Hôm nay,  

Nộp Đơn Bảo Lãnh: Đi Dịch Vụ, Hay Thuê Luật Sư?

31/07/201200:00:00(Xem: 30510)
Disclaimer: bài viết này chỉ cung cấp thông tin chung và không nhằm tư vấn cho một cá nhân nào. Mọi thắc mắc xin liên lạc luật sư Nguyễn Lê Thiên Trang tại (713) 789-8010 hoặc email: Info@PhamNguyenLaw.com

Khác với luật hình sự, dân sự ở mỗi tiểu bang, luật di trú là một lĩnh vực phức tạp, thay đổi liên tục và sự thay đổi đó có thể ảnh hưởng rất lớn đến nhiều cá nhân và cơ sở thương mại. Nộp sai đơn, hụt deadline (hạn chót) nộp giấy tờ, nộp lộn địa chỉ, thất lạc giấy tờ, hay không khai hết những thông tin cần thiết, v.v. có thể mang lại hậu quả khôn lường cho tình trạng di trú của mỗi gia đình và cá nhân. Nghiêm trọng hơn, những sai lầm trên có thể dẫn đến tình trạng trục xuất, bị cấm vĩnh viễn không được trở vào Hoa Kỳ vì gian lận, và trong những hồ sơ tị nạn chính trị, có thể dẫn đến cái chết vì phải quay về nơi nạn nhân chính trị sẽ bị hành hạ, ngược đãi, chỉ vì hồ sơ di trú bị từ chối do bởi lỗi của người đại diện làm sai.

Khi lệ phí giữa việc thuê luật sư và đi dịch vụ "điền đơn" có thể là mối quan tâm hàng đầu của quý vị, việc hành luật mà không có bằng cấp có thể dẫn đến hậu quả di trú nghiêm trọng khi quý vị đang mong mỏi được bảo lãnh thân nhân sang Hoa Kỳ.

Một ví dụ cụ thể là việc nộp đơn cho con em ở Việt Nam dưới 21 tuổi, nhưng khi được xét đơn thì các em đã quá 21 tuổi. Việc hiểu biết bộ luật Child Status Protection Act (CSPA) và những thủ tục cần thiết có thể giúp các em vẫn có thể được di dân sang Hoa Kỳ, dù các em đã quá 21 tuổi. Nếu không biết "cộng trừ nhân chia" và nộp những bộ đơn cần thiết trong một thời gian giới hạn, con em của quý vị có thể bị mất quyền lợi, chỉ vì người điền đơn sơ sót về những yêu cầu này.

Nhiều người muốn "ăn ké", ghép hồ sơ hôn nhân để được đi theo mà không hiểu rằng, thường trú nhân thì không thể bảo lãnh cho con trên 21 tuổi đã lập gia đình.
luat_su_thien_trang
Luật sư Nguyễn Lê Thiên Trang
Phức tạp hơn, làm gì khi người bảo lãnh chẳng may qua đời, hay người được bảo lãnh đã không còn và con cháu vẫn mong mỏi được tiếp tục sang Mỹ? Quý vị có biết trách nhiệm lâu dài khi ký tên bảo trợ tài chánh? Hay quý vị lấy gì đảm bảo khi thông tin cá nhân của mình không bị tiết lộ?

Hầu hết mỗi tiểu bang đều có luật cấm và phạt những cá nhân hoặc công ty hành nghề luật mà không có bằng cấp (unauthorized practice of law). Bộ Nội An và cơ quan Di Trú Hoa Kỳ cũng mong muốn bảo vệ hệ thống luật pháp để bảo vệ cho những người di dân.

Cô Rosa Romirez, đại diện Cơ Quan Di Trú và Nhập Tịch tại Houston, cho biết "Việc hành nghề luật mà không có bằng cấp có thể bao gồm hướng dẫn cách điền đơn và trả lời những lựa chọn để bảo lãnh". Tuy nhiên, nhiều cá nhân vẫn lợi dụng sự thiếu hiểu biết của nhiều người, bán forms trên mạng, lập hồ sơ giả, hay nộp đơn bảo lãnh mà không nhận ra rằng người nộp đơn không đủ tiêu chuẩn để bảo lãnh.

