Hôm nay,  

Tin Tức Về Du Học Sinh Từ Vn Vào Hoa Kỳ Học

15/01/200000:00:00(Xem: 7348)
Mục di trú và bảo lãnh hàng tuần do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan đến vấn đề đoàn tụ gia đình, rất hữu ích cho quý độc giả nào quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân. Mọi đóng góp ý kiến xin liên lạc 1-800-411-0495
Trong những năm gần đây số du học sinh nước ngoài, trong đó có Việt Nam, đến Hoa Kỳ để theo học các ngành càng ngày càng đông. Riêng ở Việt Nam, nhiều người đã cố gắng cho con em đến Hoa Kỳ du học vì nơi đây có đầy đủ các phương tiện tân tiến trong việc đào tạo nhân tài.
Năm 1996, Quốc Hội Hoa Kỳ đã sửa đổi Luật Di Trú và đòi hỏi Sở Di Trú phát triển chương trình thu thập tin tức về du học sinh ngoại quốc và trao đổi sinh viên tập huấn tại Hoa Kỳ. Để thực hiện chương trình này, Sở Di Trú đề nghị thu lệ phí $95.00 cho mổi chiếu khán du học các loại F-1, J-1 và M-1. Sở Di Trú muốn tiếp nhận các ý kiến về đề nghị này, từ nay cho đến ngày 22 tháng 2, 2000. Đây là thủ tục cuối cùng trong các thủ tục phải làm trước khi thể lệ mới được áp dụng.
Cũng theo đề nghị của Sở Di Trú thì các trường học và các tổ chức chương trình trao đổi sinh viên sẽ phụ trách việc thu lệ phí nói trên để nộp lại cho Sở Di Trú. Các du học sinh phải đóng lệ phí này mổi khi chuyễn sang trường mới, hoặc thay đổi ngành học, hoặc chuyễn sang chương trình trao đổi sinh viên khác. Nếu lệ phí này không được trả, đương sự sẽ mất quy chế du học sinh hoặc quy chế sinh viên trao đổi và phải nộp đơn xin lại các quy chế này.
Khi nhận lệ phí, Sở Di Trú sẽ cấp biên nhận. Biên nhận này phải được đính kèm theo các đơn xin hưởng các quyền lợi về di trú.

CÁC TRƯỜNG HỢP MIỄN LỆ PHÍ :
Lệ phí nói trên được miển cho các trường hợp sau đây:
1-Những diện trao đổi sinh viên theo chương trình của chính phủ (chiếu khán J-1).
2-Chiếu khán du học sinh loại F-1 và M-1 theo học một trường Trung, Tiểu học tư thục hoặc một trường Trung học công lập.
3-Những thân nhân của du học sinh, tức những người thuộc chiếu khán F-2, J-2 hoặc M-2.

KẾT QUẢ THĂM DÒ VỀ CHƯƠNG TRÌNH DU HỌC TạI HOA KỲ:
Kết quả thăm dò cho biết các du học sinh ngoại quốc rất quen thuộc với các trường học tại Hoa Kỳ.
Viện Du Học Quốc Tế đã phổ biến các bản thăm dò hàng năm về tình trạng du học ở cấp Đại Học. Các bản thăm dò cho biết số sinh viên Hoa Kỳ du học tại ngoại quốc và số sinh viên ngoại quốc du học tại Hoa Kỳ gia tăng rất nhiều trong khoảng thời gian 1997-1998.
Trong thời gian này, số sinh viên ngoại quốc theo học tại các trường Cao Đẳng và Đại Học tại Hoa Kỳ là 491,000 người. Như vậy số sinh viên ngoại quốc đã tăng hai phần trăm so với năm trước đó và là con số cao nhất từ năm 1949 là năm Viện Du Học Quốc Tế bắt đầu làm thống kê số sinh viên ngoại quốc ghi danh tại Hoa Kỳ.
Tiểu bang California, với số du học sinh là 64,011 người, được xem như Tiểu bang có nhiều sinh viên ngoại quốc nhất. Về cấp thành phố thì New York dẩn đầu với số 30,150 sinh viên ngoại quốc.


