Hôm nay,  

Hồi Âm Anh Tư Củ Mì

21/05/201000:00:00(Xem: 8246)

Hồi âm Anh Tư Củ Mì

Bốn Cần Câu
Cửu Lợi, ngày… tháng… năm 197…
Anh Tư Củ Mì thân mến,
Anh Tư nhận được thơ của Bốn, ngâm hơn tháng mới trả lời. Bốn trông, mà nhận được tờ thơ muốn …giận lẩy hổng thèm mở ra đó.
Nhưng, ngó tờ thơ màu xanh xanh coi thiệt đẹp mắt, Bốn cứ tần ngần, thôi thì vuốt cục giận xuống để xé lá thơ coi anh Tư có bình an hay không rồi … giận tiếp cũng được.
Nghĩ thì vậy, mà đọc hết lá thơ của anh Tư thì mắt Bốn đỏ hoe.
Trời ơi, lời nói sảng của chị Trí làm Bốn rùng mình!
Tội nghiệp chị vợ của anh Trí lì quá chừng đi thôi. Ngó lui ngó tới, chung quanh mình sao thảm cảnh quá nhiều.
Đọc hết tờ thơ, Bốn quên mất là mình đang giận đang hờn. Cục giận rớt mất tiêu đâu rồi, còn lại là thương thương đang vo tròn thành từng giọt nước mắt đây nè anh Tư ơi.
Bốn tin là anh Trí Lì đã làm tướng đúng theo mơ ước của anh từ hồi còn nhỏ.
Ngày anh Tư học trường Bán công Tam Quan thì Bốn nhỏ nhỏ xíu, còn xách cần câu theo ba khắp làng, biết gì mà nói. Chuyện về anh Trí Lì, Bốn chỉ biết theo lời anh Tư kể thôi. Cho tới ngày anh Tư vô lính Địa Phương Quân, Bốn cũng còn nhỏ híu, lơn tơn đi học. Anh Tư cứ ghẹo Bốn hết “con nhỏ má bầu” tới …”Bốn cần câu”. Thiệt tình hỏng có tên nào đẹp hết, Bốn hỏng chịu đâu. Bi giờ Bốn vô trường Trung học rồi anh Tư đừng kêu Bốn má bầu hay Bốn cần câu nữa nghe. Người ta đã bỏ tóc thề ngang vai rồi anh Tư hỏng thấy sao" Người ta tên là Thảo, Thảo ..tóc thề , nghe đẹp rứa nề.
Anh Tư kể mấy chuyện của Ba với anh Tư và lính đánh giặc thì Bốn mù tịt hà. Ba cứ nói Bốn lo học hành cho giỏi làm việc nhà cũng phải giỏi luôn để mai mốt ba gả “chổ ngon lành” . Cho nên những chuyện anh Tư kể thì Bốn hỏng dám lạm bàn. Nhưng bữa nào đi học sớm thấy đường ngoài lộ bị đắp mô xe đò xe lôi xe Honda xe đạp đậu dài dài ngóng cổ chờ các anh lính Địa Phương quân, Nghĩa quân dọn dẹp thì lòng Bốn cũng vái van đừng có thêm người chết nữa .
Có lần mô chưa được tháo gở thì nổ, trời ơi , Bốn nghe tiếng khóc than thì biết có người làng bị chết vì mìn. Thiệt là bọn chúng tàn ác vô nhân đạo quá chừng. Bởi vậy làng xóm mình rất cần các anh như anh Trí lì, anh Tư củ mì và các anh lính Địa Phương Quân, nghĩa quân, những người thổ địa trong làng, để giúp với các anh lính của những binh chủng khác như Biệt Động Quân, Thủy quân Lục Chiến, Nhảy Dù, Bộ binh … có thể rảnh tay rảnh chân mà đánh giặc những nơi khác xa xôi hơn.