Nhiều cá nhân vì quá tuyệt vọng cần tìm người co-sign đã không ngần ngại bỏ ra vài ngàn đồng để "mua" bộ đơn I-864 (bảo trợ tài chánh) của một người mình chưa bao giờ gặp với niềm hy vọng "miễn sao vợ mình được qua tới Hoa Kỳ". Họ quên rằng, việc gian lận với sơ di trú có thể bị cấm vĩnh viễn không được bước chân vào đất nước này. Tệ hại hơn, nhiều quý vị mới di dân sang Hoa Kỳ chưa "quen nước quen cái", có thể bị những kẻ lợi dụng với những lời hứa hẹn mây gió và bị charge một lệ phí "trên trời dưới đất" mà kết quả thì chưa biết đi về đâu hoặc người đó đã ôm tiền "cao chạy xa bay".

Nhiều cá nhân hoặc cơ quan còn nhận mình có quan hệ thân thích với chính phủ Hoa Kỳ, "quen biết" với nhân viên di trú thì hồ sơ sẽ được "bảo đảm đậu" hoặc được "ưu tiên" trước. Nhiều người với vốn liếng tiếng Anh bị giới hạn đã không màng chuyện trả hàng ngàn đô la để "mua" bác sĩ, xác nhận mình bị điên khùng, mất trí nhớ, v.v. để được trở thành công dân Mỹ mà không cần phải thi. Nhiều người khác, dựa vào lời hứa hẹn sẽ dẫn đi thi quốc tịch và "đảm bảo" đậu, nhưng đến khi thất bại trong ngày phỏng vấn thì tất cả lỗi lầm sẽ đổ thừa rằng "vì quý vị không chịu học bài" hay bất cứ một lí do vu vơ nào đó.

Dễ gì mà quý vị đòi lại được số tiền đã trả cho họ trước đây? Và nếu bị cơ quan Di Trú phát hiện, quý vị có thể bị phạt tiền, ở tù, hoặc thậm chí có thể bị trục xuất.

Có rất nhiều cơ quan vô vị lợi, những tổ chức hội đoàn nếu được cơ quan BIA (Board of Immigration Appeals) công nhận, hoặc những tổ hợp luật sư giúp đỡ quý vị hồ sơ bảo lãnh di trú với giá cả phải chăng. Nhiều cá nhân bị "lăm le" rằng: "Điền đơn di trú có khó gì? Tôi charge anh chị $600, chứ anh chị mà đi luật sư, họ charge cả 5-7 ngàn đồng có mà chết!" Nhiều cá nhân tin rằng bao giờ có "trouble" thì mới cần tới luật sư.

Dù là quyết định thế nào, trước khi "chọn mặt gởi vàng", quý vị nên tìm hiểu kỹ càng để tránh tình trạng hồ sơ bảo lãnh của mình bị đình trệ, tình trạng di trú của mình có thể trở thành bất hợp lệ, và nhất là không phải bị "tiền mất, tật mang"!

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Sống ở Mỹ có hai cái mà nó cứ theo đuổi chúng ta, làm chúng ta phải bận tâm luôn cho đến tuổi già là cái nhà và cái xe. Việc tậu một cái nhà hay cái xe là điều quan trọng nhưng đa số chúng ta ít người chịu để ý đến những luật lệ, thủ tục phiền toái khi phải mua nhà hay mua xe.
Khi các doanh nghiệp Mỹ có nhu cầu tuyển dụng lao động nước ngoài trong các ngành nghề đặc biệt đòi hỏi chuyên môn lý thuyết hoặc kỹ thuật trong các lĩnh vực chuyên ngành, chẳng hạn như các nhà khoa học, kỹ sư, lập trình máy tính, thì H-1B visa là một trong những loại visa không di dân ma các nhà doanh nghiệp thường ngắm tới.
Tìm ra một luật sư thích hợp cho mình là một quá trình thử thách. Tùy thuộc vào lý do tại sao quí vị phải đi tìm lời khuyên pháp lý, quí vị có thể bị yêu cầu phải tiết lộ những thông tin mật liên quan đến tình trạng tài chính, đời sống riêng tư, những ký ức đau buồn cá nhân, hay những khó khăn tài chính của mình.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.