Số sinh viên ngoại quốc theo học ở Hoa Kỳ vẫn gia tăng, mặc có cuộc khủng khoảng tài chánh ở Á Châu làm cho việc ghi danh du học của các sinh viên ở các nước Đại Hàn, Thái Lan, Nam Dương và Mã Lai bị ảnh hưởng đáng kể. Tổng số sinh viên từ các nước này đến du học tại Hoa Kỳ là 75,387 người, tức 10,472 người ít hơn so với năm trước đó. Tuy vậy tỷ lệ sinh viên Á Châu du học vẫn đông hơn cả và chiếm 56% tổng số sinh viên ngoại quốc tại Hoa Kỳ. Trong số các nước Á Châu gởi nhiều sinh viên nhất đến học tại Hoa Kỳ, Trung Hoa đứng đầu với số 51,000 người, kế đó là Nhật Bản 47,000 và Đại Hàn 43,000.
Số sinh viên ngoại quốc đã đóng góp trên 13 tỷ đô la cho nền kinh tế Hoa Kỳ. Nguồn yểm trợ tài chánh cho du học sinh là 75% đến từ nước ngoài và trong số này có 65% là của cá nhân hay gia đình sinh viên.
Số sinh viên du học tại Hoa Kỳ được phân chia đều giữa hai chương trình tiền Đại Học và hậu Đại Học. Tuy nhiên hiện nay có sự gia tăng số sinh viên theo các trường Đại học cộng đồng (community and junior colleges).
Trong niên khóa 1997-1998, số sinh viên ngoại quốc theo học ở các trường đại học cộng đồng (community colleges) là 81,000 người, tức gia tăng 32% so với 6 năm trước đó.

PHẦN GIẢI ĐÁP THẮC MẮC CỦA QUÝ VỊ:
Câu hỏi 1: Tôi đang du học tại Hoa Kỳ đã được 2 năm theo chiếu khán F1. Nay tôi muốn trở về Việt Nam thăm gia đình. Vậy khi trở lại Hoa Kỳ, tôi có phải làm đơn xin lại chiếu khán du học không"
Đáp: Bạn phải làm lại đơn xin chiếu khán tại Tòa Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ ở Saigon. Bạn cũng cần xin lại mẫu I-20 có đóng dấu và ký tên của giới chức cố vấn du học của trường và xuất trình chứng minh đã ghi danh các lớp học và thẻ sinh viên khi được gọi đến phỏng vấn.

Câu hỏi 2: Nếu người cháu của tôi đến Hoa Kỳ du học và sau khi tốt nghiệp, nó có thể xin luôn chiếu khán làm việc hay nó cần phải trở về Việt Nam trước rồi mới xin chiếu khán này"
Đáp: Có nhiều du học sinh tại Hoa Kỳ thuộc chiếu khán F1, theo học các ngành kỹ sư vi tính hay các ngành khác, đã xin chiếu khán làm việc, tức H1B, trước khi tốt nghiệp hoặc ngay sau khi tốt nghiệp. Điều quan trọng là phải có kế hoạch trước để theo các khóa thực hành nếu có thể được, để đương sự có thể duy trì quy chế F1. Nếu đương sự được chấp thuận chiếu khán làm việc trước khi chiếu khán F1 hết hiệu lực thì đương sự khỏi phải trở về Việt Nam và có thể ở lại luôn Hoa Kỳ để làm việc.

Quý độc giả quan tâm đến việc bảo lãnh thân nhân muốn có thêm tin tức cập nhật, xin theo dõi qua báo chí hay đón nghe chương trình phát thanh của chúng tôi vào mỗi tối thứ Tư từ 7PM, sáng thứ Bảy từ 0 giờ 30AM và mỗi trưa Chủ Nhật từ 11:30AM, trên các làn sóng 1430AM, 1500AM và 106.3FM. Hoặc quý vị liên lạc với một trong những văn phòng Robert Mullins International gần nhất: Westminster: (714) 890-9933, San Jose (408) 294-3888, Oakland-San Francisco: (510) 238-8830, Sacramento (916) 257-6550 hay qua Email: info@rmiodp.com

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan
Riêng tiểu bang Oklahoma hơn một tháng vừa qua, những người di dân không có giấy tờ hợp lệ cũng như những chủ nhân thuê mướn những người này
Sống trong một xã hội tập chủng như xã hội Hoa Kỳ hiện nay là một xã hội pháp trị, chính quyền lấy pháp luật để cai trị người dân nên chúng ta thường thấy
Thông thường những người xa quê hương vì rất nhiều những lý do khác biệt nhau, chẳng hạn như đi du học, đi làm việc công hay tư ở quốc ngoại, đi du lịch
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan
Trong thời gian gần đây nhiều nhóm Lai Mỹ-Việt đã đứng ra vận động cho dự luật HR 4007.
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International đảm trách hằng tuần,
Mục di trú và bảo lãnh do Văn Phòng tham vấn di trú Robert Mullins International (RMI) đảm trách hằng tuần, nhằm mục đích thông báo các tin tức thời sự liên quan
Trong mấy ngày qua, sau khi Bộ Nội An Hoa Kỳ ký thỏa hiệp đồng thuận với chính phủ Cộng Sản Việt Nam liên quan đến vấn đề trục xuất những công dân Việt Nam
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.