Bốn cũng thấy nếu làng quê nào cũng có các anh lính Địa Phương Quân, Nghĩa quân làm thành trì bao bọc xóm làng, như Ấp Chiến Lược vững mạnh, cộng sản dễ gì xâm nhập đánh phá hay quấy rối nổi, đúng hông anh Tư . Coi nhỏ út Bốn cần câu quê mùa vậy chớ cũng hiểu biết chút chút chiến tranh ỏ làng quê mình chứ bộ.
Mà ngộ ghê nghe , Anh Tư với Bốn cũng người cùng làng, có xa mấy đâu, đi một đổi là tới đồn mà cũng bày đặt thơ từ mắc cười quá hà .
Nhớ bữa Bốn theo trường đi du ngoạn, có chạy xe đạp ngang đồn. Bốn biết anh Tư đang đóng trong đó mà Bốn cứ chạy thẳng, tim tự nhiên hồi hộp ngang. Bốn chạy thẳng nhưng thỉnh thoảng ngoáy lui dòm làm mấy nhỏ bạn cười khúc khit chộ, làm Bốn ốt dột hết sức. Bốn cứ tưởng hết thẩy mấy đứa nó đều biết chuyện gì gì mà ba của Bốn với anh Tư bàn bạc xa gần đó.
Nhắn thêm với anh Tư chổ nầy …
Chuyện ba của Bốn nói …gì …gì đó với anh Tư, Bốn hỏng biết đâu nghen.
Anh Tư có mộng làm thầy thuốc, thì cứ ôm mộng, mai mốt hết giặc, anh Tư lại đi học trở lại chắc không muộn đâu. Không lẻ chiến tranh kéo dài hết đời người, rồi cũng có ngày phải chấm dứt phải không anh Tư, như những trận cháy rừng đó, có khi nào cháy hoài đâu. Chừng đó, ôi, chắc là vui mừng lắm. Bốn đi học, cô giáo cũng khuyến khích học trò hãy mơ ước đi, vì sống mà không mơ ước thì chẳng khác gì đã chết, nghe cũng đúng phải không anh Tư.
Bốn nghe ra dô mỗi ngày, đài phát thanh nhiều bài hát hay quá chừng, nhiều bài ca ngợi lính, đủ mọi binh chủng, mà sao Bốn cứ chờ hoài không thấy bản nhạc nào ca ngợi lính lính Địa Phương Quân, hay Nghĩa Quân như những anh lính làng quê mình. Bốn thấy mấy anh đánh giặc rất giỏi rất oai hùng, có thua lính Sư đoàn đâu. Bốn thấy như vậy rất bất công. Tại sao những người lính từng giờ từng phút giữ từng tấc đất cho chính làng quê mình an cư và lạc nghiệp sao không được biểu dương như những anh lính các binh chủng khác.
Trong con mắt Bốn, các anh thật oai hùng.
Thôi, Bốn xin phép tạm ngừng thơ, vì thế nào anh Tư cũng cười chộ Bốn, con nhỏ má bầu, nhỏ cần câu nầy sao hôm nay lý sự quá.
Bữa nào anh Tư có rảnh ghé ngang thăm ba, Bốn sẽ nấu canh kiểm mít, bí đỏ, bầu, mướp hương thêm đậu phọng rang vàng. Còn món mặn thì Bốn biết anh Tư ưa cá bánh đường chiên vàng với nước mắm ớt tỏi chanh dầm thiệt cay, ui cha …ngon lém, ngon tiệt cú mèo đó nghen.
Thui Bốn tạm ngừng, anh Tư có thèm ăn thì nhớ sơm sớm ghé ngang.
Bốn Cần Câu

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Xin khấu đầu trước anh linh của Trần tiên sinh cho tôi mượn tựa đề nổi tiếng "vừa đi đường, vừa kể chuyện" của ngài để chia sẻ vài chuyện vui vui trên những nẻo đường quê hương.
- “Cái nghề cầm cục...phấn (có dấu sắc) trắng đứng trước bảng đen mà hò hét cái đám “nhất quỷ nhì mà thứ ba học trò” như các em thì trước sau gì thầy cũng bị nám phổi, tức là làm cái nghề “bán cháo phổi”.
Chẳng lẽ cho tới ngày nhắm mắt lìa đời, không thể nào gặp lại Minh, cầm tay Minh và hỏi “tại sao lúc đó Minh bỏ tôi mà đi, không nói một lời?”
Cuốn phim đã làm nàng phải bỏ ra khỏi phòng thu, đứng dưới gốc dừa, âm thầm khóc.
ba nàng đón sẵn, xáng cho nàng một bạt tai. Bạt tai nháng lửa, những ngôi sao mơ mộng đã cùng nhìn với Minh lúc nãy, như bể ra
Còn nỗi nhớ Minh, nàng nhớ rõ mặt chàng. Nhớ từng sợi tóc, từng nét chân mày, đôi môi, ánh mắt, giọng nói, nhớ luôn cả hơi thở và “mùi con trai” của Minh
Năm chục năm sau, nàng vẫn còn nhớ chàng, nhớ hơn cả ngày xưa, nỗi nhớ lắng đọng, như dấu khắc trên đá,
Năm 1964. Nửa thế kỷ trước, có hai người trẻ tuổi yêu nhau. Nàng mới 16, chàng mười bảy.
Viết trả nợ đã hứa, nhân năm Ngựa, một hồi ký vui đời lính.
Tôi chỉ quen cô bé có hai năm. Những ngày thơ dại đó vẫn còn phảng phất trong trí nhớ như sương khói bây giờ của tôi, nhiều thập niên sau.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.