường sau!" Chú công an trả lời rồi ra cổng.

Má Nhung, Nhung và tôi vào nhà . Phượng và Tuấn, hai người em của Nhung, chạy lên nhà la ầm lên, "A chị Nhung đã về!"

Nhung hỏi má Nhung: "Anh Phiếm lên nhà có chuyện chi không Mạ" Hồi nãy con có hỏi mà không thấy anh ấy trả lời!"

Má Nhung lau nước mắt nói, "Nó tới hỏi thăm con vì con vắng mặt hai buổi học tập thanh niên gì đó!" Rồi má Nhung nói với tôi, "Cháu ngồi chơi!" và bà quay sang Phượng nói, "Con xuống nhà rót nước trà mời anh Quang đi con!"

Tôi không biết má Nhung có biết chuyện nàng theo các bạn định vượt biên hay không nên đâm ra lúng túng, nói nàng lên thăm tôi chắc ổn hơn, vì tôi từng lên nhà Nhung chơi thuở còn đi học . Nếu có nói thật thì Nhung phải tự lo thôị Không phải tôi ngại má Nhung mà vì tôi sợ mấy em nhỏ của Nhung nếu lỡ lời thì mọi chuyện đổ bể nguy hại cho Nhung lẫn tôi . Chi bằng càng ít người biết càng tốt.

Phượng đưa trà lên, có cả Ngoại của Nhung đi theo: "Thằng Quang tới chơi đó hở Mày sao đi đâu biệt xứ mấy tháng nay giờ mới về""

-- Dạ con đi công tác xoá nạn mù chữ mà Ngoại! Đây là lần đầu con được phép về!

-- Mày về ở chơi lâu không" Chị em con Nhung tụi nó nhắc mày hoài!

Nhung và Phượng cả hai đều đỏ mặt như bị bắt quả tang, tôi cũng đỏ mặt không biết phải nói sao . Cũng may, Phượng rót nước ra mời .

-- Mời Ngoại, Mạ và anh Quang dùng trà!

Tôi cầm lấy tách trà nóng vội nói:

-- Cám ơn Phượng .

Khi ngồi xuống nói chuyện, tôi mới biết cả gia đình Nhung đã biết chuyện Nhung đi với mấy người vượt biên . Nhung tóm tắt những chuyện đã xảy ra và làm sao nàng gặp tôi và được tôi đưa về nhà. Tôi trình bày với gia đình Nhung chuyện đóng kịch của chúng tôi để nếu có gì mọi người đều có cùng một câu chuyện trước khi đ*'ng lên xin phép về nhà .

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kể từ ngày quân Nga xâm lược Ukraine vào tháng hai 2022 đến nay, ít nhất 35 nhà báo đã chết tại Ukraine khi đnag làm công việc của mình.
Michelle Obama mang đến cho độc giả một loạt câu chuyện mới mẻ và những suy ngẫm sâu sắc về sự thay đổi, thách thức, sức mạnh, bao gồm cả niềm tin của bà: khi thắp sáng cho người khác. Chúng ta có thể khai sáng sự phong phú và tiềm năng của thế giới xung quanh, khám phá những sự thật sâu sắc hơn và những con đường mới cho sự tiến bộ. Rút ra từ kinh nghiệm của mình với tư cách là người mẹ, con gái, người phối ngẫu, người bạn và Đệ nhất phu nhân, bà ta chia xẻ những thói quen và nguyên tắc mà bà đã phát triển để thích nghi thành công với sự thay đổi và vượt qua những trở ngại khác nhau.
Tiểu thuyết gia người Sri Lanka Shehan Karunatilaka đã giành được Giải thưởng Booker 2022 cho cuốn tiểu thuyết thứ hai của mình, Bảy Mặt Trăng của Maali Almeida. Giải thưởng này không thể đến vào thời điểm tốt hơn cho Sri Lanka, một quốc gia từng vướng vào bất ổn chính trị và kinh tế, khi nước này phải trải qua một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế tồi tệ nhất thế giới, với lạm phát tăng vọt, thiếu lương thực và nhiên liệu, và nguồn cung cấp hàng hóa ngoại quốc rất thấp. Và tất nhiên, chính phủ đã bị lật đổ vào tháng Bảy, sau khi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa bỏ trốn sau các cuộc biểu tình lớn.
Nhà văn Mỹ gốc Việt Khánh Hà đã từng có nhiều tác phẩm tạo được tiếng vang trong cộng đồng văn học Hoa Kỳ; từng nhận nhiều giải thưởng; từng có một quyển sách được trao đến hai giải thưởng văn học giá trị của Hoa Kỳ cách nhau chỉ một tháng—đó là giải truyện ngắn 2020 William Faulkner Literary Competition trong tháng 9, 2020, và tháng 10, 2020 anh lại đoạt tiếp giải The 2020 Orison Anthology Award in Fiction từ tác phẩm The Woman-Child. Những điều hiếm có này đã được người viết trình bày trước đây trong bài Khánh Thúc Hà (Khanh Ha) Ngôi Sao Việt Tỏa Sáng Trên Vòm Trời Văn Học Hoa Kỳ, đăng trên Việt Báo ngày 29/10/2020. Và sau đó thì tuyển tập truyện ngắn A Mother’s Tale and Other Stories của anh cũng được C&R Press 2020 Fiction Award trao giải thưởng và phát hành năm 2021. Sẽ có bài viết khác về quyển sách đặc biệt này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.